Những câu hỏi liên quan
Dii Anh7
Xem chi tiết
Thái Hưng Mai Thanh
7 tháng 2 2022 lúc 21:41

Tham khảo:

 

Phú Thọ - Đất Tổ Hùng Vương, cội nguồn dân tộc Việt Nam nơi hội tụ, sinh sống của 54 dân tộc anh em. Mỗi độ tết đến xuân về đông bào các dân tộc ở vùng Đất Tổ có khá nhiều hình thức văn nghệ, trò chơi theo phong tục tập quán truyền thống của dân tộc mình để đón Tết, mừng Xuân.
          Đồng bào Mường ở Phú Thọ sống tập trung chủ yếu ở 3 huyện Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập có nhiều hình thức vui chơi như; Ném còn, đu cọn, sắc bùa, đâm đướng, chàm thau, múa mỡi, múa trống đu…
          Hội còn Xuân là trò chơi phổ biến của các dân tộc miền núi, đồng bào Mường, Tày, Dao đều tổ chức hội còn trong những ngày đầu năm. Đồng bào chọn bãi đất rộng, bằng phẳng trồng 1 cây tre trên ngọn treo 1 vòng  tròn dán giấy 2 mặt. Mặt trắng đề chữ “Nguyệt” mặt đỏ là chữ “Nhật”. Quả còn có 2 dạng là hình tròn và hình vuông. Chân cột người ta treo một ít tiền thưởng dành cho người chơi còn đầu tiên ném  rách vòng. Người Mường ở Phú Thọ mở hội ném còn từ mùng 4 đến mùng 7 Tết âm lịch. Theo tục lệ con trai là người ném đầu tiên và chỉ khi có người ném rách vòng thì trai gái mới vào cuộc ném còn. Xưa kia, theo tục lệ truyền thống trước khi ném còn Thổ lang làm lễ cúng cầu cho mọi việc được thuận buồm xuôi gió. Lễ vật bày ở chân cột có ván xôi con gà và nậm rượu cầu cho một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, bản làng yên vui…
          Chơi đu là hình thức chơi dành cho nam thanh, nữ tú thường diễn ra vào những ngày đầu xuân hoặc khi làng, bản mở  hội.Khen ai khéo dựng đu này
Để cho trai gái chơi ngày, chơi đêm          Đu thường tổ chức với hai hình thức: đu bay và đu cọn (còn gọi là đu xe).Đu bay là hình thức chơi đu phổ biến của người Kinh, còn đu cọn chỉ phổ biến ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người. Đu cọn làm giống cái cọn guồng nước, có nơi gọi là đu xe vì trông nó giống cái bánh xe. Mỗi cọn có bốn bàn ngồi, người chơi ngồi trong bàn xen kẽ một bàn nam một bàn nữ. chơi đu cọn phải có người đẩy cho đu quay vòng.. Chơi đu cọn người ngồi đu phải hát mới đúng lệ. Người Mường ở Thanh Sơn, Tân Sơn Yên Lập có câu: “ Chơi đu phải biết hò đu, bao nhiêu trai, gái lên đu phải hò”. Người Mường còn có tục hát sắc bùa, một loại hình ca hát phong tục chúc Tết, mừng Xuân. Hát sắc bùa có nghĩa là “ Xách cồng” cho phường bùa thực hiện. Mỗi phường sắc bùa có từ 10 - 20 người cả già lẫn trẻ, ngày tết họ đi hát ở các bản trong vùng tạo nên không khí vui tươi, náo nức.
          Trong kho tàng  văn  nghệ dân gian của đồng bào Mường không thể không nói đến nhạc cụ cồng chiêng. Người Mường sử dụng cồng chiêng trong hầu hết sinh hoạt văn hoá xã hội như hội sắc bùa, hội xuống đồng, hội đi săn, mừng lúa mới, mừng nhà mới, mừng đám cưới… Tục đánh cồng chiêng, đâm đuống, chàm thau (đánh trống đồng) là những sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc của người Mường. Đâm đuống tổ chức vào đêm giao thừa và vào 3 giờ sáng ngày mùng một Tết nguyên đán. Đâm đuống không chỉ là tiếng giã gạo thông thường mà nó còn là hiệu lệnh truyền tin cầu mong của bản làng với trời đất với ước vọng một  năm mới no đủ, yên vui.         
Đồng bào Dao ở Phú Thọ có tục đón năm mới khá độc đáo. Người Dao làm những túp lều xinh xắn ở gần nhà, trong đó họ bày rượu thịt và cắm hoa rừng màu đỏ. Nhà nào cũng nấu 1 loại rượu màu đỏ, vàng vừa có vị cay, vị đắng, vị ngọt khi uống phải lọc qua vải. Gà, lợn chuẩn cho Tết từ tháng giêng không thả rông để vỗ béo gọi là “ tung cọc”, “ chai cọc”. Đồng bào chuẩn gạo nếp thật ngon để gói các loại bánh truyền thống: bánh chưng, bánh rán, bánh bìa, bánh lá; chuẩn bị món thịt khô gọi là “ Ó kháng” là món truyền thống để cúng tổ tiên. Trai gái, trong bản chuẩn bị những bộ áo quần mới, đặc biệt con gái phải có chiếc khăn nhiễu tua đỏ, đôi xà cạp hoa, con trai đội khăn nhiễu và khăn trắng. Đêm giao thừa chủ nhà thắp hương khấn vái tổ tiên phù hộ cho cả nhà cấy lúa lúa tốt, đi săn được nhiều thú rừng. Sau khi khấn tổ tiên xong các gia đình mang pháo được làm bằng ống nứa ra đốt. Ống nứa được bịt kín 2 đầu đặt vào lửa đốt gọi là “ Páo pồng tô” mang ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, đón điều may mắn tốt lành trong năm mới. Sáng mùng một tết các cụ già đi quanh nhà gọi hồn vía người thân về nhà, làm những con hoẵng bằng quả đu đủ và hoa chuối rừng rồi đàn ông lấy nỏ, súng kíp bắn vào để chúc 1 năm mới được nhiều thắng lợi.
          Người Mông ở Phú Thọ quan niệm 1 năm có 12 tháng họ không theo lịch âm hoặc lịch dương, mỗi tháng 30 ngày hết ngày 30 của tháng cuối cùng là tết đến; họ ăn tết từ mười rằm tháng chạp đến mười rằm tháng giêng. Thời gian này cũng là hội Xuân được mở tưng bừng tại các bản Mông ở vùng cao. Người Mông có hội “ Gàu tào” và hội “ Sải sán” tổ chức từ mùng 3 tết “ Gàu tào” có nghĩa là đi chơi ngoài trời còn “ Sải sán” nghĩa là chơi núi. “ Gàu tào” ngoài ý nghĩa vui chơi xuân còn ý nghĩa tín ngưỡng tạ ơn ông trời trừ bệnh tật cho con người. Hội “ Sải sán” mang ý nghĩa cầu phúc, cầu đinh. Ở  hội “ Gàu tào” vui nhất là múa khèn. Múa khèn được các chàng trai Mông thể hiện say sưa, âm điệu da diết thu hút nhiều người xem nhất là các cô gái. Ngày xuân người Mông còn có trò chơi “ Đánh Én”, hay chơi cầu lông gà được trai, gái trong bản ưa thích.
          Người Cao Lan ở Phú Thọ chuẩn bị đón Tết từ đầu tháng chạp đến ngày 28 tết họ dừng mọi việc để rửa các nông cụ như cày bừa, cuốc xẻng xếp vào góc nhà. Họ chia bánh cho từng loại nông cụ: một chiếc bánh chưng cho cày, một chiếc cho bừa, một chiếc chia chung cho các loại cuốc xẻng, cối xay, cối giã… người ta thắp hương cắm vào những chiếc bánh đó. Riêng con trâu được chia mỗi ngày tết một cái bánh chưng. Người Cao Lan coi đây là việc trả công cho vật dụng, vật nuôi đã cùng mình lao động vất vả quanh năm. Việc xuất hành trong ngày mùng một tết được đồng bào lựa chọn kỹ lưỡng. Mỗi nhà cử 1 người đi cùng trưởng bản đến  một nơi đã định trước để hái lộc đầu xuân. Người ta chọn một cây có cành lá sum xuê, không bị sâu bọ, mỗi người hái 2 cành, 1 cành mang ra đình làng, 1 cành mang về cắm trước cửa nhà. Người Cao Lan coi đó là sự hái và chia lộc một cho làng một cho gia đình mình sau đó mới đến  nhà nhau để chúc tết. Tục xông nhà của người Cao Lan cũng khá đặc biệt. Người nào trong năm cảm thấy cuộc sống của mình không trọn vẹn thì không đến xông nhà cho bất cứ nhà nào dù là người thân. Người Cao Lan còn có tục lấy nước đầu năm mới sau khi cúng giao thừa mọi người ra giếng múc một xô nước đầy mang về nhà. Một con gà đã mổ thịt từ chiều 30 tết được luộc bằng nước này để cúng đầu năm.
          Xuân mới, Xuân Nhâm Dần 2022 đang về trên quê hương Đất Tổ. Mỗi một dân tộc với phong tục tập quán truyền thống đón tết, vui xuân của mình đã góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu trong văn hoá Tết của người Việt Nam.                                                                                                                      
Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 3 2017 lúc 12:01

Chọn đáp án: D

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 9 2019 lúc 18:26

Chọn đáp án: D

Bình luận (0)
ngô ngọc yến hương
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Trà My
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Trà My
26 tháng 3 2019 lúc 21:40

help me các bạn ơi !!

Bình luận (0)
quam
Xem chi tiết
Sahara
6 tháng 1 2023 lúc 20:43

Tham khảo:

Sự dẻo thơm của bột gạo hòa quyện với lớp nhân thịt lợn thơm ngon cùng nhiều nguyên liệu khác, bánh tai Phú Thọ đã trở thành món ăn yêu thích của người dân nơi đây.

Bánh tai còn có tên gọi khác là bánh Hòn. Đây là một loại bánh đặc sản nổi tiếng của mảnh đất Phú Thọ. Trước đây, bánh hay được gọi là bánh hòn tai vì bánh nặn giống như hình con trai trai. Về sau, bánh được gọi tắt là bánh tai nhưng hình dáng vẫn giống hình con trai nhưng dài hơn, nặn mỏng hơn và hơi cong cong giống như cái tai. Vì hình dạng của bánh giống cái tai nên người dân Phú Thọ gọi là bánh Tai.

Bánh tai Phú Thọ sở hữu màu trắng đục của bột gạo tẻ thế nên bánh rất thơm. Lớp nhân của bánh được làm bằng thịt lợn và thêm nhiều nguyên liệu khác nên khi thưởng thức món bánh tai bạn sẽ cảm nhận được sự dẻo ngọt và béo ngậy của chiếc bánh. Về cơ bản, bánh tai cực kỳ dễ ăn và nhiều người có thể ăn được vì nó làm từ bột gạo tẻ nên lành tính.

Trong ẩm thực Phú Thọ, khi thưởng thức món bánh tai thì người ta thường ăn kèm vơi cháo bột thái, hay cháo gạo tẻ và kèm theo một bát nước mắm ngon hòa sẵn. Mỗi bát cháo bạn có thể cắt nhỏ 1 – 2 chiếc bánh tai vào vừa dễ ăn lại no căng bụng. Ngày nay, thì tùy theo nhu cầu ăn uống của mọi người thì bánh tai cũng được thưởng thức theo cách khác nhau. Có người thêm nước mắm vắt chanh, một chút ớt cộng tiêu…để chấm bánh tai thì ăn vừa đậm vị mà không bị ngấy.

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 7 2019 lúc 5:50

1. Mở bài

Nhắc đến Trương Hán Siêu, người ta nghĩ đến Phú sông Bạch Đằng. Và trở lại, Phú sông Bạch Đằng cũng đủ làm nên tên tuổi Trương Hán Siêu.

2. Thân bài

- Vài nét về Trương Hán Siêu.

- Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng:

    + Được viết vào khoảng năm mươi năm sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, đời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, khi nhà Trần có dấu hiệu bắt đầu suy thoái.

    + Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ thời Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán đến nhà Trần chiến thắng quân Nguyên Mông.

    + Bài phú được viết theo lối phú cổ thể.

    + Cảm hứng: Niềm tự hào, vừa đọng nỗi đau, vừa thể hiện triết lí về sự thay đổi, biến thiên và xoay vần của tạo hóa.

    + Nội dung: Cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật khách và các bô lão trên sông Bạch Đằng. khách và các bô lão bình luận về chiến thắng, công đức của các vua Trần.

Phú sông Bạch Đằng bộc lộ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa của đất nước ta.

    + Nghệ thuật: Tác phẩm có cấu tứ đơn giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, có lúc lắng đọng gợi cảm, lúc lại triết lí sâu xa.

3. Kết bài

Phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật phú trong văn học trung đại.

Bình luận (0)
Dương Lê Thùy
Xem chi tiết
Rosie
5 tháng 3 2022 lúc 10:13

Tham khảo
 Văn miếu Quốc Tử Giám là một trong những địa điểm thu hút du khách bậc nhất của Hà Nội, nơi đây cũng chính là chứng nhân lịch sử cho nền văn hóa nho học, đã đào tạo ra vô số nhân tài cho đất nước từ thuở thành lập, được xem là ngôi trường đại học chính quy đầu tiên của Việt Nam. Quốc Tử Giám chính là minh chứng cho quyết tâm nâng cao học thức nhân dân, phát triển nền giáo dục nước nhà lên đến đỉnh cao của vua Lý Nhân Tông, và quả thực ông đã thành công, khi lịch sử đã đánh giá triều Lý là triều đại có nền giáo dục phát triển mạnh mẽ nhất. Với lối kiến trúc độc đáo và bề dày lịch sử gắn liền với sự hưng thịnh phát triển của nhiều triều đại, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã mang đến trong trái tim nhiều người sự trân trọng và ngưỡng mộ vô cùng.

     Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lê Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được khởi công xây dựng cùng thời sau đó vào năm 1076, ngay bên cạnh Văn Miếu. Quần thể di tích này tọa lạc tại phía Nam kinh thành Thăng Long, thuộc quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội. Công trình có tổng diện tích là 54331m2, bốn phía được bao quanh bởi các tuyến phố chính của quận, hướng Nam là cổng chính giáp với phố Quốc Tử Giám, phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây giáp phố Tôn Đức Thắng, và phía Đông giáp với phố Văn Miếu.

     Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám có kết cấu tường gạch vồ bao quanh toàn bộ diện tích, phía bên trong lại chia làm 5 tầng không gian có kiến trúc khác nhau, mỗi lớp như vậy được ngăn cách bằng một tường gạch dày có ba cửa thông với nhau. Nhìn tổng quan quần thể di tích gồm ba bộ phận chính là Hồ Văn, khu Văn Miếu thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám. Bắt đầu từ cửa chính ở phía Nam, giáp phố Quốc Tử Giám, ta nhìn thấy Hồ Văn nằm đối diện với khu Văn Miếu, từ Hồ Văn bước sang bên kia đường là bức tường gạch ngoài cùng của khu di tích gồm có Tứ trụ được xây bằng gạch, hai trụ giữa xây cao vượt lên hình con nghê chầu vào, hai trụ ngoài đắp hình chim phượng, hai bên là hai Bia Hạ Mã, tại đây có là công hầu, bá tước cũng phải xuống ngựa đi từ bia này sang bia kia rồi mới được lên xe ngựa đi tiếp. Đi vào trong gặp đầu tiên là cổng Văn Miếu với cổng giữa xây vuông và cao hai tầng, hai cổng bên nhỏ hơn đối xứng nhau, khu vực thứ nhất này gọi là Nhập đạo bao gồm khu Văn Miếu, bên cạnh là Vườn Giám nơi chiếm gần nửa diện tích của cả quần thể. Đi tiếp vào trong gặp cổng Đại Trung, qua cổng này khu vực bên trong gồm Khuê Văn Các nằm ngoài cùng, là một lầu vuông tám mái, bốn cửa tròn, được ví như nơi giao hòa của đất trời, hiện nay hình ảnh của Khuê Văn Các được in trên tờ tiền polyme 100.000 đồng của nước ta. Tiến vào bên trong là giếng Thiên Quang hay còn gọi là Văn Trì đặt ở trung tâm, các Bia Tiến Sĩ được đặt ở hai bên phải trái của giếng, mỗi bên gồm 41 bia xếp thành 2 hàng ngang, mỗi bia được đặt trên lưng một con rùa đá xanh, trên đó khắc tên các tiến sĩ đã thi đậu trong từng đợt khoa cử. Đi vào trong nữa ta lại gặp cổng Đại Thành, phía trong này bao gồm khu Đại Thành là nơi đặt điện thờ Khổng Tử, sau đó gặp tiếp cổng Thái Học, bên trong bao gồm khu Thái Học, Lầu Chuông và Lầu trống chính là nơi học tập của các sĩ tử, đã đào tạo nhân tài cho nhiều triều đại của nước ta.

     Văn Miếu trong những năm đầu mới xây dựng thì đóng vai trò là nơi thờ cúng các bậc tiên thánh người đã khai sinh ra nho học, đồng thời là trường học hoàng gia đầu tiên của Đại Việt mà học sinh đầu tiên là thái tử Lý Càn Đức sau là vua Lý Nhân Tông. Sau khi Quốc Tử Giám hoàn thiện thì khu di tích này chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam, ban đầu chỉ dành cho con cái nhà quyền quý, sau mở cửa cho cả con em thường dân nhưng có tài trí hơn người đến học. Ngày nay Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành khu di tích lịch sử nằm trong danh sách 23 Di tích Quốc gia đặc biệt, là chứng minh cho sự phát triển của nền giáo dục của nước ta dưới chế độ phong kiến, đồng thời là địa điểm du lịch hấp dẫn đối với nhiều du khách. Nơi đây cũng lưu giữ lại những tư liệu lịch sử quý giá, những nét kiến trúc độc đáo, cùng với những dấu vết về một thời thịnh trị của Nho giáo tại Việt Nam.

     Quần thể khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám chính là đại diện cho truyền thống hiếu học, lễ nghĩa, tôn sư trọng đạo, đề cao nhân tài với những giá trị tinh thần, văn hóa vô cùng sâu sắc và quý giá, là biểu tượng của cả đất nước. Chính vì vậy mỗi chúng ta cần có ý thức giữ gìn, bảo tồn khu di tích để không chỉ hôm nay mà con cháu chúng ta ngày sau có thể ý thức được và kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp này.

Bình luận (0)
Ung Tấn Thảo
Xem chi tiết
Trang Huyen
8 tháng 4 2021 lúc 17:29
Người ta đã mất mười năm để xây dựng hồ Phú Ninh, dần dần, hồ trở thành một trong những điểm du lịch không thể không đặt chân đến khi tới thăm "đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm”. Bởi ở nơi này, những người mang trong mình dòng máu thiên di rong ruổi đi tìm cảnh đẹp sẽ được trải nghiệm cảm giác ung dung tự tại ngồi trên thuyền, khỏa nước, ngắm mây trời tít tắp in bóng trên dòng nước trong xanh hay trải nghiệm một đêm ngủ giữa lòng hồ hoang vu, bảng lảng sương khói huyền ảo, chìm trong những câu chuyện kỳ bí, có phần liêu trai. Nằm cách thành phố Tam Kỳ khoảng 7 km về phía tây, hồ Phú Ninh thuộc địa phận 2 huyện Phú Ninh, Tam Xuân và thành phố Tam Kỳ, có tổng diện tích hơn 23 nghìn hecta.  Công trình được khởi công vào năm 1977 và hoàn thành sau gần 10 năm xây dựng. Ngoài các ưu thế để phát triển thuỷ lợi, thuỷ sản, thuỷ điện, nông lâm nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt... hồ Phú Ninh còn là một khu du lịch sinh thái lý tưởng, khí hậu luôn luôn mát mẻ và hệ động thực vật rất đa dạng, trong đó có 14 loại động vật được ghi vào Sách Đỏ cần bảo tồn. Diện tích mặt nước hồ Phú Ninh khá rộng, chiếm đến hơn 3 nghìn hecta, muốn tham an hết lòng hồ, du khách chỉ còn cách thuê ca-nô chạy quanh hồ. Trên đường đi, có thể ghé thăm đảo chim, đảo khỉ… Toàn hệ thống hồ Phú Ninh có hơn 30 đảo lớn, nhỏ khác nhau, từ đảo Rùa, đảo Su, đến hố Ba Trăng, hố Khế. Hệ thống động, thực vật ở đây khá phong phú, có nhiều loài được ghi vào sách đỏ thế giới. Đặc biệt, trong hồ Phú Ninh còn có mỏ nước khoáng thiên nhiên phun trào từ lòng đất và hệ thống khu du lịch sinh thái. Thường du khách đến với hồ Phú Ninh đa phần đều nấn ná ở lại, tổ chức câu cá, thưởng thức một đêm lênh đênh trên sóng nước, ngủ giữa mây trời, trăng sao. Giữa mặt nước mênh mông, dòng sông trăng thanh khiết, con người dường như không còn lo nghĩ điều gì. Ngủ giữa đất trời, hòa vào thiên nhiên, thuyền lênh đênh, đẹp vô chừng. Những người bản địa chỉ cho khách bí quyết rằng: muốn ngắm hồ Phú Ninh đẹp nhất, vẹn toàn nhất thì chạy xe lên đường Tam Lãnh. Đứng trên con đường này có thể ngắm trọn vẹn quang cảnh hồ Phú Ninh. Mặt nước trong xanh, rợn ngợp, rừng cây, tiếng chim chóc - tất cả thấm vào các giác quan, khiến người ta chỉ muốn đứng mãi nơi này. Từ đây, chờ mặt trời xuống để thu gọn vào tầm mắt khoảnh khắc ánh nắng cuối ngày lấp lánh trải một vùng rộng lớn trên hồ. Khói sóng trên mặt hồ, những ngôi làng tỏa khói bếp nơi xa xa, mặt trời buông vầng sáng đỏ rựccuối cùng, dần dần chìm khuất sau rặng núi… dường như tất cả đã tạo nên bố cục hài hòa cho bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp. Nên có người dù sống giữa chốn đô thị, cuộc đời cuốn dài theo những chuyến đi, song không thể quên buổi chiều trên đường Tam Lãnh ngắm hồ Phú Ninh, mỗi năm lại một lần quấn khăn choàng cổ màu khói, trở về chốn cũ, đứng hàng giờ nghe gió vù vù bên tai, chờ mặt trời xuống, giương chiếc máy ảnh cơ, lưu lại bức ảnh đen trắng về nét đẹp bình yên rồi trở về, thấy lòng thanh tịnh. Thú chèo thuyền, câu cá được xem là một trong những thú vui hấp dẫn du khách, một mình trên thuyền độc mộc buông cần để lắng nghe “cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Và độc đáo hơn nữa du khách còn tận hưởng cái cảm giác về đêm khi ngủ trên thuyền (được neo vào điểm đậu an toàn), lắng nghe hơi thở của núi rừng, tiếng gió hú, tiếng cá quẫy, côn trùng hoà nhịp… tất cả tạo nên một Phú Ninh rất riêng đậm chất Quảng. Du khách đến với hồ Phú Ninh sẽ n hưởng những cảm giác êm ả của lòng hồ và được phục vụ chu đáo cùng với các khu nghỉ đầy tiện nghi.  Ngoài ra du khách có dịp tham quan tìm hiểu chiến thắng “Đồi đá đen” lừng lẫy trong kháng chiến chống Pháp, xem mô hình tông thể toàn bộ khu sinh thái Phú Ninh. Đến với đảo Rùa, đảo Su, hố Khế, hố Ba Trăng… rồi bến Đợi Chờ, mỏ nước khoáng thiên nhiên phun trào từ lòng đất… tất cả đều để lại một ấn tượng khó quên trong lòng những ai đã từng một lần đặy chân đến.  
Bình luận (0)