Những câu hỏi liên quan
Anh Lê Thế
Xem chi tiết
Thức Nguyễn Danh
Xem chi tiết
27 Bakhtak
Xem chi tiết
NGÂN THU
28 tháng 2 2022 lúc 23:03

Biện pháp đảo ngữ trong câu thơ “Lặng lẽ dâng cho đời”: nhấn mạnh vào trạng thái thầm lặng khi cống hiến, khát vọng được hóa thân một cách lặng lẽ, khiêm nhường.

+ Điệp ngữ “dù là” nhấn mạnh vào sự tha thiết cũng như sức cống hiến không ngừng nghỉ, có thể nói đây là sự tận hiến của người khát khao sống có ích cho đời dù là khi trẻ hay già.

+ “Mùa xuân nho nhỏ”: biện pháp ẩn dụ đầy sáng tạo thể hiện thiết tha và cảm động ước mong được cống hiến, sống đẹp và có ích với cuộc đời chung.Mỗi người là một mùa xuân nhỏ góp một phần nhỏ bé nhưng tinh túy để làm nên những mùa xuân lớn, đất nước mãi có mùa xuân, sắc xuân và sức xuân.

Bình luận (0)
Light Sunset
Xem chi tiết
Phạm Quỳnh Như
Xem chi tiết
nthv_.
4 tháng 10 2021 lúc 13:41

tham khảo:

"Ôi!hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng"
Hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ bắt gặp đầu tiên và cũng là hình ảnh ấn tượng nhất mà nhà thơ bắt gặp đó là hình ảnh hàng tre trong sương sớm. Cụm từ Đã Thấy cùng với cảm thán Ôi nói lên niềm tự hào và nhạc nhiên của nhà thơ đã bắt gặp một hình ảnh rất quen thuộc đối với mỗi làng quê Việt Nam ngay chính trong lăng Người .Từ nói nhà thơ liên tưởng tới đất nước, con người Việt Nam qua hình ảnh ẩn dụ " hàng tre xanh xanh Việt Nam". Thành ngữ " Bão Táp Mưa Sa" chỉ những khó khăn trường kỳ dựng nước và giữ nước. Hình ảnh" đứng thẳng hàng" chỉ tinh thần đoàn kết từ đó chỉ tinh thần hiên ngang dũng cảm của con người Việt Nam. hai câu thơ cuối nhà thơ muốn ca ngợi sức sống bền bỉ bất khuất của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của bác Hồ kính yêu.

 

Bình luận (0)
Phương Uyên
Xem chi tiết
Cá Biển
6 tháng 11 2021 lúc 14:40

Tham khảo nhé!

Câu 1:
Với những cảm nghiệm tinh tế của mình , nhà thơ đã vẽ nên bức tranh "Nhà không có bố " như một phóng sự đầy hình ảnh ,   qua mấy dòng lục bát vừa đằm thắm dung dị , vừa ma mỵ lắng sâu ,  làm lung lay sự yếu mềm trong mỗi con người. Nó chạm vào cả tuyến lệ vốn nông cạn và khô hạn của cả những gã đàn ông...
  Đọc xong bài thơ , những mảng màu cuộc sống ấy cứ trở trăn, ray rứt , đan xen với nhiều cảm xúc. 
  Nhưng đó là những cảm nhận xa xưa  - hồi mấy sợi dây  xúc cảm trong đầu còn mẫn cảm , chưa được nhúng vào...nước sôi cuộc đời .  Giờ là những người đàn ông thực thụ , biết lấy sự mạnh mẽ để khỏa lấp yếu mềm và không còn ngây thơ tin vào ma mỵ lục bát !
  Ngày xưa đọc bài thơ chưa cần kính , nên nó trong veo cảm xúc . Tuổi ấy chưa cần kính . Bây giờ đọc lại " Nhà không có bố " phải qua cặp kính , nên những mảng màu trong đó hiện lên như hình ảnh 3D ,  thật khác xưa . Rõ nét hơn . Có nhiều màu sắc va đập phản chiếu lẫn nhau.
                             Nhà không có bố buồn sao
                     Cái đinh cũng thiếu , con dao thì cùn . Đành rằng các cụ xưa từng nói - " Vắng đàn ông quạnh nhà , vắng đàn bà quạnh bếp" , nhưng xu thế đời nay , nhiều phụ nữ chọn cuộc sống đơn thân khá phổ biến.  Thế thì nhà không có bố hà cớ gì phải buồn . Đây là cái sai đầu tiên của bài thơ. Không có bố càng khỏe xác !
    Đinh thiếu , dao cùn , vài chục bạc ra chợ có tất. Cứ mua mỗi loại một ít , ném vào một góc nào đó , lúc cần thì có ngay mà sử dụng. Còn chân yếu tay mềm không tự đóng đinh được thì ...dễ ợt. Các nàng cứ vẫy tay một cái , đừng ngại , thằng cha hàng xóm nhảy qua liền. Đừng nói là đóng đinh , mà đóng nguyên cả cái cột đình vào vách núi  hắn cũng chẳng lăn tăn gì. (!).
                          Bơm xe chẳng hiểu cái jun
                      Rát tay bật lửa , đá cùn xăng khô
   Xưa rồi Diễm ơi . Bây giờ xe tay ga ,các nàng cứ ngồi yên trên xe , vẫy tay : " Bơm". Anh chàng nào mà thấy người đẹp chả thích bơm !? Bơm xong, hai bên vui vẻ coi như xong việc. Còn bật lửa - tức là cái hộp quẹt , thời giờ tràn lan , xài  hết gas thì cho vào sọt rác, kiếm cái mới  . 
                         Không có` bố , không thì giờ
                    Bữa ăn sớm muộn chẳng chờ chẳng mâm.
   Ừ , cái này thì quá đúng , nhưng không có bố càng thích. Không phải lo khẩu vị , giờ giấc , mâm bàn ...Bữa ăn , Mẹ một tô , bạ đâu ngồi đấy , vừa ăn vừa giở đọc " Tạp chí Thời trang ". Con một tô , cũng một góc , vừa ăn vừa dí mũi vào Đoremon. Thế là quá ư tiện lợi. Một công đôi việc. Than thở con mẹ gì nữa! Tự do hơn cả ...thế giới tự do .
                        Ngày đông gió bấc mưa dầm
                    Dậy che mái dột, âm thầm mẹ con.
  Gió bấc mưa dầm mùa đông thì đâu riêng chỉ mấy mẹ con , mà là...toàn quốc. Chính xác là toàn vùng ( Trong Nam không có loại kinh điển này.) " Lụt thì lút cả làng " đâu riêng một mình ai , kể cả nhà có nhiều ...lớp bố !
  Che mái dột ư ? Lại  giơ cổ tay tròn trắng ra vẫy thằng cha hàng xóm thôi. Hắn luôn dài cổ chờ mong cái vẫy tay dẻo như múa của người đẹp ! Đàn ông là loài sinh vật  ưa ngọt , các nàng cứ liếc xéo cho nó một phát , nhẹ nhàng cho nó một câu ,  thì hắn còn nằm dài lên mái nhà mà che dột cho mấy mẹ con suốt đêm đông ấy chứ . 
                      Chẳng nghe tiếng điếu rít giòn
                   Bia không mua uống , em còn bán chai .
 Tiếng điếu rít giòn mà làm mê hoặc phụ nữ thì quả là...Ngoa sĩ chứ không phải là Thi sĩ nữa ! Nếu thuốc lá gây khó chịu một thì thuốc lào phải gấp lên nhiều lần - Cái hôi hám của thuốc lào rất bền màu và phát tán diện rộng . Một ông bố nọ từ ngoài Bắc vào thăm con vì nghiện nên mang cả điếu cày vào Nam. Người già đêm thường khó ngủ , mỗi lần thức giấc , ông lại rít thuốc lào. Mà hút thuốc lào là phải rít càng kêu to càng sướng. Đêm thanh vắng làm nền cho tiếng điếu vút cao như tiếng súng liên thanh làm cô con dâu trăn trở khó chịu. Một hai đêm đầu , cô còn nhịn , đến đêm thứ ba thì cô không nhịn được nữa và..."  Gìa rồi mà hút hít gì rống to thế , chẳng cho ai ngủ" . Ông đành nhẹ hơi , rít sụt sịt như ăn trộm . Còn may là nó mới nhắc nhở , chưa vả vào miệng ông. Thế mà trong thơ , tác giả " Ngoa điệu " lên là nhớ !   
                      Nước đun sôi , để nguội hoài
                   Nhà không có bố , biết ai pha trà .
 Đàn ông là lắm tật lắm. Ngoài rượu bia lại còn trà,  không có các ông , đỡ nhọc lòng lau rửa ấm chén. đỡ phải  ngứa mắt nhìn cảnh các ông khề khà bên ấm trà trong lúc người khác đánh vật với một núi việc nhễu nhã mồ hôi .  Nhưng không cứ phải pha trà mới đun nước sôi , mà nước sôi để nguội  vẫn phải dùng cho mọi người đó thôi...
  Chân lý bên lở bên bồi cuả dòng sông là mãi mãi , nhà không có bố chỉ là nhất thời , chẳng gì phải buồn . 
                     Nhà không có bố, chẳng sao
                Bao anh hàng xóm nghêu ngao...hát thầm !
   Rõ ràng  khi đọc thơ qua cặp kính , ta nhìn thấy nhiều điều  mà tác giả hồi ấy loay hoay với những câu hỏi chưa có câu trả lời . Bài thơ như một phóng sự ảnh , lưu đọng vào người đọc lâu nay, ray rứt và ấm ức . Bây giờ tân tiến hơn , có những điều không còn phù hợp nữa .  Những bức ảnh cảm động trong bài thơ trên đều có lối thoát ,xử lý được qua ngả...Photoshop hàng xóm !  
Câu 2:
Âm thâm là tính từ giúp chỉ trạng thái sự vật.

Bình luận (1)
Không Quan Tâm
Xem chi tiết
HhHh
17 tháng 3 2021 lúc 20:36

Bài Làm (bạn tham khảo những ý chính này nhé)

Khổ thơ đầu tiên của bài Viếng lăng Bác diễn tả những cảm xúc chân thành, xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Câu thơ có tính thông báo “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” là lời nói chân thành, xúc động của một người con khi từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Tác giả dùng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát và như để khẳng định Người còn mãi. Cách xưng hô thân mật xưng con như người con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ, nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có những điều đau xót, ngậm ngùi. Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên với Bác chính là hình ảnh hàng tre “xanh xanh”. Trong góc nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa có cái nhìn thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho sức sống kiên định, dũng cảm của dân tộc. Hình ảnh hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giàu ý nghĩa liên tưởng, mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, sự quật cường của người Việt.Khổ thơ một đã bộc lộ rõ nhữn tình cảm chân thành,tha thiết valongf thành kính của nhà thơ và của mọi người đối với Bác khi đứng trước Lăng Bacs.

Bình luận (0)
SonGoku
17 tháng 3 2021 lúc 20:37

Khổ thơ đầu tiên của bài Viếng lăng Bác diễn tả những cảm xúc chân thành, xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Câu thơ có tính thông báo “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” là lời nói chân thành, xúc động của một người con khi từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Tác giả dùng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát và như để khẳng định Người còn mãi. Cách xưng hô thân mật xưng con như người con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ, nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có những điều đau xót, ngậm ngùi. Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên với Bác chính là hình ảnh hàng tre “xanh xanh”. Trong góc nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa có cái nhìn thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho sức sống kiên định, dũng cảm của dân tộc. Hình ảnh hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giàu ý nghĩa liên tưởng, mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, sự quật cường của người Việt.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 6 2017 lúc 8:21

Khổ thơ đầu tiên của bài Viếng lăng Bác diễn tả những cảm xúc chân thành, xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Câu thơ có tính thông báo “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” là lời nói chân thành, xúc động của một người con khi từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Tác giả dùng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát và như để khẳng định Người còn mãi. Cách xưng hô thân mật xưng con như người con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ, nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có những điều đau xót, ngậm ngùi. Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên với Bác chính là hình ảnh hàng tre “xanh xanh”. Trong góc nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa có cái nhìn thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho sức sống kiên định, dũng cảm của dân tộc. Hình ảnh hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giàu ý nghĩa liên tưởng, mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, sự quật cường của người Việt.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 8 2019 lúc 2:54

Khổ thơ đầu tiên của bài Viếng lăng Bác diễn tả những cảm xúc chân thành, xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Câu thơ có tính thông báo “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” là lời nói chân thành, xúc động của một người con khi từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Tác giả dùng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát và như để khẳng định Người còn mãi. Cách xưng hô thân mật xưng con như người con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ, nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có những điều đau xót, ngậm ngùi. Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên với Bác chính là hình ảnh hàng tre “xanh xanh”. Trong góc nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa có cái nhìn thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho sức sống kiên định, dũng cảm của dân tộc. Hình ảnh hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giàu ý nghĩa liên tưởng, mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, sự quật cường của người Việt.

Bình luận (0)
Kiệt Nguyễn
Xem chi tiết