Những câu hỏi liên quan
Nhìn giề. Thấy tôi cute...
Xem chi tiết
Nhìn giề. Thấy tôi cute...
16 tháng 11 2023 lúc 21:24

       ⚠️SOS⚠️

Mọi người ơi giúp mình với 

Hu hu hu hu hu 😭😭😭😭😭😭🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳

Nguyễn Hà Khanh
16 tháng 11 2023 lúc 21:30

Nếu kiên trì, siêng năng thì almf cái gì cũng có thể thành công

NHỚ TICK MIK NHÉ

Tai Pham
22 tháng 11 2023 lúc 19:55

có cố gắng là có thành công

 

CÔN CHÚA HỌ NGUYỄN
Xem chi tiết
nguyễn văn lộc
6 tháng 10 2021 lúc 20:18

a) cần cù,chăm chỉ,siêng năng.mik chỉ nghĩ được 3 từ,còn lại bạn tự nghĩ nhé

KHINH LINH TỬ MỘC TRÀ
Xem chi tiết
Thư Minh Minh Thư
17 tháng 1 2021 lúc 10:50

- Siêng năng kiên trì giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống.

- Ca dao tục ngữ về siêng năng, kiên trì:

+ Có chí thì nên

+Có công mài sắt, có ngày nên kim

+Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

+Kiến tha lâu đầy tổ

+Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững 

Quỳnh hân
Xem chi tiết
Phạm Vương Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Lê Trần Anh Tuấn
10 tháng 11 2021 lúc 21:33
Siêng năng kiên trì :

+Làm bài tập đầy đủ
+Có kế hoạch, mục tiêu học tập
+Tích cực bảo vệ môi trường

trái với siêng năng kiên trì :  Lười biếng sống dựa dẫm ỷ lại
NgPhA
10 tháng 11 2021 lúc 21:38

- Trái nghĩa với siêng năng là: Lười biếng, sống dựa dẫm, ăn bám . . .

- Trái nghĩa với kiên trì là: nản lòng, chóng chán . . .

Biểu hiện: - nhác học, không chịu làm bài tập

- không học thuộc bài cũ . . .

IQ 300"2K3"
18 tháng 11 2021 lúc 21:48

việc làm siêng năng kiên trì:

 – Đi học chuyên cần.

   – Bài khó không nản chí.

   – Tự giác học, không chơi la cà…

   – Phụ giúp bố mẹ các công việc nhà…

trái với siêng năng kiên trì:

:)))

Vân Anh Trần Thị
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Chi
19 tháng 10 2021 lúc 16:32

Cậu tham khảo:

Bài 1: Nguyễn Ngọc Ký:

Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28 tháng 6 năm 1947, quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ). Năm 1951, khi lên 4 tuổi, Ký bị bệnh và dẫn đến bị liệt cả hai tay. Năm 7 tuổi, Ký rất muốn đến trường nhưng vì bệnh tật nên ông không thể đi học. Tuy khó khăn nhưng Ký vẫn miệt mài luyện tập viết chữ bằng chân, cũng như làm việc nhà bằng chính đôi chân của mình. Theo lời ông kể lúc đi xin học: "Thế là một hôm, vì nể gia đình nên cô giáo cho tôi vào lớp học, nhưng cô không tin rằng tôi viết được".

Nhờ vào nỗ lực của bản thân, năm 1963, Ký được tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Nam Định) cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc, ông đạt được hạng 5 và được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu Hồ Chí Minh. Từ năm 1966 đến 1970, ông học Ngữ văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Được cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khuyên nhủ, ông trở về quê Hải Hậu, Nam Định làm giảng viên.

Năm 1992, ông được nhận danh hiệu "Nhà giáo ưu tú".

Từ năm 1994, ông chuyển vào sống tại quận Gò Vấp,thành phố Hồ Chí Minh và từ đó đến năm 2005, ông được phân công nhiệm vụ dự giờ bài giảng của giáo viên cấp 2, chép lại, tổng hợp, rút kinh nghiệm, rồi đóng góp ý kiến.

Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: "Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết".

Ngoài ra, cuộc đời và quá trình luyện viết của ông đã được Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam cho vào những trang sách giáo khoa như một lời động viên rằng hãy tin vào chính mình và một ngày nào đó bạn sẽ nhận được thành quả xứng đáng.

Ông cũng được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước.

Hiện ông đã nghỉ hưu, tuần 3 lần phải chạy thận nhân tạo. Song với nghị lực và quyết tâm phi thường, ông vẫn miệt mài đi giao lưu với học sinh, vừa tiếp khách tư vấn tâm lí qua Tổng đài 1088 và vừa sáng tác tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2013, nhân dịp Nick Vijicic đến Việt Nam, ông là một trong 24 tấm gương "Hạt giống tâm hồn" của Việt Nam được vinh danh ở Trung tâm Hội nghị White Palace ( thành phố Hồ Chí Minh).Ông đã được kết nạp vào Hội Nhà Văn Việt Nam.

nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Ng%E1%BB%8Dc_K%C3%BD

bài 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Tinh thần tự học của Bác Hồ có thể thấy ngay từ việc Bác luôn tranh thủ thời gian học tập và có thể học với bất kỳ người nào. Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân đến nước Pháp xa xôi để tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bác đã đặt quyết tâm “Nhất định phải học nói, học viết cho kỳ được”. Ngay khi còn lênh đênh trên con tàu sang Pháp mỗi lúc rảnh rỗi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu nhờ hướng dẫn đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp ra sao, Bác đều dùng tay diễn tả. Tối tối, Bác ghi lại những từ mới vào sổ. Học được từ nào, Bác ghép chúng lại thành câu và thực hành luôn.

Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành từng bài. Sau một thời gian thu xếp ổn định chỗ ở và công việc trên đất Pháp, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp xin được tham gia viết bài đăng báo. Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người trong tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Mỗi lần bài viết của Bác được đăng, Bác vui mừng khôn xiết. Theo hướng dẫn của các chủ bút, Bác luôn xem lại từng câu, từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ nào, toà soạn báo đã sửa lại cho mình ra sao? Bác tập viết đi viết lại, khi viết diễn giải ra cho dài, cụ thể và chi tiết, lúc lại là những đoạn văn ngắn và súc tích.

Sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận đến đâu, Bác vẫn tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết, vừa giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa trau dồi kiến thức, học thêm cách viết. Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng dậy sớm, bắt tay vào viết từ 5 giờ đến khoảng 6 giờ rưỡi. 7 giờ sáng, Bác lại đi làm bình thường. Dù trời nóng hay rét, Bác cũng không nản chí. Thời gian cứ thấm thoắt trôi đi, đến năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, tiếng Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết. Do tòa soạn báo không có Ban biên tập cố định nên nhiều khi Bác phải “cáng đáng” mọi việc từ khâu sửa chữa, biên tập, đọc morat tới bán báo.

Ông Giôhanxơn - một họa sĩ người Thụy Điển đã gặp Bác và viết về Bác như sau: “Trong thời gian gặp nhau ngắn ngủi khoảng 4 tháng, Người đã học rất nhanh tiếng Thuỵ Điển và Người đã có thể làm cho người Thuỵ Điển hiểu một cách dễ dàng” (báo Buổi chiều, Thuỵ Điển ngày 26/12/1967). Trong bản khai lý lịch tham dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản tại Mátxcơva tháng 7 và 8/1935, Bác Hồ với bí danh là Lin đã khai ở mục thứ 18, biết “tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Quảng Đông, tiếng Ý, tiếng Đức”. Qua các tài liệu khác, chúng ta được biết, Bác còn nói được tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha…Trong những ngoại ngữ đó, có những tiếng Bác rất uyên thâm… Bác từng nói: “Biết tiếng nước người, ta dễ gây cảm tình lắm, gặp người dân thường mình cũng nói chuyện được dăm ba câu, nói được thì gây ảnh hưởng tốt lắm!”.

Sau này, khi tuổi đã cao, Bác vẫn học theo cách “tằm ăn dâu”. Đọc Nhân dân nhật báo Trung Quốc, gặp chữ nào mới, Bác vẫn ghi vào để học, có những danh từ khoa học không tra được trong từ điển thông thường, Bác viết thư hỏi ông Văn Trang làm ở Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, nhờ giải nghĩa cho Bác. Trước khi Bác đi thăm Inđônêxia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Hunggari… Bác đều ghi để học một số câu nói thông thường nhất. Bác không chỉ học ngoại ngữ mà còn học, hay nói đúng hơn là nghiên cứu nhiều lĩnh vực như lý luận, lịch sử, văn học, triết học, khoa học kỹ thuật, văn hoá… để vận dụng vào công việc của cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng, mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt lõi, là cách chủ yếu để nâng cao trình độ bản thân. Tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học. 

Tấm gương ham học, ham tìm hiểu của Người là nguồn cổ vũ, nguồn cảm hứng vô tận cho mỗi người dân Việt Nam xây dựng xã hội học tập hiện nay. Câu chuyện “Bác Hồ với tinh thần tự học” nhắc nhở chúng ta cần dành thời gian học tập theo tinh thần tự học của Bác, góp phần hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ mọi mặt, xử lý và hoàn thành một cách tốt nhất công việc được giao. 

Nguồn: https://www.evn.com.vn/d6/news/Bac-Ho-voi-tinh-than-tu-hoc-6-12-28030.aspx

 

Nguyễn Minh Sơn
19 tháng 11 2021 lúc 11:11

Tham khảo:

- Tấm gương về siêng năng, kiên trì mà em biết là thầy Nguyễn Ngọc Kí.

- Bài học rút ra từ tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Kí là: dù ở bất kể ở tình huống nào, hoàn cảnh khó khăn nào cùng cần phải lạc quan, chăm chỉ, cố gắng thích nghi, kiên trì học tập để trở thành người có ích cho xã hội.

Trần Thị Hà Phương Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hải Vân
18 tháng 12 2022 lúc 19:42

TK:

Giúp con người có quyết tâm hơn,... – Siêng năng thể hiện sự cần cù, tự giác, miệt mài trong công việc, làm việc một cách thường xuyên, đều dặn, không tiếc công sức. – Kiên trì là quyết tâm làm đến cùng, không bỏ dở giữa chừng mặc dù có khó khăn, gian khổ hoặc trở ngại.

Trần Thị Hà Phương Trần
Xem chi tiết
Hồ Gia Nhi
21 tháng 12 2022 lúc 9:54

-         Siêng năng kiên trì giúp con người vượt qua thử thách và hướng đến thành công. Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công, hạnh phúc trong cuộc sống.

-         Ví dụ: chăm chỉ học bài, làm bài tập về nhà, chăm chỉ lắng nghe cô giáo giảng bài, soạn bài trước khi đến lớp,...

sanhara
Xem chi tiết
Leonor
27 tháng 10 2021 lúc 19:50
Nick Vujicic

Nicholas James "Nick" Vujicic, sinh ngày 4 tháng 12 năm 1982) là một người truyền bá Phúc Âm và diễn giả truyền cảm hứng người Úc gốc Serbia, khi được sinh ra đã không có tứ chi mà chỉ có 1 bàn chân và 2 ngón chân nhỏ

 
10.Nguyễn Thu Huyền
27 tháng 10 2021 lúc 19:51

Tham khảo: Bạn Lan là bạn học cùng lớp lại ở gần nhà em. Gia đình Lan khó khăn hơn gia đình em nhiều. Bố bạn mất từ sớm, mẹ bạn ốm yếu lại nuôi thêm hai em nhỏ nên cuộc sống của Lan rất vất vả. Sau mỗi buổi học, Lan thường phụ mẹ đi bán hàng, làm việc gia đình giúp đỡ mẹ. Tối đến, sau khi dọn hàng, khuya muộn nhưng Lan vẫn cố gắng học bài và làm bài đầy đủ để mai đi học. Mặc dù vậy nhưng Lan vẫn luôn học tốt và luôn đứng đầu lớp. Lan thật xứng đáng cho các bạn khác noi theo.

Mon ham chơi
27 tháng 10 2021 lúc 19:51

(Tham Khảo)

Mạc Đỉnh Chi là vị trạng nguyên nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam về câu chuyện vượt khó vươn lên trong học tập.Tương truyền rằng,thuở nhỏ Mạc Đĩnh Chi vốn lanh lợi,thông minh.Những lại là con nhà ngheo người đen đủi, xấu xí.Hàng ngày mọi đứa bé khác đi học,thì ông lại phải vào rừng kiếm cũi.Vốn bản tính ham học,nhưng nhà lại nghèo không có tiền.Thế nên hàng ngày Mạc Đĩnh Chi luôn ghé đến lớp học của Thầy Đồ gần nhà trong làng,đứng ngoài cửa ngấp nghé với bó củi sau lưng để học ‘’ké’’.Nhiều ngày Thầy Đồ thấy tội nên đã cho vào lớp ngồi cùng các bạn.Mạc Đỉnh Chi rất vui mừng,thế nhưng ban ngày cậu phải kiếm sống, phải học tranh thủ vào buổi tối. Nhà nghèo không có đèn dầu để học cầu liền nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Không có vở để viết cậu dùng lá để thay giấy và tập viết.Ấy thế mà bằng nghị lực phi thường khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông đỗ Trạng nguyên. Không chỉ làm trạng nguyên Đại Việt, ông còn được phong làm “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa thời nhà Nguyên.

Chúc bn học tốt!!!