Nêu nguồn gốc cốt yếu của văn chương được thể hiện trong văn bản "Ý nghĩa văn chương"
Từ ‘‘cốt yếu’’ (trong câu ‘‘Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài’’) được Hoài Thanh dùng với ý nghĩa nào khi nói về nguồn gốc của văn chương?
A. Tất cả.
B. Một phần.
C. Đa số.
D. Cái chính, cái quan trọng nhất.
Trong “Ý nghĩa của văn chương”, theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
Cốt yếu là quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả. Do đó, có thể có quan niệm khác về nguồn gốc văn chương, chẳng hạn "văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người". Các quan niệm tuy có khác nhau nhưng không loại trừ nhau, lại có thể bổ sung cho nhau.
bài học Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG (sách ngữ văn tập 2 lớp 7)
a) theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? việc đua câu chuyện về một thi sĩ ấn độ thể hiện dụng ý gì của tác giả ?
b) Trong văn bản tác giả còn đề cập tới công dụng của văn chương . Công dụng đó là gì ?
c) Tác giả đã lập luận như thế nào để thể hiện quan điểm về nguồn gốc , công dụng của văn chương? Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của văn bản ?
a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương theo Hoài Thanh là xuất phát từ tình yêu thương con người, sau đó mở rộng ra là lòng thương muôn vật, muôn loài. Việc đưa câu chuyện về một thi sĩ ấn độ thể hiện dụng ý của tác giả đó là khẳng định mối quan hệ giữa văn chương, nghệ thuật và đời sống. Văn chương được khơi gợi từ đời sống và vẻ đẹp chân thực giản dị của cuộc sống là nguồn cảm hứng lớn đối với thi nhân.
b. Tác giả còn đề cập tới công dụng của văn chương đó là: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, gợi cho ta những tình cảm ta sẵn có. Văn chương vừa có tác dụng khơi gợi, vừa có tác dụng cảm hóa, làm thay đổi con người, khiến con người sống nhân văn, nhân ái, chan hòa hơn.
c. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng sau đó đưa ra kết luận về nguồn gốc, công dụng của văn chương. Cách lập luận ấy vừa chặt chẽ, vừa thuyết phục người đọc. Khiến văn bản hấp dẫn và gây ấn tượng được với độc giả.
Viết 1 đoạn văn ngắn( Khoảng 10 dòng) Chứng minh cho ý kiến của Hoài Thanh trong văn bản "Ý nghĩa văn chương " "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, rộng ra là lòng thương muôn vật, muôn loài "
Cậu có thể tham khảo dàn bài của tớ!
Mở đoạn:
-Giới thiệu về Hoài Thanh, nguồn gốc của câu văn.
Thân đoạn:
-Giải thích nghĩa của ''Văn chương''.
-Nêu ra các lí luận, luận điểm, dẫn chứng. Ví dụ: Bánh Trôi Nước, Mùa xuân chín,...
Kết đoạn:
-Khẳng định lại nhận định của Hoài Thanh.
trong tác phẩm ý nghĩa văn chương, tác giả quan niệm như thế nào về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ, công dụng của văn chương? em hãy giải thích ngắn gọn và nêu ý kiến của mình về quan niệm đó
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là "lòng thương người, rộng ra là lòng thương muôn vật muôn loài."
=> Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình thương.
- Nhiệm vụ của văn chương: "văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng", chẳng những thế, văn chương còn "sáng tạo ra sự sống".
=> Nhiệm vụ của văn chương: phản ánh chân thực và sáng tạo cuộc sống.
- Công dụng của văn chương: "giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha", "văn chương khơi cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có".
=> Giá trị của văn chương: nhận thức - giáo dục, thẩm mĩ. Văn chương giúp bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn và tình cảm của mỗi người.
Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời.
K~A~N
Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu (chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả) và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời.
- Theo Hoài Thanh: “ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương muốn vật, muôn loài”.
- Tuy nhiên, vẫn có quan niệm khác: “văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người”
→ Các quan niệm này không trái ngược mà tương hỗ lẫn nhau.
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài… (Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương, SGK Ngữ văn 7, T2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, Tr.60) Em hiểu ý kiến trên như thế nào?Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài… (Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương, SGK Ngữ văn 7, T2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, Tr.60) Em hiểu ý kiến trên như thế nào?
em biết anh oi
anh hãy tìm ra phần quan trọng của phần đầu tiên trước đã sau đó anh đọc hiểu phần cuối cùng và tìm ra cách giải ạ .môn học này hiện là môn chuyên của trương em nó gồm có 4 bước giải và 5 cách làm đơn giản ạ anh ko tin có thể liên hệ đến số đt này ạ 0978675456 đây là số chị em ạ chị ấy hiện là giáo viên lớp 7 và là giào viên giỏi cấp quốc gia ạ/thân ái chào tạm biệt
Bài 1: Trong VB Ý nghĩa văn chương có đoạn:
Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một
con chim bị thương rơi xuống bên chân mình.(1)Thi sĩ thương hại
quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con
chim sắp chết.(2) Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn
gốc của thi ca.(3)
Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không
phải không có ý nghĩa.(1) Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng
thương người rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.(2)
a. Tác giả của VB trên là ai? Nêu xuất xứ của văn bản?
b. Đoạn trích trên đã nêu một trong những luận điểm của VB ? Chỉ
rõ câu văn chứa luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng?
c. Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Quan
niệm của tác giả có đúng hay không? Em có nhận xét gì về cách
dẫn vào nhận định này của tác giả trong văn bản?
d. Cùng với luận điểm vừa xác định ở câu b, lập sơ đồ hệ thống hóa
các luận điểm trong toàn VB Ý nghĩa văn chương? ( Coi nhan đề
Ý nghĩa văn chương là luận đề lớn để triển khai các luận điểm)