Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Cảnh Hùng
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Trinh
8 tháng 4 2017 lúc 2:06

- Hướng dẫn:

• Chọn cỡ chữ 18, phông chữ Arial

• Gõ tên bài thơ Mẹ ôm.

• Chọn cỡ chữ 14, phông chữ Times New Roman.

• Gõ nội dung bài thơ

• Căn lề bài thơ.

- Kết quả:

Bài thực hành 4 trang 79 SGK Tin học 4 | Giải bài tập Tin học lớp 4 hay nhất tại VietJack

Kim Vy 6/2 Trương Đỗ
Xem chi tiết
Dark_Hole
22 tháng 2 2022 lúc 11:17

Tham khảo:

 Trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm, hình ảnh Lượm hiện lên rất sinh động, cụ thể và rõ nét qua các chi tiết miêu tả của tác giả. Em hãy tìm các chi tiết tả trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói của Lượm, vừa đúng là một chiến sĩ liên lạc thực thụ lại vẫn mang nét hồn nhiên, vui tươi, tinh nghịch của một chú bé.

Đoạn thơ với thể thơ bốn tiếng, nhịp nhanh, sử dụng nhiều từ láy (loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh,...) góp phần thể hiện hình ảnh đáng yêu của Lượm - một chú bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến.

Câu thơ "Lượm ơi, còn không ?" đặt ở cuối bài thơ như một câu hỏi của nhà thơ, vừa đau xót vừa ngỡ ngàng, không muốn tin rằng Lượm đã không còn nữa. Hai khổ thơ cuối tái hiện hình ảnh Lượm nhanh nhẹn, vui tươi, hồn nhiên như đã trả lời cho câu hỏi trên bằng sự khăng định : Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi trong lòng nhà thơ và còn mãi với quê hương, đất nước.

Tham khảo đoạn văn sau :

Đọc bài thơ, hình ảnh chú bé liên lạc hiện lên với dáng vẻ nhanh nhẹn, tháo vát, hồn nhiên, đáng mến. Lượm say mê tham gia kháng chiến, bất chấp nguy hiểm. Rồi một hôm, vẫn như mọi lần, Lượm bỏ thư vào bao, khoác lên vai, bước nhanh trên con đường quê. Nhưng con đường Lượm đi đâu phải là con đường vàng nắng của chú chim chích trong buổi bình yên ! Lượm phải vượt qua nơi chiến sự ác liệt, đầy nguy hiểm. "Đạn bay vèo vèo" qua đầu nhưng Lượm không sợ. Cái bóng nhỏ bé của Lượm "Vụt qua mặt trận" để hoàn thành nhiệm vụ chuyển thư "Thượng khẩn":

                                                           Ca lô chú bé

                                                           Nhấp nhô trên đồng...

 

Nhưng:

                                                          Bỗng loè chớp đỏ

                                                          Thôi rồi, Lượm ơi !

chú ngã xuống, dòng máu đỏ tươi thấm đẫm làn áo vải. Lượm đã ngã xuống nhưng trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm nằm như đang chìm vào giấc ngủ say sưa trên thảm lúa. Tưởng như Lượm vẫn để lại trên môi nụ cười thanh thản, nụ cười ngây thơ và đáng yêu. Lượm vẫn còn mãi trong lòng dân tộc, trong mỗi chúng ta.

Trong bài Mưa, thể thơ tự do với những câu thơ ngắn (từ một đến bốn chữ, phần lớn là hai chữ) và nhịp nhanh, dồn dập cùng những động từ chỉ hoạt động khẩn trương đã góp phần quan trọng miêu tả cơn mưa rào mùa hè.

Một số trường hợp sử dụng phép nhân hoá có giá trị đặc sắc trong bài thơ : ông trời mặc áo giáp đen ra trận, muôn nghìn cây mía múa gươm, kiến hành quân, bụi tre tần ngần gỡ tóc, hàng bưởi đu đưa bế lũ con đầu tròn trọc lốc.

Trong ba ví dụ đầu, hình ảnh nhân hoá đã tạo nên khung cảnh một cuộc chiến đấu với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương : Ông trời mặc áo giáp đen là cảnh những đám mây đen phủ cả bầu trời. Muôn nghìn cây mía lá nhọn, sắc, lay động mạnh trong gió được hình dung như những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đông đảo. Kiến đi từng đàn vội vã và có hàng lối như một đoàn quân đang hành quân khẩn trương. Phép so sánh, nhân hoá ở đây vừa chính xác vừa độc đáo, lại phù hợp với không khí thời chiến (khi tác giả viết bài thơ này).

Hình ảnh trong bốn câu thơ cuối bài được tạo lập theo cách vừa tả thực vừa tượng trưng : Người cha đi cày về dưới trời mưa đã được tác giả nhìn như là đội sấm, chớp, đội cả trời mưa. Các câu thơ này đã dựng lên được hình ảnh con người không hề nhỏ bé trước sức mạnh của thiên nhiên, mà có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên, vũ trụ.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 5 2019 lúc 7:25

a,

Tôi thấy người ta có bảo rằng:

Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!

Một mình buồn bã trông với ngóng

Hướng xuống dương gian nỗi nhớ nhà.

b,

Vui sao ngày đã chuyển sang hè,

Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve

Nét mực tím giấu bàn tay mùa hạ

Lướt ngang trời bầy chim sẻ vừa qua

Lyzimi
Xem chi tiết
phuong phuong
29 tháng 6 2015 lúc 20:31

mẹ là chuối chín trên cây

gió lay mẹ rụng con ngồi xơi luôn

Nguyễn Thị Diệu Thảo
29 tháng 6 2015 lúc 21:46

mồng một mẹ mua mười một múi mít mật, mình móc một múi, mự minh mách mẹ mình, mẹ mình móc mát mình mắng mình mặt mo mặt mẹt.

( ko pải là thơ nhg **** cho mk nha)

TRẮNG
27 tháng 6 2016 lúc 20:38

mùng một mẹ mình mua một miếng mít mất một miếng mẹ mình mắng mình méo mỏ

Trần Đức An
Xem chi tiết
Khuyễn Miên
19 tháng 3 2019 lúc 18:56

SHDH???

Trần Đức An
19 tháng 3 2019 lúc 18:59

sách hướng dẫn học

Linh Linh
19 tháng 3 2019 lúc 19:02

I – CHUẨN BỊ Ở NHÀ

1. Đọc ba đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Đoạn 1:

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm.

 

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình dật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng.

 

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

ấm hơn ngọn lửa hồng…

Đoạn 2:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Trên phố đông người qua.

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài:

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay”.

 

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu…

Đoạn 3:

Em đi như chiều đi

Gọi chim vườn bay hết

Em về tựa mai về

Rừng non xanh lộc biếc

Em ở trời trưa ở

Nắng sáng màu xanh che.

Câu hỏi:

a) Các em đã học về thể thơ bốn chữ ở bài 24. Từ các đoạn thơ trên, hãy rút ra đặc điểm của thơ năm chữ (khổ thơ, vần, cách ngắt nhịp,…)

b) Ngoài các đoạn thơ trên em còn biết bài thơ, đoạn thơ năm chữ nào khác không? Hãy chép các bài thơ, đoạn thơ đó ra và nhận xét về đặc điểm của chúng.

Trả lời:

a) Thể thơ năm chữ:

Là thể thơ mỗi dòng năm chữ, còn gọi là ngũ ngôn.Có nhịp 3/1/2 hoặc 2/3Vần thơ thay đổi không nhất thiết là vẫn liền tiếp.Số câu cũng không hạn địnhBài thơ thường chia khổ, mỗi khổ thường bốn câu, nhưng cũng có khi hai câu hoặc không chia khổ.

b) Một số đoạn thơ năm chữ khác:

"Trăng ơi ... từ đâu đến?

Hay từ cánh rừng xa

Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà"

Đặc điểm:

Ngắt nhịp 2/3Vần gián cách: xa – nhà

Ghi nhớ

Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng năm chữ, còn gọi là thơ ngũ ngôn, có nhịp 3/2 hoặc 2/3. Vần thơ thay đổi không nhất thiết là vần thơ liên tiếp, số câu cũng không hạn định. Bài thơ thường chia khổ, mỗi khổ thường có bốn câu, nhưng có khi hai câu hoặc không chia khổ.

Phạm Bá Gia Nhất
Xem chi tiết
Nguyễn Bích Hạnh
6 tháng 1 2019 lúc 13:12


Làng tôi cũng có sông cùng núi
Núi nhỏ, con sông chảy lặng lờ
ngày ngày, tàu thuyền về neo đậu

Cảnh vật yên tĩnh tựa trời mây

1 khổ thôi nhé

Nguyễn Ngọc Khả Nguyên
Xem chi tiết
Trần Thị Đảm
25 tháng 9 2016 lúc 21:20

bạn nên soạn cả bài phiên âm cả bài thơ ; kết hợp cả câu hỏi hỏi về cái gì nữa

Amine cute
Xem chi tiết
Linh Phương
9 tháng 9 2016 lúc 19:36

Khái niệm chủ đạo trong các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc diễn tả đời sống nội tâm của con người.Thể lục bát là thể thơ một câu trên 6 tiếng câu dưới 8 tiếng
Tiếng 6 câu 1 vần tiếng 6 câu 2
Tiếng 8 câu 2 vần tiếng 6 câu 1

Dân ca những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc tức là những câu dân ca xong diễn xướng.

Ca dao: Những lời dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca.

Tình cảm gđ là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người VN.

Nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao, dân ca và những câu hát về tình cảm gđ là so sánh, nhân hóa và liệt kê.

Chúc bạn học tốt!