Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Đắc Tâm
Xem chi tiết
Đặng Hoàng Long
13 tháng 1 2019 lúc 22:40

Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.

Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.

Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.

Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng việc học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc thầy nói đến những điều đó, giọng thầy như nghẹn lại, lạc đi và gương mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.

Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.


 

Bình luận (0)
Trần Dần
Xem chi tiết
Trần Dần
Xem chi tiết
Yen Nhi
3 tháng 4 2021 lúc 0:27

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Changgyheo
Xem chi tiết
nthv_.
28 tháng 9 2021 lúc 9:16

Tham khảo:

Ôi! Có ai mà không có quê hương, không dành tình yêu lớn cho quê hương mình. Quê hương là mẹ, bởi dù ta đi bất kể nơi đâu, vùng trời nào thì có một quê hương mang tên mẹ vẫn luôn đợi ta. Ở ngoài xã hội kia, họ chỉ nói những lời ngon ngọt khi ta đạt được thành công, sự giàu có . Nhưng khi ta mất tất cả thì họ lại đối xử bất công với ta chỉ có mẹ và quê hương vẫn luôn dang rộng vòng tay đón ta trở về.Than ôi ,quê hương là nơi ta sinh ra, là nơi với góc vườn lộng gió rì rào (từ tượng thanh), có hàng tre xanh thẳng tắp... Chính nơi này là nơi ta được mẹ ân cần (từ tượng hình) chăm sóc, dạy dỗ, nơi gắn liền với tuổi thơ ta luôn có hình bóng người mẹ hiền mà ta yêu quý, chẳng phải mẹ cũng là quê hương. Tự hỏi: Trên đời này có gì đáng giá hơn tình mẹ và tình quê đây?

Bình luận (0)
lê thị kim oanh
Xem chi tiết
nthv_.
27 tháng 9 2021 lúc 15:00

Tham khảo:

Mẹ là quê hương, quê hương là mẹ. Tình yêu quê hương luôn gắn liền thiết tha với người mẹ hiền mà ta luôn yêu quý. Thật vậy! Có ai mà không có quê hương, không dành tình yêu lớn cho quê hương mình. Quê hương là mẹ, bởi dù ta đi bất kể nơi đâu, vùng trời nào thì có một quê hương mang tên mẹ vẫn luôn đợi ta. Ở ngoài xã hội kia, họ chỉ nói những lời ngon ngọt khi ta đạt được thành công, sự giàu có . Nhưng khi ta mất tất cả thì họ lại đối xử bất công với ta chỉ có mẹ và quê hương vẫn luôn dang rộng vòng tay đón ta trở về.Than ôi ,quê hương là nơi ta sinh ra, là nơi có bầu trời xanh biếc, tiếng gió rì rào (từ tượng thanh) nơi góc vườn, là nơi mà mỗi chúng ta đều luôn nhớ về mỗi khi đi xa,.... Chính nơi này là nơi ta được mẹ chăm sóc, ôn tồn (từ tượng hình) dạy dỗ, nơi gắn liền với tuổi thơ ta luôn có hình bóng người mẹ hiền mà ta yêu quý, chẳng phải mẹ cũng là quê hương. Tự hỏi: Trên đời này có gì đáng giá hơn tình mẹ và tình quê đây?

 

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Ánh
Xem chi tiết
Shiba Inu
25 tháng 2 2021 lúc 20:35

Em đồng ý với ý kiến trên. Vì thầy Ha - men đã cố gắng truyền tải lòng yêu nước của mình đến với thế hệ trẻ, những người sẽ gánh trách nhiệm giải phóng quê hương, giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc trong buổi học cuối cùng, làm cho những cậu bé lười học, ham chơi như Phrăng bị cảm hóa.

Bình luận (0)
👁💧👄💧👁
25 tháng 2 2021 lúc 20:36

Em đồng ý với ý kiến đó. Trong buổi học cuối cùng ngày hôm ấy, thầy cũng đã dạy các em viết chữ, đọc thơ, nhưng quan trọng hơn cả là thầy đã dạy cho đám học trò (cũng như những người lớn ngồi cuối lớp) tầm quan trong của việc bảo vệ và gìn giữ ngôn ngữ mẹ đẻ của mình - như thầy nói rằng dù có bị xâm chiếm mà giữ được ngôn ngữ của mình thì cũng vẫn giữ được Tổ quốc của mình. Thầy đã cảm hóa được đứa học trò ngỗ nghịch nhất của mình, đã giúp cậu bé ý thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ nước nhà. Việc thầy làm trong buổi học không những truyền sức mạnh cảm hóa mãnh liệt đối với học trò mà còn thể hiện một tình yêu sâu sắc, mãnh liệt, cao đẹp đối với quê hương xứ sở của mình.

Bình luận (0)
Cherry
25 tháng 2 2021 lúc 20:27

Em có đồng ý với ý kiến đó . vì thầy đã truyền được cho chúng ta trong việc là một công dân tốt

Bình luận (0)
Đỗ Xuân Thái
Xem chi tiết
Dương Uyển Nhi
6 tháng 4 2020 lúc 12:26

Buổi học cuối cùng:

Giá trị nội dung
- Ca ngợi tiếng mẹ đẻ, đề cao lòng yêu nước.
- Khẳng định chân lí bất diệt: "Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình, thì chẳng khác gì nắm được cái chìa khóa chốn lao tù".
2. Giá trị nghệ thuật
- Ngôi kể thứ nhất xưng "tôi", người kể chuyện là cậu bé Phrăng giúp cho câu chuyện tự nhiên và góp phần diễn tả một cách chân thực, sinh động tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
- Tình huống truyện hấp dẫn, thu hút người đọc.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, nhân vật hiện lên sinh động qua ngoại hình, trang phục, cử chỉ, lời nói, hành động, tâm trạng.

mình sẽ cập nhập sau. Nhớ k cho mình nhé!

                                   #Dương Uyển Nhi#

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Sói~Trăng~cute
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Ly
Xem chi tiết