Thuyết minh về nhà văn Ngô Tất Tố
Câu 2 Viết đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu nêu cảm nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố.
THAM KHẢO:
Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.
Thuyết minh về tấc giả Ngô Tất Tố và tác phẩm Tức nước vỡ bờ
Tham khảo nhé <3
Ngô Tất Tổ là nhà văn hiện thực xuất xắc trong nền văn học Việt Nam. Ong chuyen viết về đề tài nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng 8, Tiểu thuyết "Tắt đèn" là tiểu thuyết tiêu biểu của ông viết về người phụ nũ nông dan chịu áp bức bất công nhưng vấn tiềm tàng một súc mạnh phản kháng. Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã thể hiện rõ hỉnh ảnh chị Dậu đối phó với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.
Ngô Tất Tổ (1893 - 1954) qua làng Lộc Hà - huyện Từ sơn tỉnh Bắc Ninh. Ông xuất thân là một nhà nho gốc nông dân nhưng đã vươn lên thành một học giả có nhiều công trình khảo cứu, vè triết học, văn học cỏi và nhà báo nổi tiếng. Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
Tác phẩn "Tắt dền" là tắc phẩn tiêu biểu được tác giả sáng tác vào năm 1939 . Đoạn trích " Tức nước vỡ bờ" trích trong chương XVIII của tác phẩm. Đoạn trích đã kể về sự việc chị Dậu đối phó với tên cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo về người chồng đang đau ốm. Vì thiếu suất sưu của người em trai đã mất nên anh Dậu bị đánh trói đến khi ngất sỉu mới được trả về trong đêm khuya khoắt. Đến sáng ra, anh vừa kề bat cháo lên miệng chưa kịp ăn thì người nhà lí trưởng và tên cai lệ đã sầm sập tiến đến thúc sưu. Thương chồng, chị Dậu đã dùng những lời lẽ văn xin bọn chúng để khất sưu, Nhưng bọn chúng không nghe, vẫn chửi bới và xông vào trói anh Dậu. Sâu đó, tên cai lệ đấm rồi tát chị rất mạnh. Chị Dậu không kìm nến được nữa, vùng dậy chống trả. Chị đẩy ngã tên cai lệ và túm tóc làm cho tên người nhà lí trưởng ngã nhào ra. Chị đã chiến thắng hai tên tay sai một cách hả hê. Anh Dậu đã cố ngăn chị nhưng không được.
Như vậy, về nội dung đoạn tríc đã vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân đã đẩy người nông dân vào tình cảnh khốn cùng khiến họ phải liều mạng cụ lại.
Đồng thời, đoạn trích đã cho ta thấy tài năng nghệ thuật xuất sắc của Ngô Tất Tổ trong việc xây dựng tính cách nhân vật và đã độ lộ rõ tinh thần nhân đạo của nhà văn trong việc ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân.
Qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", ta nhận thấy tài năng xuất sắc qua việc tạo dựng tình hướng chuyện, qua việc miêu tả ngooaij hình, ngôn ngữ cà nghẹ thuật kẻ chuyện hấp dẫn của nhà văn Ngô Tất Tố. Vì thể đoạn trích được coi là một đoạn tuyệt khéo thành công cả về nội dưng lẫn nghệ thuật.
Qua đây, ta thấy nhà văn Ngô Tất Toos là người có ngòi bút linh hoạt, sống động. Đoạn trích có các hoạt động dồn dập, rộn rịp mà vẫn rõ nét, không rối. Và tác phẩm "Tắt đèn" nói chung, đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" nói riêng là một tác phẩm thành công nhất trong nền văn học Việt Nam.
Viết đoạn văn tổng phân hợp giới thiệu ( thuyết minh) về tác giả Ngô Tất Tố và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong đoạn sử dụng một câu ghép và một trợ từ.
Nhắc đến văn xuôi Việt Nam trước cách mạng tháng Tám có lẽ không ai là không nhớ đến Ngô Tất Tố, một cây bút lỗi lạc của văn học hiện thực đương thời. "Tắt đèn" là tác phẩm tiêu biểu của ông viết về người nông dân và hiện thực xã hội Việt Nam trong những ngày sưu thuế ở nông thôn mà chương XVIII của tác phẩm với đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Qua “Tức nướcc vỡ bờ, Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh xã hội đương thời, một xã hội thối nát tàn bạo và bẩn thỉu ghê tởm. Cái xã hội thực dân phong kiến đã đày đoạ người nông dân đến đường cùng mà biểu hiện trong "Tức nước vỡ bờ" chính là tên cai lệ hông hách, tàn ác; bọn người nhà lý trưởng hèn yếu mà cũng dã man không kém. Chúng như những con chuột ma ranh cố mà đục, mà khoét. Từ những của cải vật chất nhỏ nhoi của người nông dân đến những người sức lực điền mạnh mẽ nay chỉ còn là những hơi tàn sức kiệt chúng vẫn không buông tha, vẫn "dai như đỉa" mà hành hạ. Tác phẩm đã để lại tiếng vang bởi giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc được thể hiện qua tính cách mỗi nhân vật.
Đọc đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” ta hiểu gì về nhà văn Ngô Tất Tố?
Tham khảo!
.- Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực trước cách mạng. Ông nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực: khảo cứu triết học cổ và văn học cổ, viết báo, phóng sự, tiểu thuyết, dịch văn học..,
- Tác phẩm Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp của Ngô Tất Tố. Qua Tắt đèn, có thể thấy Ngô Tất Tố có thái độ yêu ghét rạch ròi, dứt khoát, sâu sắc và nhất quán của Ngô Tất Tố.
- Đoạn trích Tức nước vỡ bờ cho thấy bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời đã đẩy người nông dân vào bước đường cùng. Đồng thời, đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng,mạnh mẽ.
Em hãy viết 1 đoạn văn giới thiệu về nhà văn Ngô Tất Tố và đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Em tham khảo: (Các thông tin về tác giả trong SGK có nói chi tiết rồi nên trong đoạn văn này chỉ nói qua thôi em nhé!)
Nhắc đến văn xuôi Việt Nam trước cách mạng tháng Tám có lẽ không ai là không nhớ đến Ngô Tất Tố, một cây bút lỗi lạc của văn học hiện thực đương thời. "Tắt đèn" là tác phẩm tiêu biểu của ông viết về người nông dân và hiện thực xã hội Việt Nam trong những ngày sưu thuế ở nông thôn mà chương XVIII của tác phẩm với đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Qua “Tức nướcc vỡ bờ, Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh xã hội đương thời, một xã hội thối nát tàn bạo và bẩn thỉu ghê tởm. Cái xã hội thực dân phong kiến đã đày đoạ người nông dân đến đường cùng mà biểu hiện trong "Tức nước vỡ bờ" chính là tên cai lệ hông hách, tàn ác; bọn người nhà lý trưởng hèn yếu mà cũng dã man không kém. Chúng như những con chuột ma ranh cố mà đục, mà khoét. Từ những của cải vật chất nhỏ nhoi của người nông dân đến những người sức lực điền mạnh mẽ nay chỉ còn là những hơi tàn sức kiệt chúng vẫn không buông tha, vẫn "dai như đỉa" mà hành hạ. Tác phẩm đã để lại tiếng vang bởi giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc được thể hiện qua tính cách mỗi nhân vật.
Quê gốc của nhà văn Ngô Tất Tố?
A. Bắc Ninh
B. Hà Nội
C. Hà Nam
D. Thái Bình
Dựa vào suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân về kết thúc truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố, lập dàn ý cho bài văn tự sự theo gợi ý.
Trường hợp (1): Chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ.
- Mở bài:
+ Chị Dậu lao mình vào bóng tối, cố gắng tìm hướng ngôi làng để chạy về
+ Gặp được chồng và các con, chị vừa mừng vừa tủi
+ Nhưng có chuyện lạ với chị Dậu: Dù đã rất khuya, nhưng chồng chị vẫn còn đang ngồi trò chuyện với một người lạ mặt
- Thân bài:
+ Khi hỏi rõ, chị Dậu được biết người khách lạ đang trò chuyện với chồng là một chiến sĩ cách mạng.
+ Người chiến sĩ giảng giải cho vợ chồng chị Dậu hiểu nguyên nhân sâu xa sau những nỗi khổ mà nhân dân đang phải chịu đựng.
+ Anh bày cách để những người nông dân có thể thoát khỏi cảnh áp bức, làm chủ cuộc sống của mình.
+ Thi thoảng, người chiến sĩ lại ghé qua, hỏi thăm cuộc sống của gia đình anh chị Dậu, đem những thắng lợi mới ở khắp các nơi về báo với gia đình.
+ Được khuyến khích, chị Dậu mang những hiểu biết của mình về cách mạng, về cuộc đấu tranh dân tộc và dân chủ nói với đông đảo bà con xung quanh.
+ Nhiều bà con nông dân đã có cơ hội được giác ngộ cách mạng giống như chị.
+ Cuối cùng, trong ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, chị Dậu đã dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho những người dân nghèo cùng cảnh ngộ.
- Kết bài:
+ Chị Dậu xúc động và vui mừng khi đón được cái Tí trở về nhà, đoàn tụ cùng thầy u và hai em.
+ Chị Dậu cùng bà con làng xóm vui mừng trước những chiến thắng tiếp nối của cuộc chiến đấu.
Trường hợp (2): Chị Dậu nuôi giấu cán bộ
- Mở bài:
+ Sau khi chạy thoát khỏi nhà quan cụ, chị Dậu trở về nhà
+ Làng Đông Xá tuy bị địch chiếm đóng, nhưng phong trào đấu tranh cách mạng vẫn rất sôi nổi
+ Một nhóm các chiến sĩ được bí mật cử về làng
- Thân bài:
+ Chị Dậu cũng như rất nhiều người dân làng Đông Xá được giác ngộ và tích cực tham gia cuộc kháng chiến
+ Chị sự kiểm soát của địch, chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ
Chị Dậu bí mật tiếp tế đồ ăn, các vật dụng cần thiết cho các chiến sĩ
Các thư từ, văn kiện được truyền đi ngay trong lòng địch
Nhiều lần chị bất chấp hiểm nguy mà đậy nắp hầm bem.
Bị địch nghi ngờ, kiểm soát nhưng chị Dậu vẫn kiên quyết và dũng cảm che chở cho các chiến sĩ
+ Vì hiểu được ý nghĩa của cuộc kháng chiến, chị Dậu không hề lung lay ý chí căm thù giặc, ủng hộ cách mạng.
- Kết bài:
Chị Dậu đã có lòng yêu nước sâu sắc, tinh thần kháng chiến quật cường
Việc làm của chị đã thôi thúc lòng yêu nước, ý thức tích cực tham gia kháng chiến của đông đảo bà con làng Đông Xá.
Tên thật của nhà văn Ngô Tất Tố là gì?
A. Ngô Tất Tố
B. Ngô Văn Tố
C. Ngô Công Tố
D. Ngô Lộc Hà
Nhà văn Ngô Tất Tố từng làm những công việc gì?
A. Khảo cứu triết học, văn học cổ
B. Làm báo
C. Viết văn
D. Cả A, B, C đều đúng