Những câu hỏi liên quan
Trúc Lê
Xem chi tiết
khách
Xem chi tiết
Đặng Hoàng Quân
24 tháng 10 2023 lúc 10:13

mik ko o komtum

 

Bình luận (0)
Mai Quỳnh Anh
24 tháng 10 2023 lúc 10:34

m ko biết nữa

Bình luận (0)
Coin Hunter
24 tháng 10 2023 lúc 12:27

 

Dù mik ko ở Kon Tum, nhưng khi tham khảo một số dàn ý trên mạng, đây là bài văn mẫu của mik, bạn tham khảo:

Quê hương Kon Tum là nơi mà tôi sinh ra và lớn lên, nơi mang trong mình những kỷ niệm đáng nhớ. Tôi yêu quê hương này với tất cả trái tim và tình cảm sâu sắc. Mỗi khi trở về Kon Tum, tôi cảm nhận được sự ấm áp và bình yên của nơi này. Cảnh quan tuyệt đẹp, những dãy núi xanh mướt và những con sông êm đềm tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời. Nhưng hơn cả, tôi yêu Kon Tum vì những con người thân thiện, hiền hòa và lòng vị tha của họ. Quê hương Kon Tum luôn là nơi tôi tự hào và muốn trở về sau mỗi chuyến đi xa.

Bình luận (0)
Kim Thạc Trấn
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
1 tháng 4 2017 lúc 13:16

Xin chào tất cả các bạn , hôm nay mình sẽ là một hướng dẫn viên du lịch nhỏ tuổi để giới thiệu cho các bạn và thầy cô về một địa điểm tham quan rất nổi tiếng , đó chính là Kon tum.

Các bạn có biết không ? Đến Kon Tum, chúng ta sẽ được thấy cầu treo Kon Klor thuộc địa phận làng Kon Klor, thị xã Kontum. Cầu nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla huyền thoại. Đến đây mọi người còn được ghé thăm nhà Rông của dân tộc Ba Na ở hữu ngạn dòng sông, viếng Nhà thờ gỗ Kon Tum, một công trình kiến trúc mang đậm sắc thái Tây Nguyên.

Đấy , đó là một số địa điểm tham quan du lịch mà chúng ta sẽ được đến và tham quan tại Kon Tum. Mọi người hãy cùng mình đến và ghé thăm Kon Tum yêu dấu nhá!

Mình chỉ làm ngắn gọn vậy thui nha! bn có thể bổ xung thêm để bài làm của mình có thể hoàn thiện hơn và hay hơn nhé!

Good luck!hihiok

Bình luận (0)
Nguyễn Luật
Xem chi tiết
Đặng Trang
Xem chi tiết
Lê Dung
13 tháng 10 2016 lúc 15:44

Với mỗi người, ngôi nhà là tổ ấm yêu thương. Nơi ấy có biết bao người thân yêu đã vun vén cho hạnh phúc cho ta. Nhưng có một ngôi nhà nữa, ngôi nhà ghi dấu một thời  thơ trẻ sôi nổi, đầy hăm hở của tuổi thơ ta. Nó ôm ấp biết bao nhiêu kỉ niệm về tình thầy, tình bạn. Nó chắp cánh cho những ước mơ của ta bay tới chân trời trí tuệ! Ngôi nhà ấy,chính là ngôi trường mà mỗi sáng, mỗi chiều vang vang tiếng trẻ thơ của ta! Với tôi, ngôi trường mang tên người đội viên thiếu niên đầu tiên, nơi tôi từng gắn bó, nơi ấy  mãi mãi đẹp một vẻ đẹp thiêng liêng trong đời tôi!

Trường tôi đấy! Ngôi trường nằm bên cánh đồng rập rờn sóng lúa. Cổng trường trang nghiêm mang tên anh Kim Đồng mở về hướng nam, nhìn ra con đường xuôi về hướng biển.  Cả sân trường trùm phủ một màu xanh cây lá. Cây xà cừ vạm vỡ vươn những cánh tay lực lưỡng ,với cái nhìn trầm tư, hồi tưởng. Những cây phượng vàng thân sần sùi như cụ già luống tuổi vươn những cành to với những lá li ti căng dày trên cao để những chấm nắng lọt qua như những mắt nhìn tinh nghịch. Hàng bàng đứng trang nghiêm, đêù tăm tắp trước lớp, xoè những chiếc lá to làm thành những chiếc dù lớn như thương yêu, che chở... Và ở nơi ấy, mỗi lớp học như một mái ấm yêu thương! Không biết từ lúc nào tôi đã yêu và gắn bó với ngôi trường đến thế ! Bây giờ đây ngôi trường cứ như thế, giang vòng tay  đón chúng tôi mỗi sớm mỗi chiều. Và cứ như thế, ngôi trường đã là ngôi nhà  biết mấy thương yêu của tuổi thơ tôi !

Đã bao lần ngồi ở lớp học nhìn ra toàn quang cảnh sân trường, trong lòng tôi biết bao xúc động. Nhìn chiếc ghế đá im lìm  dưới bóng râm mát của sân trường như chờ đợi, như nhớ thương, như trông ngóng... Tôi cứ miên man nghĩ về biết bao thế hệ học trò như tôi đã từng gắn bó, từng trưởng thành và đã bay vào cuộc sống bao la với biết bao khát vọng. Phải chăng ở nơi này đây đã có biết bao thầy cô giáo đã gắn bó cả tuổi thanh xuân của mình bằng tình yêu trẻ thơ để rồi phải chia xa nơi này cùng với bao nỗi nhớ! cũng chính ở nơi ngôi trường thân yêu này, những tuổi thơ như tôi đã được yêu thương, và đã được trưởng thành. Tôi thầm nghĩ, ở nơi này mỗi gốc cây, mỗi chiếc lá đều được ươm niềm hy vọng của thầy cô và mãi mãi xanh màu kỉ niệm .

Trường tôi đẹp lắm! mọi người đều nhận thấy như thế. Riêng với tôi, trường tôi còn đẹp một vẻ đẹp thiêng liêng bởi ở nơi này tất cả đều lấp lánh một tâm hồn. Viên phấn trắng trên tay thầy  đã dẫn đường cho bao thế hệ nối tiếp nhau cùng trưởng thành để rồi từ nơi này bao thế hệ cùng nhau đi xây đắp vẻ đẹp của cuộc đời. Lời giảng của thầy cô đã không đi vào không gian bao la mà đi đến tâm hồn. Đấy là những lời nhắc nhở, động viên, tin tưởng. Thầy cô đã truyền đến chúng tôi không chỉ kiến thức, không chỉ truyền thống văn hoá của dân tộc mình, một dân tộc đã gìn giữ và xây dựng đất nước này bằng mồ hôi và máu, một dân tộc mà mỗi trang lịch sử nghe sang sảng lời thề cứu nước.Tiếng trống trường như tiếng gọi của con tim, bồi hồi, lo lắng. Bây giờ đây ở những phương trời xa xôi của Tổ Quốc mến yêu, có biết bao tấm lòng đang ngày đêm nhớ về quê hương cùng với hình ảnh  ngôi trường thân yêu này ...

Rồi mai đây ngôi trường này sẽ khác. Những tường gạch rêu phong kia không còn nữa, những cánh cửa, những mặt bàn mặt ghế cùng bao nét chữ mang tên bạn bè tôi, tất cả sẽ không còn nữa. Trường tôi sẽ khác, sẽ được xây mới từ cổng ngõ tường rào, rồi tường vôi sẽ vàng tươi hơn, rồi cành lá ở sân trường sẽ dày lên hơn...Nhưng trong tâm hồn tôi, ngôi trường yêu dấu vẫn không mất đi, bởi  nó gắn với tình thầy, tình bạn rất đổi thiêng liêng !

Đứng ở hàng hiên này đây, tôi nhìn từng cánh phượng thung thăng về bên thảm cỏ, nhìn những công trình đang được hoàn thành, lòng tôi thầm mong ước. Tôi mong sao ngôi trường tôi càng đẹp hơn, mong sao ngôi trường lưu giữ mãi những kỉ niệm tuổi thơ tôi cùng bao bè bạn. Tôi hy vọng mai sau khi chúng tôi trưởng thành, chúng tôi sẽ còn được về trong tình thương yêu của thầy cô như ngày nào còn bé.

Ôi ngôi trường thân yêu của tôi, ngôi trường đẹp và rất đổi thiêng liêng, nơi đã cho tôi tình thương và chắp cánh cho ước mơ của tuổi thơ tôi. Tôi sẽ mãi mãi không bao giờ quên tình thầy, tình bạn ở mái trường mến yêu này.

Bình luận (0)
Lê Dung
13 tháng 10 2016 lúc 15:46

Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian của cộng đồng diễn ra trong không gian và thời gian xác định nhằm cảm tạ, cầu xin và tôn kính các vị thần, tưởng nhớ một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại, thể hiện phương cách ứng xử của con người với môi trường thiên nhiên, xã hội. Nhìn tổng thể, lễ hội dân gian Tây Nguyên không có những khác biệt lớn so với 54 tộc người ở nước ta về đối tượng thờ, mục đích, nghi thức, không gian và thời gian tổ chức… Những lễ hội của các tộc người Tây Nguyên được hình thành từ tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, con người mà từ đó nảy sinh và tích hợp nên các hiện tượng văn hóa dân gian. Tuy nhiên, cũng như các hiện tượng văn hóa tinh thần khác, lễ hội ở đây chịu sự tác động trực tiếp của những yếu tố về địa lý, kinh tế, lịch sử, xã hội và phương thức canh tác nương rẫy. Do vậy, nó vừa có nét tương đồng với các tộc người ở nước ta, nhưng cũng có những sắc thái văn hóa mang đậm dấu ấn của núi rừng Tây Nguyên. Điều đó không hề mâu thuẫn với những đặc điểm chung của lễ hội dân gian các tộc người Tây Nguyên, mà còn góp phần tạo nên tính thống nhất trong sự đa dạng của văn hóa Việt Nam. Nó giống như sợi chỉ đỏ để gắn chặt và góp phần tạo nên sự cố kết cộng đồng các tộc người Việt Nam. Lễ hội còn là bức tranh sinh động, tổng thể nhất về những sắc thái văn hóa bao hàm nhiều giá trị khác nhau.

Bình luận (0)
Lê Dung
13 tháng 10 2016 lúc 15:47

Lễ hội bao giờ cũng được nảy sinh và gắn kết với một cộng đồng, tộc người nhất định. Đó là cộng đồng của làng xã trong các lễ hội làng của người Việt, cộng đồng của những người theo Kitô giáo, Hồi giáo, Phật giáo…
Đối với các tộc người Tây Nguyên, lễ hội dân gian là thời điểm để biểu dương sức mạnh, sự cố kết tình cảm cộng đồng. Trong đời sống thường nhật và đặc biệt trong những sinh hoạt văn hóa dân gian, người dân còn gắn kết với nhau bởi nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa như âm nhạc cồng chiêng, kể khan, múa… Tính cộng đồng của lễ hội dân gian Tây Nguyên được thể hiện trong bữa ăn, chẳng hạn như ở lễ hội pơ thi (lễ bỏ mả): “Để củng cố sự cố kết cộng đồng giữa những người còn sống và những người đã chết, giữa những người còn sống với nhau, lễ bỏ ma thường tổ chức bữa ăn cộng cảm. Trong thời gian tổ chức lễ hội, hàng trăm ché rượu được huy động, hàng ngàn ống cơm lam được chuẩn bị để dâng tiến thần linh, để cúng ma và để cho mọi người dự lễ hội uống và ăn”(2).

Lễ hội dân gian các tộc người Tây Nguyên cốt lõi là văn hóa dân gian mang tính diễn xướng và tính cộng đồng cao, diễn ra theo mùa vụ sản xuất nương rẫy, hoặc theo vòng đời của con người. Vì vậy, người dân rất có ý thức trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa cộng đồng, nhiều lễ hội vẫn giữ được nguyên giá trị truyền thống như: bỏ ma, đua voi, văn hóa cồng chiêng…

Bình luận (0)
Tiểu thư cá tính
Xem chi tiết
Tiểu thư cá tính
9 tháng 2 2018 lúc 21:37

Mình gỗ nhầm chữ mong các bạn bỏ qua

Bình luận (0)
Evil Scientist
9 tháng 2 2018 lúc 21:59

hmm..maybe English but it's your choice so just choose one 

Bình luận (0)
Tiểu thư cá tính
10 tháng 2 2018 lúc 16:47

You may need more advice

Bình luận (0)
đào huỳnh bảo nhi
Xem chi tiết

Nằm ở phía Tây thị xã Kon Tum, hạ lưu con sông Đăk Blam, di tích lịch sử ngục Kon Tum là nhà tù do người Pháp xây dựng để giam giữ các tù binh chính trị, các nhà yêu nước, chiến sỹ cách mạng của nước ta trong giai đoạn cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930-1931. Sau năm 1975, khi mà chiến tranh đã kiến thúc và đất nước được trả lại độc lập tự do thù nơi đây trở thành khu di tích lịch sử của nước ta. Đến nay, nơi đây còn lại tám bia tưởng niệm và ngôi mộ của các liệt sĩ. Theo số liệu ghi lại, nơi đây đã giam giữ tầm 500 tù binh chính trị của nước ta và gần một nửa các chí sĩ yêu nước đã nằm lại đây mãi mãi.

Nhà tù Kon Tum chính thức được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1988. Tổng thể khu di tích được chia thành 4 khu vực chính bao gồm: Nhà tưởng niệm, Nhà Truyền thống, Cụm tượng đài “Bất khuất” và Hai ngôi mộ tập thể.

Nơi đây thực sự có nhiều ý nghĩa đối với nhân dân Tây Nguyên bởi nó thể hiện lòng yêu nước của nhân dân miền Nam. Đến tham quan di tích lịch sử này du khách vừa có được thêm kiến thức lịch sử, vừa được hiểu hơn về những năm tháng gian khó của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Từ đây, chúng ta sẽ thêm tự hào về sức mạnh, tinh thần của con người Việt Nam và cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa để vừa tạo dựng cuộc sống cho bản thân, vừa để xây dựng đất nước giàu mạnh hơn, không phụ công lao của các bậc anh hùng đi trước.

Nếu có cơ hội đến Kon Tum hay các tỉnh Tây Nguyên, du khách hãy dành chút thời gian ghé qua di tích lịch sử này để hiểu hơn về những năm tháng anh hùng của dân tộc Việt Nam cũng như thêm tự hào về tinh thần lớn đã hình thành và kết tinh giúp đất nước ta đánh bại mọi cuộc xâm lược của các cường quốc lớn nhất Thế giới.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Team Free Fire 💔 Tớ Đan...
14 tháng 2 2020 lúc 14:03

Theo chân Hội VHNT Quảng Nam, chúng tôi về Kon Tum tham gia "Triển lãm Mỹ thuật khu vực V (Nam Trung bộ và Tây Nguyên) lần thứ 19 năm 2014 tại Kon Tum", có dịp thăm lại Di tích Ngục Kon Tum.

Nằm núp mình dưới những hàng xà cừ cao vút bên bờ con sông Đak Bla lộng gió, ngục Kon Tum chính là nơi giam cầm những tù chính trị trong Cao trào cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) bị thực dân Pháp bắt giam và đày ải hơn 500 lượt tù chính trị và gần một nửa vĩnh viễn đã phải nằm lại mảnh đất ngục tù này và dọc con đường 14.

Cũng tại nơi này, ngày 25.9.1930, đã ra đời Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Kon Tum ngay trong lao tù của thực dân Pháp và trở thành ngày truyền thống của Đảng bộ tỉnh Kon Tum.

Ngục Kon TumSự hà khắc, dã man tàn bạo của kẻ thù ngày ấy chỉ có thể giam cầm, đày đọa được thể xác chứ không thể dập tắt, giết chết ý chí cách mạng của những người cộng sản. Đỉnh điểm của tinh thần cách mạng của cha ông ta là vào ngày 12.12.1931, tại Ngục Kon Tum đã diễn ra “Phản đối đi Đăk Pét”, “phản đối đánh đập, bắn giết tù chính trị”, “phản đối đi làm đường 14” và cuộc “Đấu tranh lưu huyết”, cuộc “Đấu tranh tuyệt thực”. Thực dân Pháp đã xả đạn vào những người tù chính trị đang bị giam giữ trong nhà lao, kể cả những người tù chính trị đã biểu tình tuyệt thực 4-5 ngày, không còn sức lực.

Ngục Kon Tum là biểu tượng cho ý chí, nghị lực, lòng quả cảm và tinh thần bất khuất của những người Cộng sản. Ghi nhận sự đấu tranh kiên cường, bất khuất, nghị lực phi thường của các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm tại ngục Kon Tum, ngày 16.11.1988, Bộ Văn hóa-Thông tin ra quyết định số 1288 công nhận Ngục Kon Tum là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Và một quần thể di tích được tu sửa, xây dựng khang trang gồm: Nhà tưởng niệm, Cụm tượng đài “Bất khuất”, Nhà truyền thống và Hai ngôi mộ tập thể đã trở thành điểm hẹn truyền thống lịch sử, là sự tri ân, nơi thăm viếng đối với người đã khuất của nhân dân ta và bạn bè ngoài nước khi đến với Kon Tum.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
✎✰ ๖ۣۜLαɗσηηα ༣✰✍
14 tháng 2 2020 lúc 14:03

Di tích Lịch sử Quốc gia Ngục Kon Tum

 24/12/2018

Nhà ngục được Pháp xây dựng năm 1930, nằm ở phía bắc sông Đắk Bla, thuộc địa phận tổng Tân Hương, tỉnh Kon Tum (nay là thành phố Kon Tum). Tại Ngục Kon Tum, tháng 9/1930, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Kon Tum được thành lập, do đồng chí Ngô Đức Đệ làm bí thư. Ngục Kon Tum là nơi giam giữ tù chính trị bị địch đưa từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế về, đồng thời cũng là nơi cung cấp nhân công khai phá miền cao nguyên, mở đường 14. Tại Ngục Kon Tum đã từng nổ ra nhiều cuộc biểu tình của các chiến sĩ cộng sản, điển hình là cuộc biểu tình 12/12/1931 để phản đối việc bắt tù nhân đi làm đường ở Đắk Pok trong điều kiện vô cùng cực khổ. Cuộc biểu tình đã bị đàn áp làm 8 người chết, 8 người bị thương. Đến 16/12/1931, cuộc biểu tình chuyển sang biểu tình tuyệt thực. Để che đậy chính sách vô nhân đạo và tẩy sạch dấu vết cuộc đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng, tháng 12/1935, nhà ngục được lệnh đóng cửa. Ngày 16/11/1988, được công nhận là di tích lịch sử.

Nguồn : Internet

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nhím mini
Xem chi tiết
nguyễn luân
Xem chi tiết