Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Luyến Trần
Xem chi tiết
Đinhh Hườngg
Xem chi tiết
Trịnh Long
11 tháng 1 2020 lúc 18:13

Có vì :

Ta kí Hiệp Định Sơ bộ với mục đích:
--Tránh được 1 cuộc chiến đấu bất lợi
--Đẩy quân đội Trung Hoa Dân Quốc và tay sai ra khỏi nước ta
--Có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp
*Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ, Pháp tăng cường các hoạt động khiêu khích, tạo nên căng thẳng giữa ta và Pháp. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp bản Tạm ước nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp.

Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
11 tháng 1 2020 lúc 18:17

VÌ SAO TA KÝ HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ VÀ TẠM ƯỚC VIỆT - PHÁP?

Trước âm mưu thôn tính và tiếp tục áp đặt chính sách thuộc địa đối với Việt Nam của thực dân Pháp, cùng với đó là mưu đồ của chính quyền Tưởng Giới Thạch, Đảng ta đã nhận định chính xác, lựa chọn và quyết định nhanh chóng giải pháp tình thế để có thời gian chuẩn bị, sẵn sàng kháng chiến. Mục đích để tránh tình thế bất lợi, đồng thời nhằm bảo toàn lực lượng, củng cố vị trí đã chiếm được, chấn chỉnh đội ngũ cách mạng, bổ sung cán bộ, bồi dưỡng và củng cố phong trào. Mặt khác là để khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa quân Tưởng và bọn tay sai (bọn tay sai không muốn ta ký hiệp định với Pháp, vì khi quân Tưởng về nước, chúng sẽ mất chỗ dựa).

Trên cơ sở cân nhắc nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề, tính toán thiệt hơn, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ vào lúc 16 giờ 30 phút, ngày 6-3-1946 tại ngôi nhà số 38, phố Lý Thái Tổ (nay là Cung thiếu nhi Hà Nội) giữa đại diện Chính phủ Pháp là Xanh-tơ-ny (Jean Sainteny) - Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Đông Dương và Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa Hồ Chí Minh cùng Đặc ủy viên Hội đồng các bộ trưởng Vũ Hồng Khanh. Hiệp định ghi rõ “Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ của mình, tài chính của mình... Về việc thống nhất 3 kỳ của nước Việt Nam, Chính phủ Pháp cam đoan thừa nhận những quyết định của nhân dân trực tiếp phán quyết. Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng thân thiện tiếp đón quân đội Pháp vào thay thế quân đội Trung Hoa. 2 chính phủ thỏa thuận lực lượng thay thế quân đội Trung Hoa gồm có 10 ngàn quân Việt Nam thuộc quyền các nhà chức trách quân sự Việt Nam, 15 ngàn quân Pháp, kể cả số lính Pháp hiện đã đóng ở miền Bắc Việt Nam sẽ thay thế quân Tưởng, số quân này sẽ rút khỏi Việt Nam trong vòng 5 năm, mỗi năm một phần năm quân số”.

Ở đây xin được nói rõ hơn về cụm từ “quốc gia tự do” trong hiệp định, đây là kết quả của sự đấu trí, đấu tranh gay gắt giữa ta và Pháp trong suốt quá trình thương lượng. Ta yêu cầu Pháp phải công nhận Việt Nam là “quốc gia độc lập”, phía Pháp chỉ đồng ý thừa nhận ta là một nước “tự trị” để kìm ta trong một khuôn khổ nhất định của chủ nghĩa thực dân. Cuối cùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra cụm từ “quốc gia tự do” và được Chính phủ Pháp đồng ý.

Tuy hiệp định đã được ký kết, buộc phải thừa nhận tư cách pháp lý của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng thực dân Pháp vẫn muốn chia cắt 2 miền Việt Nam và bật đèn xanh cho các hành động quân sự nhằm tái chiếm Đông Dương. Để tránh nguy cơ chiến tranh trước mắt, thực hiện chủ trương sử dụng biện pháp ngoại giao là chính để có thời gian củng cố lực lượng, chúng ta đã rất kiên trì tiến hành các biện pháp ngoại giao thông qua những lần Hội nghị Phông-ten-nơ-blô (Fontainebleau) kéo dài từ ngày 6-7 đến 10-9-1946 và đi đến ký kết Tạm ước Việt - Pháp ngày 14-9-1946.

Ý NGHĨA VIỆC KÝ HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ VÀ TẠM ƯỚC VIỆT - PHÁP

Tuy việc ký Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước này chưa làm thỏa mãn ý nguyện của Chính phủ và toàn thể nhân dân Việt Nam, nhưng đó thật sự là sự tài tình của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tình thế lúc bấy giờ.

Về mặt quốc tế, ta bày tỏ cho thế giới thấy thiện ý của Việt Nam là luôn luôn theo đuổi một giải pháp hòa bình, bằng mọi cách tránh bạo lực, đổ máu không đáng có với quân Pháp. Làm cho nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới qua đó hiểu biết sâu hơn về tình hình Việt Nam, về Chính phủ Hồ Chí Minh. Đồng thời củng cố vững chắc về mặt pháp lý Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đối với trong nước, bằng việc ký hiệp định, ta hạn chế được rất nhiều kẻ thù của cách mạng (quân Tưởng và bọn tay sai, quân Anh, Nhật). Buộc Pháp phải điều Sư đoàn Bộ binh thuộc địa số 9, Binh đoàn Cơ động thiết giáp và một số bộ phận khác ra làm nhiệm vụ ngoài Bắc, làm cho lực lượng của Pháp bị phân tán, lực lượng ở miền Nam chỉ còn Sư đoàn Bộ binh thuộc địa số 3 thiếu và yếu. Ở Nam bộ và Nam Trung bộ, ta đã lợi dụng tình thế hòa hoãn và lực lượng Pháp bị dàn mỏng mà phát triển lực lượng, củng cố sự tin tưởng trong nhân dân. Nhờ có hòa hoãn với Pháp, cuộc kháng chiến của quân dân Nam bộ giành được thời cơ củng cố lực lượng, 1.100/1.230 thôn đã nổi dậy lật đổ hội tề, khôi phục lại chính quyền nhân dân, các đoàn thể cứu quốc và xây dựng lực lượng vũ trang tiến hành chiến tranh du kích. Như vậy, Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946 “là những phương thuốc hồi sinh cho Nam bộ và miền Nam Trung bộ”.

Đặc biệt, chúng ta đã tạo ra tình thế hòa bình để củng cố chính quyền cách mạng non trẻ, thi hành ráo riết các biện pháp nhằm xây dựng chế độ mới, trong đó tập trung diệt giặc đói và giặc dốt thành công. Khối đoàn kết toàn dân được củng cố và tăng cường. Chính quyền nhà nước được củng cố, như ban hành Hiến pháp 1946, thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Lực lượng vũ trang được đẩy mạnh xây dựng, quân đội quốc gia chính thức được thành lập, từ 5.000 quân lúc Cách mạng tháng Tám mới thành công đã phát triển lên 8 vạn, du kích tự vệ tới gần 1 triệu, các ngành quân nhu, quân giới, quân y được thành lập.

Như vậy, việc ký Hiệp định Sơ bộ là kết quả sự phân tích rất kỹ tình hình thế giới và Việt Nam lúc bấy giờ, bản hiệp định được ký kết trên cơ sở bình đẳng giữa ta và Pháp, không có một chút gì là nhân nhượng, thiệt thòi cho lợi ích của quốc gia, dân tộc. Bản Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước này là nghệ thuật “hòa để tiến”, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, chúng ta đã tạo ra khoảng thời gian cực kỳ quý báu để chuẩn bị mọi mặt. Và thực tế, khi tinh thần hòa hiếu của chúng ta không thể khuất phục được lòng tham của thực dân, đế quốc thì 20 giờ 3 phút ngày 19-12-1946, chỉ sau 3 tháng ký Tạm ước, với thời gian chuẩn bị tuy ít ỏi nhưng quý báu đó, toàn thể đồng bào cả nước đã nhất tề đứng dậy theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến 9 năm gian khổ với thực dân Pháp và kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Đánh giá sách lược hòa hoãn với kẻ thù thời kỳ 1945-1946, trong tác phẩm “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới”, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã viết: “Những biện pháp cực kỳ sáng suốt đó đã được ghi vào lịch sử cách mạng nước ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lê-nin-nít về lợi dụng những mâu thuẫn trong hàng ngũ địch và về sự nhân nhượng có nguyên tắc”.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
12 tháng 6 2019 lúc 16:22

Đáp án A

Trong lúc kí Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) lực lượng của ta còn yếu hơn Pháp nên phải nhượng bộ, chấp nhận những điều khoản bất lợi cho ta. Tuy nhiên, khi kí Hiệp định Giơnevơ, ta đã giành được những thắng lợi quân sự có tính chất quyết định nên nội dung Hiệp định Giơnevơ cũng thể hiện sự tiến bộ vượt bậc, đó là việc Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
26 tháng 11 2019 lúc 9:52

Chọn đáp án A

Trong lúc kí Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) lực lượng của ta còn yếu hơn Pháp nên phải nhượng bộ, chấp nhận những điều khoản bất lợi cho ta. Tuy nhiên, khi kí Hiệp định Giơnevơ, ta đã giành được những thắng lợi quân sự có tính chất quyết định nên nội dung Hiệp định Giơnevơ cũng thể hiện sự tiến bộ vượt bậc, đó là việc Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
24 tháng 3 2018 lúc 10:35

Đáp án D

Trong lúc kí Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) lực lượng của ta còn yếu hơn Pháp nên phải nhượng bộ, chấp nhận những điều khoản bất lợi cho ta. Tuy nhiên, khi kí Hiệp định Giơnevơ, ta đã giành được những thắng lợi quân sự có tính chất quyết định nên nội dung Hiệp định Giơnevơ cũng thể hiện sự tiến bộ vượt bậc, đó là việc Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
25 tháng 6 2018 lúc 2:02

Chọn đáp án D

Trong lúc kí Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) lực lượng của ta còn yếu hơn Pháp nên phải nhượng bộ, chấp nhận những điều khoản bất lợi cho ta. Tuy nhiên, khi kí Hiệp định Giơnevơ, ta đã giành được những thắng lợi quân sự có tính chất quyết định nên nội dung Hiệp định Giơnevơ cũng thể hiện sự tiến bộ vượt bậc, đó là việc Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
25 tháng 10 2019 lúc 12:24

Đáp án D

Trong lúc kí Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) lực lượng của ta còn yếu hơn Pháp nên phải nhượng bộ, chấp nhận những điều khoản bất lợi cho ta. Tuy nhiên, khi kí Hiệp định Giơnevơ, ta đã giành được những thắng lợi quân sự có tính chất quyết định nên nội dung Hiệp định Giơnevơ cũng thể hiện sự tiến bộ vượt bậc, đó là việc Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
16 tháng 8 2018 lúc 3:59

Chọn đáp án A

Trong lúc kí Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) lực lượng của ta còn yếu hơn Pháp nên phải nhượng bộ, chấp nhận những điều khoản bất lợi cho ta. Tuy nhiên, khi kí Hiệp định Giơnevơ, ta đã giành được những thắng lợi quân sự có tính chất quyết định nên nội dung Hiệp định Giơnevơ cũng thể hiện sự tiến bộ vượt bậc, đó là việc Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
16 tháng 12 2019 lúc 11:45

Đáp án D

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, ngày 10/10/1954 quân Pháp rút khỏi Hà Nội và quân ta tiến hành tiếp quản thủ đô. Ngày 16/5/1955, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng