cho mik hỏi: đại bàng vỗ cánh bao nhiêu hz ạ ?
Vệ sĩ của rừng xanh
Đại bàng ở Trường Sơn có hai loại phổ biến: loại lông đen mỏ vàng, chân đỏ và loại lông màu xanh cánh trả, mỏ đỏ, chân vàng.
Mỗi con đại bàng khi vỗ cánh bay lên cao nom như một chiếc tàu lượn. Nó có sải cánh rất vĩ đại, dài tới 3 mét. Và cũng phải nhờ sải cánh như vậy, nó mới có thể bốc được thân mình nặng gần ba chục cân lên bầu trời cao.
Cánh đại bàng rất khỏe, có bộ xương cánh tròn dài như ống sáo và trong như thủy tinh. Lông cánh đại bàng dài tới bốn mươi phân, rất cứng. Và đôi chân thì giống như đôi móc hàng của cần cẩu, những móng vuốt nhọn của nó có thể cào bong gỗ như ta tước lạt giang vậy.
Cánh đại bàng vỗ vào không khí tạo nên luồng gió phát ra những tiếng kêu vi vút, vi vút. Anh chiến sĩ đã gọi đó là dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời. Mặc dù có sức khỏe và được các loài chim nghiêng mình cúi chào, nhưng đại bàng cũng không cậy sức khỏe của mình để bắt nạt các giống chim khác.
Hình ảnh con chim đại bàng trở thành hình tượng của lòng khát khao tự do và tinh thần dũng cảm, đức tính hiền lành của nhân dân miền núi.
(Theo Thiên Lương)
Bài văn tả chim đại bàng ở vùng nào?
Vùng núi phía Bắc.
Vùng rừng núi Trường Sơn
Vùng Tây Nguyên.
Vùng đảo xa.
Bài văn tả chim đại bàng ở vùng núi Trường Sơn
trong câu chuyện đôi cánh của ngựa trắng đại bàng núi dành cho ngựa trắng " phải đi tìm chứ, cứ quấn chặt lấy mẹ biết bao giờ mới có cánh" có nghĩa là gì?
trả lời nhanh giúp mik nhé!
Có nghĩa là phải mạnh dạn đi đó đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng.
Chỉ có việc ham học hỏi, đi đây đi đó tìm hiểu mọi thứ xung quanh mình, khám phá nhiều hơn nữa những khả năng của bản thân mình mới có thể khiến bản thân ngày càng tiến bộ, ngày càng bay cao bay xa hơn, giống như ông cha ta từng răn dạy con cháu mình qua câu tục ngữ như :
Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ có ngày nào khôn
Có nghĩa là phải mạnh dạn đi đó đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng.
Chỉ có việc ham học hỏi, đi đây đi đó tìm hiểu mọi thứ xung quanh mình, khám phá nhiều hơn nữa những khả năng của bản thân mình mới có thể khiến bản thân ngày càng tiến bộ, ngày càng bay cao bay xa hơn, giống như ông cha ta từng răn dạy con cháu mình qua câu tục ngữ:
Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ có ngày nào khôn
Các bạn ơi, cho mình hỏi về môi trường sống, sinh sản, kiếm mồi, tập tính của vịt, ngỗng trời, chim cánh cụt, đại bàng đá, quạ, chim bói cá, kền kền
Giups mik vs
tần số vỗ cánh của con ruồi đen khi bay khoảng 350 Hz , trong khi đó con muỗi thì vỗ cánh 2400 lần trong 8 giây.
a) xác định tầng số vỗ cánh của con ruồi
.b) theo em ,chúng ta có thể nghe thấy tiếng vỗ cánh của con ruồi không ? giải thích? .
c) âm thanh khi phát ra khi bay của con ruồi đen hay muỗi nghe bổng hơn
Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Đôi cánh của Ngựa Trắng
Ngày xưa có một chú Ngựa Trắng, trắng nõn nà như một đám mây. Mẹ chú yêu chiều chú lắm, lúc nào cũng giữ chú bên cạnh, còn dặn: “Con phải ở bên cạnh mẹ và hí to khi mẹ gọi nhé!”. Ngựa Mẹ gọi Ngựa Con suốt ngày. Tiếng ngựa con hí làm Ngựa Mẹ hạnh phúc nên Ngựa Mẹ chỉ dạy con hí vang hơn là luyện cho con vó phi dẻo dai, đá hậu mạnh mẽ. Gần nhà Ngựa có Đại Bàng núi. Đại Bàng núi còn bé nhưng sải cánh đã vững vàng. Mỗi lúc nó liệng vòng, cánh không động, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng cứ loang loáng trên mặt đất. Đại Bàng núi bay tài giỏi như một phi cơ chiến đấu điêu luyện thời nay. Ngựa Trắng ước ao được bay như Đại Bàng, chú nói:
- Anh Đại Bàng ơi! Làm sao để có cánh như anh? Đại Bàng núi cười:
- Phải đi tìm chứ, cứ quấn chặt lấy mẹ biết bao giờ mới có cánh.
Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Chưa trọn ngày đường. Ngựa Trắng thấy biết bao nhiêu là cảnh lạ. Trời mỗi lúc một tối, sao đã lấp lánh trên bầu trời. Ngựa Trắng thấy nơm nớp lo sợ. Bỗng có tiếng "hú... ú... ú" mỗi lúc một một gần, rồi từ trong bóng tối hiện ra một gã Sói xám dữ tợn. Ngựa Trắng mếu máo gọi mẹ. Sói xám cười man rợ và phóng đến.
- Ôi! - Tiếng Sói xám rống lên - Một cái gì từ trên cao giáng rất mạnh vào giữa trán Sói xám làm Sói ta hốt hoảng cúp đuôi chạy mất. Thì ra đúng lúc Sói vồ Ngựa, Đại Bàng núi từ trên cao đã lao tới kịp thời. Ngựa Trắng òa khóc, gọi mẹ. Đại Bàng núi dỗ dành:
- Nín đi! Anh đưa em về với mẹ!
- Nhưng mà em không có cánh - Ngựa Trắng thút thít. Đại Bàng cười, chỉ vào đôi chân của Ngựa Trắng:
- Cánh của em đấy chứ đâu! Nếu phi nước đại em chạy như bay ấy chứ!
Đại Bàng núi sải cánh. Ngựa Trắng chồm lên. Bốn chân chú như bay trên không trung.
(Bài làm của học sinh)
Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Ngựa mẹ dạy con điều gì?
A. Dạy con phi nước đại.
B. Dạy con hí vang.
C. Dạy con đá hậu mạnh mẽ.
D. Dạy con rèn luyện sức khoẻ.
Một chú đại bàng đang bay thì gặp đàn chim sẻ bay qua đại bàng hỏi chị chim sẻ đầu đàn . Đàn chị có bao nhiêu bạn vậy chị chim sẻ trả lời là1/3 chúng tôi và cả chị nữa là 20 hỏi ban đầu đàn sẻ có bao nhiêu con
đàn sẻ có 57 con
1/3 đàn chim sẻ là: 20 - 1 = 19 (con)
Ban đầu đàn sẻ có số con là: 19 : 1/3 = 57 (con)
Một con chim đại bàng bay trong 1,5 giờ được 135 km. Hỏi vận tốc bay của con chim đại bàng đó với đơn vị là m/phút là bao nhiêu?
Vận tốc của con chim đại bàng đó là:
135 : 1,5 = 90km/h = 1500m/phút
vậy vận tốc con đại bàng bay vs đơn vị m/phút là: 1500m/phút
Đổi : 1,5 giờ = 90 phút ; 135 km = 135000m
Vận tốc bay của đại bàng là :
135000 : 90 = 1500 ( m / phút )
Trong 1 giờ con đại bàng đó bay được là:
135 : 1,5 = 90 (km)
Đổi 90km = 90000m
1giờ = 60 phút
Vận tốc con đại bàng đó với đơn vị m/phút là:
90000 : 60 = 1500 (m/phút)
Đáp số : 1500 m/phút
Cân nặng của con chim họa mi bằng 0,10% cân nặng của con chim đại bàng. Cân nặng của con chim đại bàng bằng 10% cân nặng của con voi. Hỏi mỗi con cân nặng bao nhiêu kg ? Biết rằng con đại bàng nặng hơn con họa mi 99,9kg
Câu nói của Đại Bàng núi dành cho Ngựa Trắng “Phải đi tìm chứ, cứ quấn chặt lấy mẹ biết bao giờ mới có cánh.” có nghĩa là gì?
Gợi ý:
“quấn chặt lấy mẹ”: cứ bám lấy mẹ, không chịu đi xa khám phá thì không bao giờ trưởng thành, giỏi giang được.
Trả lời:
“quấn chặt lấy mẹ”: cứ bám lấy mẹ, không chịu đi xa khám phá thì không bao giờ trưởng thành, giỏi giang được.