Những câu hỏi liên quan
Bin Mèo
Xem chi tiết
luna
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
6 tháng 1 2022 lúc 20:36

tự làm nha chứ đây lười lắm

Bình luận (1)
Dat Do
3 tháng 10 2022 lúc 19:48

Đối với mỗi người dân Việt Nam, ngày tết cổ truyền của dân tộc có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Tết là dịp để mọi thành viên trong gia đình sum vầy bên nhau thật hạnh phúc.

Mỗi khi Tết đến, mỗi người trong gia đình đều có những công việc riêng. Tuy ai cũng bận rộn, nhưng tất cả đều cảm thấy vui vẻ. Thích nhất vẫn là lúc cả nhà ngồi gói bánh chưng. Những chiếc lá rong xanh, hạt đỗ vàng, thịt mỡ và gạo trắng thơm. Tất cả được bàn tay khéo léo của bà, của mẹ gói thành những chiếc bánh chưng vuông vức.

 

Chiều ba mươi Tết, cả nhà cùng ăn bữa cơm đoàn viên ấm áp. Để chuẩn bị đón giao thừa mà khoảnh khắc ai cũng mong đợi. Khoảnh khắc giao thừa với nhau thì mọi người chúc nhau sức khỏe với công việc tốt. Tất cả ai cũng vui vẻ ăn uống cười nói. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Sáng mùng một, tôi thức dậy, khi bước ra cửa cảm giác khác với những ngày bình thường. Trời trong lành thời tiết ấm áp khác lạ.

Thế là một năm cũ đã qua, một năm mới đã đến, mọi người đều chúc nhau những điều may mắn cho một năm mới đã đến. Những ngày tết trôi qua thật nhanh khiến tôi cảm thấy có chút tiếc nuối. Yêu biết bao ngày tết cổ truyền của dân tộc.

Bình luận (0)
luna
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Trang
6 tháng 1 2022 lúc 9:07

Đối với mỗi người dân Việt Nam, ngày tết cổ truyền của dân tộc có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Tết là dịp để mọi thành viên trong gia đình sum vầy bên nhau thật hạnh phúc.

Mỗi khi Tết đến, mỗi người trong gia đình đều có những công việc riêng. Tuy ai cũng bận rộn, nhưng tất cả đều cảm thấy vui vẻ. Thích nhất vẫn là lúc cả nhà ngồi gói bánh chưng. Những chiếc lá rong xanh, hạt đỗ vàng, thịt mỡ và gạo trắng thơm. Tất cả được bàn tay khéo léo của bà, của mẹ gói thành những chiếc bánh chưng vuông vức.

 

Chiều ba mươi Tết, cả nhà cùng ăn bữa cơm đoàn viên ấm áp. Để chuẩn bị đón giao thừa mà khoảnh khắc ai cũng mong đợi. Khoảnh khắc giao thừa với nhau thì mọi người chúc nhau sức khỏe với công việc tốt. Tất cả ai cũng vui vẻ ăn uống cười nói. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Sáng mùng một, tôi thức dậy, khi bước ra cửa cảm giác khác với những ngày bình thường. Trời trong lành thời tiết ấm áp khác lạ.

Thế là một năm cũ đã qua, một năm mới đã đến, mọi người đều chúc nhau những điều may mắn cho một năm mới đã đến. Những ngày tết trôi qua thật nhanh khiến tôi cảm thấy có chút tiếc nuối. Yêu biết bao ngày tết cổ truyền của dân tộc.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thuỳ Linh
Xem chi tiết
Minh Nhân
15 tháng 2 2021 lúc 8:30

Bạn tham khảo nhé !!

 

Hàng năm, Tết cổ truyền có lẽ là ngày lễ lớn nhất từ lâu đời trong phong tục tập quán của người Việt Nam. Tết cổ truyền thực sự có ý nghĩa quan trọng trong tiềm thực của người Việt. Thứ nhất, ngày tết cổ truyền chính là đánh dấu kết thúc một năm cũ và đón chào một năm mới, một khởi đầu mới. Vào lúc này, mọi sự cũ, buồn phiền trong cuộc sống sẽ bị gạt qua một bên và mọi người cùng nhau đón năm mới sang, một sự khởi đầu mới cho vạn vật, vạn việc được tốt đẹp và thuận lợi. Thứ hai, ngày tết cổ truyền chính là ngày tết đoàn viên. Vào ngày này, anh em con cháu tụ họp về 1 nhà sau bao tháng ngày để cùng nhau sum họp, ăn những mâm cơm tình thân. Thứ ba, tết cổ truyền mang ý nghĩa của sự hiếu thảo. Khi tết sang, bàn thờ phải là nơi được dọn dẹp sạch sẽ nhất, khang trang nhất để thể hiện được sự tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên của mình. Tóm lại, ngày tết cổ truyền của VN mang ý nghĩa  của một sự khởi đầu mới cũng như những giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp khác của thế hệ trước.

 
Bình luận (0)
Nguyen Thi Kim Minh
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
12 tháng 9 2018 lúc 9:08

1. Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện sự tích các dân tộc:

- Sinh nở thần kì:

+ người vợ có mang và có bầu trong 7 năm 7 ngày 7 tháng mới sinh.

+ sinh ra một quả bầu. Vợ chồng nghe thấy tiếng cười đùa nhưng khi lại gần thì im bặt, người chồng định lấy dao chặt nhưng người vợ ngăn lại. 

- Các tộc người lần lượt ra đời:

+ Người vợ que củi trong bếp dùi lỗ ở đầu quả bầu, người Xá, Thái, Lự, Kinh lần lượt chui ra.

+ Người Xá chui ra trước, dính nhọ nồi nên đen.

+ Cuối cùng là người Kinh nên trắng.

2. Chi tiết các dân tộc đều sinh ra từ một quả bầu và đều được gọi là anh em Khốt Kho có ý nghĩa: giải thích nguồn gốc các tộc người Việt Nam. Nghĩa là tuy họ có tiếng nói, màu da, vốn văn hóa khác nhau nhưng đều có nguồn gốc chung, đều là anh em, vì vậy mà cần yêu thương, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau.

3. Cách lí giải về nguồn gốc của sự tích các dân tộc và truyện Con rồng cháu tiên:

- Giống: đều nhằm giải thích nguồn gốc và suy tôn giống nòi của dân tộc.

- Khác:

+ Trong Sự tích quả bầu, nguồn gốc giản dị và gần gũi - quả bầu. Còn trong Con Rồng cháu Tiên, nguồn gốc cao quý - Rồng, Tiên.

+ Trong Sự tích quả bầu, giải thích sự ra đời của các tộc người, của các dân tộc còn trong Con Rồng cháu Tiên chỉ lí giải sự ra đời của dân tộc Kinh.

+ Trong Sự tích quả bầu, sự ra đời của mỗi người ứng với từng dân tộc => nguồn gốc dân gian hóa.

   Trong Con Rồng cháu Tiên, sự ra đời của tộc người còn gắn với sự hình thành của nhà nước phong kiến đầu tiên - thời đại Hùng Vương.

=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Sự tích quả bầu đậm chất dân gian, giản dị và gần gũi.

=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Con Rồng cháu Tiên mang màu sắc kì ảo hơn, suy tôn nguồn gốc cao quý từ nòi Rồng giống Tiên và gắn với sự hình thành của nhà nước và các vị vua.

Bình luận (0)
TRƯƠNG MINH 	TRÍ
5 tháng 10 2020 lúc 20:24

bạn giúp tôi trả lời câu :

hãy tóm tắt nội dung chính của câu chuyện ,với

cảm ơn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Tạ Quỳnh Anh
16 tháng 4 2023 lúc 16:45

1. Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện sự tích các dân tộc:

- Sinh nở thần kì:

+ người vợ có mang và có bầu trong 7 năm 7 ngày 7 tháng mới sinh.

+ sinh ra một quả bầu. Vợ chồng nghe thấy tiếng cười đùa nhưng khi lại gần thì im bặt, người chồng định lấy dao chặt nhưng người vợ ngăn lại. 

- Các tộc người lần lượt ra đời:

+ Người vợ que củi trong bếp dùi lỗ ở đầu quả bầu, người Xá, Thái, Lự, Kinh lần lượt chui ra.

+ Người Xá chui ra trước, dính nhọ nồi nên đen.

+ Cuối cùng là người Kinh nên trắng.

2. Chi tiết các dân tộc đều sinh ra từ một quả bầu và đều được gọi là anh em Khốt Kho có ý nghĩa: giải thích nguồn gốc các tộc người Việt Nam. Nghĩa là tuy họ có tiếng nói, màu da, vốn văn hóa khác nhau nhưng đều có nguồn gốc chung, đều là anh em, vì vậy mà cần yêu thương, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau.

3. Cách lí giải về nguồn gốc của sự tích các dân tộc và truyện Con rồng cháu tiên:

- Giống: đều nhằm giải thích nguồn gốc và suy tôn giống nòi của dân tộc.

- Khác:

+ Trong Sự tích quả bầu, nguồn gốc giản dị và gần gũi - quả bầu. Còn trong Con Rồng cháu Tiên, nguồn gốc cao quý - Rồng, Tiên.

+ Trong Sự tích quả bầu, giải thích sự ra đời của các tộc người, của các dân tộc còn trong Con Rồng cháu Tiên chỉ lí giải sự ra đời của dân tộc Kinh.

+ Trong Sự tích quả bầu, sự ra đời của mỗi người ứng với từng dân tộc => nguồn gốc dân gian hóa.

   Trong Con Rồng cháu Tiên, sự ra đời của tộc người còn gắn với sự hình thành của nhà nước phong kiến đầu tiên - thời đại Hùng Vương.

=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Sự tích quả bầu đậm chất dân gian, giản dị và gần gũi.

=> Cách lí giải về nguồn gốc các dân tộc của Con Rồng cháu Tiên mang màu sắc kì ảo hơn, suy tôn nguồn gốc cao quý từ nòi Rồng giống Tiên và gắn với sự hình thành của nhà nước và các vị vua.

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Gia Hưng
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Cao Thế Vinh
Xem chi tiết
Dương Minh Anh
Xem chi tiết
Minh Nhân
14 tháng 5 2021 lúc 21:50

Em tham khảo nhé !

 Là người nhìn xa trông rộng, là người có mong muốn to lớn vào vận mệnh và lương lai của đất nước, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ đã chăm lo giáo dục và đặt niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, những người của tương lai. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên, Bác viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”.

       Đất nước chúng ta đã trải qua gần một thế kỉ dưới sự đô hộ của thực dân Pháp. Việc giành chủ quyền, độc lập đã đưa dân tộc ta lên một địa vị mới đầy vẻ vang-địa vị làm chủ đất nước mình trong độc lập, tự do. Tuy thế, một đất nước vẻ vang là phải giữ vững quyền độc lập tự do ấy. Mặt khác, đất nước vẻ vang còn phải hùng mạnh, giàu có, phải có nền quốc phòng hùng hậu đủ sức đánh bại mọi kẻ thù xâm lược để giữ vững chủ quyền, để xây dựng một nền kinh tế phát triển dân giàu nước mạnh. Đất nước như thế sẽ được các dân tộc khác yêu mến, kính trọng. Đất nước như thế là đất nước vẻ vang. “Dân tộc Việt Nam có sánh vai các cường quốc năm châu hay không?”, đấy là một vấn đề khác mà Bác đề ra. Một cường quốc phải là một nước giàu mạnh, hùng cường, đạt trình độ cao về mọi mặt kinh tế, văn hóa, quốc phòng, có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, một nền quốc phòng hùng hậu có thể sánh vai được với những cường quốc trên thế giới, có thể góp phần mình vào sự tiến bộ chung của nhân loại.

       Hai vấn đề to lớn trên là mong muốn của Bác Hồ, của toàn dân tộc ta. Mong muốn đó là hoàn toàn cần thiết và chính đáng, là mục tiêu to lớn và khát vọng của dân tộc chúng ta từ bao đời vươn tới tương lai.Nguyện vọng chính đáng đó chỉ có thể thực hiện được phụ thuộc vào phần lớn công lao học tập của thế hệ trẻ.

       Chúng ta biết rằng, dân tộc ta đã trải qua tám mươi năm nô lệ. Chúng ta xác định đất nước, giữ gìn độc lập với một gia tài nghèo nàn từ tay chế độ phong kiến lạc hậu hàng ngàn năm và chế độ thực dân khai thác thuộc địa. Muốn làm cho dân tộc ta vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu, có những bước tiến nhảy vọt cách xa chúng ta hàng thế kỉ, không có con đường nào khác là phải học tập để tiếp thu những tiến bộ và kinh nghiệm mà các quốc gia tiên tiến đã làm. Muốn thế, không chỉ dũng cảm và cần cù là đủ mà phải có trình độ học vấn cao để tiếp thu khoa học và những bí quyết thành công. Còn ai hơn tuổi trẻ đảm đương sứ mệnh đó. Thế hệ đang ngồi trên ghế nhà trường hôm nay, ngày mai sẽ là đội ngũ hùng hậu, tài năng xây dựng đất nước. Những kiến thức mà tuổi trẻ học tập được hôm nay sẽ áp dụng vào trong việc làm của nhiều năm sau. Đặt lòng tin và giao trách nhiệm đó cho tuổi trẻ chính là lòng yêu mến, trân trọng và một nhận thức đúng đắn, sáng suốt của một vị lãnh tụ đất nước.

       Nửa thế kỉ đã qua, lời nói cua Bác đã và đang trở thành hiện thực. Tuổi trẻ Việt Nam chúng ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã học tập tốt và làm chủ được các phương tiện vũ khí chiến đấu hiện đại như xe tăng, tên lửa, máy bay..., đã góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Trong xây dựng đất nước mấy chục năm qua từ sau ngày thống nhất và trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, tuổi trẻ Việt Nam đã và đang thực hiện được mong ước và niềm tin to lớn của Bác Hồ. Tuy nhiên, những năm đầu của thể kỉ XXI, việc phấn đấu để đưa đất nước ta lên một tầm cao mới, để có thể “sánh vai các cường quốc năm châu”, lại là nhiệm vụ của lớp trẻ chúng ta trong học tập và rèn luyện, làm việc từ trong các nhà trường hôm nay.

       Lời dạy của Bác là niềm tin của đất nước, là sứ mệnh lịch sử vẻ vang dân tộc giao phó cho tuổi trẻ chúng taHọc tập tốt, học tập không ngừng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vươn tới đỉnh cao của khoa học để xây dựng đất nước, sánh vai cùng các cường quốc năm châu là vinh dự, là trách nhiệm to lớn của tuổi trẻ chúng ta.

Bình luận (0)