các bạn tìm giúp mình những câu ca dao tục ngữ về vịnh hạ long giúp mình nha
mình đang cần gấp
các bạn cho mình hỏi những danh lam thắng cảnh ở vịnh hạ long là những thắng cảnh nào
giúp mình nha mình đang cần gấp
thank you
Danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo ở phía Đông Bắc của Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh; phía Tây Bắc và Bắc kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, đến hết phần biển đảo huyện Vân Đồn; phía Đông và phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ; phía Tây Nam giáp đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng).
Theo các nhà khoa học, vùng Hạ Long và vùng rìa bờ, đảo phụ cận của vịnh, bao gồm nhiều hệ tầng trầm tích lục nguyên và cacbonat, có tuổi từ nguyên đại Cổ sinh đến Tân sinh. Nhiều hệ tầng trầm tích ở khu vực này chứa đựng các vết tích cổ sinh vật dưới các dạng hoá thạch khác nhau, trong đó có những nhóm ngành động, thực vật đã tuyệt diệt hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn trên trái đất.
Lịch sử địa chất Vịnh Hạ Long, như hiện biết, được mở ra từ khoảng gần 500 triệu năm trước đây, với những hoàn cảnh cổ địa lý hết sức khác nhau và khá phức tạp. Sự hiện diện của vịnh và những hòn đảo trên vịnh là những minh chứng độc đáo về lịch sử phát triển của trái đất, bao gồm đặc điểm địa chất và quá trình vận động, phát triển liên tục của dạng địa hình Karst, hệ Fengcong và Fengling. Địa hình đặc biệt của vịnh Hạ Long có liên quan chặt chẽ tới lịch sử khí hậu và quá trình vận động kiến tạo của trái đất. Những hòn đảo ở đây là mẫu hình khá lý tưởng về Karst hình thành trong điều kiện nhiệt đới, ẩm. Toàn bộ khu vực Vịnh Hạ Long là một cảnh quan Karst qua nhiều triệu năm, với các tháp Karst hình chóp, hình tháp, bị bào mòn, tạo nên cảnh đẹp nổi bật, độc đáo toàn thế giới.
Thạch nhũ trong hang động trong khu Vịnh có tuổi trẻ hơn các hang động. Nước mưa theo các khe nứt trên trần hang động và vách chảy xuống, trên đường đi chúng hoà tan, bào mòn đá vôi và lắng đọng thành nhũ đá ở trần, măng đá ở nền…
Hàng ngàn hòn đảo, hàng chục hang động đẹp đã tạo nên giá trị thẩm mỹ của Vịnh. Vẻ đẹp của Hạ Long được tạo nên từ 3 yếu tố: đá, nước và bầu trời. Hệ thống đảo đá ở Hạ Long muôn hình vạn trạng quyện với trời biển, tạo ra một bức tranh thủy mặc. Phía trong những đảo đá lớn lại hấp dẫn bởi những hang động đẹp đẽ, kỳ lạ. Hang Đầu Gỗ gợi cảm giác choáng ngợp, với những nhũ đá muôn hình dáng vẻ. Động Thiên Cung như một đền đài hoành tráng, mỹ lệ. Hang Bồ Nâu có cửa uốn vòng cung, với vô số nhũ đá buông xuống mềm mại như cành liễu. Hang Sửng Sốt đẹp đến bất ngờ, với nhũ đá mang hình hài của gà rừng, cóc, rồng, thác nước, cùng với nhiều hình hài khác, như mở ra một thế giới cổ tích. Những hang động như Tam Cung, Trinh Nữ, Ba Hang, Tiên Long,… mỗi hang có những vẻ đẹp độc đáo, kỳ thú.
Nguyễn Trãi, khi qua Vịnh Hạ Long đã viết:
“Đường đến Vân Đồn lắm núi sao,
Kỳ quan đất dựng giữa trời cao.
Biển cả mênh mông trăm sông đổ vào,
Núi non la liệt như quân cờ, tiếp trời xanh biếc…”.
Lịch sử kiến tạo của vịnh Hạ Long đã trải qua những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau, nhiều lần tạo sơn, biển thoái, sụt chìm, biển tiến… Vịnh Hạ Long còn giữ lại được những dấu ấn của quá trình tạo sơn, địa máng vĩ đại của trái đất, có cấu tạo địa lũy, địa hào cổ. Khu vực Vịnh Hạ Long đã từng là biển sâu vào các kỷ Odovic - Silua (khoảng 500 - 410 triệu nẳm trước), là biển nông vào các kỷ Cacbon - Pecmi (khoảng 340 - 250 triệu năm trước), biển ven bờ vào cuối kỷ Paleogen, đầu Neogen (khoảng 26 - 20 triệu năm trước) và trải qua một số lần biển lấn trong kỷ Nhân sinh (khoảng 2 triệu năm trước). Vào kỷ Trias (240 - 195 triệu năm trước), khi trái đất nói chung, châu Âu nói riêng có khí hậu khô nóng, thì khu vực Vịnh Hạ Long là những đầm lầy ẩm ướt, với những cánh rừng tuế, dương xỉ khổng lồ tích tụ nhiều thế hệ…
Địa hình Karst ngầm là hệ thống các hang động đa dạng trên vịnh, được chia làm 3 nhóm chính: nhóm 1, là di tích các hang ngầm cổ, tiêu biểu là hang Sửng Sốt, động Tam Cung, động Lâu Đài, động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, Thiên Long...; nhóm 2, là các hang nền Karst, tiêu biểu là các hang Trinh Nữ, Bồ Nâu, Tiên Ông và hang Trống…; nhóm 3, là hệ thống các “hàm ếch biển”, tiêu biểu như 3 hang thông nhau ở cụm hồ Ba Hầm, hang Luồn, Ba Hang…
Địa hình Karst của vịnh Hạ Long có ý nghĩa toàn cầu và có tính chất nền tảng cho khoa học địa mạo. Môi trường địa chất còn là nền tảng phát sinh các giá trị khác của vịnh, như đa dạng sinh học, văn hóa khảo cổ và các giá trị nhân văn khác.
Tổng số loài thực vật sống trên các đảo ở vịnh Hạ Long khoảng trên một nghìn loài. Một số quần xã các loài thực vật khác nhau đã được tìm thấy, như các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở cửa hang hay khe đá. Các nhà nghiên cứu của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN) đã phát hiện 7 loài thực vật đặc hữu của vịnh Hạ Long. Những loài này chỉ thích nghi sống ở các đảo đá vôi của Vịnh Hạ Long, mà không nơi nào trên thế giới có được, đó là: thiên tuế Hạ Long, khổ cử đại tím, cọ Hạ Long, khổ cử đại nhung, móng tai Hạ Long, ngũ gia bì Hạ Long, hài vệ nữ hoa vàng. Theo thống kê, hệ sinh thái rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới ở Hạ Long, Bái Tử Long có: 477 loài mộc lan, 12 loài dương xỉ và 20 loài thực vật ngập mặn; đối với động vật cũng đã thống kê được 4 loài lưỡng cư, 10 loài bò sát, 40 loài chim và 14 loài thú.
Những kết quả nghiên cứu, khảo cổ học và văn hóa học cho thấy, sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập được những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau, bao gồm văn hóa Soi Nhụ(trong khoảng 18.000 - 7.000 năm trước Công nguyên), văn hóa Cái Bèo (7.000 - 5.000 năm trước Công nguyên) và văn hóa Hạ Long (cách ngày nay khoảng từ 3.500 - 5.000 năm).
Phương thức sống chủ yếu của chủ nhân Soi Nhụ là “bắt sò ốc, có cả hái lượm hoa quả, đào củ, rễ cây”, biết bắt cá mà chưa có nghề đánh cá.
Di chỉ Cái Bèo là một trong những bằng chứng đầu tiên để có thể khẳng định, tổ tiên của người Việt cổ, từ rất sớm đã đương đầu với biển khơi và đã phát triển ở đây một nền văn hóa rực rỡ, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố, sắc thái khác biệt vào một dòng văn hóa truyền thống rất lâu đời trong khu vực Việt Nam và Đông Nam Á: dòng văn hóa Cuội. Về phương thức cư trú và sinh sống của người Cái Bèo, ngoài săn bắt hái lượm, đã có thêm khai thác biển.
Hiện nay, vịnh Hạ Long còn là một khu vực phát triển năng động, có tiềm năng lớn về du lịch, nhờ những điều kiện và lợi thế sẵn có ở khu vực vùng biển Đông Bắc Việt Nam nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung.
Từ hơn 500 năm về trước, trong bài thơ “Lộ nhập Vân Đồn”, Nguyễn Trãi đã lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là “Kỳ quan đá dựng giữa trời cao”. Cùng với vịnh Nha Trang của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất trên thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003.
Vịnh Hạ Long là khu vực có giá trị nổi bật toàn cầu, tiêu biểu nhất là các giá trị về thẩm mỹ, khoa học, lịch sử, khảo cổ... Năm 1962, khu vực vịnh Hạ Long được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia. Năm 1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mỹ và được tái công nhận lần thứ 2, với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất - địa mạo vào năm 2000.
Với những giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học và thẩm mỹ đặc biệt của vịnh, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long là di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 1272/QĐ-TTg, ngày 12/8/2009).
Những văn bản giới thiệu về danh lam thắng cảnh: Động Phong Nha, Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. mk ghi thế này cho nó nhanh nhé
tìm những câu ca dao, tục ngữ có sử dụng biện pháp nhân hóa
giúp mình với mình đang cần gấp
Bầu ơi thương lấy bí cùn-tuy rằng khác giống giống nhưng chung một giàn(bạn nghĩ thêm nhé!)
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngàoi ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia...
chúc bn hok tốt
tìm và giải thích các câu ca dao tục ngữ có liên quan đến các hệ quả của trái đất và của mặt trời
các bạn giúp mình , mình đang cần gấp , cảm ơn các bạn rất nhiều !
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối"
Giải thích: Mùa hè ở nửa cầu Bắc (Tháng 5 Việt Nam)
Cụ thể 22/6 hàng năm, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt trái đất tại chí tuyến bắc (23027B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc (Việt Nam) dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, nên hiện tượng ngày dài, đêm ngắn.
Vào ngày 22/12, Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23027N (Chí tuyến Nam) thì ở Việt Nam hiện tượng đêm dài ngày ngắn do đó có câu “Ngày tháng Mười chưa cười đã tối”.
Vậy nha, mình biết 1 câu à, chúc bạn học tốt nhé
Viết đoạn văn về động Thiên Cung ở Vịnh Hạ LOng. Giúp mình với mình đang cần gấp
link: https://vinpearl.com/vi/lac-buoc-vao-dong-thien-cung-dep-nhat-vinh-ha-long
THAM KHẢO
Động Thiên Cung nằm ở phía bắc đảo Đầu Gỗ, cách cảng tàu du lịch 4km về phía nam. Là một trong những hang động đẹp nhất trên vịnh Hạ Long nhờ diện tích hang rộng, có nhiều cấp nhiều ngăn với vô vàn thạch nhũ đá vôi, măng đá mang những hình thù kỳ lạ.
Hang động này nằm ngay gần hang Đầu Gỗ, cửa hang ở trên độ cao 25m. Đây là một hang động vào loại đẹp nhất ở Hạ Long mà con người biết tới. Hang rộng gần 10.000m2 có cấu trúc rất phức tạp, gồm nhiều cấp, nhiều ngăn với các trần và bờ vách rất cao, rộng. Đặc biệt trong hang, ở đâu đâu ta cũng thấy vô vàn các khối nhũ, măng đá với các hình dáng kì lạ. Vì vậy người ta đã hình dung ra cả một huyền thoại về cuộc tình và sự chia tay của Rồng bố, Rồng mẹ đã diễn ra trên vách đá hoặc nghĩ rằng đây là hình ảnh của các mê cung của Hoàng đế Ba Tư trong chuyện Nghìn lẻ một đêm.
sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, dân ca viết về Thái Bình hoặc Hà Nội
giúp mình với. Mình cần gấp lắm
Hà Nội nè:
Sông Tô một dải lượn vòng
Ấy nơi liệt sĩ anh hùng giáng sinh
Sông Hồng một khúc uốn quanh
Văn nhân tài tử lừng danh trong ngoài.
Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui.
Sông Tô nước chảy quanh co
Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya...
Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu.
Và cả đến gánh rau làng Láng cũng phải:
... Mượn người lịch sự gánh lên Kinh kỳ.
Thái Bình tôi đó bạn ơi
Anh tài nhân kiệt khắp nơi tung hoành
Hưng Hà đất tổ địa danh
Đền Trần thánh mẫu kinh thành ngày xưa
Quê mình đẹp mãi bốn mùa
Sông hồng chảy mạnh khi mưa thượng nguồn
Nắng chiều chải sợi hoàng hôn
Phù xa phủ lấp mang hồn cỏ xanh
Miền quê khí hậu trong lành
Mời em hãy ghé quê anh một lần
Tiếp người xa đến tình thân
Về nơi đất tổ đền trần Long Hưng
Chùa keo rước lễ vui mừng
Đồng trâu sóng vỗ chẳng ngưng vào bờ
Thái Bình tựa những áng thơ
Quê nghèo đổi mới bây giờ đẹp hơn
Cánh đồng bát ngát xanh rờn
Niềm vui đã đến biết ơn Đảng mình
Dẫn đường mở lối Chí Minh
Bác Hồ sống mãi Thái Bình dân an.
Thái Bình:
Thái Bình tôi đó bạn ơi
Anh tài nhân kiệt khắp nơi tung hoành
Hưng Hà đất tổ địa danh
Đền Trần thánh mẫu kinh thành ngày xưa
Quê mình đẹp mãi bốn mùa
Sông hồng chảy mạnh khi mưa thượng nguồn
Nắng chiều chải sợi hoàng hôn
Phù xa phủ lấp mang hồn cỏ xanh
Miền quê khí hậu trong lành
Mời em hãy ghé quê anh một lần
Tiếp người xa đến tình thân
Về nơi đất tổ đền trần Long Hưng
Chùa keo rước lễ vui mừng
Đồng trâu sóng vỗ chẳng ngưng vào bờ
Thái Bình tựa những áng thơ
Quê nghèo đổi mới bây giờ đẹp hơn
Cánh đồng bát ngát xanh rờn
Niềm vui đã đến biết ơn Đảng mình
Dẫn đường mở lối Chí Minh
Bác Hồ sống mãi Thái Bình dân an.
Hà Nội:
Sông Tô một dải lượn vòng
Ấy nơi liệt sĩ anh hùng giáng sinh
Sông Hồng một khúc uốn quanh
Văn nhân tài tử lừng danh trong ngoài.
Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui.
Sông Tô nước chảy quanh co
Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya...
Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu.
Có ai biết câu ca dao, tục ngữ, câu nói,... về tài nguyên rừng không share cho mình với
mình đang cần gấp. GIÚP MÌNH VỚi
1. Gió thổi là chổi trời
2. Nước chảy đá mòn
3. Trăm rác lấy nác làm sạch
4.Rắn già rắn lột, người già người chột
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”
Câu tục ngữ này được hiểu là con trâu gần gũi và quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống của người nông dân. Câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của việc tạo duyên và giữ duyên trong định hướng nghề nghiệp và xây dựng cơ nghiệp
“Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn”
Câu tục ngữ này là hoàn toàn chính xác. Tự cổ chí kim không ai làm chuồng gà, chuồng gia cầm, gia súc theo hướng Đông là vì nguyên nhân hướng gió. Một việc làm đầy tính khoa học và đúng đắn.
Các bạn ưi cho mình hỏi nhé:"Tìm những câu ca dao tục ngữ nới về tính tôn trọng kỉ luật."
GIÚP MÌNH NHÉ !
Ca dao:
Bề trên ở chẳng kỉ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa
Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công anh làm
Tục ngữ:
-Đất có lề, quê có thói
-Phép vua thua luệ làng
-Muốn tròn phải có khuôn
Muốn vuông phải có thước.
-Luật pháp bất vị thân
Bề trên ở chẳng kỉ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa
Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công anh làm
Tục ngữ:
-Đất có lề, quê có thói
-Phép vua thua luệ làng
-Muốn tròn phải có khuôn
Muốn vuông phải có thước.
-Tiên học lễ hậu học văn
Tôn sư trọng đạo
Sư như phụ (đừng quên bỏ dấu nặng)
Kính lão đắc thọ
Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên
Không thầy đố mầy làm nên
Ăn cây nào, rào cây nấy
Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
Uống nước nhớ người đào giếng
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
Anh đâu phải mê bông quế mà bỏ phế cái bông lài
Quế thơm ban ngày, lài ngát ban đêm
Bắc thang lên hỏi ông trời
Bỏ tiền cho gái có đòi được chăng!
Biết thì thưa thốt
Không biết thì dựa cột mà nghe
Luật pháp bất vị thân
Tục ngữ:
Đất có lề,quê có thói
Phép vua thua lệnh làng
Luật pháp bất vị thân
Quốc có quốc pháp,gia có gia quy
Nước có vua,chùa có bụt
Nhập gia tùy tục
Dột từ nóc dột xuống
Ao có bờ,sông có bến
Ăn có chừng,chơi có độ
Vua phạm tội cũng giống thứ dân
Ca dao:
Muốn tròn phải có khuôn,muốn vuông phải có thước
Bề trên ở chẳng kỉ cương,cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa
Thương em anh để trong lòng,việc quan anh cứ phép công anh làm
Em hãy tìm những câu ca dao , tục ngữ nói về : Hiếu thảo , hiếu học , yêu nghề , yêu thương . Chọn một câu ca dao , tục ngữ ở trên mà em thích nhất và rút ra ý nghĩa ở câu ca dao , tục ngữ ấy ? Em đã thực hiện điều đó như thế nào ?
CÁC BẠN GIÚP MÌNH VỚI NHA HIHI
Những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề:
1. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
2. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu học:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Đi một ngày đàng học môt sàng khôn.
4. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống yêu nghề:
Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay
- Câu ca dao, tục ngữ mà em thích nhất: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Ý nghĩa của câu ca dao Đi một ngày đàng học một sàng khôn”: Với câu tục ngữ này, ông cha đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiểu biết nhiều, có kiến thức sâu rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đi đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình. Câu ca dao nói lên giá trị cầu thị, luôn phải nỗ lực học những kiến thức mới, làm mới bản thân không nên chìm đắm trong chiến thắng trong quá khứ
cho mình xin các câu ca dao tục ngữ về các làng nghề truyền thống ở ninh bình ạ ...Mình đang cần gấp