Viết một đoạn văn kể về một chuyện trong học tập có sử dụng Tự sự với miêu tả kết hợp biểu cảm.
Viết một đoạn văn kể về một chuyện trong học tập có sử dụng Tự sự với miêu tả kết hợp biểu cảm.
Viết một đoạn văn kể về một chuyện trong học tập có sử dụng Tự sự với miêu tả kết hợp biểu cảm.
Một học kì đã trôi qua, em đang chuẩn bị tâm thế để bước vào học kì hai. Nghĩ lại việc học tập của em, ở học kì một, em cảm thấy phấn khởi và tự hào. Nhờ sự phấn đấu vươn lên và sự giảng dạy nhiệt tình của cô giáo, em đã đạt kết quả cao trong học tập. Những con điểm 10 đỏ thắm trên trang vở là niềm vui sướng của em. Thế nhưng, em không bao giờ chủ quan, ở lớp em chăm chú nghe cô giáo giảng bài, tích cực hoạt động cùng các bạn. về nhà, em tự giác học tập, hoàn thành nhiệm vụ mà cô giáo đã giao. Nhờ chăm chỉ học tập nên em đã dành được Vòng hoa điểm 10 trong đợt thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Kết quả kì thi cuối kì một em đã đạt danh hiệu Học sinh giỏi. Cô giáo khen em, còn bố mẹ em rất hài lòng về việc học của em.
Thấm thoắt, học kì I trôi qua nhanh chóng. Thời gian học tập được đánh dấu bằng các tiết ôn tập và các buổi thi cuối học kì,
Học kì I này, em học tương đối tốt. Em tự mình đánh giá như vậy vì tuy được xếp loại học tập giỏi, hạnh kiểm tốt nhưng em thấy mình cần phải nỗ lực hơn nữa để phát huy hết khả năng học tập, hoạt động phong trào xã hội của trường và lớp. Hai môn thi Văn và Toán của em đều đạt điểm mười, thành tích này, em cần phải phát huy ở học kì II. Với kết quả học tập như thế, em thật sự vui khi trình phiêu liên lạc để ba mẹ kí tên. Em mong học kì II mình sẽ học giỏi hơn nữa.
Xác định quy trình để viết một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm
1. Lựa chọn ngôi kể
2. Xác định thứ tự kể
3. Lựa chọn sự việc chính
4. Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết.
5. Viết thành đoạn văn kể chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí.
A. 1, 3, 2, 4, 5
B. 2, 1, 4, 3, 5
C. 3, 1, 2, 4, 5
D. 1, 2, 4, 3, 5
Viết một đoạn văn tự sự kể lại một sự việc trong một câu chuyện đã học, trong đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm
Viết một đoạn văn tự sự kể lại một sự việc trong một câu chuyện đã học, trong đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.
viết 1 đoạn văn tự sự kể lại 1 sự việc trong một câu chuyện đã học trong đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả ,biểu cảm( cô bé bán diêm)
tham khảo:
Em hơ đôi tay trên que diên sáng rực như than hồng (yếu tố tả) Chà! Áng sáng kì dị làm sao ! (yếu tố biểu cảm). Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng loáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng (yếu tố kể và tả). Thật là dễ chịu! (yếu tố biểu cảm). Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên (yếu tố tả). Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao! (yếu tố kể và biểu cảm)”.
viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm với đề tài sau : Kể chuyện một bạn học sinh bị phạm lỗi.
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng...
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không. Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp"... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! "Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!". Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều".
đoạn văn này em lên mạng tìm hiểu nhé
Kai nhìn Mami rùi khoanh tay và cười thật hiền “Kai xin lỗi Mami”. Mẹ ôm em thật chặt. Mẹ vui lắm con biết không. Cảm ơn con thật nhiều!Buổi chiều, trên đường về nhà, hai em bé lắc xắc ngồi trên đùi mẹ líu lo đủ chuyện. Rồi tự nhiên luyên thuyên tới đoạn “cảm ơn cô Mai, cảm ơn cô Hương … cảm ơn Mami, cảm ơn Papa”. Mẹ nghe thấy thì tranh thủ hỏi: “thế Kai có biết nói “Xin lỗi” không?”
Đấy là câu chuyện của chiều hôm sau. Buổi tối hôm trước đó là một đêm mất ngủ của mẹ. Em Kai hờn dỗi mẹ. Lần đầu tiên.
Chuyện là trong lúc cho các em xem hình papa gửi về từ Moskva, Kai cứ muốn xem đi xem lại tấm hình “Papa ăn kem”, rồi xem những icon Papa cười Haha và thả tim cho mẹ. Xem mãi không chịu thôi. Đến lúc mẹ kiên quyết tắt điện thoại thì Kai không chịu, vùng vằng khua tay đánh vào chân mẹ. Mẹ nghiêm giọng và yêu cầu em xin lỗi, nhưng em đánh trống lảng chạy ra phía bà chơi. Khi nhận ra sự kiên quyết của cả bà và mẹ thì em quay nhìn mẹ và khoanh tay trước ngực. Nhưng chỉ có thế thôi, không nói thêm một lời. Khi tiếp tục yêu cầu em nói ra từ “Xin lỗi”, em ấm ức, úp mặt vào gối. Nghe tiếng em khóc “Á Papa, á papa” vừa buồn cười vừa thương. Em giận hờn mẹ từ lúc đó. Với cái mặt tội nghiệp ấy, em không nói một lời, ôm bình sữa chui vào một góc nằm, tự ngủ. Nước mắt còn ướt mi.
Đáng lẽ, ngay sau khi em khoanh tay trước ngực, mẹ đã có thể xoa dịu em rồi. Hoặc sau đó, khi em lụi cụi ra ngồi vào lòng mẹ để được ôm, thì sao mẹ lại nỡ hỏi em là “Kai đã xin lỗi mẹ chưa” để em bé cảm giác tủi thân quá đỗi, bỏ ra chỗ khác mà khóc gọi Papa – chắc là hi vọng cuối cùng của em lúc đó? Sao mẹ nỡ để em đem cơn giận hờn và tủi thân vào giấc ngủ? Chúng mình còn không kịp ôm nhau và “good night” yêu thương. Mẹ đã sai rồi.
Nói từ “Xin lỗi” thật ra không quan trọng bằng cảm giác hối lỗi và những hành động hoà giải mà em đã chủ động dành cho mẹ ngay sau đó.Có thể em chưa quen nói từ “Xin lỗi” chứ chưa hẳn em không chịu nói. Thực tế, mẹ cũng chưa trực tiếp dạy em. Không thể mặc định là các cô ở lớp hay một ai khác đã dạy em được.Khi em sai, em cần được mẹ nói chuyện nhẹ nhàng để hiểu và nhận thức được vấn đề. Mẹ đâu muốn em miễn cưỡng hay chỉ hình thành phản xạ nói “Xin lỗi” khi được yêu cầu.Mẹ phải bình tĩnh hơn, cất cái tôi của mẹ và tôn trọng cái tôi của em đang lớn dần.Mẹ đã luôn tự nhắc mình: Nguyên tắc để giải quyết mọi vấn đề là bắt đầu bằng một cái ôm. Dù em sai hay đúng, mẹ cũng phải cho em biết là mẹ luôn yêu em. Đó là tình yêu mẹ luôn dành cho em, vô điều kiện. Vậy mà hôm qua mẹ quên.
May mà em luôn là chàng trai hiểu chuyện. Cả đường về hôm nay ngập nắng. Em bé âu yếm vòng tay qua cổ mẹ, ôm. Mẹ cười, hạnh phúc gì đâu.
Đề 1: viết một đoạn văn ngắn biểu cảm về lớp học của em.Trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự đề 2:viết một đoạn văn ngắn biểu cảm về sân Trường của em.Trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự
viết 1 đoạn văn tự sự kể lại 1 sự việc trong 1 câu chuyện đã học ( cô bé bán diêm ), trong đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm
Tham khảo!
Trời đã về khuya. Gió rít từng cơn lạnh lẽo. Không bán được diêm nên em không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét. Cô bé vẫn thấy lạnh “đôi bàn tay cứng đờ ra”, em quyết định quẹt diêm.Thật là dễ chịu! (yếu tố biểu cảm). Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên (yếu tố tả). Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì ấm áp bao! (yếu tố kể và biểu cảm).