Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Vua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
(Hạt Gạo Làng Ta - Trần Đăng Khoa )
Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản trên
Câu 2: Tác giả sử dụng những biện pháp tu từ gì? Tác dụng của chúng như thế nào?
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ được sử dụng trong khổ thơ: Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy…
1.trong bài thơ hạt gạo làng ta,nhà thơ trần đăng khoa có viết hạt gaọ làng ta có bão tháng bảy có mưa tháng ba giọt mồ hôi sa những trưa tháng sáu nước như ai nấu chết cả cá cờ cua ngoi lên bờ mẹ em xuống cấy em hiểu đoạn thơ trên như thế nào'hình ảnh đối lập trong đoạn thơ gợi cho em những suy nghĩ gì' lưu ý ' là dấu hỏi
Viết đoạn văn từ 4-5 câu nói về nội dung đoạn thơ sau:
...Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
(Trần Đăng Khoa, SGK Tiếng Việt 5, tập 1, trang 139)
Tham khảo nha em:
Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng nghệ thuật liệt kê với sự xuất hiện hàng loạt các hình ảnh , hiện tượng tự nhiên : bão tháng bảy , mưa tháng ba , và cả giọt mồ hôi thấm đất của những người nông dân một nắng hai sương trên cánh đồng . Như vậy hạt gạo bé nhỏ -hạt ngọc đát trwoif được kết tinh từ những hương vị ngọt ngào , vị phù sa màu mỡ của đất trời ,.....đã cằn mình lên chống chọi với thiên nhiên cũng là bài ca lao động . Đó không phải chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần , chứa đựng cả những nỗi nhọc nhằn vất vả cũng như sự gắn bó vói ruộng đồng của con người quê hương . Ngoài ra tác giả còn sử dụng điệp từ " có "đứng đầu 2 dòng thơ cũng góp phần chứng minh điều đó . Với ngôn ngữ thơ giản dị ,giọng thơ vừa yêu thương tự hào Trần Đăng Khoa đẫtí hiện hình ảnh hạt gạo - hạt vàng ,là tinh túy của đất trời , kết đọng nét văn hóa 4000 năm mưa nắng nhọc nhằn ,vất vả .Từ đó lời thơ nhắn nhủ với mọi nhười : Hãy quý trọng hạt gạo và biết ơn những người lao động :
"Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần "
Tham khảo :
Đoạn thơ tập trung thể hiện những “ đắng cay ”mới có được hạt gạo dẻo thơm. Trong một bài ca dao ông cha đã từng nhắc nhở: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo ngon một hạt đắng cay muôn phần”. Vị đắng cay mà Trần Đăng Khoa muốn nói đến là nỗi vất vả trong khắc phục thiên tai để sản xuất của người nông dân. Những bão lụt, hạn hán dồn dập… Điệp từ “có” kết hợp với số từ “bảy”, “ba”, “sáu”, nhà thơ đã thể hiện được sự tàn phá ghê gớm của thiên nhiên. Bài thơ ca ngợi ý chí vượt khó của mẹ, của bà con nông dân trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên .
Trong bài hạt gạo làng ta nha thơ Trần Đăng Khoa có viết
Hạt gạo làng ta
Có bảo tháng Bảy
có mưa tháng ba
giọt mồ hôi sa
nhưng trưa tháng sáu
nước như ai nấu
chết cả cá cờ
cua ngoi lên bờ
mẹ em xuống cấy
Đoạn thơ giúp em hiểu được ý nghĩa gì của hạt gạo? hãy nêu rõ tác dụng của điệp ngữ và hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ trên
Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
Đoạn thơ giúp em hiểu được ý nghĩa gì của hạt gạo? Hãy nêu rõ tác dụng của điệp ngữ và hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ trên?
– Ý nghĩa của hạt gạo: Hạt gạo phải trải qua biết bao thử thách khó khăn của thiên nhiên với những cơn bão tháng báy (thường là bão to), những trận mưa tháng ba (thường là mưa lớn). Nhưng điều quan trọng hơn là hạt gạo còn có những giọt mồ hôi của con người lao động cần cù trong những ngày nắng nóng (Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy).
– Đoạn thơ sử dụng điệp ngữ có nhằm nhấn mạnh khó khăn của thiên nhiên; sử dụng hình ảnh đối lập Cua ngoi lên bờ nhưng Mẹ em xuống cấy. Nhằm gợi tả hình ảnh lao động vất vả của người mẹ, đồng thời nhấn mạnh giá trị to lớn của hạt gạo được làm ra.
Gợi ý
– ý nghĩa của hạt gạo: Hạt gạo phải trải qua biết bao thử thách khó khăn của thiên nhiên với những cơn bão tháng báy (thường là bão to), những trận mưa tháng ba (thường là mưa lớn). Nhưng điều quan trọng hơn là hạt gạo còn có những giọt mồ hôi của con người lao động cần cù trong những ngày nắng nóng (Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy).
– Đoạn thơ sử dụng điệp ngữ có nhằm nhấn mạnh khó khăn của thiên nhiên; sử dụng hình ảnh đối lập Cua ngoi lên bờ nhưng Mẹ em xuống cấy. Nhằm gợi tả hình ảnh lao động vất vả của người mẹ, đồng thời nhấn mạnh giá trị to llớn của hạt gạo được làm ra.
Gợi ý
– í nghĩa của hạt gạo: Hạt gạo phải trải qua biết bao thử thách khó khăn của thiên nhiên với những cơn bão tháng báy (thường là bão to), những trận mưa tháng ba (thường là mưa lớn). Nhưng điều quan trọng hơn là hạt gạo còn có những giọt mồ hôi của con người lao động cần cù trong những ngày nắng nóng (Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy).
– Đoạn thơ sử dụng điệp ngữ có nhằm nhấn mạnh khó khăn của thiên nhiên; sử dụng hình ảnh đối lập Cua ngoi lên bờ nhưng Mẹ em xuống cấy. Nhằm gợi tả hình ảnh lao động vất vả của người mẹ, đồng thời nhấn mạnh giá trị to llớn của hạt gạo được làm ra.
Trong bài thơ "Hạt gạo làng ta", nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết: Hạt gạo làng ta Có bão tháng 7 Có mưa tháng 3 Giọt mồ hôi xa Những trưa tháng 6 Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Của ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy. Đoạn thơ giúp em hiểu được ý nghĩa của hạt gạo? Hãy nêu rõ hình ảnh đối lập được sử dụng ở 2 dòng thơ cuối.
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng Bảy, có mưa tháng Ba
Giọt mồ hôi sa những trưa tháng Sáu
Nước như ai nấu chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ mẹ em xuống cấy.
Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài thơ HẠT GẠO LÀNG TA của Trần đăng khoa ,viết lại đoặn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức,Chỉ ra một động từ, một tính từ và một quan hệ từ mà em đã dùng trong đoạn văn
Động từ :
tính từ:
quan hệ từ:
Mùa hè,thời tiết nắng như đổ lửa,nhất là vào những trưa tháng 6.Trời nóng,cua phải ngoi lên bờ tìm chỗ trú.Nước nóng đủ làm chết cả cá cờ.Vậy mà mẹ em vẫn phải ra đồng cấy lúa.Lưng mẹ còng xuống,ướt đẫm mồ hôi.Mặt mẹ đỏ bừng, bàn tay gầy guộc thoăn thoắt nhổ những cây lúa.Thương mẹ biết bao nhiêu,mẹ ơi!
Động từ:cấy,chết,ngoi,nhổ
Tính từ:còng,đỏ bừng,ướt đẫm
Quan hệ từ: như
dựa vào nội dung khổ thơ sau, viết đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúc giữa trưa hè tháng sáu nóng bức:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
rưa hè thật oi ả, mọi vật như thiếp lặng dưới ánh nắng mặt trời. Thế mà mẹ em vẫn cặm cụi cấy lúa. Vóc người mẹ mảnh khảnh, làn da đỏ hồng dưới nắng ban trưa. Mẹ đội nón lá, đầu chít khăn ô, quần xắn ngang gối, trông mẹ thật chất phác.
Mẹ chăm chú cấy lúa. Tay trái nắm chặt bó mạ non, tay phải thoăn thoắt rút từng cây mạ để cấy xuống ruộng. Những cây mạ non như tươi tắn, chúng vui mừng, vì được mẹ đưa chúng trở về với đất. Bàn tay gầy gầy của mẹ cấy lúa thật nhanh, thật đều. Cánh tay rắn rỏi ấy cứ nhịp nhàng, thoăn thoắt cấy lúa. Đôi mắt thâm quầng của mẹ nhìn chăm chăm xuống khoảnh ruộng đang cấy. Những hàng lúa non thẳng tắp trước mặt mẹ. Chờ mẹ cấy xuống, để rồi chúng sẽ vươn lên đón lấy sự sống và hẹn mùa đơm bông, kết hạt. Mẹ vẫn cứ lom khom dưới ruộng, mặc cho hơi nước nóng bốc lên bao bọc lấy thân người. Nắng trời vẫn đổ xuống tấm lưng gầy của mẹ. Mặt mẹ đỏ bừng, mồ hôi thánh thót rơi trên ruộng nước. Chân mẹ đỏ bầm vì ngâm phải nước nóng dưới ruộng. Nước như ai đun sôi đến nỗi lũ cá cờ không sao chịu được, chúng chết la liệt trên đồng rộng. Còn lũ cua thì lổm ngổm bò lên bờ để tránh nóng, tìm lấy sự sống cho mình. Đúng là thời tiết khắc nghiệt của trưa tháng sáu. Ấy vậy mà mẹ vẫn cứ cấy lúa, mẹ không nao núng trước cái nắng như đổ lửa của trưa hè. Mẹ đang cấy trồng, đang gieo hạt giống cho mùa sau.
Có lẽ mẹ cũng đã thấm mệt. Thỉnh thoảng mẹ ngẩng đầu lên, lấy khăn ô lau nốt những giọt mồ hôi rơi cay cay trên khóe mắt. Thế rồi, mẹ lại tiếp tục cấy lúa. Đến bờ ruộng, mẹ nghỉ tay. Nhìn những hàng lúa non thẳng tắp, đôi mắt mẹ ánh lên một niềm vui, một niềm hi vọng ở ngày mai tươi sáng. Nhìn mẹ cấy lúa, em cảm thấy thương mẹ vô cùng. Ôi, mỗi hạt gạo làm ra chan chứa biết bao nhiêu vất vả, nhọc nhằn của mẹ. Em nguyện sẽ chăm ngoan, học giỏi dể mẹ vui lòng.
Sưu tầm
trong bài Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa cho biết:
hạt gạo làng ta
có bão tháng bảy
có mưa tháng ba
giọt mồ hôi sa
những trưa tháng sáu
nc như ai nấu
chết cả cá cờ
cua ngoi lên bờ
mẹ em xuống cấy
Em hieeruddoanj thơ trên ntn? H/a đối lập trong đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ gì? ( cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên)
Bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa viết năm 1969 khi nhà thơ còn là một cậu bé 11 tuổi. Thế mà bài thơ lại có tầm suy nghĩ của người lớn: chín chắn, chững chạc làm sao.
Tứ thơ của bài thơ được phát triển bắt đầu từ ý khái quát: hạt gạo được kết tinh từ những hương vị ngọt ngào của quê hương. Đó là hương đồng gió nội, là bài ca lao động, là lời ru của mẹ, là vị phù sa màu mỡ của đất đai quê nhà. Nhưng hạt gạo cũng còn được làm ra từ trong khó khăn của thiên tai, từ trong khói lửa của chiến tranh. Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá:
Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ khiến e có suy nghĩ : Các em tham gia một cách tự giác, chăm chỉ. Sự chăm chỉ ấy được bài thơ thể qua các từ: sớm, trưa, chiều. Sự đối lập giữa sức vóc bé nhỏ với công việc người lớn mà các em tham gia được tác giả khắc hoạ một cách khá ngộ nghĩnh và xúc động.
tác giả muốn nâng giá trị của hạt gạo thành “Hạt vàng làng ta”. Hạt gạo quý như hạt vàng. Điệp khúc “Hạt gạo làng ta” ở mỗi khổ thơ thể hiện được sự trân trọng tự hào của nhà thơ đối với quê hương. Ta có thể nhận ra những “hạt vàng” lấp lánh trong bài thơ.
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bẩy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Hạt gạo có được là bao công lao, bao vất vả của người nông dân. Thấm đượm những khó khăn vất vả của những ngày bão tháng bẩy, ngày mưa của tháng ba, những ngày nắng như thiêu như đốt của tháng sáu. Đó là bao vất vả khó nhọc, mồ hôi rơi xuống cánh đồng, cho dù Trần Đăng Khoa chỉ nhắc đến thời tiết trong đoạn này nhưng chúng ta có thể cảm nhận được nỗi cực nhọc của người nông dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để làm ra hạt gạo. Những từ ngữ " mồ hôi sa", "chết cá cờ", "cua ngoi lên bờ", như hiện rõ lên mồn một trước mắt chúng ta cái nắng nóng khủng khiếp của ngày hè, cái nóng như thiêu rụi, cua cá chịu đựng không thể nổi, "cá" đến "chết" và "cua" phải ngoi lên bờ, vậy mà "mẹ em" có nề hà gì, "mẹ" vẫn chịu đựng cái nóng đó để xuống cấy. Những vất vả đó được tác giả nói đến như một lời nhắc nhở đến người đọc, những người hưởng thành quả " hạt gạo", trân trọng giá trị lao động. Biết được những vất vả, những khó nhọc đó, mỗi khi cầm bát cơm, hạt gạo như dẻo thơm muôn phần.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa khi viết bài này còn là một cậu bé, ta đọc đoạn thơ này và cả bài thơ, cái mà làm ta có thể nhớ mãi, là sự nhẹ nhàng, nhịp điệu vui tươi, cái nhìn của trẻ thơ mà sâu sắc, mặc dù là vất vả và khổ cực đó, nhưng chính cái nhịp điệu đó đã không làm cho bài thơ có cái bi quan hay buồn bã, mà như một khúc nhạc vui, khúc hát lạc quan của người ra đi gieo giống và gặt vụ mùa bội thu, một niềm tin vào ngày mai vào tương lai.
Bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa viết năm 1969 khi nhà thơ còn là một cậu bé 11 tuổi. Thế mà bài thơ lại có tầm suy nghĩ của người lớn: chín chắn, chững chạc làm sao.
Tứ thơ của bài thơ được phát triển bắt đầu từ ý khái quát: hạt gạo được kết tinh từ những hương vị ngọt ngào của quê hương. Đó là hương đồng gió nội, là bài ca lao động, là lời ru của mẹ, là vị phù sa màu mỡ của đất đai quê nhà. Nhưng hạt gạo cũng còn được làm ra từ trong khó khăn của thiên tai, từ trong khói lửa của chiến tranh. Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay
Các khổ 2 và 3 của bài thơ tập trung thể hiện những “đắng cay”mới có được hạt gạo dẻo thơm. Trong một bài ca dao ông cha đã từng nhắc nhở: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo ngon một hạt đắng cay muôn phần”. Vị đắng cay mà Trần Đăng Khoa muốn nói đến là nỗi vất vả trong khắc phục thiên tai để sản xuất của người nông dân. Những bão lụt, hạn hán dồn dập… Điệp từ “có” kết hợp với số từ “bảy”, “ba”, “sáu”, nhà thơ đã thể hiện được sự tàn phá ghê gớm của thiên nhiên:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Bài thơ ca ngợi ý chí vượt khó của mẹ, của bà con nông dân trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
Những năm 60, 70, giặc Mĩ leo thang bắn phá miền Bắc. Chúng hòng phá hoại những thành quả xây dựng ta, nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Những trai làng phải lên đường đánh giặc:
Những năm bom Mĩ
Trút lên mái nhà
Những năm khẩu súng
Theo người đi xa
Ở quê nhà là các bà, các chị. Họ vừa phải sản xuất vừa phải chiến đấu để bảo vệ thành quả lao động của mình, bảo vệ quê hương bình yên với đồng lúa thẳng cánh cò bay. Ngày ấy, hình ảnh các cô gái súng quàng vai, lưng đeo băng đạn cả khi cày khi cấy trở thành một biểu tượng đẹp của con người Việt Nam. Đó là sự kết hợp đẹp giữa chiến đấu và sản xuất:
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông
Những năm tháng gian khổ ấy, các em thiếu nhi cũng muốn đóng góp một phần nhỏbé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước:
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất
Các em tham gia một cách tự giác, chăm chỉ. Sự chăm chỉ ấy được bài thơ thể qua các từ: sớm, trưa, chiều. Sự đối lập giữa sức vóc bé nhỏ với công việc người lớn mà các em tham gia được tác giả khắc hoạ một cách khá ngộ nghĩnh và xúc động.
Khổ cuối, tác giả nâng giá trị của hạt gạo thành “Hạt vàng làng ta”. Hạt gạo quý như hạt vàng. Điệp khúc “Hạt gạo làng ta” ở mỗi khổ thơ thể hiện được sự trân trọng tự hào của nhà thơ đối với quê hương. Ta có thể nhận ra những “hạt vàng” lấp lánh trong bài thơ.
Gạch chân dưới những danh từ xuất hiện trong câu thơ sau:
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Danh từ trong đoạn thơ:"Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy"
DT: trưa tháng sáu,cá cờ,cua,bờ,mẹ em
động từ là :nấu,ngoi,lên,xuống , cấy ,chết
danh từ :tháng 6,nước,cá cờ,cua,mẹ, em
hok tốt nha !