cho chủ đề:" HCM, vị lãnh tự vĩ đại của nhân dân VN". Hãy viết thành 1 đoạn văn thuyết minh
Cho chủ đề: "Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam". Hãy viết thành đoạn văn thuyết minh.
Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Bác là nhà cách mạng lỗi lạc, người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Người sinh ra tại quê ngoại Kim Liên, Nghệ An trong một gia đình có truyền thống Nho học. Năm 1911 với bí danh là Văn Ba, Người rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Suốt những năm tháng bôn ba ở nước ngoài Người đã tìm kiếm, học hỏi và nghiên cứu con đường cứu nước. Sau khi trở về Việt Nam, Người trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đi tới thắng lợi. Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, hạnh phúc của nhân dân.
Đề bài: Cho chủ đề: “Hồ Chí Minh vĩ đại của nhân dân Việt Nam” Em hãy viết thành một bài văn thuyết minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hóa thế giới, là vị cha già của dân tộc Việt Nam. Công lao trời bể của người đối với dân tộc Việt Nam là không thể đong đếm, Người đã hi sinh, dâng hiến cả cuộc đời vì dân, vì nước, vì nền độc lập của dân tộc. Hồ Chí Minh cũng là người mang đến ánh sáng hòa bình sau nhiều năm chịu ách nô lệ cho nhân dân Việt Nam, người đã mang đến cuộc sống tự do, độc lập cho cả một thế hệ Việt Nam hiện nay. Bởi vậy nên có thể nói, nhận định “Hồ Chí Minh là con người vĩ đại của nhân dân Việt Nam”
“Hồ Chí Minh là con người vĩ đại của nhân dân Việt Nam”, để hiểu được nhận định này, trước hết ta cần hiểu đến ý nghĩa của từ “vĩ đại”. “Vĩ đại” là từ dùng để chỉ những con người có tầm vóc lớn lao cả về tư tưởng cũng như bản lĩnh trên một lĩnh vực gì đó. Đặc biệt là những công lao ấy phải mang tính quần chúng, mang đến những tác động tích cực cho đông đảo con người. Trong tương quan ý nghĩa đó, ta có thể hiểu được chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta xứng đại với danh xưng “vĩ đại” ấy, người không chỉ có tình yêu nước mãnh liệt mà còn có những hành động, lí tưởng đẹp để bảo vệ nền độc lập cho dân tộc ấy.
Những năm cuối thế kỉ mười tám, đầu thế kỉ mười chín, cách mạng Việt Nam chìm sâu trong tăm tối của khủng hoảng. Dưới ách áp bức dã man của thực dân Pháp, nhân dân ta đã tiến hành rất nhiều cuộc đấu tranh chống Pháp, nhưng vì không có một đường lối đúng đắn, chưa có sự đoàn kết trong đấu tranh nên các cuộc nổi dậy này dù khiến cho quân Pháp khốn đốn nhưng cuối cùng đều chìm trong bể máu. Trong cái bế tắc của con đường cách mạng ấy, chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta mà khi ấy là người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng.
Nguyễn Ái Quốc đã đi sang các nước phương Tây để hiểu hơn về kẻ thù của dân tộc, cũng là quá trình tìm kiếm ánh sáng mới, có thể đưa cách mạng nước nhà ra khỏi bế tắc, khủng hoảng. Và trong quá trình hoạt động không biết mệt mỏi suốt hơn hai mươi năm, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác- Lê nin, tìm ra con đường cứu nước mới cho cách mạng Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản. Không chỉ chuẩn bị về tư tưởng cho cách mạng mà chủ tịch Hồ Chí Minh còn trực tiếp chỉ đạo cách mạng.
Trước hết, người đào tạo ra những người chiến sĩ cách mạng đầu tiên để có thể về nước truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác – lê nin và con đường cứu nước vô sản cho toàn thể đồng bào. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người gắn kết cách mạng Việt Nam với cách mạng Thế giới, làm cho cách mạng thế giới biết đến cách mạng Việt Nam, chẳng những vậy mà trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, quân và dân ta đã nhận được sự tương trợ tích cực từ các nước xã hội chủ nghĩa, mà điển hìn nhất chính là Liên Xô.
Người hợp nhất các Đảng thành một chính đảng duy nhất ở Việt Nam – Đảng cộng sản Việt Nam, dưới sự chỉ đạo thống nhất về đường lối và phương hướng đấu tranh, cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong hai cuộc kháng chiến, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra những quyết định, đường hướng đúng đắn cho cách mạng. Bởi vậy mà có thể nói, thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam một phần lớn là nhờ công lao của Hồ Chí Minh. Trước công lao của Người, nhà thơ Tố Hữu cũng đã từng bày tỏ niềm xúc động:
“Bác ơi tim Bác mênh mông quá
Ôm cả non sông, cả kiếp người”
Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà chính trị tài ba, lỗi lạc mà Người còn là một nhà văn hóa, một nhà văn, nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam, người đã để lại cho kho tàng văn học rất nhiều những tác phẩm có giá trị, không chỉ về nội dung tư tưởng mà còn là giá trị về thẩm mĩ, nghệ thuật. Những tác phẩm nổi tiếng của người có thể kể đến như: Ngục trung nhật kí, vọng nguyệt, tết nguyên tiêu, mộ (chiều tối).
Đối với con người Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là người cha già đầy thân thương của dân tộc. Hồ Chí Minh đã dành trọn cuộc đời của mình để giúp dân, giúp nước, mang lại ánh sáng hòa bình cho con người Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có tự chủ. Tuy bác đã mãi đi xa nhưng hình ảnh của Bác trong trái tim người Việt Nam không hề phai nhạt mà luôn tha thiết, khắc khoải ân tình. Tình cảm ấy như chính câu hát trong ngày chiến thắng: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hóa thế giới, là vị cha già của dân tộc Việt Nam. Công lao trời bể của người đối với dân tộc Việt Nam là không thể đong đếm, Người đã hi sinh, dâng hiến cả cuộc đời vì dân, vì nước, vì nền độc lập của dân tộc. Hồ Chí Minh cũng là người mang đến ánh sáng hòa bình sau nhiều năm chịu ách nô lệ cho nhân dân Việt Nam, người đã mang đến cuộc sống tự do, độc lập cho cả một thế hệ Việt Nam hiện nay. Bởi vậy nên có thể nói, nhận định “Hồ Chí Minh là con người vĩ đại của nhân dân Việt Nam”
“Hồ Chí Minh là con người vĩ đại của nhân dân Việt Nam”, để hiểu được nhận định này, trước hết ta cần hiểu đến ý nghĩa của từ “vĩ đại”. “Vĩ đại” là từ dùng để chỉ những con người có tầm vóc lớn lao cả về tư tưởng cũng như bản lĩnh trên một lĩnh vực gì đó. Đặc biệt là những công lao ấy phải mang tính quần chúng, mang đến những tác động tích cực cho đông đảo con người. Trong tương quan ý nghĩa đó, ta có thể hiểu được chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta xứng đại với danh xưng “vĩ đại” ấy, người không chỉ có tình yêu nước mãnh liệt mà còn có những hành động, lí tưởng đẹp để bảo vệ nền độc lập cho dân tộc ấy.
Những năm cuối thế kỉ mười tám, đầu thế kỉ mười chín, cách mạng Việt Nam chìm sâu trong tăm tối của khủng hoảng. Dưới ách áp bức dã man của thực dân Pháp, nhân dân ta đã tiến hành rất nhiều cuộc đấu tranh chống Pháp, nhưng vì không có một đường lối đúng đắn, chưa có sự đoàn kết trong đấu tranh nên các cuộc nổi dậy này dù khiến cho quân Pháp khốn đốn nhưng cuối cùng đều chìm trong bể máu. Trong cái bế tắc của con đường cách mạng ấy, chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta mà khi ấy là người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng.
P/ s : tham khảo nha
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với học sinh Trường Nghệ thuật Sân khấu Trung ương ở khu văn công Mai Dịch, Hà Nội, ngày 25-11-1961. Ảnh | TL |
Cái làm nên tầm vóc vĩ nhân là tư tưởng và sự nghiệp. Sự tác động, ảnh hưởng và sức lan tỏa của tư tưởng và sự nghiệp vĩ nhân còn ở đạo đức, nhân cách và văn hóa làm người mà con người mang tầm vóc vĩ nhân đó để lại dấu ấn trong lịch sử. Đại văn hào Pháp, Vích-to Huy-gô đã từng nói về vĩ nhân với tất cả sự khâm phục và ngưỡng mộ: "Trước một trí tuệ uyên bác thì tôi cúi đầu bái phục, trước một nhân cách cao cả thì tôi quỳ gối tôn thờ". Bác Hồ của chúng ta là một con người có cả trí tuệ uyên bác và nhân cách cao cả đó. |
Mọi thế hệ người Việt Nam và nhiều thế hệ bạn bè của Việt Nam trên trái đất này có ấn tượng sâu sắc không thể nào quên về Người, bởi còn cảm nhận được đời sống và lối sống hằng ngày của Người. Đó là đời sống, lối sống thanh tao, giản dị và tinh tế của một con người thực hành triết lý nhân sinh "vô ngã vị tha" ở tầm cao tư tưởng thời đại, ở sự kết tinh và thăng hoa những giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại. Nơi ở và làm việc của Người, những đồ dùng, vật dụng thân thương, gần gũi của Người nay đã trở thành kỷ vật thiêng liêng của lịch sử. Ngôi nhà sàn Người đã ở và làm việc giữa Thủ đô Hà Nội đã không chỉ hội tụ về đây đồng bào, chiến sĩ cả nước, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam mà còn biết bao bạn bè quốc tế. Thanh tao trong đời sống và lối sống Hồ Chí Minh là cả một nét đẹp văn hóa, cũng đồng thời là bản lĩnh văn hóa của Người. Thanh tao ấy là cốt cách của bậc hiền triết Á Đông, đậm bản sắc Việt Nam và cũng lấp lánh tinh thần minh triết Hồ Chí Minh. Người xa lạ với những lời lẽ đại ngôn, hoa mỹ, cầu kỳ mà sáo rỗng. Người suốt đời tránh xa những biểu hiện của đầu óc lãnh tụ, lúc nào cũng chỉ tâm niệm làm một người lính vâng lệnh quốc dân đồng bào, làm tròn trọng trách do dân ủy thác. Phút lâm chung, trên giường bệnh, Người vẫn chỉ nghĩ về dân, nhất là lo lắng cho nông dân, hỏi xem "đê vỡ có nhiều không", "đã kịp sơ tán dân chưa". Giữa cơn đau quặn thắt trái tim, Người vẫn hướng tới miền nam, hỏi tin "chiến trường miền nam hôm nay thắng ở đâu?". Người còn hỏi "sắp đến ngày khai trường rồi, đã lo trường sở, sách bút cho các cháu đến đâu rồi?". Người nói một câu cảm động khi những giọt nước mắt của Người nhỏ xuống mặt gối: "Bác không thể bỏ dân mà đi được". Đó chỉ là một vài chi tiết trong cuộc đời phong phú, cao thượng của Người. Đó là thanh tao của một con người chỉ sống để yêu thương, dâng hiến, quên mình. Thanh tao trong lối sống Hồ Chí Minh còn là sự hài hòa, yêu thương con người, yêu thiên nhiên, đất trời, cây cỏ, hoa lá, chim muông, tất cả đều là sự sống. Người "nâng niu tất cả chỉ quên mình". Người đặc biệt kính già, yêu trẻ, thương bộ đội, chiến sĩ dân công. Thanh tao Hồ Chí Minh là vẻ đẹp cao quý của đạo đức và tâm hồn. Người cảm thông, chia sẻ, đau nỗi đau của mọi người, mọi nhà. Người vui niềm vui từ một ánh trăng soi, một bông hoa nở, một nụ cười, tiếng hát trẻ thơ, đó là niềm hạnh phúc của Người. Hãy nghĩ về ngôi nhà sàn của Người và lời văn đầy xúc động của nhà nhân văn chủ nghĩa Phạm Văn Đồng: Người sống trong ngôi nhà sàn đơn sơ giản dị, ngát hương thơm cây cỏ hoa vườn nhưng tâm hồn thì lộng gió bốn phương thời đại. Thanh tao Hồ Chí Minh phản ánh trí tuệ, tâm hồn, tư tưởng và nhân cách của Người: Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu. Đó là bức họa chân thực và sinh động về nhân cách Hồ Chí Minh được vẽ bằng lời, sức khái quát rất cao, tính biểu cảm rất mạnh. Hồ Chí Minh mang lối sống giản dị và đây là một trong những gì làm nên tình thương mến của chúng ta đối với Người, làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút, thuyết phục của Người đối với bạn bè quốc tế, đến mức thu phục cả nhân tâm ngay ở phía đối phương. Giản dị kết tinh từ tất cả sự phong phú, sâu sắc, trải nghiệm cuộc sống. Người giản dị chứ không hề giản đơn. Đó là chỗ ta cần hiểu đúng về Người. Nông dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương báo cáo kết quả sản xuất với Đã từng có một danh ngôn: Giản dị là nỗ lực cao nhất và cuối cùng của bậc thiên tài. Giản dị trong lối sống Hồ Chí Minh là nét đặc sắc nhất của văn hóa Hồ Chí Minh. Đây là chỗ để Người hòa vào nhân dân và đời sống của dân, thấu hiểu lòng dân, thấu cảm nhu cầu, nguyện vọng của dân sâu nặng nghĩa tình nhất. Chân lý ở trong đời sống, nhân dân biểu đạt chân lý một cách thành thật, hồn nhiên nhất. Chân lý và Nhân dân, xét đến cùng đều mang một bản chất giản dị. Giản dị trong lối sống Hồ Chí Minh có cội nguồn từ đó nên bền bỉ, thực chất, tự nhiên. Ta hiểu vì sao, Người mang tri thức uyên bác Đông Tây kim cổ mà tuyệt nhiên không cao đạo, không hàn lâm bác học mà nghĩ suy và cảm xúc, mà nói và viết như lời ăn tiếng nói của người dân, truyền tải những tư tưởng lớn một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên đi thẳng vào lòng dân chúng như những lẽ phải thông thường. Trong lối sống Hồ Chí Minh còn có sự tinh tế, đặc biệt là tinh tế trong ứng xử, trở thành văn hóa ứng xử của Người. Có bao nhiêu chuyện kể mang tính huyền thoại về Người chỉ bởi vì sự ảnh hưởng, lan tỏa của Người về tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống và nhân cách là rất đỗi lớn lao. Là một đại trí thức nên trí thức, văn nghệ sĩ được làm việc, tiếp xúc với Người đều cảm nhận sâu sắc nét tinh tế trong ứng xử của Người. Là lãnh tụ của dân, Người đến với dân bằng cả tấm lòng mà cũng bằng cả tình thương, toát lên sự chân thành tinh tế. Là lãnh tụ của Đảng, Người là hiện thân của đạo đức, của văn minh, là linh hồn của đoàn kết, của "giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình", là "tự phê bình và phê bình có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau". Là người bạn lớn của nhân dân các dân tộc, Hồ Chí Minh đem tấm lòng chân thành và khiêm tốn, cả sự tinh tế đầy chất nhân văn và tình người để thắt chặt tình hữu nghị, đưa thế giới đến với Việt Nam và đem hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Hồ Chí Minh là tên Người, được Người dùng từ khi trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam cho đến khi Người viết Di chúc và còn vang vọng mãi ở đời. Tên gọi "Hồ Chí Minh" đã bao hàm lời giải thích về huyền thoại một con người, một cuộc đời: "Vì một lẽ thường tình, Bác là Hồ Chí Minh". Đó là sự gặp gỡ tự nhiên của thanh tao - Đó là tất cả sự sâu sắc, tinh tế mà từ lối sống của Người, chúng ta học tập, noi theo, làm theo Người mãi mãi. Là lãnh tụ của dân, Người đến với dân bằng cả tấm lòng mà cũng bằng cả tình thương, toát lên sự chân thành tinh tế. |
Cho câu chủ đề lịch sử có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại, hãy viết đoạn văn chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đất nước ta vốn là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá, bởi vậy luôn bị kẻ thù nhòm ngó rắp tâm xâm lược. Nhưng chưa khi nào dân ta cam chịu cảnh nô lệ lầm than, chưa khi nào bó tay nhìn giặc tràn sang xâm lấn. Từ những năm 40, Hai Bà Trưng với nỗi hận nợ nước thù nhà đã phất cờ nổi dậy đánh tuổi tên Thái thú Tô Định nhà Hán. Trong lời hịch xuất quân của Hai Bà có những lời thật hùng tráng:
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”.
Sau Hai Bà Trưng còn có Bà Triệu, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan,... liên tục nổi dậy chông ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc. Và đến năm 938, với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã khẳng định quyền tự chủ của đất nước, đưa giang san vào kỉ nguyên mới. Sau Ngô Quyền, tinh thần yêu nước của cha ông tiếp tục thể hiện đậm nét trong nhiểu chiến thắng lớn. Đó là ba lần đánh đuổi giặc Nguyên - Mông của vua tôi nhà Trần. Đó là đại chiến mùa xuân 1789 đánh quân xâm lược nhà Thanh của Nguyễn Huệ... Và gần thời đại chúng ta nhất là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, là đại thắng mùa xuân 1975 đầy hào sảng...
bác HCM là 1 vị lãnh tụ vĩ đại hết lòng lo cho nước lo cho dân tinh thần đó của Bác đã đc dùng làm đề tài rất nhiều trong văn học kháng chiến trong đó có bài thơ đêm nay bác khg ngủ của nhà thơ Minh Huệ (viết ít nhất 3 mặt giấy , có trích thơ)
Đề 1: Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người.
Mở bài
Giới thiệu về chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người cha già kính yêu của mọi người
Thân bài:
- Phân tích vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi là nhà lãnh đạo cách mạng
- Phân tích cương vị của người đứng đầu đất nước, cách đối xử của người đối với dân chúng
- Người trong vai trò là nhà danh nhân văn hóa có những đóng góp to lớn cho nhân loại
- Người là chiễn sĩ cách mạng
- Người là nhà thơ
- Phong cách sống, phong cách sinh hoạt của Người
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về Bác
Kết bài
Nhắc tới Người nhân dân chuộng hòa bình trên thế giới yêu mến, kính nể.
Nhân cách ngời sáng, tư tưởng chân lý của Người được mọi người noi theo, gìn giữ
Với câu chủ đề: "Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta", hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch, sau đó biến đoạn văn diễn dịch thành quy nạp
Tham khảo:
DIỄN DỊCH:
Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.
QUY NẠP:
Từ xưa cho đến nay, mỗi khi có giặc ngoại xâm thì tinh thần yêu nước của dân ta lại được thể hiện mạnh mẽ. Chẳng hạn như cuộc khởi nghĩ Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Rồi đến chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang, chiến thắng mùa xuân năm 1975 dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ đã đánh tan bọn giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi đất nước. Điều đó chứng tỏ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng của tinh thần yêu nước của dân ta.
Với câu chủ đề: "Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta", hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch, sau đó biến đoạn văn diễn dịch thành quy nạp.
Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.
Với câu chủ đề: lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta" hãy viết một đoạn văn quy nạp và 1 đoạn văn diễn dịch
Tham khảo:
*Quy nạp*
Từ xưa đến nay, nhiều cuộc nổi dậy chống lại lũ giặc ngoại xâm đã diễn ra rất tiêu biểu ở nước ta. Đầu tiên là trận đánh chống và thắng lợi hoàn toàn của Hai Bà Trưng với nghĩa quân Lam Sơn đầy nham hiểm. Tiếp theo là trận đánh của Ngô Quyền với trí thông minh dùng cọc cắm dưới sông nhờ sức nước thủy triều và đoàn kết đã tạo nên công lớn. Và hàng trăm cuộc đấu tranh khác như: Lê Lợi, Quang Trung ... cũng được tiếp tục. Qua đó đã khẳng định rằng: '' Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ''.
*Diễn dịch*
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đất nước ta vốn là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá, bởi vậy luôn bị kẻ thù nhòm ngó rắp tâm xâm lược. Nhưng chưa khi nào dân ta cam chịu cảnh nô lệ lầm than, chưa khi nào bó tay nhìn giặc tràn sang xâm lấn. Từ những năm 40, Hai Bà Trưng với nỗi hận nợ nước thù nhà đã phất cờ nổi dậy đánh tuổi tên Thái thú Tô Định nhà Hán. Trong lời hịch xuất quân của Hai Bà có những lời thật hùng tráng:
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”.
Sau Hai Bà Trưng còn có Bà Triệu, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan,... liên tục nổi dậy chông ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc. Và đến năm 938, với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã khẳng định quyền tự chủ của đất nước, đưa giang san vào kỉ nguyên mới. Sau Ngô Quyền, tinh thần yêu nước của cha ông tiếp tục thể hiện đậm nét trong nhiểu chiến thắng lớn. Đó là ba lần đánh đuổi giặc Nguyên - Mông của vua tôi nhà Trần. Đó là đại chiến mùa xuân 1789 đánh quân xâm lược nhà Thanh của Nguyễn Huệ... Và gần thời đại chúng ta nhất là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, là đại thắng mùa xuân 1975 đầy hào sảng...
Cho câu chủ đề : " Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. "
Hãy viết 1 đoạn văn thuyết minh diễn dịch cho câu chủ đề
Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác đã soi sáng con đường thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Làm thế nào người con bé nhỏ của xứ Nghệ có thể thực hiện được điều lớn lao ấy? Trước Bác cũng có rất nhiều người đi khắp thế giới, nhưng là đi thám hiểm, đi buôn, đi truyền đạo,… Người đi khắp thế giới để cứu dân tộc mình thì chỉ có một. Đó chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Đi đến đâu, Bác cũng để lại biểu tượng đẹp về lòng yêu nước. Bác lên tàu tìm đường cứu nước khi còn trẻ, nhưng lúc trở về, mái tóc Bác đã điểm bạc. Bác không tiếc cống hiến trọn tuổi thanh xuân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bác đã mang lại cuộc sống ấm no hằng mơ ước cho nhân dân Việt Nam. Tất cả những gì Bác đã làm, từ bé nhỏ đến lớn lao, đều xuất phát từ lòng yêu nước chân thành và mãnh liệt. Chính lòng yêu nước ấy đã tạo nên Bác Hồ, người anh hùng dân tộc của chúng ta ngày hôm nay.
Đoạn văn thuyết minh diễn dịch :
Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Đi bất cứ nơi đâu trên đất nước này, bạn cũng gặp hình ảnh của Người trong cuộc sống cũng như trong tâm hồn của mỗi người dân. Bác đã hiến trọn cuộc đời cho dân tộc. Mấy chục năm gian nan thử thách ở nước ngoài, Bác đã tìm cho dân tộc con đường đi cách mạng đế rồi từ đó, nhân dân ta đòi lại được tự do. Hình ảnh Bác đẹp trong lòng của mỗi người dân Việt không phải chỉ vì Bác đã đem đến cho chúng ta cơm áo tự do mà ngay từ trong cách sống, Bác đã là tấm gương cho tất cả mọi người. Bác sống giản dị và giàu tình cảm. Tôi chưa thấy ở nơi đâu, một vị Chủ tịch nước lại giản dị như thế. Người ăn mặc bình dân, Người sống hòa mình. Người bận trăm công ngàn việc mà vẫn dành thì giờ chăm lo từ những cụ già đến các bé nhi đồng nhỏ tuổi. Người sống trọn mình cho dân tộc chẳng vướng bận chút riêng tư. Tôi xem nhiều và đọc nhiều nhưng tôi chưa thấy ở đâu người ta yêu vị lãnh tụ của mình như thế! Thế mới biết ở giữa cái cuộc sống xô bồ và hỗn độn này muôn đế lại một cái gì, con người ta ngoài tài năng còn cần có thêm một nhân cách. Bác của chúng ta đẹp và trường tồn bởi Người có nhân cách đẹp và tài năng sáng chói. Dù mọi thứ đang liên tục đổi thay nhưng tôi tin khi giang sơn đất nước này còn thì người dân Việt sẽ còn nhớ đến Người và nhắc đến Người bằng cả một niềm kính yêu và trân trọng.
Hồ Chí Minh con người vĩ đại, lãnh tụ của một dân tộc:
Người đã có cho mình tình yêu nước nồng nàn, ý thức dân tộc. Ba mươi năm bôn ba xứ người, Người vừa làm tất cả những công việc nặng nhọc vừa học hỏi , tìm ra con đường Cách mạng, lối đi đúng đắn cho cả một dân tộc Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp Mĩ thành công, xây dựng lại đất nước theo con đường mới Bác đã hòan thành xuất sắc sứ mệnh của mình đối với nhân dân,với đất nước. Công lao của Bác có thể sánh với trời cao,biển rộng.