Nêu và số sánh tình huống truyện làng lặng lẽ sapa và chiếc lược ngà
Tóm tắt cốt truyện, tình huống chính và nêu chủ đề của các truyện ngắn: Làng (Kim Lân), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).
Truyện | Tóm tắt cốt truyện | Tình huống chính | Chủ đề |
Làng | Suốt mấy ngày ông Hai không dám ra khỏi nhà sau tin đồn làng chợ Dầu theo giặc. Khi tin đồn được cải chính, ông vui sướng, lại đi khoe làng của mình. | Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc Niềm vui của ông Hai khi nghe tin cải chính |
Ca ngợi tình yêu quê hương, làng quê, đất nước |
Lặng lẽ Sa Pa | Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa bốn nhân vật: ông họa sĩ, cô kỹ sư, bác lái xe và anh thanh niên phụ trách trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn | - Xe dừng đột ngột khi vừa qua Sa Pa | Khẳng định vẻ đẹp bình dị của con người lao động và ý nghĩa của những cống hiến thầm lặng |
Chiếc lược ngà | Ông Sáu tham gia kháng chiến, khi trở lại nhà thì con gái lên tám tuổi. Bé Thu không nhận ra cha. Đến lúc nhận ra cha cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Vào chiến khu, ông Sáu làm một chiếc lược ngà để tặng con. | Bé Thu nhất quyết không nhận cha - Lúc bé Thu nhận ra cha là lúc ông Sáu vào khu căn cứ - Ông Sáu hi sinh và chưa kịp trao cây lược ngà cho con |
Ca ngợi tình cha con sâu nặng |
hãy nêu những nét nổi bật ở mỗi nhân vật: ông hai (làng); người thanh niên (lặng lẽ sapa); bé thu (chiếc lược ngà)
Hãy nêu các điểm giống nhau của Truyện Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà
Người kể truyện trong truyện ngắn " Chiếc lược ngà " là ai?
Tác giả đặt nhân vật Ông Hai trong truyện ngắn " Làng" vào tình huống như thế nào?
Đoạn trích " Chiếc lược ngà" có mấy tình huống thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện?
1. Bác Ba
2. Tình huống nghe tin làng chợ Dầu theo giặc và khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính.
3. 2 tư tưởng: tình phụ tử thiêng liêng và sự yêu hòa bình, căm ghét chiến tranh.
liệt kê các sự việc chính của văn bản" làng", văn bản " lặng lẽ sapa" , văn bản" chiếc lược ngà"
Viết một bài văn kể lại một sự kiện (chi tiết) nào đó có ý nghĩa trong các văn bản lớp 9 đã học từ tuần 9 đến tuần 17 (có yếu tố nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm) cụ thể các truyện sau: Làng lặng lẽ sapa, chiếc lược ngà. (Giúp tớ với, tớ cần gấp)
Trong truyện ngắn "Chiếc Lược Ngà" những tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu ?
Tình huống truyện bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu là:
- Cuộc gặp gỡ của bé Thu và ông Sáu sau tám năm xa cách nhưng bé Thu không chịu nhận và gọi ông Sáu là ba. Trong giờ phút chia tay, bé Thu cất tiếng gọi "ba" đầy bất ngờ và thể hiện tình cảm thắm thiết với ông Sáu bằng cách hôn lên cả vết sẹo trên mặt ông Sáu.
- Chiếc lược làm từ vỏ đạn kết tinh tình cảm của ông Sáu dành cho đứa con gái bẻ bỏng của mình. Cây lược làm xong ông Sáu chưa kịp trao con đã hi sinh.
- Ngọn lửa với cách mạng đã được truyền từ ông Sáu sang bé Thu. Cô bé bướng bỉnh năm nào đã tiếp nối bước chân của cha trở thành cô liên lạc nhỏ góp sức của mình bảo vệ đất nước.
Tình huống bộc lộ sâu sắc tình cha con: - Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách nhưng bé Thu không nhận ra cha, đến lúc bé nhận ra cha và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. - Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng chưa kịp trao thì ông đã hi sinh.
Một trong những điểm mấu chốt của nghệ thuật truyện ngắn là xây dựng tình huống truyện. Nêu tình huống cơ bản của truyện Lặng lẽ Sa Pa và ý nghĩa của tình huống đó.
– Tình huống cơ bản của truyện là cuộc gặp gỡ tình cờ trong chốc lát của mấy người khách trên chuyến xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh cao Yên Sơn ở Sa Pa.
– Tạo ra tình huống ấy, tác giả giới thiệu nhân vật chính (anh thanh niên) một cách thuận lợi và nhất là để nhân vật hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác. Từ đó chủ đề và tư tưởng của tác phẩm được bộc lộ rõ.
Truyện “Chiếc lược ngà” có mấy tình huống được xây dựng?
Truyện được xây dựng trên hai tình huống cơ bản:
● Tình huống 1: Đó là cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải lên đường.
● Tình huống 2: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và lòng mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.
⇒ Như vậy, nếu ở tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha, thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc, thắm thiết của ông Sáu với con. Tình huống truyện ở đây mang đầy kịch tính chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ. Đó là những tình huống ngẫu nhiên song lại rất phổ biến, những tình huống đầy éo le mà chúng ta thường gặp trong chiến tranh. Song đặt các nhân vật của mình vào các tình huống ấy, nhà văn muốn khẳng định và ngợi ca: tình cha con thiêng liêng, sâu nặng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh.