Đặt câu với một danh từ và bôi đậm danh từ đó.
Hãy tìm một danh từ và đặt câu với danh từ đó.
Hãy tìm một động từ và đặt câu với động từ đó.
Hãy tìm một tính từ và đặt câu với tính từ đó.
A) cây
Mỗi ngày, em thường ra vườn để tưới nước cho cây
B) chèo
Bà lão đang chèo thuyền trên sông
C) đỏ
Hộp bút của em có màu đỏ
Đây
1.dòng sông
Dòng sông này rất đẹp
2.Chạy
Em đang chạy bộ
3 Béo
Bạn của em rất béo
1Thế nào là danh từ , động từ?
2. có mấy lỗi khi dùng từ hãy kể tên các lỗi đó
3. Hãy điền câu sao vào nhóm thích hợp:
"Hôm nay, trời rét đậm nhà trường cho phép chúng em được nghỉ học."
Nhóm 1:Từ đơn:................................................
Nhóm 2:Từ phức:..................................................
4. Hãy đặt hai câu có sử dụng danh từ làm vị ngữ và danh từ làm chủ ngữ trong câu
5. Hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu kể về mẹ em. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một danh từ chung và 1 danh từ riêng. Hãy gạch chân các danh từ đó.
Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng,...
Phân loại- DT chỉ khái niệm: Đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…- DT chỉ đơn vị: Ông, vị (vị giám đốc), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, ki-lô-gam,…; nắm, mớ, đàn,…'''
Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành hai loại: DT riêng và DT chung.
- Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..) (như: Phú Quốc, Hà Nội, Lê Thánh Tông, Vĩnh Yên,...)
- Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành hai loại:
+ DT cụ thể: là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,…).
+ DT trừu tượng: là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,.… )
+ DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.
+ DT chỉ hiện tượng:
Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắng, sấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,… danh từ chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưa, ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…)
+ DT chỉ khái niệm:
Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng (DT trừu tượng, đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…
+ DT chỉ đơn vị :
Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:
- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…
- DT chỉ đơn vị chính xác : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…
- DT chỉ đơn vị ước chừng : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó, những , nhóm,...
- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút, giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…
- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…
Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạy, đi, đọc), trạng thái (tồn tại, ngồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.
4
1. Danh từ làm chủ ngữ.
Kim Sơn là một tỉnh thuộc vùng ven biển tỉnh Ninh Bình.
2. Danh từ làm Vị ngữ.
Cây ổi là loại cây ăn quả (phổ biến ở Việt Nam)
5
Trong gia đình em, mẹ là người mà em yêu quý nhất. Mẹ em là một luật sư ở Hà Nội.Năm nay mẹ đã ngoài ba mươi tuổi rồi nhưng mẹ còn trẻ lắm. Dáng người nhỏ nhắn. Khuôn mặt trái xoan, rạng rỡ. Mái tóc đen mượt mà lúc nào cũng được chải gọn gàng. Đôi mắt đen nhánh nhìn em thật hiền từ và đấy trìu mến.Thường ngày mẹ dậy thật sớm để dọn dẹp và chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Mẹ nấu ăn rất ngon, em thích nhất món canh bí tôm của mẹ nấu. Tối đến, mẹ thường dạy em học bài, bài nào em chưa hiểu,mẹ giảng cho em ngay. Rồi mẹ đưa em vào giấc ngủ với những câu chuyện thần tiên mà mẹ kể, chắp cánh những ước mơ cho em. Em rất yêu mẹ và cố gắng hái được nhiều bông hoa điểm mười để tặng mẹ.
Thế nào là cụm danh từ? Đặt một câu có cụm danh từ và phân tích cấu tạo của cụm danh từ đó?
(2đ)
- Nêu đúng khái niệm cụm danh từ và biết đặt câu, phân tích được cấu tạo câu.
Danh từ là gì? Hãy ghi 1 danh từ và đặt câu với danh từ đó.
Bạn nào giải đúng mình tick cho. UY TÍN LUÔN.
danh từ là từ chỉ sự vật , hiện tưởng
em bé
mịn như da em bé
Danh từ là những từ dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm.
Ví dụ:
- Danh từ gọi tên các sự vật: bàn, ghế, bảng, phấn, máy tính, chuột, xe máy, xe đạp,...
- Danh từ gọi tên các hiện tượng: sấm, chớp, mưa, gió, bão, trời, mây, ...
- Danh từ gọi tên các khái niệm: con người, thuật ngữ, bệnh án, báo cáo,...
danh từ là từ chỉ đơn vị , sự vật ,khái niệm , hiện tượng ... danh từ có hai loại là danh từ chung và danh từ riêng (cái này mik tl thooiu chứ không liên quan , đừng trách mình nhé )
1 tìm 3 danh từ chung và 3 danh từ riêng sau đó đặt câu với danh từ đó
2 viết 1 đoạn văn kể về 1 nhân vật trong câu chuyện dân gian mà em đã học gạch chân danh từ riêng
Nhân vật cổ tích mà tôi yêu thích nhất là Thạch Sanh. Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Thân hình cân đối, cường tráng càng làm tăng thêm vẻ đẹp. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Thạch Sanh không phải là con người bình thường mà là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già. Thạch Sanh đã gặp nhiều thử thách, chông gai. Bao lần Thạch Sanh bị Lí Thông lừa nhưng vì tính cách thẳng thắn, thật thà nên đã cho qua. Nhưng cuối cùng, cái thiện luôn chiến thắng. Qua những lần nguy hiểm : đi canh miếu thờ, bị vu oan, giải cứu công chúa,thắng 18 nước chư hầu,... đã làm cho Thạch Sanh luôn nằm trong tâm trí em. Em rất khâm phục tài năng của Thạch Sanh.
Cụm DT : đôi vợ chồng già.
Cụm TT : cao lớn, vạm vỡ
Cụm ĐT : gặp nhiều thử thách
Có lẽ ai đã đọc truyện đều nhớ đến cây đàn và niêu cơm đất thần kì. Nó đã trở thành biểu tượng gắn với hình ảnh Thạch Sanh. Mỗi lần đọc xong truyện “Thạch Sanh”, gấp sách lại, em có cảm giác như nhân vật đang bước ra từ câu chuyện, gần gũi và chân thật. Đó là một chú Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Thân hình cân đối, cường tráng càng làm tăng thêm vẻ đẹp. Thạch Sanh đóng một cái khố, trên đầu quấn một chiếc khăn nâu, vai đeo cung tên... đi từ trong rừng ra với những bó củi to trông như lực sĩ của rừng xanh.
Chú Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Thạch Sanh không phải là con người bình thường mà là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già ở Cao Bình. Nguồn gốc cao quí và khác thường ấy như điềm báo cho ta biết cuộc đời Thạch Sanh sẽ không phẳng lặng mà gặp nhiều thử thách, chông gai. Thạch Sanh là một chàng trai tốt bụng, chăm chỉ và tài giỏi. Thạch Sanh thật thà lắm nên bao lần bị Lí Thông lừa mà không hề hay biết. Ở cạnh Lí Thông gian xảo, chú đã sống chân thật hết mình, giúp hắn biết bao việc. Không chỉ có vậy, lúc nào chú cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, chẳng từ nan. Thạch Sanh đã giết được chằng tinh không chỉ cứu được mẹ con Lí Thông mà còn giúp được dân làng thoát khỏi nanh vuốt độc ác của đại bàng khổng lồ … và hơn cả, Thạch Sanh đã đánh thắng được quân mười tám nước chư hầu bằng trí thông minh của mình mà không tốn một hòn tên mũi đạn. Những chiến công oai hùng đó của chú Thạch Sanh thật đáng ngưỡng mộ.
Trải qua nhiều khó khăn, Thạch Sanh càng thể hiện được bản lĩnh, tài năng của mình. Chấp nhận đi canh miếu thờ, rồi gặp chằn tinh chú sẵn sàng chiến đấu mà không hề run sợ, thấy đại bàng bắt công chúa, Thạch Sanh dũng cảm lẫn theo dấu vết rồi xin xuống hang đánh đại bàng giải cứu. Khi bị vu oan tội ăn cắp của cải nhà vua và bị bắt vào ngục tối, Thạch Sanh mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn đã đến được với công chúa, chú tự giải cứu được chính mình. Thử thách mười tám nước chư hầu đã thể hiện roc nhất tài năng cũng như tấm lòng nhân ái của chàng dũng sĩ. Niêu cơm thần kì đã giúp Thạch Sanh làm cho các binh lính tâm phục khẩu phục mà rút về. Trong niềm vui hân hoan chiến thắng ta càng thấy Thạch Sanh đẹp hơn bao giờ hết, vẻ đẹp hài hoà giữa ngoại hình với tâm hồn và tài năng.
Anh hùng Thạch Sanh mãi là người dùng sĩ của các bạn nhỏ các thế hệ từ xưa cho đốn mãi về sau. Dù đọc bao câu chuyện cô tích khác nhưng hình ảnh chú Thạch Sanh vẫn mãi đọng lại trong tâm trí mọi người.
Tìm một cụm danh từ. Đặt câu với cụm danh từ ấy rồi rút ra nhận xét về hoạt động của cụm danh từ so với một danh từ.
Cụm danh từ: Những cánh đồng ấy
Đặt câu: Những cánh đồng ấy mang về vụ mùa bội thu cho nông dân.
Cụm danh từ có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, hoạt động trong câu giống như một danh từ.
Danh từ là gì , tính từ là gì , hãy cho một vài ví dụ và đặt câu với một trong các từ đó .
- Danh từ : là những từ chỉ sự vật, hiện tương, khái niệm, ...
VD: cây , chó, mèo, thầy giáo, mưa, định luật....
- Tính từ : là những từ chỉ màu sắc, tính chất, đặc điểm của con người, sự vật, hiện tương :
VD : lớn, đẹp , xanh lè, nhỏ...
- danh từ : là những từ chỉ sự vật, hiện tương, khái niệm, ...
VD : cây , chó, mèo, thầy giáo, mưa, định luật...
- Tính từ : là những từ chỉ màu sắc, tính chất, đặc điểm của con người, sự vật, hiện tương :
VD : lớn, đẹp , xanh lè, nhỏ...
Danh Từ là từ để chỉ người,vật ,hiện tượng ,khái niệm,...VD:nắng ,mây ,con mèo,...
VD:nhà em có con mèo.
Tính Từ là những từ chỉ đặc điểm , tính chất của sự vật , hoạt động , trạng thái.
VD:to, nhỏ,mũm mĩm,...VD:em bé rất mũm mĩm.
Hãy phát triển từ"mắt " thành cùm danh từ,đặt câu với cụm danh từ đó sau đó điền cụm danh từ vừa tìm đc vào mô hình cụm danh từ.
NHANH NHA!!!!!
Cụm danh từ: đôi mắt sáng lấp lánh
Đặt câu:mẹ tôi có đôi mắt sáng lấp lánh như những vì sao đang tỏa sáng trên bầu trời
Mô hình cấu tạo:
t1 | t2 | T1 | T2 | s1 | s2 |
đôi | mắt | ấy |
đôi mắt ấy
đôi mắt ấy đã làm tôi nhung nhớ bao ngày qua.
t1 t2 T1 T2 s1 s2
đôi mắt ấy
bn ơi đặt mô hình sai rồi
t2 t1 T1 T2 s1 s2
đôi mắt ấy
Tìm 3 cum danh từ đặt câu với từng cụm danh từ đó .
ba con trâu ấy => Ba con trâu ấy màu đen
Vài bông hồng này => Vài bông hồng này thật xinh
2 Cô giáo kia => 2 cô giáo kia đang trò chuyện với nhau
Một ngôi nhà to lớn / ở trên núi.
CN(cụm danh từ) VN
Hai vợ chồng ông lão đánh cá / sống trong túp lều nhỏ.
CN(cụm danh từ) VN
Trên núi / có một con yêu tinh nhiều phép lạ.
CN VN(cum danh từ)