Những câu hỏi liên quan
Lê Thị Bích Vân
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Hương
5 tháng 10 2016 lúc 13:06

phân biệt:
từ ghép thuần việt và từ ghép hán việt:
Giống:
_Đều là từ ghép có quan hệ với nhau về nghĩa
_Đều có từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
Khác:
_Từ ghép thuần việt:
Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
_Từ ghép Hán Việt:
Yếu tố chính có thể đứng trước hoặc đứng sau

Vd: Hán Việt: tư duy, thổ địa, tiên lợi, cốt nhục..

       thuần Việt: đợi chờ, máu mủ, xinh đẹp,…

 

Bình luận (0)
Trần Đình Trung
6 tháng 10 2016 lúc 9:39
phân biệt:
từ ghép thuần việt và từ ghép hán việt:
Giống:
_Đều là từ ghép có quan hệ với nhau về nghĩa
_Đều có từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
Khác:
_Từ ghép thuần việt:
Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
_Từ ghép Hán Việt:
Yếu tố chính có thể đứng trước hoặc đứng sau
NHỚ THANKS NHA:)>-  
Bình luận (0)
Trần Đình Trung
6 tháng 10 2016 lúc 9:39

Từ Hán-Việt (chữ Hán: 词汉越) là từ vựng sử dụng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Trung Quốc nhưng đọc theo âm Việt. Cùng với sự ra đời của chữ quốc ngữ, từ Hán-Việt ngày nay được ghi bằng ký tự Latinh. 
Từ Hán-Việt đã góp phần làm phong phú vốn từ của tiếng Việt, nhiều khi không tìm được từ thuần Việt tương đương để thay thế. Ngay cả ngày nay, khi muốn sử dụng một thuật ngữ mới, người ta đều có xu hướng dùng từ Hán-Việt. 

Ví Dụ: Khẩn Trương, Khai Trương, Báo Cáo, Báo danh, Bưu Cục, Bưu Kiện, Giáo Sư, Tái Kiến, Võ Thuật, Thái Cực Quyền, Sinh Nhật, Lễ Vật, Điện, Phi Cơ, Phi Trường, Thị Trường, Thương Trường, Thị Hiếu, Khán Giả, Thính Giả, Khai Trường, Hành Lí, Ngân Hàng, Bội Thực. Tổng, Hiệu, Tích Thương, . . . 

Từ ghép tiếng việt là một từ được ghép từ hai chữ khác nhau tạo thành một chữ mới. Ví dụ: vợ chồng, đánh nhau, đánh đấm, chửi rủa...

Bình luận (0)
Trần Hoàng Châu
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
11 tháng 11 2019 lúc 8:16

1. Từ láy toàn bộ: chiêm chiếp, đèm đẹp, xôm xốp.

Từ láy bộ phận: yếu ớt, liêu xiêu, lim dim.

2. nấm độc >< nấm tốt, nhẹ nhàng >< mạnh bạo, người khôn >< người dại

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Baekhyun EXO
Xem chi tiết
Thỏ Cute
23 tháng 11 2016 lúc 18:16

Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,... nào đó, hoặc đồng thời cả hai

VD: Mẹ em vừa mua cho em một qủa mít

mẹ vừa mua cho em một trái mít

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

VD:

Ông ấy cười khanh khách

Nhà ông ấy đang có khách

 

Bình luận (0)
Baekhyun EXO
23 tháng 11 2016 lúc 18:17

giúp đi mà , mai mình thi rùi

 

Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
16 tháng 4 2017 lúc 6:19

- Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng nhà nước.

   + Đây là hình thức tham gia của mọi công dân một cách bình đẳng và trực tiếp vào các quyết định trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… theo biểu quyết đa số, là sự thể hiện một cách trực tiếp ý chí của chủ thể quyền lực về những vấn đề quan trọng nhất.

   + Ví dụ: Tất cả công dân đủ điều kiện trực tiếp đi bỏ phiếu bầu ra những người mình tin tưởng, đủ đức đủ tài vào trong Hội đồng nhân dân các cấp và các đại biểu quốc hội.

- Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, đất nước.

   + Là hình thức nhân dân thể hiện quyền làm chủ của mình, tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua hoạt động của những người đại diện, cơ quan đại diện của mình ở các cấp chính quyền như ở Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân.

   + Là hình thức thực hiện hóa quyền làm chủ của người dân. Cơ cấu tổ chức của hình thức dân chủ gián tiếp cho phép bao quát toàn bộ lãnh thổ từ địa phương đến trung ương, cho phép người dân làm chủ trên mọi lĩnh vực của cuộc sống.

   + Ví dụ: Đại biểu quốc hội là người đại diện cho nhân dân, được sự ủy thác của nhân dân, thay mặt nhân dân tham gia xây dựng các đạo luật để quản lí xã hội.

Bình luận (0)
Mai Ngọc
Xem chi tiết
Lê Duy Hiển
22 tháng 9 2021 lúc 18:17

Từ ghép chính phụ là sự kết hợp giữa yếu tố chính và yếu tố phụ trong từ. Trong đó yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật lớn hơn, đặc trưng hơn, bao quát hơn, còn yếu tố phụ thường để cụ thể hóa sự vật, loại đặc trưng của nó. 

Ví dụ: Như ở trên ta phân tích từ ghép “hoa hồng”

+ Hoa: chỉ tổng thể các loài hoa trên trái đất

+ Hồng: chỉ cụ thể đặc trưng về màu sắc, giống hoa thì gọi là hoa hồng. Phân biệt với hoa cúc, hoa mai, hoa dâm bụt… 

Từ ghép đẳng lập là từ ghép có hai từ cấu tạo thành có quan hệ bình đẳng. Từ ghép đẳng lập có nghĩa rộng hơn so với từ ghép chính phụ.

Nghĩa của từ ghép đẳng lập mang ý nghĩa tổng hợp, ý nghĩa chỉ loại sự vật, đặc trưng chung. 

Ví dụ: 

đường sá, bếp núc, nhà cửa, ao hồ, sông suối, làng mạc, giày dép, bút thước, đất nước…

Bình luận (0)
Minh Anh
Xem chi tiết
Toán học is my best:))
19 tháng 11 2019 lúc 20:21

a)Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.

VD: con bò ( từ)  con ( tiếng)

b)Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo nên. Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên

VD: bò ( từ đơn) ; cần tây ( từ ghép)

c)mik lười lắm c tra web  nha bạn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phan Tiến Nghĩa
20 tháng 11 2019 lúc 14:48

kham khảo

Kinh nghiệm giúp học sinh nhận biết Từ đơn, Từ ghép, Từ láy - Dạy học online

vào thống kê 

hc tốt 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Huyền Trang
31 tháng 3 2017 lúc 17:16

- Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng nhà nước.

+ Đây là hình thức tham gia của mọi công dân một cách bình đẳng và trực tiếp vào các quyết định trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… theo biểu quyết đa số, là sự thể hiện một cách trực tiếp ý chí của chủ thể quyền lực về những vấn đề quan trọng nhất.

+ Ví dụ: Tất cả công dân đủ điều kiện trực tiếp đi bỏ phiếu bầu ra những người mình tin tưởng, đủ đức đủ tài vào trong Hội đồng nhân dân các cấp và các đại biểu quốc hội.

- Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, đất nước.

+ Là hình thức nhân dân thể hiện quyền làm chủ của mình, tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua hoạt động của những người đại diện, cơ quan đại diện của mình ở các cấp chính quyền như ở Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân.

+ Là hình thức thực hiện hóa quyền làm chủ của người dân. Cơ cấu tổ chức của hình thức dân chủ gián tiếp cho phép bao quát toàn bộ lãnh thổ từ địa phương đến trung ương, cho phép người dân làm chủ trên mọi lĩnh vực của cuộc sống.



Bình luận (0)
Nguyen Thi Huyen Dieu
Xem chi tiết
Trần Thanh Phương
15 tháng 8 2018 lúc 16:42

Tham khảo ( nguồn lazi.vn )

(1) Ngôi nhà đã được xây xong.
(2) Dọn nhà đi nơi khác.
(3) Cả nhà đều có mặt đông đủ.
(4) Nhà Dậu mới được cởi trói.
(5) Nhà Tiền Lê đổ, nhà Lí lên thay.
(6) Nhà ơi, giúp tôi một tay.
Như vậy, từ nhà có các nghĩa:
+ Công trình xây dựng để ở, làm việc (1);
+ Chỗ ở, nơi ở và các đồ đạc của một gia đình (2);
+ Gia đình, những người sống cùng nhà (3);
+ Chỉ người thay mặt cho một gia đình (thường dùng ở nông thôn) (4);
+ Triều đình, dòng họ nhà vua (5);
+ Tiếng để gọi vợ hoặc chồng (thường dùng ở nông thôn) (6).
Trong đó các trường hợp nghĩa đều có mối liên hệ với nghĩa ở trường hợp (1).
- Từ đồng âm là những từ chỉ giống nhau về mặt âm thanh, nghĩa của chúng không có mối liên hệ nào. Ví dụ từ đồng:
+ ruộng đồng
đồng (kim loại)
đồng (đơn vị tiền tệ)
đồng lòng

Bình luận (0)
Vũ Nam Phương
Xem chi tiết
Đan Khánh
22 tháng 10 2021 lúc 9:51

Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về nghĩa.

Ví dụ:

Quần áo => quần, áo đều mang nghĩa về trang phục, ăn mặc.

Cha mẹ => cha, mẹ đều mang nghĩa là người thân trong gia đình.

Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách láy lại (điệp lại) một phần phụ âm hoặc nguyên âm, hay toàn bộ tiếng ban đầu.

Ví dụ:

Long lanh => láy phụ âm đầu

Lấm tấm => láy vần “ấm”

Ầm ầm => láy toàn bộ.

Bình luận (0)
lạc lạc
22 tháng 10 2021 lúc 9:53

tham khao

 

Khái niệm: Từ ghép là từ phức tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau.

Từ ghép được chia làm 2 loại đó là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

Ví dụ về từ ghép

– Từ ghép chính phụ: đỏ lòe, xanh um, mát mẻ, tàu hoả, sân bay,…

– Từ ghép đẳng lập: quần áo, bàn ghế, nhà cửa, cỏ cây, ông bà,…

Từ láy là gì?

– Là từ được tạo thành bởi các tiếng giồng nhau về vần, thường từ trước là tiếng gốc và từ sau sẽ láy âm hoặc vần của tiếng gốc.

– Các tiếng đó có thể là một tiếng hoặc cả hai tiếng đều không có nghĩa nhưng khi ghép lại tạo thành một từ có nghĩa.

Ví dụ về từ láy

– Từ láy bộ phận: lao xao, rung rinh, lảo đảo, nhấp nháy…

– Từ láy toàn bộ: khăng khăng, xa xa, xanh xanh,…trường hợp đặc biệt thay đổi thanh điệu, phụ âm cuối ví dụ như: dửng dưng, thoang thoảng, thăm thẳm….

Bình luận (0)