Những câu hỏi liên quan
trần nguyễn minh hà
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Thịnh
10 tháng 3 2020 lúc 20:41

Câu 2:

- Ăn no ấm bụng: nghĩa gốc, chỉ một bộ phận của cơ thể

- Bạn ấy rất tốt bung: nghĩa chuyển, tượng trưng cho tấm lòng của bạn ấy

- Chạy nhiều bụng chân rất săn chắc: nghĩa gốc, chỉ một bộ phận của cơ thể

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
doraemon
Xem chi tiết
hỏi đáp
10 tháng 3 2020 lúc 20:44

Trong câu chuyện: "Em bé thông minh" có những yếu tố hoang đườngkỳ ảo không? Có được xếp vào loại truyện cổ tích không?

TRl:

không hề ; nó không thể xếp vào loại truyện cổ tích vì không có yếu tố hoang đường ; chỉ có những câu hỏi vô lí của em bé thông minh mà thôi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Tại vì Em bé thông minh kể về nhân vật thông minh .Giải:Truyện cổ tích là truyện kể về các nhân vật như: (Sọ dừa là nhân vật xấu xí; Thạch Sanh là nhân vật bất hạnh;...)em bé thông minh cũng là một  kiểu nhân vật nên trong số đó nên cũng được coi là truyện cổ tích.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Won Yi
10 tháng 3 2020 lúc 20:46

 Câu chuyện: "Em bé thông minh"  không có những yếu tố hoang đườngkỳ ảo . Câu chuyện có được xếp vào loại truyện cổ tích. 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Trần Thanh Trúc
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
3 tháng 10 2019 lúc 7:53

Câu 1: Qua truyền thuyết Thánh Gióng, tác giả dân gian thể hiện ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước và thể hiện truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc.

Câu 2: 

- Tiếng đàn thần: phương tiện kí thác tâm sự của Thạch Sanh, giúp chàng minh oan và bày tỏ tình cảm với công chúa. Tiếng đàn đẩy lùi quân của 18 nước chư hầu. Đây là tiếng đàn của tình yêu thương và khát vọng hòa bình.

- Niêu cơm thần: hàng vạn người ăn mãi không hết -> niêu cơm biểu tượng cho sự ấm no, hạnh phúc, đủ đầy.

Bình luận (0)
Pham Duc Anh
Xem chi tiết
Lê Nam Phong
25 tháng 11 2016 lúc 19:26

câu trả lời ko liên quan tới toán

sory bạn bị trừ 100 điểm

Bình luận (0)
lethithuy
25 tháng 11 2016 lúc 19:35

Vì câu truyện nói về tính thông minh , sắc sảo , tài  phân sử  của các nhân vật  gắn với đời thực , không có yếu tố thần kì

Bình luận (0)
Đặng Yến Ngọc
26 tháng 10 2018 lúc 21:17

Mk nghĩ là vì nó là 1 câu chuyện hiếm có trong đời sống

Bình luận (0)
Mai Anh Pen Tapper
Xem chi tiết
ncjocsnoev
19 tháng 7 2016 lúc 16:24

* Truyện truyền thuyết :

- Bánh trưng bánh giày

- Thánh Gióng

- Sơn Tinh Thủy Tinh

- Sự tích Hồ Gươm

* Truyện cổ tích :

- Thạch Sanh

- Em bé thông minh

* Truyện ngụ ngôn :

- Ếch ngồi đáy giếng

- Thầy bói xem voi

- Chân , Tay , Tai , Mắt , Miệng

* Truyện cười :

- Treo biển

- Lơn cưới , áo mới

* Truyện trung đại :

- Con hổ có nghĩa

- Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

* Truyện ngắn

- Bài học đường đời đầu tiên

- Sông nước Cà Mau

- Bức tranh của em gái tôi

- Vượt thác

- Buổi học cuối cùng

* Thơ :

- Đêm nay Bác không ngủ

- Lượm

- Mưa

* Kí :

- Cô tô

- Cây tre Việt Nam

- Lòng yêu nước

* Truyện nhật dụng

- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

- Động Phong Nha

- Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử

Bình luận (0)
ncjocsnoev
19 tháng 7 2016 lúc 16:14

Câu 1 :

– Giống nhau :

+ Đều thuộc bộ phận văn học dân gian

+ Đều có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo

+ Có nhiều chi tiết (mô típ) giống nhau: Sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có những tài năng phi thường

– Khác nhau:

+ Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể, được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật(mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo)

+ Truyện cổ tích : Kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, mơ ước của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác…được cả người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật (mặc dù trong đó có những yếu tố thực tế)

Bình luận (0)
ncjocsnoev
19 tháng 7 2016 lúc 16:32

Câu 3 :
* Truyện Sơn Tinh , Thủy Tinh

Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho Mị Nương. Một hôm, cả Sơn Tinh (thần Núi) và Thủy Tinh (thần Nước) cùng đến cầu hôn. Trước hai chàng trai tài giỏi khác thường, vua bèn ra điều kiện: hôm sau, ai đem sính lễ đến trước sẽ cho cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút quân.

Từ đấy, cứ hằng năm, Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió, bão lụt để trả thù Sơn Tinh.

Bình luận (0)
yencba
Xem chi tiết
ʚTrần Hòa Bìnhɞ
7 tháng 8 2018 lúc 21:00

Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.

Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

Code : Breacker

Bình luận (0)
nguyenminhduc
Xem chi tiết
TV Cuber
15 tháng 3 2022 lúc 19:28

tham khảo

 

Các chi tiết kì ảo trong truyện " Sự tích Hồ Gươm "

+ Rùa thần cho Lê Lợi mượn gươm.

+ Thanh gươm sáng rực.

+ Trên gươm có khắc 2 chữ " Thuận Thiên "

=> 2 chữ " Thuận Thiân " khắc trên gươm có nghĩa là thể hiện tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến hợp trời, hợp lòng người.

+ Sau khi đánh xong, Rùa Thần đòi gươm.

=> Có nghĩa là khi hào bình, chúng ta ko cần tới gươm giáo. Dân tộc ta chỉ cần tới gươm khi chống giặc thôi

Bình luận (0)
Natsu Dragneel
15 tháng 3 2022 lúc 19:54

tham khảo

Các chi tiết kì ảo trong truyện " Sự tích Hồ Gươm "

+ Rùa thần cho Lê Lợi mượn gươm.

+ Thanh gươm sáng rực.

+ Trên gươm có khắc 2 chữ " Thuận Thiên "

=> 2 chữ " Thuận Thiân " khắc trên gươm có nghĩa là thể hiện tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến hợp trời, hợp lòng người.

+ Sau khi đánh xong, Rùa Thần đòi gươm.

=> Có nghĩa là khi hào bình, chúng ta ko cần tới gươm giáo. Dân tộc ta chỉ cần tới gươm khi chống giặc thôi

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 7 2019 lúc 5:00

Đáp án: B

→ Yếu tố hoang đường, kì ảo làm tăng sức hấp dẫn của truyện.

Bình luận (0)
vương mỹ hoa
Xem chi tiết
Phạm Thị Ngân Hà
28 tháng 9 2018 lúc 19:31

Vì đó là truyện được mọi người truyền tai nhau nói với lại không có thật nên gọi là truyện cổ tích

Bình luận (0)
kirishima Touka
28 tháng 9 2018 lúc 19:36

tuy không có yếu tố hoang đường nhưng truyện cổ tích là truyện nói về những nhân vật thông minh hay khỏe mạnh v..v.truyền truyền thuyết thì có yếu tố sử thi hoang đường nhưng sự thực và có vết tích từ xưa

Hơi khó hỉu thông cảm -_-ll

Bình luận (0)
vương mỹ hoa
30 tháng 9 2018 lúc 17:17

Cảm ơn các bn nhìu

Bình luận (0)