en hãy tưởng tượng rồi kể một cuộc tranh luận sôi nổi của sách giáo khoa toán và ngữ văn
tưởng tượng và kể lại cuộc tranh công giữa các cuốn sách giáo khoa
Trưa hè êm ả, gió thổi nhè nhẹ. Cơn buồn ngủ ập đến nhanh đến nỗi hai mắt em dần nhắm lại và chìm vào giấc ngủ êm đềm. Trong giấc mơ, bỗng nhiên em nghe thấy âm thanh lúc to lúc nhỏ ở đâu đó. Thì ra là hai cuốn sách Văn và Toán đang nói chuyện. Em liền lắng nghe.
Cô Văn nhanh nhảu nói trước:
- Sách Văn tôi đây thật là may mắn khi được cô chủ yêu thương và nâng niu cẩn thận. Anh nhìn xem chiếc áo của tôi có đẹp không? Một màu trắng tinh khôi xen kẽ những ngôi sao lấp lánh, không những thế tôi còn được cô chủ chọn cho chiếc biển hiệu tên đẹp nhất, được trang trí bằng những bông hoa tươi tắn nữa nhé! Nhưng đó vẫn chưa là gì cả. Hằng ngày, tôi và cô chủ tới trường cùng nhau, tôi giúp cô chủ phát biểu xây dựng bài, tối đến nhờ tôi mà cô chủ viết lên những bài văn, câu thơ mang nhiều ý nghĩa và nội dung sâu sắc. Vào những ngày nghỉ rảnh rỗi, anh có thấy cô ấy cầm tôi lên đọc rồi kể những gì cô ấy biết cho cha mẹ biết không? Anh hãy nhớ lại rằng cô ấy đã bao giờ làm thế với anh chưa? Tôi thì lúc nào đọc xong cô ấy cũng giữ gìn cẩn thận. Còn nữa, tôi đã giúp cô chủ biết nhiều lời hay ý đẹp để ăn nói, cư xử với những người xung quanh. Anh thấy tôi nhỏ bé mà lợi hại chưa nào?
Anh Toán sau một hồi kiên nhẫn lắng nghe cô Văn kể lể dài dòng cũng ấm ức lắm, nhưng thấy mình là con trai thì phải biết độ lượng và cho dù anh có nói gì đi chăng nữa thì cô Văn cũng sẽ không thể biết và kể được công dụng trong sách của anh. Lúc này anh mới ôn tồn giải thích:
- Em Văn này, đúng là em có ích, là một môn học rất quan trọng và anh thấy em cũng rất dễ thương. Có thể em được cô chủ yêu quý hơn anh nhưng không có nghĩa là anh không có ích đâu nhé, vì nếu thiếu anh làm sao mà cô chủ trở thành học sinh giỏi được. Này nhé, anh giúp cho cô chủ biết tính toán nhờ áp dụng công thức và bảng cộng trừ nhân chia, làm thế để cô chủ không cần phải giơ các ngón chân, ngón tay xem bằng bao nhiêu như hồi lớp 1 lớp 2 nữa mà chỉ cần áp dụng kiến thức là ra ngay. Cực nhanh mà cũng rất dễ nhớ, tuy anh không được cô chủ nâng niu, giữ gìn bằng em và vào những ngày nghỉ, cô chủ cũng chưa cầm anh đọc lần nào nhưng anh đã giúp cho cô chủ biết nhiều thứ về học tập cũng như ngoài xã hội. Đó chẳng phải là anh cũng có ích lắm chứ em Văn?
Em đứng nghe một hồi lâu cuộc đối đáp giữa hai bạn Văn và Toán có vẻ như không có hồi kết bèn đâm ra lo lắng: “Liệu mình đã đối xử công bằng với cả hai chưa nhỉ? Hay đúng như lời Văn, Toán nhận xét về mình? Cả hai đều rất có ích cho mình, một bên thì giúp mình viết ra những bài văn hay, biết nói lời đúng mực; một bên thì giúp mình biết tính toán để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Nghĩ ngợi lúc lâu, em hít một hơi và mạnh dạn bước đến bên hai bạn Văn và Toán, em ân hận nói:
- Tớ đã lắng nghe những gì các cậu nói và tớ hiểu được nhiều công dụng có ích từ các bạn. Hơn thế nữa hai bạn đã giúp tớ hiểu là phải biết đối xử công bằng với các bạn. Có như thế thì mới không gây nên sự ấm ức, đố kị và làm cho người khác kiêu ngạo. Các bạn hãy cư xử tốt với nhau và tớ hứa sẽ luôn đối xử công bằng với hai môn Văn, Toán trong học tập. Lúc này cả hai bạn Văn và Toán đều gật đầu đồng ý, cùng nắm tay nhau trông thật đoàn kết.
Bỗng em thấy có tiếng gọi:
- Vy ơi! Dậy học bài đi con!
Ồ thì ra là một giấc mơ. Em chợt bừng tỉnh và ngồi dậy để học bài. Mở ngăn bàn học ra, nhìn thấy hai quyển sách Văn và Toán, em nhớ lại giấc mơ kỳ lạ ban nãy rồi chợt mỉm cười vì cũng chính nhờ giấc mơ này mà em đã biết được một bài học thật quý giá trong việc học tập, đó là luôn luôn đối xử công bằng giữa các môn học với nhau, dù là môn học chính hay môn học phụ bởi tất cả các môn học đều có ích cho mỗi chúng ta.
Đó vào một đêm hè, tôi đang ôn thi, khi ấy đã 1h đêm, tôi để nguyên sách vở trên bàn rồi tắt đèn đi ngủ, mắt đang lim dim thì bỗng có tiếng nói chuyện thì thào phát ra từ góc học tập. Tôi nằm tim và lắng nghe, thì ra đó là cuộc tâm sự của các đồ dùng học tập của tôi. Đầu tiên là cặp sách tâm sự:
- Mọi người ơi tôi thấy buồn lắm, trong các thứ của cô chủ, tôi là người khổ nhất. Cặp thì nhét bao nhiêu là thứ sách, sách vở thì không nói làm gì, đằng này có cả truyện tranh, quà vặt. Nhiều lúc mấy thứ quà ấy rơi vãi, cô chủ không lấy ra làm tôi mốc meo cả lên. Hồi xưa tôi đẹp đẽ bao nhiêu thì bây giờ tôi xấu xí, tàn tạ bấy nhiêu. Nhìn cặp của các cô chủ khác mà tôi xấu hổ, them được trân trọng giống như họ.
Hộp bút ở góc bàn cũng bức xúc lên tiếng:
- Ối giời, cậu tưởng rằng chỉ có mình cậu bị nản hả? Tôi nói cho các cậu biết nhé: Tôi nè, trong mình nhét bao nhiêu là bút, thước, tẩy, còn cả mấy thứ linh tinh của con gái nữa, làm cho tôi bao giờ cũng căng phồng lên như người béo phì. Có lúc tưởng nứt toác ra rồi ấy chứ!, ngòi bút nhiều khi cô chủ không đóng lại, làm mực giây ra đầy tôi, vừa bẩn vừa xấu, làm tôi mất hết tự tin với mọi người.
Mấy quyển sách vừa học xong tôi còn đang để trên bàn, cũng nhao nhao cất tiếng nói:
- Chúng tôi thì có hơn gì đâu, tối nào học xong cô chủ cũng để nguyên chúng tôi trên bàn, bụi bặm rơi đấy vào. Có khi cô cầm cả chúng tôi lên giường, vừa nằm vừa học, rồi ngủ luôn, sang dậy thì chúng tôi nhàu nát hết cả. Những cái áo bọc của chúng tôi thì nhàu nát hết, thi thoảng cô chủ còn vẽ lên chúng tôi nữa.
Bác tủ đựng sách vở cũng bức xúc không kém, kể mọi chuyện:
- Ôi thôi, chúng ta gặp cô chủ này thì cùng chung số phận rồi, tôi cũng giống các bạn thôi. Tôi đựng đồ dung cho cô chủ, nhưng có khi cô mở tủ lấy đồ mà có đóng vào đâu, cứ mở tênh hênh ra, bụi bẩn bay bám đầy lên người tôi mà có bao giờ cô lau đâu. Nhiều khi mở lấy thì cô kéo cảnh cửa âm ầm, làm tôi đau đớn.
Tôi thấy trằn trọc không ngủ được, thấy xấu hổ vô cùng. Từ trước đến nay tôi đã không gọn gang, không biết quý trọng những người bạn than thiết của mình. Tôi không ngủ nữa mà dậy bật đèn, dọn dẹp sách vở ngăn nắp gọn gang, lau tủ sạch sẽ. Từ hôm đó tôi đã tụ có ý thức chăm sóc và bảo vệ đồ dùng của mình hơn.
k mk nhesss
bạn Noo Phước Thịnh có thể viết về nhiều cuốn sách được không (5 cuốn nhé)
tưởng tượng một cuộc trò chuyện tâm tình của một quyển sách giáo khoa bị bỏ quên và một quyển truyện tranh mới trong một lần tình cờ nghe thấy và kể lại cho mọi người nghe
Tôi vốn là một người bạn rất thân thiết của các bạn học sinh, tôi giúp các bạn học sinh học tập tốt hơn, để nắm được nội dung bài học trên lớp thì các bạn ấy không thể không thiếu tôi đâu nhé. Nhưng theo thời gian, tôi đã bị cũ, bị nhàu, thậm chí bị rách. Cũng có lẽ vì vậy mà các bạn học sinh không cần đến tôi nữa, tôi bị bỏ quên nơi tận cùng của giá sách. Nói đến đây chắc các bạn cũng đã đoán ra tôi là ai rồi? Đúng vậy, tôi là một quyển sách.
Trước đây, tôi là một cuốn sách Tiếng Việt mới và rất đẹp đẽ. Tôi được bày bán trong một hiệu sách rộng lớn. Như bao ngày khác, tôi đang lim dim nằm trên giá sách thì có một bạn nhỏ giương đôi mắt tròn xoe lên nhìn tôi, dáng vẻ thích thú lắm, sau đó thì thấy một người đàn bà rất xinh đẹp đến bên cô bé, nhấc tôi ra khỏi kệ và mang ra quầy thu ngân thanh toán. Tôi vui và tự hào lắm, vì trong bao nhiêu bạn bè cùng nằm trên giá sách ấy thì chỉ có một mình tôi được lựa chọn. Tôi vô cùng háo hức và phấn khởi, cuối cùng tôi cũng trở nên có ích với bạn nhỏ, mang những kiến thức trong tôi giúp các bạn học sinh học hành được tốt hơn.
Khi mới về nhà, tôi rất được nâng niu, cưng chiều, bạn nhỏ lúc nào cũng giữ tôi được phẳng phiu và để cẩn thận trên giá sách, khi học bài thì bạn cũng cẩn thận mở từng trang như sợ tôi đau. Tôi vui lắm vì cuối cùng tôi cũng thể hiện được giá trị của bản thân, và còn được quý trong, nâng niu như vậy nữa. Cứ như vậy, tôi trở thành một người bạn đồng hành của bạn học sinh nhỏ ấy, hàng ngày tôi cùng đến trường, cùng nghe cô giáo giảng bài và lặng lẽ nằm nhìn các bạn học sinh vui chơi, nô đùa mỗi khi có giờ giải lao. Tuy nhiên, theo thời gian thì tôi dần cũ đi, các mép sách cũng không còn được phẳng phiu như ban đầu mà quăn lại. Từng trang giấy trắng tinh ngày nào giờ cũng lấm tấm những vết bẩn, những vết mực xanh, tím mà bạn nhỏ vô tình làm rơi trên tôi.
Tôi còn nhớ buổi sáng hôm ấy, như bao buổi học khác, tôi ngoan ngoãn nằm trên bàn nghe cô giảng bài thì có tiếng thì thào của một bạn nhỏ ngồi bên cạnh, có lẽ là hỏi chủ nhân của tôi về việc mượn tôi qua bàn bên đó. Nhưng có vẻ cô chủ nhân bé nhỏ của tôi không đồng ý, hai bên bắt đầu xảy ra tranh giành tôi. Bỗng nhiên “xoẹt” một tiếng lớn. Những trang giấy trong tôi bị rách ra làm hai mảnh, thu hút sự chú ý của cả lớp. Cô bé của tôi đã ôm lấy tôi và khóc rất lớn. Tôi đau nhưng cũng cảm động lắm, vì cô bé yêu thương tôi thế có mà, nhưng tôi cũng buồn, vì kể từ nay tôi không còn giúp ích được cho cô bé nữa, cũng không thể hàng ngày cùng đến trường.
Vì sự cố ngày hôm ấy mà tôi bị hư hỏng nghiêm trọng, dù cô bé đã nhờ mẹ dán lại cho tôi những trang giấy nhưng không thể lành lặn như ban đầu nữa. Mẹ cô bé đã mua một quyển sách mới thay thế cho tôi, vì tôi không thể dùng được nữa. Mặc dù vậy nhưng cô bé cũng không chịu vứt tôi đi mà bày tôi trên một góc khuất của giá sách, cuộc sống của tôi từ đó buồn tẻ và lặng lẽ hơn.
K CHO MÌNH BẠN UI
Em hãy tưởng tượng về cuộc tranh công giữa những cuốn sách giáo khoa lớp 6
Trong gia đình người bừa bộn nhất có lẽ là tôi. Mặc dù ba mẹ đã nhắc nhở nhiều mà tôi vẫn không nghe và chính vi ệc ấy tôi đã tình cờ nghe được cuộc trò chuyện giữa các đồ dùng học tập của mình.
Lúc tôi nghe được câu chuyện thì trời cũng đã khuya. Tôi là con gái mà không gọn gàng, không những thế còn ham chơi nữa chứ. Và điều đó tôi biết được là nhờ cây bút chì thân yêu. Bút chì tập hợp gia đình đồ dùng học tập lại và nói:
– Này các cô bác ơi! Tôi thấy cô chủ chúng ta ngày càng bừa bộn. Chúng ta phải giúp cô ấy mới được!
Bỗng dưng anh thước kẻ ôn tồn nói:
– Chao ôi! Cô chủ chúng ta bừa bộn thì mặc kệ, liên quan gì tới gia đình mình, cũng chỉ vì tính bừa bộn của cô mà tôi bị biết bao vết bẩn vẽ lên chiếc áo màu trắng trong suốt đây này.
Bút chì gỗ chưa kịp nói thì tẩy nói chen vào:
– Anh thước nói chí phải đấy! Tôi thì khác gì? Tấm áo đẹp của tôi cũng bị vẽ bẩn, không những thế mà còn bị móc cả mác ra nữa chứ! Đấy mọi người xem còn ra cục tẩy trắng nữa không?
Tiếp lời của tẩy, cuốn sách lại than vãn đủ điều:
– Bìa vở tôi đẹp thế tại sao cô chủ vẽ vào. Có lẽ tôi là người khổ nhất. Mới đầu mẹ cô chủ mua về tôi là một cuốn vở bìa vẫn rất đẹp nhưng chỉ vì cô chủ mà tôi bị vẽ bẩn, nhãn vở không có, gáy vở thì rách, chẳng ra thể thống gì cả?
– Bác nói sai rồi, tôi mới là người khổ nhất, cây bút mực lên tiếng:
Tôi bị cô ấy vặn hết sang bên này lại sang bên kia, lại còn đem ra làm vũ khí nữa chứ.
Bút chì bây giờ mới có cơ hội nói:
– Tôi biết là vậy nhưng các bạn cũng phải thông cảm cho cô ấy chứ, tôi thì khác gì các bạn.
Bút chì vừa nói thì tất cả im lặng.
Tôi chợt tỉnh giấc và mới biết rằng mình đang trong một giấc mơ. Và cũng từ giấc mơ này tôi nhận ra mình phải ngăn nắp gọn gàng thì sẽ không gây ra cuộc tranh luận của đồ dùng trong giấc mơ.
Lê Thanh Thùy Dương (học sinh)
Kể lại cuộc trò chuyện, tâm sự giữa các đồ dùng học tập - Bài tham khảo 5
Tôi là một đứa trẻ sống rất bừa bộn. Dù mọi người đã nhắc nhở nhưng tôi vẫn chứng nào tật ấy. Tôi sẽ khó mà sửa đổi được nếu không có một lần tôi tình cờ nghe được cuộc trò chuyện giữa các đồ dùng học tập.
Cái đêm hôm ấy, khi tôi vừa trèo lên giường và lim dim mắt thì bỗng có tiếng nói chuyện thì thào phát ra từ góc phòng. Tôi bật dậy và lắng nghe, thì ra đó là cuộc tâm sự giữa các đồ dùng học tập của tôi. Đầu tiên là cặp sách than thở:
– Trong các thứ của cô chủ, tôi là người khổ nhất. Cặp thì nhét bao nhiêu là thứ, sách vở thì không nói làm gì, đằng này có cả truyện, quà vặt. Nhiều lúc mấy thứ quà ấy rơi vãi, cô chủ không lấy ra làm cho người tôi mốc meo cả. Hồi đó tôi đẹp đẽ bấy nhiêu thì bây giờ xấu xí bấy nhiêu.
Không chịu thua, hộp bút góp phần kể lể:
– Cậu tưởng rằng chỉ có mình cậu bị nạn hả? Tôi nói cho biết nhé: Tôi nè, trong mình nhét bao nhiêu là bút, thước, tẩy còn cả mấy thứ linh tinh của con gái nữa làm cho tôi bao giờ cũng căng phồng lên. Có khi tưởng nứt toác ra rồi ấy chứ!
Đang thao thao bất tuyệt thì bỗng có tiếng nói của anh em sách vở từ trong tủ vọng ra:
– Các bác ơi, các bác mở cửa cho chúng em với.
Thế là cậu cặp sách và chị hộp bút cố sức kéo cánh cửa tủ ra. Bác tủ nhăn mặt:
– Làm cái gì thế? Làm cái gì thế? Đêm hôm khuya khoắt không ngủ kéo nhau dậy làm gì?
Cặp sách chưa kịp nói gì thì chị hộp bút đã nhanh nhảu nói lại mọi chuyện. Khi đó, bác tủ nói:
– À! Thì ra là thế. Sao không gọi tôi để tôi góp chuyện với. Cô chủ của chúng ta rất nghịch ngợm…
Không để cho bác tủ nói hết, anh em sách vở đã cắt ngang:
– Mấy người làm gì ngoài đó mà lâu thế, mở cửa cho chúng tôi đi chứ. Bác tủ lại nặng nề mở cửa ra:
– Có gì đâu mà gọi ầm lên thế!
– Xin lỗi bác tủ. Chúng cháu thấy mọi người nói chuyện đúng quá nên chúng cháu cũng muốn kể. Vốn trước đây chúng cháu đẹp lắm nhưng tại cô chủ nên cháu mới tàn tạ như thế này. Bộ áo của cháu bị bung hết ra. Đối với cô chủ, chúng cháu không chỉ dùng để học mà còn dùng làm vũ khí nữa. Mỗi lần cô chủ bị mấy đứa con trai trêu thì y như rằng lại lấy chúng cháu ra mà phang, mà ném.
Bỗng tôi giật mình tỉnh dậy, thì ra là một giấc mơ. Tôi bước tới bàn học sắp xếp lại sách vở vương vãi trên mặt bàng, bọc lại cẩn thận. Tôi cũng lấy bớt mấy thứ ra khỏi hộp bút, cặp sách. Tôi tự nhủ rằng: “Sẽ đối xử thật tốt với các đồ dùng học tập của mình”. Thỉnh thoảng trong gió tôi nghe thấy tiếng hò reo đồng tình cặp sách, hộp bút, sách vở và bác tủ.
Môn toán , môn Tiếng Việt , môn nào cần thiết hơn ? Em và các bạn đã có một cuộc tranh luận rất sôi nổi về vấn đề này .
Em hãy ghi lại cuộc tranh luận ấy
Sáng hôm thứ bảy vừa rồi, tôi đang rửa mặt bên hè nhà đế sửa soạn đi học. Bỗng nghe tiếng hỏi của em tôi, lại nghe có tiếng đáp. Tôi không ngoảnh mặt ra, nhưng cũng nhận biết đó là tiếng anh Quang, người bạn thân với tôi. Tôi vội lau tay, thay áo rồi chạy ra, cùng nhau chào hỏi mừng rỡ. Liền đó, tôi cũng sửa soạn sách vở cùng anh đi đến trường học.
Ra đi được một đoạn đường, bạn tôi chợt hỏi, câu hỏi thường nghe trong đám học trò chúng tôi trước giờ vào lớp:
- Hôm nay có bài Quốc sử anh đã thuộc chưa? - Câu hỏi đó, nếu ở một người khác hỏi thì tôi chỉ trả lời một tiếng cho qua là “thuộc” hay là “không” mà thôi, nhưng đối với anh Quang, tôi trả lời có khác. Vỗ vai bạn ra chiều yêu mến tôi nói:
- Anh ơi! Sử là môn học rất cần cho học trò chúng ta thì không học là làm sao? Nếu ta không thuộc sử tức là chúng ta không biết đất nước mở mang thế nào, nòi giống ta sinh trưởng làm sao. Làm người dân một nước mà không biết lịch sử nước mình là người vong tổ, ai còn kể là giống gì nữa!
Bạn tôi lại nói:
- Tôi cũng biết thế và tôi có học lắm, nhưng sử là môn học khó nhớ lắm; thường tôi học mãi mà không thuộc và nhớ bao nhiêu, là tại làm sao thế?
- Ô hay! Đời nào lại có học mà không nhớ! Không thuộc! Ở đời có việc gì là khó đâu. Nếu người ta định chí cho cứng mạnh, thì dẫu có việc khó mà cũng hoá ra dễ vậy.
Bấy giờ gió mát buổi sớm mai thổi nhẹ, hai bên đường lác đác vài cái lá vàng rơi, bạn tôi vừa đi vừa cúi xuống ra dáng ngẫm nghĩ lắm. Một chốc rồi cười lớn ra vẻ đắc ý và nói với tôi rằng: “Lời anh vừa nói, tôi cho là phải và hay lắm, chứ từ trước mỗi khi tôi học thấy khó rồi thôi, thành thử không hiểu gì cả. Từ nay tôi sẽ nghe lời anh mà bền chí học kĩ cho thuộc cho nhớ mới thôi”.
Rồi đó, tôi kể qua các sự tích hay trong lịch sử nước nhà cho bạn nghe. Trong khi nói, có đoạn thì tôi với bạn cùng vui có đoạn thì tôi với bạn cùng buồn...
Được một lát đến cửa trường, hai người chúng tôi bèn dứt câu chuyện mà bước vào. Bây giờ có khi tôi ngồi nghĩ buổi hôm ấy thì lòng lấy làm vui thích lắm vi đã khuyên được một việc phải cho người bạn hiền.
nhưng đấy là bài về môn sử , ko phải về môn toán và tiếng việt . bạn suy nghĩ lại đi nhé
môn toán cần thiết hơn
các bạn nhớ k cho mình rồi mình k lại cho
Đề ra: Em hãy ra một đề văn kể chuyện tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.
Tự nghĩ đề ko lấy đề trong sách giáo khoa nha. Nhanh nhất 3 ngày mỗi ngày 3 tick(đúng)
Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày em rời xa mái trường “Trung học cơ sở Tân Khánh” để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng.
Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình.
Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác.
Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếc phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều.
Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niêm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác.
Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người.
ai mà làm được bài văn này thì mỗi ngày 100k
em và các bạn trong nhóm đã có một cuộc tranh luân sôi nổi về vấn đề "đọc truyện có ích hay có hại ". em hãy ghi lại cuộc tranh luận ấy và đưa ra kết luận của mình
em làm được
đọc chuyệ là vừa có lợi và có hại
cái lợi là đọc để hiểu biết
cái hại là suốt ngày đọc
nếu đúng thì đúng nhé
Cộng đồng mạng từng tranh luận sôi nổi về những bài toán tưởng chừng rất đơn giản của học sinh, nhưng thực tế làm người ta đau đầu.
Bài toán điền số của học sinh lớp 3, Việt Nam
Cộng đồng mạng từng tranh luận sôi nổi về những bài toán tưởng chừng rất đơn giản của học sinh, nhưng thực tế làm người ta đau đầu. Bài toán điền số của học sinh lớp 3, Việt Nam
|