So sánh bài thơ khi con tu hú với hai bài thơ vào ngục Quảng Đông cảm tác và đập đá ở Côn Lôn
So sánh 2 bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" và "Đập đá ở Côn Lôn" các bạn tìm giúp m` nhé ~~~
Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của nhưng nhà yêu nước cách mạng qua bài ''Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác''; ''Đập đá ở Côn Lôn'' và ''Khi con tu hú''
Những tác phẩm của họ đã thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc, ý chí đấu tranh để giải phóng dân tộc, phát triển đất nước. Tác phẩm của họ còn khắc họa hình tượng người chiến sĩ yêu nước trong hoàn cảnh tù đày gian khổ nhưng vẫn hiên ngang, giữ vững ý chí kiên định với khí phách hào hùng. Tiêu biểu trong số đó là bài thơ ‘Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu và bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh.
Hai tác phẩm trên đã khắc họa rõ nét hình ảnh người chiến sĩ dù lâm vào cảnh tù đày vẫn giữ tư thế hiên ngang, giữ vững khí phách của người chiến sĩ cách mạng, làm nên một phong thái ung dung giữa muôn trùng khó khăn của cuộc sống. Giọng thơ trong hai bài thơ này thể hiện sự coi thường khó khăn gian khổ pha lẫn chút tự hào:
Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù.
Chỉ có một ý chí kiên định, một bản lĩnh vững vàng thì mới dám coi thường gian khổ nơi chốn tù đày, coi ở tù như một chuyện bình thường, là chốn trú ngụ khi đường đời mệt mỏi. Từ suy nghĩ ấy đã toát lên tư thế của người chiến sĩ cách mạng, họ không bị phụ thuộc mà vẫn làm chủ bản thân mình, sự nghiệp cách mạng vẫn được họ theo đuổi cho dù có trắc trở, gian truân. Coi những thử thách của nhà tù là cơ hội cho người chiến sĩ rèn luyện bản thân, biến nhà tù thành nơi học tập, thể hiện khí phách của người làm trai:
Làm trai đứng giữa đắt Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Người tù thể hiện tư thế oai hùng, hiên ngang. Hành động đập đá biểu hiện sức mạnh và khí thế của con người. Đó là hình ảnh biểu tượng cho việc phá tan xiềng xích nô lệ của kẻ thù, thể hiện ý chí quyết tâm vì độc lập tự do của đất nước.
Chí khí lớn lao, hành động dũng mãnh nên không ngại gì khó khăn, không kể đến tấm thân phong trần. Dù có bị vùi dập chốn lao tù họ vẫn một lòng kiên trung với lí tưởng cách mạng:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Khí phách hào hùng, tư thế hiên ngang và ý chí kiên định của hai nhà cách mạng họ Phan xứng đáng tiêu biểu cho hình tượng người chiến sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX. Yêu nước, bất khuất khi còn được tự do là điều thường gặp nhưng khi rơi vào tay giặc vẫn thể hiện bản chất ấy thì thật đáng khâm phục và tự hào. Truyền thống dân tộc ta đã góp phần tôi luyện thêm tinh thần sắt đá không chỉ của hai nhà thơ họ Phan mà còn biết bao nhiêu người khác nữa.
Nét tương đồng về nội dung giữa hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn là gì ?
A. Cùng thể hiện khí phách hiên ngang và ý chí chiến đấu vượt lên trên cảnh ngục tù khốc liệt của những nhà nho yêu nước đầu thế kỉ XX.
B. Cùng được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú.
C. Cùng thể hiện tình yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc.
D. Cả A, B, C đều sai.
So sánh hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong hai bài thơ Vào nhà Ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu) và đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh).
" Các bạn trả lời nhanh giúp mình cần gấp "
Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn có nói đến "chí làm trai" theo em chí làm trai mà tác giả nói đến là gì? So sánh với quan niệm đó với nhà thơ Phan Bội Châu trong văn bản vào Nhà ngục Quảng Đông cảm tác
qua cả hai bài thơ vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và đập đá ở Côn Lôn Em hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận về vẻ đẹp hào hùng
Tham khảo :
Hai bài thơ đều nói về chí làm trai, thể hiện khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước rơi vào vòng tù ngục.Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước. Hình tượng người chí sĩ hiện lên thật hào hùng, khí phách ngang tàng, lẫm liệt ngay cả trong thử thách, gian nan có thể đe dọa đến tính mạng. Coi thường những thử thách, gian nan trước mắt và lạc quan tin tưởng vào tương lai phía trước.Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước, khôngCó khí phách hiên ngang, lẫm liệt, có ý chí dời non lấp biển.=> Họ là những biểu tượng đẹp, là niềm tự hào của các thế hệ của dân tộc. Đó là sự kết tinh vẻ đẹp anh hùng và lãng mạn của các nhà nho đầu thế kỉ XX.
Qua hai bài thơ " Đập đá ở Côn Lôn " và " Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác " em hiểu thêm gì về Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh ? Bài học rút ra qua 2 bài ?
Help me !!!!
=> Họ là những biểu tượng đẹp, là niềm tự hào của các thế hệ của dân tộc. Đó là sự kết tinh vẻ đẹp anh hùng và lãng mạn của các nhà nho đầu thế kỉ XX.
hình tượng của chiến sĩ cách mạng qua bài thơ vào nhà ngục quảng đông cảm tác và bài đập đá ở côn lôn
Ai giúp với cần gấp mai nộp rồi ạ, sát sát í với.
Dố là vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của những người anh hùng cứu nước trước hết ở khí phách ngang tàn lẫm liệt ngay cả khi bị đe dọa đến tính mạng. Họ xem việc phải vào tù như một bước dừng chân tạm nghỉ. Vẻ đẹp ấy còn biểu hiện ở ý chí chiến đấu sắt son .
Bạn thi học kì I Văn chưa ? Nếu rồi thì cho mình xin cái đề để tham khảo nhé !
Thơ văn Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,… là những viên ngọc quý đã làm giàu đẹp nền thơ văn yêu nước và cách mạng của dân tộc ta trong hai thập kỉ đầu thế kỉ 20. Đặc biệt hai bài thơ “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” và “Đập đá ớ Côn Lôn” đã để lại trong lòng nhân dân ta hình tượng cao đẹp của các nhà nho yêu nước, nhà chí sĩ cách mạng vĩ đại.
Đó là những nhà nho, đức trọng tài cao, coi thường danh lợi, từ bỏ chốn quan trường “mũ áo xênh xang, xe ngựa dập dìu…”, dấn thân vào con đường cách mạng, vì sự nghiệp cứu nước cứu dân, kiên cường chống thực dân phong kiến:
“Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù”
(Phan Bội Châu)
Cuộc đời cách mạng vô cùng nguy hiểm, khó khăn. Chiến đấu cho độc lập tự do của Tổ quốc phải trải qua nhiều thử thách hi sinh, phải đầu rơi máu chảy. Các nhà nho yêu nước là những con người có chí lớn phi thường, hiên ngang bất khuất trước bạo lực quân thù, sẵn sàng chấp nhận mọi hi sinh, gian khổ:
“Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con ! ”
(Phan Châu Trinh)
Các cụ là những anh hùng hào kiệt, có tài năng, có chí lớn, lại có phong độ phong lưu, rất ung dung đàng hoàng. Nhà tù của thực dân đế quốc, đối với các chí sĩ như một bến đợi, như một trạm dừng chân. Thật hào hùng lãng mạn. Một tư thế tuyệt đẹp giữa chốn ngục tù. Cổ đeo gông, tay bị xiềng mà vẫn ngạo nghễ:
“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu. ’’
(“Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”)
Nhà tù Côn Đảo, lao động khổ sai đối với Phan Châu Trinh và các nhà nho yêu nước là nơi để rèn luyện chí làm trai giữa trời, nước . Như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong, khí phách kiên cường hiên ngang lòng dạ sắt son của nhà chí sĩ càng trở nên trong sáng, bền vững:
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lòn.
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son
(“Đập đá ở Côn Lôn”)
Vì thế các cụ đã coi chốn ngục tù Côn Lôn là “thiên nhiên học hiệu” (trường học thiên nhiên). Tù đày không nao núng, gian khổ không lùi bước “cùng bền dạ sắt son”. Niềm tin vào sự nghiệp cách mạng, vào con đường chính nghĩa vẫn sáng ngời. Đẹp nhất là tinh thần lạc quan cách mạng, là khí phách bất khuất anh hùng:
“Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu !”.
Chữ “còn” được điệp lại hai lần làm cho niềm tin tỏa sáng. Câu thơ của nhà chí sĩ cách mạng vĩ đại vang lên như một lời thề sẵn sàng xả thân cho độc lập, tự do của Tổ quốc.
“Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” và “Đập đá ở Côn Lôn” là hai bài ca yêu nước từng làm xúc động lòng người, từng khích lệ bao thế hệ trẻ Việt Nam bí mật tìm đường cứu nước, cả hai bài thơ đều viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, đã dựng lên bức chân dung tinh thần tự họa của nhà nho yêu nước, nhà chí sĩ vĩ đại của dân tộc. Lòng yêu nước nồng nàn, bất khuất hiên ngang, tinh thần lạc quan tin tưởng là vẻ đẹp của hình tượng nhà nho yêu nước, nhà chí sĩ cách mạng.
Các cụ đã làm thơ để nói lên cái chí của mình. Chí làm trai, chí hào kiệt, chí trượng phu anh hùng, chí nhà nho, kẻ sĩ chân chính. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,… Suốt cuộc đời cách mạng đã sống đẹp như lời thơ của mình. Bài học “uy vũ bất năng khuất” là bài học sâu sắc đối với chúng ta khi đọc hai bài thơ này .
Câu 7: Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” có nói đến “chí làm trai”. Theo em “chí làm trai” mà tác giả nói đến là gì? So sánh với quan niệm đó với nhà thơ Phan Bội Châu trong văn bản “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”?
em cần giúp làm câu này ạ.