Những câu hỏi liên quan
Kurou Nguyễn
Xem chi tiết
trang kim yen dao thi
25 tháng 12 2016 lúc 22:06

1,* Sự ra đời của nước CH ND Trung Hoa

- Sau chiến tranh chống Nhật kết thúc, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến (1946 – 1949) giữa Đảng Quốc Dân và Đảng Cộng sản.
- Ngày 20/7/1946 nội chiến bùng nổ.
- Từ tháng 7/1946 đến tháng 6/1947: quân giải phóng Trung Quốc tiến hành chiến lược phòng ngự tích cực.
- Từ tháng 6/1947 đến 1949 quân giải phóng phản công lần lược giải phóng lục địa Trung Quốc.
- 01-10-1949 nước CHND Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông.

* Ý nghĩa :

- Sự ra đời nước CHNDTH đánh dấu thắng lợi của CMDTDC ở TQ
- Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xoá bỏ tàn dư phong kiến
- Đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do tiến lên CNXH.
- Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Bình luận (0)
trang kim yen dao thi
25 tháng 12 2016 lúc 22:12

2

Hoàn cảnh ra đời

Sau khi giành độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển .Để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi.Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.

Mục tiêu của ASEAN

Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Nguyên tắc hoạt động

Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả.

Viêt Nam gia nhập ASEAN có

- Thời cơ:
+ Trong kinh tế: thu hút vốn và kĩ thuật của các quốc gia tiên tiến trong khu vực, phát triển du lịch dịch vụ;
+ Về văn hóa giáo dục: Được giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các nền văn hóa truyền thống độc đáo, tiếp cận nền giáo dục ở các quốc gia tiên tiến;
Về an ninh-chính trị: chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, đảmt bảo ổn định chính trị của khu vực.
- Thách thức:
+ chênh lệch về mức sống và tăng trưởng;
+ Khác biệt về chế độ chính trị;
+ lai căng về văn hóa, dung nhập tệ nạn xã hội;
+ cạnh tranh với các nước đã có nền kinh tế phát triển hơn...

 

Bình luận (0)
trang kim yen dao thi
25 tháng 12 2016 lúc 22:15

3

a. Sự Phát triển kinh tế .

- Sau chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ trở thành nước giàu nhất, nắm ưu thế hơn hẳn về kinh tế tài chính trên toàn thế giới.

- Sản lượng công nghiệp Mỹ luôn chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn cầu (Hơn 56% vào năm 1948 ).

- Sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần tổng sản lượng của Anh, Pháp,CHLB Đức, Ý, Nhật cộng lại( 1949).

- Mỹ nắm trong tay gần ¾ dữ trữ vàng của thế giới (khoảng 24.6 tỷ đôla, năm 1949).

- Trên 50% tàu bè đi lại trên các biển.

- Trong nửa sau những năm 40 tổng sản phẩm quốc dân tăng trung bình hằng năm là 6%.

- Nền kinh tế Mỹ trong những thập niên 50, 60 chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

- GDP năm 2000 là 9 765 tỉ USD, thu nhập đầu người là 34 600USD, tạo ra 25% tổng sản phẩm của toàn thế giới.

- Trong khoảng 2 thập niên đầu chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.

b. Nguyên nhân kinh tế phát triển .

- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu khá thuận lợi.

- Mỹ có nguồn nhân công dồi dào, có trình độ kỹ thuật cao, năng động ,sáng tạo.

- Quân sự hóa nền kinh tế, thu lợi từ buôn bán vũ khí. Trong thế chiến II, Mỹ thu 114 đô la lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí.

- Áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.

- Trình độ tập trung tư bản và sản xuất ở Mỹ cao, các tập đoàn tư bản Mỹ có sức sản xuất và cạnh tranh có hiệu quả ở cả trong và ngoài nước.

- Chính sách điều tiết nền kinh tế của chính phủ có hiệu quả.

Nguyên nhân quan trọng nhất làm nền kinh tế Mỹ phát triển nhảy vọt sau chiến tranh thế giới thứ II là việc Mỹ đã khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần II và đã đạt được những thành tựu kỳ diệu trong việc sáng tạo ra những công cụ sản xuất mới (máy tính), nguồn năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch, măt trời), những vật liệu mới (chất polyme, nhũng vật liệu tổng hợp nhân tạo), cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp, cách mạng trong giao thông và thông tin liên lạc, trong khoa học vũ trụ và sản xuất vũ khí hiện đại…

- Nhờ đó Mỹ đã :

Ÿ Điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất .

Ÿ Cải tiến kỹ thuật làm năng suất tăng, giá thành hạ.

Ÿ Chính nhờ những thành tựu cách mạng khoa học - kỹ thuật này mà nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Mỹ đã có nhiều thay đổi khác trước.

Bình luận (0)
mèo xink
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
24 tháng 9 2017 lúc 18:18

Đáp án B

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh. Một trong những sự kiện quan trong dẫn đến Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới là sự ra đời của khối quân sự NATO do Mĩ đứng đầu – liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây nhằm chống lại Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Đồng thời là sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Vacsava – liên minh chính trị - quân sự mang tính phòng thủ của các nước Xã hội chủ nghĩa châu Âu.

Trong khi đó, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước Tây Âu lại tham gia vào NATO, điều này minh chứng rõ nét cho sự ủng hộ Mĩ trong chiến tranh lạnh của các nước này, đồng nghĩa trở thành đồng minh thân cận của Mĩ. 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
11 tháng 6 2018 lúc 10:08

Đáp án B

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh. Một trong những sự kiện quan trong dẫn đến Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới là sự ra đời của khối quân sự NATO do Mĩ đứng đầu – liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây nhằm chống lại Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Đồng thời là sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Vacsava – liên minh chính trị - quân sự mang tính phòng thủ của các nước Xã hội chủ nghĩa châu Âu.

Trong khi đó, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước Tây Âu lại tham gia vào NATO, điều này minh chứng rõ nét cho sự ủng hộ Mĩ trong chiến tranh lạnh của các nước này, đồng nghĩa trở thành đồng minh thân cận của Mĩ

Bình luận (0)
MiMi -chan
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
9 tháng 3 2019 lúc 16:01

Đáp án B

Sắp xếp các dữ kiện sau theo đúng trình tự thời gian là 5, 1, 2, 3, 4

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
19 tháng 5 2019 lúc 9:54

Đáp án B

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
1 tháng 5 2018 lúc 10:35

Đáp án B

Tại Hội nghị Pôxđam, ba cường quốc đã khẳng định nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hòa bình, dân chủ; tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít; thỏa thuận việc phân chia các khu vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh: quân đội Liên Xô chiếm đóng vùng lãnh thổ phía Đông nước Đức, quân đội Anh chiếm vùng Tây Bắc, quân đội Mĩ chiếm vùng phía Nam, quân đội Pháp được chiếm một phần lãnh thổ phía Tây nước Đức. Nhưng Mĩ, Anh và sau đó là Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, tháng 9 - 1949 lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức. Tháng 10 - 1949 được sự giúp đỡ của Liên Xô các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức.

Như thế, trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau. Sự ra đời của Cộng hòa Dân chủ Đức là một đòn giáng mạnh vào chính “ngăn chặn” của Mĩ.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
28 tháng 4 2019 lúc 14:09

Đáp án C
Sau chiến tranh lạnh, Mĩ đã cố gằng thiết lập một trật tự thế giới đơn cực do Mĩ hoàn toàn chi phối. Tuy nhiên sự trỗi dậy của Liên minh châu Âu (EU), cũng như các trung tâm kinh tế khác như Nhật Bản, Trung Quốc…lại thúc đẩy việc hình thành một trật tự thế giới đa cực.

Bình luận (0)