Hãy tưởng tượng là một ngư phủ chứng kiến và kể lại sự việc An Dương Vương chém chết Mị Châu
Hãy tưởng tượng là một ngư phủ chứng kiến và kể lại sự việc An Dương Vương chém chết Mị Châu
Tôi là một lão làm nghề chài lưới, quanh năm chỉ biết sóng, với biển. Nhưng hôm nay lại là một ngày trời không được tốt. Tôi nghĩ hôm nay nên nghỉ vì có rất có thể khi thuyền ra khơi sẽ gặp sóng to gió lớn.
Đánh neo đậu thuyền bên bờ biển. Tôi nhìn ra xa thấy có ngựa chạy rất nhanh đến gần chỗ mình, đằng sau có đám quân lính chạy đến rất gần. Nhìn kĩ hóa ra là via An Dương Vương và công chúa. Vị vua mà nhân dân Âu Lạc yêu quý, ông đã có công lớn với đất nước khi đã đánh đuổi quân Triệu Đà ra khỏi bờ cõi. Tôi thấy càng chạy thì quân lính đằng sau càng đuổi đến gần, thì ra đó là quân giặc đang đuổi giết vua và công chúa.
Chạy đến bờ biển là đường cùng rồi, không còn đường nữa. Hi vọng cuối cùng của vua An Dương Vương cũng không còn nữa rồi. Tự dưng tôi thấy sóng nổi cuồn cuồn, thần Kim Quy hiện lên, thây vậy An Dương Vương và Mị Châu xuống ngựa. Tôi thấy thần nói rằng " Kẻ thù ở sau lưng ngươi". Lúc đó mới vỡ lẽ rằng chính công chúa đã giúp cho kẻ thù đuổi kịp, chặn đường sống của hai người. Bây giờ mới để ý là đường được rải rất nhiều lông ngỗng từ áo của công chúa Mị Châu. Ôi thật sự công chúa đã quá dại, quá tin vào người chồng của mình rồi. Tôi thấy ánh gươm sáng chiếu thẳng vào mắt, nhìn thấy mới biết vua đã chém chết công chúa. Thật là bi kịch, bị kịch.
Sau khi chém chết công chúa, vua An Dương Vương cùng thần Kim Quy rẽ sóng đi xuống biển. Còn xác công chúa bên bờ biển, một lúc sau thì khi quân giặc đuổi đến nơi, Trọng Thủy đã mang xác của công chúa đi.
Công chúa không có tội chỉ vì nàng đã quá ngây thơ, khờ dại, nên mời ra nông nỗi này.
Tôi là một lão làm nghề chài lưới, quanh năm chỉ biết sóng, với biển. Nhưng hôm nay lại là một ngày trời không được tốt. Tôi nghĩ hôm nay nên nghỉ vì có rất có thể khi thuyền ra khơi sẽ gặp sóng to gió lớn.
Đánh neo đậu thuyền bên bờ biển. Tôi nhìn ra xa thấy có ngựa chạy rất nhanh đến gần chỗ mình, đằng sau có đám quân lính chạy đến rất gần. Nhìn kĩ hóa ra là via An Dương Vương và công chúa. Vị vua mà nhân dân Âu Lạc yêu quý, ông đã có công lớn với đất nước khi đã đánh đuổi quân Triệu Đà ra khỏi bờ cõi. Tôi thấy càng chạy thì quân lính đằng sau càng đuổi đến gần, thì ra đó là quân giặc đang đuổi giết vua và công chúa.
Chạy đến bờ biển là đường cùng rồi, không còn đường nữa. Hi vọng cuối cùng của vua An Dương Vương cũng không còn nữa rồi. Tự dưng tôi thấy sóng nổi cuồn cuồn, thần Kim Quy hiện lên, thây vậy An Dương Vương và Mị Châu xuống ngựa. Tôi thấy thần nói rằng " Kẻ thù ở sau lưng ngươi". Lúc đó mới vỡ lẽ rằng chính công chúa đã giúp cho kẻ thù đuổi kịp, chặn đường sống của hai người. Bây giờ mới để ý là đường được rải rất nhiều lông ngỗng từ áo của công chúa Mị Châu. Ôi thật sự công chúa đã quá dại, quá tin vào người chồng của mình rồi. Tôi thấy ánh gươm sáng chiếu thẳng vào mắt, nhìn thấy mới biết vua đã chém chết công chúa. Thật là bi kịch, bị kịch.
Sau khi chém chết công chúa, vua An Dương Vương cùng thần Kim Quy rẽ sóng đi xuống biển. Còn xác công chúa bên bờ biển, một lúc sau thì khi quân giặc đuổi đến nơi, Trọng Thủy đã mang xác của công chúa đi.
Công chúa không có tội chỉ vì nàng đã quá ngây thơ, khờ dại, nên mời ra nông nỗi này.
em hãy vào vai an dương vương tưởng tượng và kể lại cuộc trò truyện giữa an dương vương và mị châu khi gặp dưới thủy cung
Làm 3 đề
1, Đóng vai nhân vật Mị Châu kể lại truyện" An Dương Vương, Mị Châu, Trong Thủy
2, Đóng vai Tấm kể lại truyện " Tấm Cám"
3, Tưởng tượng và viết tiếp cảnh Trọng Thủy sau khi chết gặp lại Mị Châu ở thế giới bên kia
Bằng sự tưởng tượng của mình anh chị hãy hóa thân thành nhân vật Rùa Vàng truyện An Dương Vương Và Mị Châu kể lại theo ngôi thứ nhất hai lần gặp An Dương Vương trên đất Âu Lạc
Mọi người ơi giúp mình với mình bí quá, cho mình ý tưởng thôi ạ!
Đề: Bằng một đoạn văn 200 từ, anh/ chị hãy tưởng tượng mình là Mị Châu sau khi chết xuống thủy cung, nàng sẽ làm gì khi gặp lại An Dương Vương?
Việc An Dương Vương chém đầu con gái mình là Mị Châu thể hiện điều gì?
A. Sự hồ đồ và tàn nhẫn.
B. Sự tuân phục mệnh lệnh của thần linh.
C. Sự tỉnh ngộ muộn màng nhưng cần thiết.
D. Một kết cục thích đáng cho sự phản bội.
Nguyên nhân chính gây ra sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái chết của hai cha con An Dương Vương và Mị Châu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trong Thủy là:
A. Do Trọng Thủy nghe lời cha thực hiện âm mưu gián điệp.
B. Do Mị Châu mất cảnh giác trước âm mưu của Trọng Thủy.
C. Do An Dương Vương mất cảnh giác trước kẻ thù.
D. Do An Dương Vương ỷ lại vào nỏ thần.
Vua An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển. Dưới thủy cung, vua gặp lại Mị Châu, Trọng Thủy. Anh ( chị ) hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ đó. ( em cần trong hôm nay ạ mong mọi giúp ạ )
đóng vai mị châu kể lại truyện an dương vương và mị châu trọng thủy với một kết thúc mới
Tham khảo
Sau khi kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng Vương, An Dương Vương Thục Phán đã đánh tan năm mươi vạn quân Tần xâm lược; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc và dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh, Phong Châu xuống vùng Phong Khẻ, hay còn gọi là vùng Kẻ Chủ, tức cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay.
An Dương Vương bắt tay ngay vào việc xây thành nhưng ngặt nỗi cứ ngày xây lên đêm lại đổ xuống, mãi không xong. Nhà vua bèn sai các quan lập đàn để cầu đảo bách thần, xin thần linh phù trợ. Ngày mồng bảy tháng ba năm ấy, nhà vua bỗng thấy có một cụ già râu tóc bạc phơ, tay chống cây gậy trúc, thong thả từ phía Đông đi tới trước cổng thành, ngửa cổ mà than rằng: "Xây dựng thành này biết bao giờ cho xong được!". Mừng rỡ, An Dương vương rước cụ già vào trong điện, kính cẩn hỏi rằng: "Ta đắp thành này đã tốn nhiều công sức mà không được, là cớ làm sao?". Cụ già thong thả đáp: "Sẽ có sứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thi mới thành công." Nói xong, cụ già từ biệt ra đi.
Sáng hôm sau, có một con rùa lớn nổi lên mặt nước, tự xưng là sứ Thanh Giang, bảo với An Dương Vương rằng muốn xây được thảnh thì phải diệt trừ hết lũ yêu quái thường hay quấy nhiễu. Quả nhiên, sau khi Rủa Vàng giúp nhà vua diệt trừ yêu quái thi chỉ khoảng nửa tháng là thành đã xây xong. Thành xây theo hình trôn ốc, rộng hơn ngàn trượng nên gọi là thảnh Ốc hay Loa Thành. Rùa Vàng ở lại ba năm thì ra đi. Lúc chia tay. An Dương Vương cảm tạ nói: "Nhờ ơn Thần mà thành đã xây xong Nay nếu có giặc ngoài đến thì lấy gi mà chống ?". Rùa Vàng tháo một chiếc vuốt trao cho An Dương Vương, dặn hãy lấy làm lẫy nỏ. Giặc đến, cứ nhằm mà bắn thi sẽ không lo gì nữa. Dứt lời, Rùa Vàng trở về biển Đông. Nhà vua sai một tướng tài là Cao Lỗ chế ra chiếc nỏ lớn, lấy vuốt của Rùa Vàng làm lẫy. Đó là nỏ thần Kim Quy.
Ít lâu sau, Triệu Đà đem quân sang xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương lấy nỏ thần ra bắn, mỗi phắt chết hàng vạn lên giặc. Chúng hoảng sợ quay đầu chạy về đến núi Trâu, cầm cự được vài ngày rồi rút về nước. Dân chúng Âu Lạc hân hoan mừng chiến thắng vẻ vang của vị vua tài giỏi.Thấy không đánh nổi Âu Lạc bằng phương cách tấn công, Triệu Đà nghĩ ra một âm mưu thâm hiểm khác. Hấn cho con trai là Trọng Thuỷ qua cầu hôn Mị Châu, con gái yêu của An Dương Vương Không chút nghi ngờ, nhà vua vui lòng gả và còn cho phép Trọng Thuỳ được ở rể trong Loa Thành.
Theo lời cha dặn, Trọng Thuỷ ngầm để ý dò xét khắp nơi và rắp tâm phát hiện bằng được bí mật của nò thần Mị Châu nhẹ dạ, lại thực lòng yêu thương chồng nên đã đưa Trọng Thuỷ vào tận nơi cất giấu nỏ thần Trọng Thuỷ chế ra chiếc lẫy giống y như thật rồi đánh tráo, thay vuốt Rùa Vàng. Xong việc, Trọng Thuỷ nói với vợ : "Tình vợ chổng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu đến lúc hai nước thất hoà, Bắc Nam cách biệt, ta trở lại tìm nàng, lấy gì làm dấu ?". Mị Châu ngây thơ đáp : "Thiếp có cái áo lông ngỗng thường mặc, khi gặp biến, đi đến đâu sẽ rắc lông ngỗng ở ngã ba đường làm dấu mà tìm nhau".
Trọng Thuỷ về đến nhà, Triệu Đà lập tức cất binh sang đánh Âu Lạc. Nghe tin báo hàng chục vạn quân giặc đã tràn sang, cậy có nỏ thẩn, An Dương Vương vẫn ngồi ung dung đánh cờ và cười nói: "Đà không sợ nỏ thần sao?". Quân Đà tiến sát cổng thành, vua mới sai lấy nỏ thần ra bắn nhưng không linh nghiệm nữa.
Hai cha con đành lên ngựa, nhằm hướng phương Nam mà chạy, nhưng chạy đến đâu quân giặc cứ theo dấu lông ngỗng mà đuổi theo đến đó. Ra tới sát bờ biển, An Dương Vương cùng đường bèn kêu lớn: "Sứ Thanh Giang ở đâu mau đến cứu ta!". Ngay lập tức, Rùa Vàng hiện lên, chỉ tay vào Mị Châu mà nói với An Dương Vương rằng: "Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!". Hiểu ra cớ sự, An Dương Vương nổi giận, tuốt gươm định chém Mị Châu thì vừa lúc ấy, Trọng Thuỷ cũng đến nơi. Chàng lao vào đỡ nhát kiếm oan nghiệt của An Dương vương thay cho người vợ thân yêu. Bỗng nhiên, mặt nước rẽ ra, Rùa Vàng đón An Dương Vương xuống biển. Mị Châu nước mắt chan hoà, vùng chạy theo cha nhưng những đợt sóng giận dữ tung bọt trắng xoá đã ngăn bước chân nàng. Nàng gục xuống bên xác chổng, nức nở.