Những câu hỏi liên quan
trịnh minh anh
Xem chi tiết
Amee
26 tháng 3 2021 lúc 13:01

tham khảo

1.So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Trẻ em như búp trên cành

Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.

VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.

Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài).

Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…

VD:    Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước.

VD:             Mênh mông muôn mẫu màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ

Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

VD: Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng khen chồng bảo râu rồng trời cho.

8 Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Ví dụ:         Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

Bình luận (0)
Amee
26 tháng 3 2021 lúc 12:55

tham khảo

Các biện pháp tu từ đã học

Bình luận (2)
Amee
26 tháng 3 2021 lúc 12:59

tham khảo

1/ BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH
a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

 

2/ BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA
a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

 

3/ BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ
a/ Khái niệm: Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

 .

4/ BIỆN PHÁP TU TỪ HOÁN DỤ
a/ Khái niệm: Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

 

5) BIỆN PHÁP TU TỪ NÓI QUÁ, PHÓNG ĐẠI, KHO TRƯƠNG, NGOA DỤ, THẬM XƯNG, CƯỜNG ĐIỆU
- Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

 

6) BIỆN PHÁP TU TỪ NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH
- Khái niệm: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

 

7) BIỆN PHÁP TU TỪ ĐIỆP TỪ, ĐIỆP NGỮ
- Khái niệm: Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.

 

8) BIỆN PHÁP TU TỪ CHƠI CHỮ
- Khái niệm: Chơi chữ là biện pháp tu từ lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…. làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

 

9/ Biện pháp tu từ liệt kê

- Khái niệm: Liệt kê là biện pháp tu từ sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

 

 

10/ BIỆN PHÁP TU TỪ TƯƠNG PHẢN
- Khái niệm: Tương phản là biện pháp tu từ sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.

Bình luận (3)
Phùng Khánh Linh
Xem chi tiết
Hermione Granger
26 tháng 9 2021 lúc 13:42

1. So sánh

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc

2. Nhân hoá

– Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn

3. Ẩn dụ

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

4. Hoán dụ

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

5. Nói quá

– Tác dụng: Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

6. Nói giảm nói tránh

– Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

7. Điệp từ, điệp ngữ

– Tác dụng: Làm tăng cường hiệu quả diễn đạt như nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho câu thơ, câu văn.

8. Chơi chữ

– Tác dụng: Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị

Bình luận (1)
Tử Nguyệt Hàn
26 tháng 9 2021 lúc 13:52

Tham khảo
 

1/ Biện pháp tu từ so sánh

a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

b/ Cấu tạo của biện pháp so sánh:

- A là B:

- A như B:

Trong đó:

+ A – sự vật, sự việc được so sánh

+ B – sự vật, sự việc dùng để so sánh

+ “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.

c/ Các kiểu so sánh:

-   Phân loại theo mức độ:

+ So sáng ngang bằng:
+ So sánh không ngang bằng:
- Phân loại theo đối tượng:

+ So sánh các đối tượng cùng loại:
+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:

2/ Biện pháp tu từ nhân hóa

a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

b/ Các kiểu nhân hóa:

Trang chủ Ôn Luyện Ngữ Văn 12

CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ ĐÃ HỌC, KHÁI NIỆM VÀ TÁC DỤNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

Tổng hợp 10 biện pháp tu từ đã học trong chương trình Ngữ văn, khái niệm, tác dụng và ví dụ các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói giảm. nói tránh... mà các em cần ghi nhớMỤC LỤC NỘI DUNG1. Biện pháp tu từ là gì?2. Biện pháp tu từ so sánh3. Biện pháp tu từ nhân hóa4. Biện pháp tu từ ẩn dụ5. Biện pháp tu từ hoán dụ6. Biện pháp tu từ nói quá7. Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh8. Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ9. Biện pháp tu từ chơi chữ10. Biện pháp tu từ liệt kê11. Biện pháp tu từ Tương phảnBIỆN PHÁP TU TỪ LÀ GÌ?

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người người độc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện trong tác phẩm.

 

Mục đích của biện pháp tu từ là gì?

- Tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cảm hơn so với việc sử dụng ngôn ngữ thông thường.

Các biện pháp tu từ đã học là:

Các biện pháp tu từ đã học

So sánhNhân hóaẨn dụHoán dụNói quá, phóng đại, kho trương, ngoa dụ, thậm xưng, cường điệuNói giảm, nói tránhĐiệp từ, điệp ngữChơi chữLiệt kêTương phảnCHI TIẾT KHÁI NIỆM, TÁC DỤNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ ĐÃ HỌC1/ BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH

a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

Chi tiết nội dung bài học trong trương trình: Soạn bài So sánh

b/ Cấu tạo của biện pháp so sánh:

- A là B:

“Người ta  hoa đất”(tục ngữ)

“Quê hương  chùm khế ngọt”

(Quê hương  - Đỗ Trung Quân)

- A như B:

“Nước biếc trông như làn khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào”

(Thu vịnh – Nguyễn Khuyến)

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

 

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(Tiếng hát con tàu  - Chế Lan Viên)

- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

(Ca dao)

 Trong đó:

+ A – sự vật, sự việc được so sánh

+ B – sự vật, sự việc dùng để so sánh

+ “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.

c/ Các kiểu so sánh:

-   Phân loại theo mức độ:

+ So sáng ngang bằng:

“Người là cha, là bác, là anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”

(Sáng tháng Năm – Tố Hữu)

+ So sánh không ngang bằng:

“Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”

(Bầm ơi – Tố Hữu)

- Phân loại theo đối tượng:

+ So sánh các đối tượng cùng loại:

Ví dụ:

“Cô giáo em hiền như cô Tấm”

+ So sánh khác loại:

Ví dụ:

“Anh đi bộ đội sao trên mũ

 

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Em sẽ là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”

(Núi đôi – Vũ Cao)

+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:

Ví dụ:

“Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

(Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân)

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

(Ca dao)

2/ BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA

a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

Ôn lại kiến thức và làm bài tập vận dụng: Soạn bài Nhân hóa

b/ Các kiểu nhân hóa:

- Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…

- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:
- Trò chuyện với vật như với người:

3/ Biện pháp tu từ ẩn dụ

a/ Khái niệm: Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

 

b/ Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:

+ Ẩn dụ hình thức - tương đồng về hình thức

 

+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức

 

+ Ẩn dụ phẩm chất -  tương đồng về phẩm chất

 

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

 

c/ Lưu ý:

-  Phân biệt ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng:

+ Ẩn dụ tu từ: có tính lâm thời, tính cá thể, phải đặt trong từng văn cảnh cụ thể để khám phá ý nghĩa.

 

+ Ẩn dụ từ vựng: cách nói quen thuộc, phổ biến, không có/ ít có giá trị tu từ: cổ chai, mũi đất, tay ghế, tay bí, tay bầu,...

4/ Biện pháp tu từ hoán dụ

a/ Khái niệm: Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

 

b/ Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:

+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:

 

+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:

 

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:

 

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

 

Lưu ý:

Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:

-  Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng (giống nhau)

-  Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.

5) Biện pháp tu từ nói quá, phóng đại, kho trương, ngoa dụ, thậm xưng, cường điệu

- Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

 

6) Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh

- Khái niệm: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

 

7) Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ

- Khái niệm: Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.

 

- Điệp ngữ có nhiều dạng:

+ Điệp ngữ cách quãng:

 

+ Điệp nối tiếp:

 

+ Điệp vòng tròn:

 

8) Biện pháp tu từ chơi chữ

- Khái niệm: Chơi chữ là biện pháp tu từ lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…. làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

 

- Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, thường trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố,….

- Các lối chơi chữ thường gặp:

+ Dùng từ ngữ đồng âm

 

 

+ Dùng lối nói trại âm (gần âm)

 

+ Dùng lối nói lái

 

+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa

+ Dùng cách điệp âm

 

9/ Biện pháp tu từ liệt kê

- Khái niệm: Liệt kê là biện pháp tu từ sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

 

10/ Biện pháp tu từ Tương phản

- Khái niệm: Tương phản là biện pháp tu từ sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.

 

Bình luận (0)
vinh nguyen
Xem chi tiết
Doanh Phung
Xem chi tiết
nameless
21 tháng 8 2019 lúc 21:03

Câu văn đâu ?

Bình luận (0)
Doanh Phung
21 tháng 8 2019 lúc 21:05

tat ca cac bien phap tu tu da hc

Bình luận (0)

1. So sánh

– Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc

– Dấu hiệu nhận biết: Có các từ ngữ so sánh: “là”, “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Tuy nhiên, các em nên lưu ý một số trường hợp, từ ngữ so sánh bị ẩn đi.

Ví dụ:

+ Trẻ em như búp trên cành

+ Người ta  hoa đất

+ “Trường Sơn: chí lớn ông cha

    Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

2. Nhân hóa

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…

– Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…

Ví dụ:

+ “ Chị ong nâu nâu nâu nâu/ chị bay đi đâu đi đâu”

+ Heo hút cồn mây súng ngửi trời

3. Ẩn dụ

– Khái niệm: Ẩn dụ là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

– Dấu hiệu nhận biết: Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau

Ví dụ: Người cha mái tóc bạc/ đốt lửa cho anh nằm/ rồi Bác đi dém chăn/ từng người từng người một”

⇒ Người cha, Bác chính là: Hồ Chí Minh

4. Hoán dụ

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

– Dấu hiệu nhận biết: Đọc kĩ khái niệm

Ví dụ: “Áo nâu cùng với áo xanhNông thôn cùng với thành thị đứng lên”

⇒ Áo nâu đại diện cho người nông dân của vùng nông thôn, áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân của thành thị

5. Nói quá

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng

– Tác dụng: Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

– Dấu hiệu nhận biết: Những từ ngữ cường điệu, khoa trương, phóng đại so với thực tế

Ví dụ:  “Lỗ mũi mười tám gánh lông/ chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho”.

6. Nói giảm nói tránh

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển

– Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó:

Ví dụ: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi/ Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”

⇒ Ở 2 câu thơ này từ “đi” đã được sử dụng thay cho từ “chết” để tránh cảm giác đau thương mất mát cho người dân Việt Nam.

7. Điệp từ, điệp ngữ

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ

– Tác dụng: Làm tăng cường hiệu quả diễn đạt như nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho câu thơ, câu văn.

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, thơ

– Lưu ý: Phân biệt với lỗi lặp từ

Ví dụ: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

⇒ Từ “giữ” được nhắc lại 4 lần nhằm nhấn mạnh vai trò của tre trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

8. Chơi chữ

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ

– Tác dụng: Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị

Ví dụ: “Mênh mông muôn mẫu màu mưa/ mỏi mắt miên man mãi mịt mờ”

Lưu ý: Ẩn dụ và hoán dụ là 2 biện pháp tu từ học sinh hay nhầm lẫn nhất:

+ Ẩn dụ: So sánh ngầm 2 sự vật, hiện tượng có tính chất tương đồng nhau với hiệu quả tạo ra nghĩa bóng so với nghĩa gốc của nó

+ Hoán dụ: Lấy một sự vật, hiện tượng ngầm để chỉ cái lớn lao hơn

Trên đây là những chia sẻ của gia sư văn Hà Nội về 8 biện pháp tu từ thông dụng trong chương trình học của các em. Chúng tôi tin rằng bài viết này sẽ thực sự mang lại những kiến thức quý báu, giúp các em nhận biết, phân biệt và áp dụng tốt các biện pháp tu từ trong bài tập làm văn. Chúc các em đạt được thành tích cao trong học tập!

Bình luận (0)
Frɾund
Xem chi tiết
Frɾund
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
25 tháng 3 2020 lúc 8:45

+ Bài học đường đời đầu tiên : + So sánh : - Những ngọn cỏ gẫy rạp , y như có nhát dao vừa lia qua .

- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm đang làm việc

- Cái chàng Dế Choắt , người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện

- Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng , hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê .

- Chú mày hôi như cú mèo thế này , ta nào chịu được

+ Nhân hóa : ( Mình chỉ liệt kê mấy ý thôi nhé ! )

- Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu .

- Mỗi bước đi , tôi làm điệu dún dẩy các khoea chân , rung lên rung xuống hai chiếc râu .

-Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ ,....lên nhìn trộm

- Thỉnh thoảng , tôi ngứa chân đá anh Gọng Vó ....... đầm lên

- Còn Dế Choắt than thở thế nào , tôi cũng không để tai

-Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp em ...... em chạy sang ....

[ ....]

+ Sông nước Cà Mau : + So sánh :

- Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi , kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện

- Dòng sông Năm Căn mênh mông , nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác .

- Cá nước hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng

- Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước ,..... như hai dãy tường thành vô tận .

- Những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực ..... như những khu phố nổi ,.....ra khỏi thuyền

+ Nhân hóa : ( Liệt kê vài ý )

- Cây đước mọc dài theo bãi , theo từng lứa trái rụng ,...lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông ,... lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai

+ Bức tranh của em gái tôi : So sánh :

- Đến lượt bố tôi ngây người như không tin vào mắt mình

- Con mèo vằn vào tranh , to hơn cả con hổ nhưng nét mặt vẫn vô cùng dễ mến

- Rồi cả nhà - trừ tôi - vui như tết khi bé Phương , qua giới thiệu ......... thi vẽ quốc tế

- Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ

+ Nhân hóa : Theo mình không có biện pháp tu từ này trong đoạn văn

+ Vượt thác : + So sánh ( Vài ý )

- Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng ..... để về cho kịp

-Núi cao như đột ngột hiện ra ..... trước mặt

- Những động tác thả sào , rút sào nhanh như cắt .

-Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc ,.... giống như một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh hùng vĩ

- Dọc sườn núi , ....như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước

+ Nhân hóa : ( Vài ý )

-Dọc sông , những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm lặng nhìn xuống nước

- Núi cao như đột ngột hiện ra ..... trước mặt

- Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn

[...]

+ Buổi học cuối cùng : + So sánh :

- Thông thường , bắt đầu buổi học , tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố ,.... ''Yên một chút nào ! ''

- Tôi định nhân lúc ồn ào ,... mọi sự đều bình lặng như một buổi sáng chủ nhật .

- Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả ,...ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi ,..... ngang trang sách .

- Tôi còn đang ngạc nhiên về tất cả ,... và trang trọng như lúc tôi mới vào ,..... hết sức chú ý

- Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thấy chán ngán đến thế ,... như những người bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng khi phải giã từ

[...]

+ Nhân hóa : Không có biện pháp tu từ này trong đoạn văn : Theo ý mình .

+ Cô Tô : + So sánh : ( Vài ý )

- Nhìn rõ cả Tô Bắc ,... như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ơ đây .

- Sau trận bão , chân trời , ngân bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi .

- Tròn trĩnh , phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn

- Y như một mâm lễ tiến ra .... muôn thuở biển Đông

[...]

+ Nhân hóa : ( Vài ý )

- Mặt trời nhú lên dần dần , rồi lên cho kì hết

- Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại .... bạc nén

- Lòng giếng vẫn còn rớt lại vài cái lá ..... rồi quăng vào

-Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt ,.... đi đi về về .

+ Cây tre VN :

+ So sánh ( Vài ý ) :

- Cây tre là người bạn thân của nông dân VN ,.... VN

- Trong mỗi gia đình nông dân VN , tre là người nhà ,...đời sống hàng ngày

-Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ .

- Vớ chiếc điếu cày tre là khoan khoái .

[...]

+ Nhân hóa ( Vài ý )

- Tre , nứa , mai , vầu giúp người .... khác nhau

- Bóng tre chùm lên âu yếm ,... thôn

- Gậy tre , chông tre ... của quân thù

-Tre vốn cùng ta ,.... đánh giặc

Note : Hết rồi , mình đã hi sinh

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tạ Thiên Kim
26 tháng 3 2020 lúc 10:37

+ Bài học đường đời đầu tiên : + So sánh : - Những ngọn cỏ gẫy rạp , y như có nhát dao vừa lia qua .

- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm đang làm việc

- Cái chàng Dế Choắt , người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện

- Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng , hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê .

- Chú mày hôi như cú mèo thế này , ta nào chịu được

+ Nhân hóa : ( Mình chỉ liệt kê mấy ý thôi nhé ! )

- Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu .

- Mỗi bước đi , tôi làm điệu dún dẩy các khoea chân , rung lên rung xuống hai chiếc râu .

-Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ ,....lên nhìn trộm

- Thỉnh thoảng , tôi ngứa chân đá anh Gọng Vó ....... đầm lên

- Còn Dế Choắt than thở thế nào , tôi cũng không để tai

-Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp em ...... em chạy sang ....

[ ....]

+ Sông nước Cà Mau : + So sánh :

- Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi , kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện

- Dòng sông Năm Căn mênh mông , nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác .

- Cá nước hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng

- Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước ,..... như hai dãy tường thành vô tận .

- Những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực ..... như những khu phố nổi ,.....ra khỏi thuyền

+ Nhân hóa : ( Liệt kê vài ý )

- Cây đước mọc dài theo bãi , theo từng lứa trái rụng ,...lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông ,... lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai

+ Bức tranh của em gái tôi : So sánh :

- Đến lượt bố tôi ngây người như không tin vào mắt mình

- Con mèo vằn vào tranh , to hơn cả con hổ nhưng nét mặt vẫn vô cùng dễ mến

- Rồi cả nhà - trừ tôi - vui như tết khi bé Phương , qua giới thiệu ......... thi vẽ quốc tế

- Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ

+ Nhân hóa : Theo mình không có biện pháp tu từ này trong đoạn văn

+ Vượt thác : + So sánh ( Vài ý )

- Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng ..... để về cho kịp

-Núi cao như đột ngột hiện ra ..... trước mặt

- Những động tác thả sào , rút sào nhanh như cắt .

-Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc ,.... giống như một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh hùng vĩ

- Dọc sườn núi , ....như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước

+ Nhân hóa : ( Vài ý )

-Dọc sông , những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm lặng nhìn xuống nước

- Núi cao như đột ngột hiện ra ..... trước mặt

- Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn

[...]

+ Buổi học cuối cùng : + So sánh :

- Thông thường , bắt đầu buổi học , tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố ,.... ''Yên một chút nào ! ''

- Tôi định nhân lúc ồn ào ,... mọi sự đều bình lặng như một buổi sáng chủ nhật .

- Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả ,...ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi ,..... ngang trang sách .

- Tôi còn đang ngạc nhiên về tất cả ,... và trang trọng như lúc tôi mới vào ,..... hết sức chú ý

- Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thấy chán ngán đến thế ,... như những người bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng khi phải giã từ

[...]

+ Nhân hóa : Không có biện pháp tu từ này trong đoạn văn : Theo ý mình .

+ Cô Tô : + So sánh : ( Vài ý )

- Nhìn rõ cả Tô Bắc ,... như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ơ đây .

- Sau trận bão , chân trời , ngân bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi .

- Tròn trĩnh , phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn

- Y như một mâm lễ tiến ra .... muôn thuở biển Đông

[...]

+ Nhân hóa : ( Vài ý )

- Mặt trời nhú lên dần dần , rồi lên cho kì hết

- Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại .... bạc nén

- Lòng giếng vẫn còn rớt lại vài cái lá ..... rồi quăng vào

-Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt ,.... đi đi về về .

+ Cây tre VN :

+ So sánh ( Vài ý ) :

- Cây tre là người bạn thân của nông dân VN ,.... VN

- Trong mỗi gia đình nông dân VN , tre là người nhà ,...đời sống hàng ngày

-Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ .

- Vớ chiếc điếu cày tre là khoan khoái .

[...]

+ Nhân hóa ( Vài ý )

- Tre , nứa , mai , vầu giúp người .... khác nhau

- Bóng tre chùm lên âu yếm ,... thôn

- Gậy tre , chông tre ... của quân thù

-Tre vốn cùng ta ,.... đánh giặc

Note : Hết rồi , mình đã hi sinh

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ducduy Pha
Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 11 2021 lúc 20:16

Em tham khảo:

Bút pháp miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều?

Bình luận (0)
PRO DZ
Xem chi tiết
Su Su
Xem chi tiết