Những câu hỏi liên quan
đại trần văn
Xem chi tiết
laala solami
13 tháng 4 2022 lúc 12:51

tham khảo

 

Hiện nay, mạng xã hội ngày càng phát triển, hàng loạt các trang mạng với hàng trăm triệu người dùng như Facebook, wechat, weibo, Instagram,... đã cho thấy sự thu hút cực kì mạnh của loại công cụ này. Đặc biệt, với giới trẻ, những thế hệ nắm bắt tốt xu hướng, tinh nhạy trước những đổi mới của internet thì việc ham mê và sử dụng mạng xã hội là một điều tất yếu. Đa số các bạn trẻ hiện nay, hầu hết đều có cho mình một tài khoản Facebook, weibo, zalo,... chúng ta có thể được tự do bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ của mình, được thể hiện bản thân mình.

Mạng xã hội giúp chúng ta cập nhật được những tin tức hàng ngày, lưu giữ những kỉ niệm đẹp mà được ghi lại bằng những bức ảnh hay video thú vị. Nó cũng là nơi giao lưu kết bạn, trò chuyện học hỏi vô cùng hiệu quả, kết nối những con người chưa từng quen biết nhưng vì cùng chung sở thích, cùng nhau một đam mê nào đó mà rút khoảng cách, mang con người lại gần nhau hơn. Facebook được nhiều bạn trẻ sử dụng để tìm kiếm thông tin học tập với những bài chia sẻ hay, bổ ích, những trích dẫn, kinh nghiệm học tập vô cùng lý thú. Nhiều bạn còn tận dụng tài khoản của mình để tập tành kinh doanh, vừa mang lại nguồn thu nhập khá khá vừa học hỏi được nhiều kinh nghiệm kinh doanh qua mạng. Mạng xã hội với tốc độ truyền tin nhanh chóng, giúp ta nắm bắt được những thông tin nóng đang diễn ra mỗi ngày, giúp ta biết nhiều hơn những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ để chia sẻ và đồng cảm với họ thông qua các hoạt động từ thiện qua mạng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, ta cũng không thể phủ nhận rằng giới trẻ hiện nay đang nghiện mạng xã hội trầm trọng. Mạng xã hội trở thành một chất gây nghiện lớn mà người tiêu thụ nó lớn nhất phải kể đến nó là những học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhiều người xem đó là nguồn sống, dành quá nhiều thời gian vào các trang mạng chỉ để lướt dạo như một thói quen. Đến giảng đường không học bài, hoặc ngủ hoặc chơi facebook, hoặc chụp ảnh đăng. Đi ăn, đi làm, ngủ, nghỉ thậm chí là đi vệ sinh cũng mang theo chiếc điện thoại của mình mà không biết chán. Mạng xã hội đang từng ngày ăn sâu và làm xói mòn đi sức khoẻ, tiền bạc, tình cảm của con người mà ta vô tình không để ý tới. Nhiều người trẻ còn coi đó là nơi để trút những bực tức, giận hờn, ghen tuông, xỉa xói, chửi rủa nhau thậm tệ. Đáng nói hơn, một số còn lan truyền những thông tin không lành mạnh, những tin rác chưa được kiểm chứng gây bức xúc trong dư luận, đồng thời hạ uy tín và danh dự của người khác. Vì thế mà nhiều khi chỉ một vài lời nói thiếu thiện ý, hoặc gây hiểu nhầm nhau trên mạng xã hội mà gây nên những hậu quả nghiêm trọng như đánh nhau. Nhiều học sinh chỉ lao vào thế giới ảo mà trở nên trầm cảm, tự ti, không tham gia giao tiếp với mọi người, mất dần khả năng hợp tác, hoà nhập với đời sống thực tại.

Vậy nguyên nhân nào thu hút các bạn trẻ sử dụng nhiều các trang mạng xã hội như vậy? Đó là do sự mới lạ, hấp dẫn của Facebook, Zalo,... Người trẻ được tự do bày tỏ quan điểm, cách đánh giá, nhìn nhận của mình về một vấn đề nào đó được chia sẻ; được đăng những hình ảnh xinh đẹp của bản thân với hàng ngàn lượt like cùng những bình luận chém gió mang tính giải trí cao. Là những hội nhóm thần tượng được lập, những trang fanpage thu hút hàng triệu lượt like với những câu chuyện hấp dẫn, những bình luận bá đạo, những video đánh thẳng vào tâm lý hài hước, tò mò của giới trẻ khiến các bạn hào hứng và thấy thoải mái khi dùng chúng. Không phải ngẫu nhiên mà các trang mạng được nhiều người quan tâm, bởi bên trong nó chứa đựng những sự lý thú, bổ ích riêng mà cái khác không có. Bởi vậy, việc dùng mạng xã hội phần nào cũng cho thấy được giới trả khá nhanh nhẹn trong việc nắm bắt các trào lưu, xu hướng của thế giới.

Trong cuộc sống ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển, các bạn trẻ nên nhìn nhận đúng về vai trò của nó trong cuộc sống mỗi người. Tức là phải hiểu rằng nó là công cụ phục vụ cho cuộc sống chúng ta, đừng biến nó thành kẻ điều khiển vô hình và để nó chi phối đời sống của mình. Thay vì lên các trang mạng quá nhiều, các bạn hãy dành thời gian cho gia đình, gặp gỡ bạn bè, đọc sách giao lưu hay làm nhiều việc khác. Hãy dành những lúc rảnh rỗi cho các hoạt động xã hội, từ thiện hay tình nguyện hơn là việc nằm nhà đắm mình vào một thế giới ảo không có thực.

Đừng để mạng xã hội biến mình thành một nạn nhân, hãy nhiệt huyết với công việc, cống hiến sức trẻ và thành xuân của mình cho hoạt động cộng đồng, đừng phung phí thời gian cho lướt web, cho việc like hay bình luận dạo mỗi ngày. Đó là những điều vô bổ đang dần giết mòn cuộc sống chúng ta. Cần phân bố thời gian cho công việc, cuộc sống và mạng xã hội hợp lý, đừng để phụ thuộc vào mạng xã hội, biết chắt lọc những thông tin hữu ích trong thế giới ảo phục vụ cho cuộc sống của mình.

Mỗi chúng ta, hãy tự nhìn nhận lại mình, xem thời gian qua mình đã làm được những gì, đã sử dụng mạng xã hội như thế nào? Có quá phung phí nhiều thời gian cho chúng hay không? Hãy đặt chiếc điện thoại xuống, bước ra thế giới thực tại với vô vàn điều lý thú, hấp dẫn đang chờ đón bạn. Ngưng sống ảo đi!

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Minh Hương
Xem chi tiết
ʚ๖ۣۜSóĭ✟๖ۣۜTυүếтɞ‏
21 tháng 4 2020 lúc 20:53

Có thể nói, ngày nay, các mạng xã hội như: Facebook, Wechat… đã phủ sóng khắp toàn cầu. Người ta vẫn đang sử dụng mạng xã hội mọi lúc, mọi nơi, thậm chí bất cứ khi nào họ rảnh là lôi chiếc điện thoại ra lướt mạng như một thói quen mà phớt lờ sự thật: Mạng xã hội là con dao hai lưỡi. Nó đem lại cho ta rất nhiều lợi ích nhưng cũng không ít tác hại.

Nhưng mạng xã hội là gì mà lại được nhiều người, thậm chí cả bạn và tôi đều yêu thích sử dụng đến vậy?

Mạng xã hội là khái niệm chỉ chung các dịch vụ kết nối thành viên, bạn bè qua Internet. Các dịch vụ, ứng dụng này cho phép người dùng chia sẻ thông tin qua tin nhắn, thậm chí gọi điện trực tuyến. Có thể nói, mạng xã hội là một trong những sản phẩm khoa học trí tuệ của con người trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay.

Vậy mạng xã hội đem lại lợi ích gì cho bạn và tôi? Xuất phát từ tính năng của mình, trước tiên, mạng xã hội trước hết là phương tiện truyền thông vô cùng đắc lực.

Với người truyền tải thông tin, mạng xã hội cho phép các thành viên đăng tải nhiều tin tức như một bài báo, một bản tin về thời tiết, một hội thảo, hay cuộc triển lãm nào đó. Thậm chí với mạng xã hội, người ta còn có thể quảng cáo cho sản phẩm của mình, từ những lượt (thích) hay share (chia sẻ).

Sản phẩm dễ dàng được lan tỏa tự nhiên, nhanh chóng tới mọi ngóc ngách của mạng xã hội, rồi đến với người tiêu dùng. Mặt khác, với người tiếp nhận, họ chẳng những nắm bắt được toàn bộ thông tin phong phú, đa dạng mà còn có thể học tập, chắt lọc kiến thức từ những gì được đăng tải.

Nếu từng dùng mạng xã hội, chắc chắn bạn đã ít nhất một lần bất ngờ, thích thú vì một trạng thái chia sẻ cách ứng xử trong cuộc sống, một vài kinh nghiệm trong thi cử mà bạn vô tình đọc qua nhưng lại bất chợt giúp bạn trong trường học và trường đời.

Nhưng điều đáng nói là mọi thông tin với cả người truyền và nhận đều được xử lý, cập nhật một cách nhanh chóng và rất thời sự. Nhờ đó mà ta có thế chia sẻ hay biết được kịp thời những tin tức vô cùng nóng hổi.

Ví dụ, bạn ở căn phòng bé nhỏ của mình tại Hà Nội nhưng với mạng xã hội, lại có thể xót xa, bức xúc khi thấy cá tôm ở Vũng Áng đang chết hàng loạt do ô nhiễm.

Với lợi ích vượt bậc của mình, mạng xã hội đang trở thành phương tiện truyền thông thực sự sinh động, phong phú, hấp dẫn và bộc lộ khả năng hoàn toàn có thể thay thế vị trí của nhiều kênh thông tin khác trong tương lai.

Tuy nhiên, sẽ là chưa đủ nếu nhắc đến lợi ích của mạng xã hội mà bỏ qua chức năng giải trí. Mạng xã hội giúp bạn thư giãn bằng các bản nhạc, câu nói, clip hài hước và giúp bạn tạm quên đi buồn lo từ cuộc sống bằng các trò chơi vô cùng thú vị.

Bạn cũng có thể nói chuyện phiếm, tán gẫu với bạn bè qua các tin nhắn, bình luận. Nhưng nếu bạn vẫn thấy nhàm chán ư? Mạng xã hội cho bạn sống lại những khoảnh khắc nhắng nhít, hồn nhiên bằng việc đăng tải các bức ảnh selfie. 

Hơn thế nữa, tính năng mà mọi ứng dụng xã hội đều có là giao lưu, kết bạn, mở rộng quan hệ với bạn bè, đối tác mà khoảng cách địa lý không còn là trở ngại. Còn gì tuyệt hơn nếu bạn được trò chuyện với thần tượng của mình hay một MC nổi tiếng?

Mạng xã hội có nhiều lợi ích, song có lẽ bạn sẽ đồng tình nếu tôi chọn một từ cho lợi ích chung nhất và quan trọng nhất: đó là tự do, tự do thể hiện cảm xúc, tự do trò chuyện, tự do mua sắm, tự do hẹn hò, kết hôn…

Mạng xã hội có thật nhiều ích lợi, vậy nên, hay không sử dụng mạng xã hội?

Nhưng dù thế nào, người ta cũng không thể phủ nhận rằng mạng xã hội cũng có không ít tác hại. Trước hết là về mặt thể chất của con người. Nếu dùng liên tục trong thời gian dài, ánh sáng nhân tạo và bức xạ từ màn hình vi tính, điện thoại sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho cả mắt và não bộ.

Mạng xã hội còn cướp đi thời gian vận động, tập luyện thể dục thể thao của con người, hậu quả là càng ngày chúng ta càng tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương, hay béo phì, tiểu đường…

Chẳng những gây hại về sức khỏe, sản phẩm công nghệ này còn tác động tiêu cực về mặt tinh thần của con người, đặc biệt là giới trẻ. Do nguồn thông tin trên mạng không có ai giám sát, kiểm duyệt nên còn tràn lan rất nhiều thông tin sai lệch, văn hóa phẩm đồi trụy, trong khi giới trẻ còn chưa đủ nhận thức để sàng lọc thông tin, dễ dẫn đến nhận thức lệch lạc, kéo theo đó là hành độn sai lầm như: giết người, nghiện hút, mại dâm…

Đã không còn quá xa lạ với những trường hợp con giết cha, cháu giết bà hay trẻ vị thành niên có thai trước hôn nhân cũng chỉ vì tò mò, học đòi những thứ trên mạng xã hội.

Nhưng chưa hết, mạng xã hội còn giết thời gian giao lưu, khám phá thế giới bên ngoài của giới trẻ. Từ đó, nó khiến con người rơi vào tình trạng “sống ảo” và thiếu đi những kỹ năng mềm. Họ trở nên rụt rè, thiếu tự tin, đặc biệt là không có trải nghiệm, kĩ năng thực tế.

Lúc này, mạng xã hội chính là một con sâu gặm nhấm sức khỏe, tinh thần của những chủ nhân tương lai của đất nước trong âm thầm, lặng lẽ phá hủy tương lai của cả một dân tộc. Một lần nữa, nên hay không sử dụng mạng xã hội?

Mạng xã hội không tốt cũng chẳng xấu, nó chính là chính bản thân nó thôi. Nên hay không, phụ thuộc vào cách mà ta sử dụng nó.

Qua đây, mỗi chúng ta cần rút ra bài học cho riêng mình, cần trau dồi một vốn kiến thức để biết sắp xếp thời gian hợp lý, chắt lọc cho mình những thông tin đúng đắn; rèn cho mình một bản lĩnh và tìm cho mình một mục đích sống để gạt sang một bên mọi cám dỗ tầm thường mà đến với hoài bão. Hãy là một người dùng thông thái: Mạng xã hội không thể là ông chủ của bạn, chính bạn phải là người điều khiển mạng xã hội.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nhân Nghĩa
Xem chi tiết
Lê Tấn Kiệt
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
1 tháng 1 2022 lúc 8:48

 Cắt bớt từng câu 1 nha bạn

Bình luận (0)
Trần Ngọc Như Ý
1 tháng 1 2022 lúc 21:17

Hong biết

Bình luận (1)
Lê Cao Hồng Ngọc
1 tháng 1 2022 lúc 21:37

Bạn hỏi từng câu thui nha bạn 😁

Bình luận (0)
Vũ Thanh Lương
Xem chi tiết
Nhật Minh Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
30 tháng 7 2021 lúc 15:49

Em tham khảo:

Xã hội ngày càng phát triển con người ngày càng bị cuốn vào guồng quay của công việc, tiền tài và nhiều người trở nên vô cảm hơn, bệnh vô cảm là gì? vô cảm là sự thờ ơ trước niềm vui, nỗi buồn của người khác. Bệnh vô cảm khiến cho tâm hồn con người khô khan, càng khiến cho khoảng cách giữa người với người ngày càng xa hơn. Trong xã hội ngày nay bệnh vô cảm ngày càng trở nên trầm trọng, nhất là trong giới trẻ có thể thấy qua việc chứng kiến tai nạn giao thông, có những người không giúp đỡ nạn nhân mà chỉ lo quay video, chụp ảnh để đưa lên mạng xã hội với mục đích câu like. Nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm đó là do ý thức của con người, do cuộc sống phát triển và con người coi trọng tiền bạc hơn cả nhân cách, tình cảm. Để ngăn chặn căn bệnh vô cảm cần có biện pháp giáo dục cho mỗi công dân tình yêu thương ngay từ khi còn là một đứa trẻ, tuyên truyền cho cộng đồng về căn bệnh vô cảm. Nhưng quan trọng hơn hết là bản thân mỗi người phải tự giác ý thức được tác hại của căn bệnh vô cảm, có thể nói vô cảm là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các căn bệnh nguy hiểm mà xã hội cần bài trừ, ngăn chặn.

Bình luận (0)
Phạm Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
hoa minh
Xem chi tiết
Trần Lan
Xem chi tiết