Những câu hỏi liên quan
nguyễn phương thảo
Xem chi tiết
Doraemon
19 tháng 6 2018 lúc 13:27

Hồ Chí Minh – tác giả của tập thơ Nhật kí trong tù mãi mãi là tên gọi kính yêu, là niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam và bạn bè thế giới. Có được sự khâm phục và ngưỡng mộ lớn lao đó chính vì Hồ Chí Minh là kết tinh truyền thống nhân đạo cao cả, ý chí và nghị lực phi thường của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng.

Thật vậy! Hơn một trăm bài thơ trong Nhật kí trong tù đều toát lên ý chí và nghị lực mãnh liệt của Hồ Chí Minh. Trên trang bìa của tập thơ, tác giả đã thể hiện ý chí và nghị lực ấy qua hình ảnh hai bàn tay tuy bị xiềng xích vẫn nắm chặt, giơ cao bất khuất. Bài thơ Khai quyển thay cho lời đề từ mở đầu tập Nhật kí trong tù tuy ngắn gọn nhưng rắn rỏi, mạnh mẽ như một quả đấm thép:

Thân thể ở trong lao,
Tinh thần ở ngoài lao.
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần cần phải cao.

Có thể coi bài thơ này là tuyên ngôn, là phương châm sống và tranh đấu mà người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh đã tâm nguyện trong suốt mười bốn tháng trời bị giam hãm nơi tù ngục của chế độ Tưởng Giới Thạch. Đó là nhận thức sâu sắc của người tù – thi sĩ cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Kẻ thù chỉ có thể trói buộc, giam hãm được thân thể của người cộng sản chứ không bao giờ khuất phục được trái tim và khối óc của họ.

Bài thơ đồng thời cũng là một lời thề son sắt của Hồ Chí Minh trước chính bản thân mình, là lời tự cổ vũ, động viên, lòng dặn lòng của người chiến sĩ cách mạng. Trong tình huống chỉ có một mình đối mặt với gian khổ thử thách thì vũ khí đấu tranh duy nhất và hiệu nghiệm nhất của người cộng sản là ý chí và nghị lực. Bản lĩnh kiên cường đã giúp người cộng sản vượt qua tất cả khó khăn nguy hiểm trên con đường cách mạng. Không bạo lực nào ngăn cản được bước chân của người cộng sản khi lí tưởng, ý chí, nghị lực đã chắp cho họ đôi cánh bay lên.

Nhật kí trong tù còn có nhiều bài thể hiện ý chí và nghị lực vô song của Hồ Chí Minh. Bài thơ Giải đi sớm lả một ví dụ:

Gà gáy một lần đêm chửa tan,
Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn.
Người đi cất bước trên đường thẳm,
Rát mặt đêm thu trận gió hàn.
Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng,
Bóng tối đêm tàn quét sạch không.
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
Người đi thi hứng bỗng thêm nồng.

Bài thơ vẽ lên một bức tranh đối lập giữa hoàn cảnh với con người. Hoàn cảnh là những khó khăn trở ngại, là đêm tối, rét buốt, là con đường thăm thẳm… như muốn nuốt chửng con người. Nhưng ngược lại, con người không chùn bước, không khuất phục trước hoàn cảnh nghiệt ngã mà vẫn tràn đầy hi vọng vào tương lai tươi sáng của cách mạng.

Bài Tự khuyên mình gần như là sự chiêm nghiệm, đúc kết về bài học tu dưỡng, về ý chí và nghị lực, về triết lí sống của vị lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh:

Nếu không có cảnh đông tàn,
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.
Nghĩ mình trong bước gian truân,
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.

Bài thơ vừa thể hiện chất thép của khí phách kiên cường, vừa phản ánh tinh thần yêu đời, lạc quan, tin tưởng. Để chiến thắng kẻ thù, ngoài ý chí và nghị lực, người chiến sĩ cách mạng cần phải có niềm tin và hi vọng thì mới đủ sức mạnh và lòng dũng cảm vượt qua mọi gian nan, thử thách cam go, nguy hiểm nhất.

Ngày nay, tuy tuổi trẻ có nhiều cơ hội để tạo dựng cho mình một tương lai tươi sáng, một sự nghiệp thành đạt nhưng cũng đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Để vươn lên trong cuộc sống, tuổi trẻ cần thường xuyên tu dưỡng, phấn đấu làm giàu ý chí và nghị lực theo gương sáng của Bác Hồ vĩ đại, cống hiến tài và đức cho nhân dân, Tổ quốc.

Bình luận (0)
Doraemon
19 tháng 6 2018 lúc 13:24

Bạn bè thường hay hỏi tôi tại sao lại thích chụp ảnh những loài cỏ dại mà không phải là những thứ khác, bởi lẽ trong mắt tôi có dại rất đẹp đẹp từ hình thức cho tới tâm hồn. Những ngọn cỏ tuy mỏng manh, yếu ớt nhưng luôn tràn đầy sức sống. Dù chúng có bị vùi dập, bị thiêu đốt đi chăng nữa chúng vẫn cố bám trụ để dành sự sống. Mỗi khi gặp khó khăn tôi lại mang những bức ảnh đó ra ngắm và tự nhủ với mình rằng không có gì gọi là số phận áp đặt, số phận là do mỗi chúng ta quyết định.Đừng đổ lỗi mà  hãy như những cây cỏ kia vươn lên và cố gắng hơn nữa trong cuộc sống.

Điều gì đã khiến cho cây cỏ dại giữa một vùng sỏi đá khô cằn thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng ấy vẫn xanh tốt? Đó chính là nhờ vào nghị lực sống, nó như một điểm tựa vững chắc giúp mỗi người chúng ta vượt qua khó khăn để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Vậy nghị lực là gì? Đó là những cố gắng quyết tâm vượt qua thử thách cho dù những thử thách đó có khó khăn, gian khổ đến đâu. Cuộc sống là như vậy,không có con đường nào được trải thảm đỏ để dẫn bạn tới thành công. Con đường nào cũng có những tảng đá dù lớn hay nhỏ cản trở những bước chân của chúng ta, con đường đi ấy chính là con đường đời của mỗi người còn tảng đá chính là những thử thách mà ta gặp phải trên con đường ấy, tảng đá nhỏ tượng trưng cho những sóng gió nhỏ mà ta có thể dễ dàng vượt qua, còn những tảng đá lớn là những thử thách khó mà đòi hỏi ta phải cố gắng, kiên trì mới có thể vượt qua được. Những lúc gặp khó khăn ấy, bạn sẽ làm gì? Kiên quyết cố gắng hay đi giật lùi những bước chân để về vạch xuất phát. Một số người họ sẽ dồn hết ý chí, nghị lực để vượt qua khó khăn ấy vì họ cho rằng sự thành công nào cũng phải trả giá bằng sức lực và ý chí. Như chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã nói:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên

Trong cuộc sống chúng ta được biết tới rất nhiều tấm gương nghị lực vượt qua muôn vàn khó khăn trong cuộc sống điển hình là Nicholas James "Nick" Vujicic, sinh năm 1982, là một người truyền bá Phúc Âm và nhà diễn thuyết truyền động lực người Úc gốc Serbia. Nick bị hội chứng tetra-amelia bẩm sinh, một loại rối loạn hiếm gặp, gây ra sự thiếu vắng cả bốn chi. Từ thuở ấu thơ, anh đã phải đấu tranh cả về tinh thần, tình cảm cũng như thể xác, nhưng rồi cuối cùng anh đã quyết định đối mặt với khuyết tật của mình. Anh đi khắp nơi trên thế giới để diễn thuyết, truyền động lực về cuộc sống của một người khuyết tật mang hy vọng và mong muốn tìm được ý nghĩa cuộc sống. Anh đã tốt nghiệp đại học và trở thành một diễn thuyết gia nổi tiếng về chủ đề làm chủ cuộc sống.

Tại sao họ lại có thể làm được những việc phi thường đến vậy? Bởi vì anh ấy có ý chí nghị lực, có niềm tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống. Họ đã tạo dựng cuộc sống từ muôn vàn khó khăn,gian khổ, thử thách bằng sự kiên trì,nhẫn nại và quyết tâm chiến thắng số phận của mình. Họ là những bông hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời.Trong cuộc chiến ấy họ không đơn độc mà họ luôn có sự động viên khích lệ của gia đình, bạn bè xã hội nên họ có đủ dũng cảm, đủ tự tin để vượt qua hoàn cảnh, số phận và những chông gai phái trước.

Nếu như những chú chim mang tiếng hót cho đời thêm vui, nếu như hoa mang vẻ đẹp cho đời thêm sắc, thì nghị lực, không chịu thua số phận đã mang lại cho họ những điều đáng quý. “Không chịu thua số phận” giúp họ có tinh thần, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để sống có ích, sống có cống hiến cho xã hội, giảm bớt gánh nặng cho gia đình. “Tàn” nhưng không “phế”, bằng khả năng của mình họ đã có nhiều thành công và khẳng định được mình trong xã hội. Đối với tôi họ là những tấm gương sáng để lại trong chúng ta bài học sâu sắc về nghị lực và ý chí vươn lên. Họ dạy cho chúng ta phải biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để thực hiện hoài bão ước mơ. Không ai khác, họ là thần tượng của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày hôm nay.

Bên cạnh những tấm gương vượt khó trong cuộc sống luôn có những người hay nản lòng, nhụt chí. Mỗi khi gặp khó khăn thường rất dễ nản lòng, chưa thật sự cố gắng đã đầu hàng số phận, dễ buông xuôi. Nhiều bạn học sinh khi đi học thấy bài khó đã nản lòng, không chịu suy nghĩ. Như vậy các bạn chẳng bao giờ có thể tiến bộ và đạt kết quả cao trong học tập được. Họ luôn đỗ lỗi cho số phận, luôn nghĩ rằng những thất bại trong cuộc sống là do số phận áp đặt.

Tôi vẫn nhớ câu nói mà mẹ tôi hay nói:”không ai giàu ba họ không ai khó ba đời”, những khó khăn trong cuộc sống chỉ làm cho chúng ta thêm cửng cỏi, thêm cứng rắn. Hãy mạnh mẽ để bước tiếp trên chặng đường mà bạn đã chọn. Hãy mang nhựa sống tràn trề của tuổi trẻ để vượt qua những khó khăn, hãy giống như những đoa hoa hướng dương luôn hướng về mặt trời chào đón những điều tốt đẹp đang chờ đợi bạn ở phía trước.Hãy cố gắng khi còn có thể.

Bình luận (0)
Doraemon
19 tháng 6 2018 lúc 13:22

Trong cuộc sống chúng ta phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách trong cuộc sống, chính vì thế để thể hiện được những ý chí, nghị lực của con người trong cuộc sống chúng ta phải thể hiện được ý chí, nghị lực của mình trước những vấn đề của cuộc sống. Bởi nghị lực của con người đem lại cho chúng ta sức mạnh để vượt qua khó khăn.

Nghị lực của con người có thể nói là sự quyết tâm, động lực của con người khi biết vượt qua những khó khăn, rào cản trong cuộc sống, trong công việc cũng như rất nhiều điều khác trong cuộc sống, nghị lực hơn nữa còn giúp chúng ta vươn lên trong cuộc sống nhờ động lực, biết vượt qua những khó khăn, vượt qua những thử thách mà cuộc sống lại đem lại.

Từ xưa đến nay con người chúng ta vẫn luôn kiên trì, cố gắng vượt qua những khó khăn, vượt qua những rào cản của cuộc sống, cũng như biết bao nhiêu vất vả, cực khổ, nghị lực giúp chúng ta vượt qua được rất nhiều điều trong cuộc sống của mình. Nghị lực sống giúp chúng ta vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ trong cuộc sống, những điều đó có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển bản thân chúng ta mỗi ngày.

Nghị lực sống có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta vượt qua được những điều đó chúng sẽ có được rất nhiều điều trong cuộc sống của mình, giúp chúng ta có động lực hơn khi chúng ta gặp khó khăn, giúp chúng ta có được những điều có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mình.

Nghị lực sống giúp mỗi chúng ta có thêm nhiều động lực, vượt qua những khó khăn, thử thách mà cuộc sống để lại. Nghị lực sống không chỉ là kim chỉ nam, là bài học kinh nghiệm quý báu để mỗi chúng ta cố gắng vượt qua biết bao nhiêu khó khăn, thử thách và đạt được những việc làm mang lại ý nghĩa to lớn trong cuộc sống của mình.

Nghị lực sống là phẩm chất đáng quý của con người, giúp con người kiên trì, bền bỉ hơn trong cuộc sống, nghị lực sống không chỉ giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và giúp chúng ta kiên trì hơn trong sự nghiệp của mình. Dám nghĩ dám làm cũng là một trong những việc làm quan trọng giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, gian nan đang ở phía trước. Nghị lực giúp chúng ta có thêm nhiều động lực hơn, đó là những động lực, niềm tin, và sức mạnh để vượt qua những khó khăn, thử thách đang bủa vây lấy cuộc sống và những thử thách của cuộc đời.

Những người có nghị lực sống dù khó khăn họ vẫn không bao giờ bị lùi bước, vẫn cố gắng vượt qua đó. Như trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều tấm gương có động lực và sức mạnh để vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống, vượt qua những trở ngại mà dám đối đầu và vượt qua được những thử thách từ cuộc sống. Như tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký mặc dù không có tay nhưng với sự kiên trì của mình, ông vẫn không nản bước mà cố gắng vượt qua những khó khăn, trở ngại về mặt hình thể để vượt qua những khó khăn gian nan và thử thách của cuộc sống của mình.

Sự lạc quan tinh thần sống cũng là một trong những việc làm quan trọng giúp chúng ta rất nhiều từ cuộc sống, với niềm tin, sức mạnh vượt qua những khó khăn và thử thách của cuộc sống những khó khăn đó sẽ được chúng ta vượt qua và tạo nên những sức mạnh quan trọng của cuộc sống.

Nghị lực sống có vai trò quan trọng của cuộc sống, nó giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong cuộc đời, nghị lực sống không chỉ đem đến cho chúng ta niềm tin, sức mạnh để vượt qua những khó khăn và thử thách để đạt được những mục tiêu to lớn của cuộc sống của mình.

Bình luận (0)
Lie_ hien
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 12 2017 lúc 14:32

Chọn đáp án: D

Bình luận (0)
Duy học dốt
Xem chi tiết
Đào nhật Long
Xem chi tiết
nhattien nguyen
5 tháng 1 2022 lúc 21:11

Bạn tham khảo nha:

   "Chị Dậu tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân ,vừa giàu tình yêu thương ,vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ". Đúng vậy dù là người nông dân nghèo, vì gánh nặng sưu thuế chị phải bán khoai, bán chó... nhưng chị vẫn sáng ngời những vẻ đẹp của người phụ nữ. Trước tiên chị là người mẹ giàu tình yêu thương. Trước tiên là tình yêu thương với người chồng. Trong cơn nguy kịch, chị Dậu tìm đủ mọi cách để cứu chồng. Chị dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng. Chị còn là người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sưu thuế chị phải bán đi đứa con mình đứt ruột đẻ ra, chị vô cùng đau lòng. Không chỉ là người phụ nữ giàu lòng yêu thương chị còn có sức sống tiềm tàng và mãnh liệt. Lúc đầu khi bọn cường hào tới chị hạ mình van xin, lúc thì run run xin khất, lúc thì thiết tha xin chúng xem lại". Nhưng tức nước vỡ bờ, để bảo về chồng chị đã kiên quyết chống cự: " Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem". Cách xưng hô thay đổi. Từ nhún nhường chị đã vùng lên. Tên cai vệ bị chị Dậu túm cổ ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất. Tên hậu cận lý trưởng bị chị túm túc lăng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Chị nói " Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. Ẩn trong một người phụ nữ như chị Dậu là sức mạnh tiềm tàng, muốn đứng lên đấu tranh để bảo vệ công lý hành động ấy thật đáng trân trọng.

Bình luận (0)
Lê Phương Mai
5 tháng 1 2022 lúc 21:12

Tham khảo:

Qua văn bản " Tức nước vỡ bờ "của nhà vn Ngô Tất Tố không chỉ vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến . Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu . Đồng thời thể hiện số phận và cuộc sống nghèo khổ , bị bóc lột nặng nề chịu áp bức bất công , chịu sưu cao thuế nặng của chị Dậu cũng như người nông dân Việt Nam. Không những thế họ còn bị đánh đập tàn bạo đàn áp vô nhân đạo. Dù cuộc sống khổ cực khốn khó nhưng ở chị vẫn sáng ngời lên tâm hồn cao đẹp , là một người phụ nữ cứng cõi , tiềm tàng sức sống mãnh liệt . Ca ngợi phẩm chất cao quý của chị Dậu đã tô đạm lên nét giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của tiểu thuyết  " Tắt Đèn "

Bình luận (1)
Trần Thu Hằng
Xem chi tiết
Ngọc Linh
Xem chi tiết
Tâm Hy
Xem chi tiết
Đan Khánh
16 tháng 10 2021 lúc 20:33

Tham khảo:

 

Chị Dậu là nhân vật chính trong tác phẩm tác phẩm Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố. Chị là một người phụ nữ hiền lành, chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Chị là một người yêu thương chồng con, chăm sóc gia đình chu đáo. Khi thấy chồng bị đánh bất tỉnh, chị đã nấu cháo, đút cho chồng, săn sắt chồng những lúc ốm đau. Dường như mỗi cử chỉ, hành động của anh Dậu đều có ánh mắt lo lắng của chị Dậu dõi theo. Chính vì giàu tình yêu thương ấy mà trong chị luôn tiềm ẩn sức sống mạnh mẽ để khi bọn cai lệ tiến vào đòi bắt và đánh anh Dậu, chị đã đứng dậy phản kháng. Lúc đầu chị đã hết sức nhẫn nhục, chịu đựng để giải thích và van xin bọn cai lệ tha cho gia đình mình. Sau khi nhẫn nhục, chịu đựng không có hiệu quả, chị đã đứng dậy đấu tranh, sức sống mãnh liệt trong chị được bùng cháy. Chị "túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa... lẳng người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềm". Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Tóm lại, chị Dậu là người phụ nữ hiền dịu , biết nhẫn nhục ,chịu đựng ,là người vô cùng yêu thương chồng.

Bình luận (3)
Nguyễn
17 tháng 10 2021 lúc 17:28

Tham khảo :

Giai đoạn 1930 – 1945, trào lưu văn học hiện thực phê phán nổi lên, là một nhà văn tiêu biểu trong thời điểm bấy giờ, Nam Cao cũng không nằm ngoài guồng quay của trào lưu đó. Ông cho ra đời tác phẩm “Tắt đèn” như muốn gửi gắm tới người đọc “bộ mặt thật” của xã hội lúc này. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện về chị Dậu – một người phụ nữ bị áp bức, bóc lột quá nhiều, thế nhưng, đằng sau sự nhẫn nhịn chịu đựng của người phụ nữ mỏng manh đó chính là tinh thần phản kháng vô cùng mạnh mẽ. Một trong những đoạn trích thể hiện rõ tinh thần ấy là “Tức nước vỡ bờ”. Đón chồng trở về nhà sau bao ngày bị bọn quan sai lôi đi đánh đập, hành hạ, chị Dậu thậm chí còn không có nổi một hạt gạo để nấu cho chồng bát cháo, được người hàng xóm cho vay ít gạo, chị vội vã đưa lên nấu, cháo chín, chị cẩn thận ngồi thổi cho nguội rồi mới nhẹ nhàng nâng chồng dậy ngồi ăn. Giữa những lúc khó khăn, đói khổ vây quanh, người phụ nữ chịu trăm nghìn nỗi thống khổ ấy vẫn yêu thương, chăm sóc chồng hết mực. Trước đó, vì không có tiền nộp sưu nên chồng chị bí trói và lôi đi. Một mình chị thân gái chạy vạy khắp nơi để vay tiền mà không đủ tiền để “chuộc” chồng ra. Túng quẫn, ngay cả đàn chó trong nhà còn chưa mở mắt chị cũng phải mang đi bán. Và người mẹ khốn khổ đó phải chịu cảnh đau đớn đến cùng cực khi dằn lòng mình dẫn đứa con gái đầu lòng ngoan hiền mang đi bán. Ruột đau như cắt khi nghe con van xin “U đừng bán con” nhưng chị vẫn buộc lòng phải làm vậy bởi chỉ còn cách này mới có thể cứu được chồng chị ra. Đắng cay thay, ngay sau khi phải hy sinh quá nhiều thứ quý giá mới có thể đánh đổi được tự do cho chồng thì lại một lần nữa, bọn tay sai đi thúc thế đã đến “quấy nhiễu” nhà chị. Chúng bắt chị phải nộp khoản thuế thân cho người em chồng đã mất cách đây mấy năm. Một bên thì chồng ốm đau thoi thóp, bên kia thì bọn tay sai thúc giục đòi tiền, người phụ nữ bé nhỏ như đang chơ vơ giữa biển đời chấp chới. Nam Cao đã rất tài tình khi lồng ghép những biến chuyển tâm lý vào trong một nhân vật chỉ trong một đoạn ngắn. Đó không chỉ là những biến chuyển bình thường mà còn là sự hỗn đoạn nội tâm của một người phụ nữ phải trải qua quá nhiều biến cố. Tiếc rằng ý thức đấu tranh đó chỉ đến bột phát chứ không có sự định hướng nào cả, thế nên nó sớm lụi tàn như chính cuộc đời chị phải vùng chạy và lao vào màn đêm đen tối.“Con giun xéo lắm cũng quằn”, ban đầu khi thấy chúng đến chị nhẫn nhịn van xin, năn nỉ, thế nhưng chúng vẫn nhất quyết không tha. Cho tới khi chị thấy tên cai lệ định lôi anh Dậu đi thì lúc này sự tức giận trong con người chị mới trào dâng lên tới đỉnh điểm. Chị không muốn nhún nhường nữa, không muốn phải chịu cảnh “thấp cổ bé họng” phải nhất nhất nghe theo mọi yêu cầu của lũ quan lại xấu xa. Chị “găng” lên với giọng điệu đanh thép: “Chồng tôi đang ốm, ông không được phép hành hạ. Mặc cho phản ứng dữ dội của chị, bọn tay sai vẫn tiến tới định đánh anh Dậu, “tức nước vỡ bờ”, chị chỉ thẳng tay vào mặt chúng với một lời thách thức: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Không dừng lại ở lời nói, chị đánh lại chúng. Người phụ nữ khốn khổ ấy không còn yếu đuối, sợ hãi như ngày xưa mà thay vào đó, giới hạn của sự chịu đựng đã khiến chị trở nên mạnh mẽ, không một tên tay sai nào có thể đánh lại được, chúng đành lủi thủi bỏ đi. Có thể nói, “Tức nước vỡ bờ” chính là đoạn trích đặc sắc nhất trong tác phẩm “Tắt đèn”. Nó không chỉ lột tả được hìnhảnh người phụ nữ kiên trung, hiền hậu, yêu chồng, thương con mà còn khiến người đọc hiểu hơn về một xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ. Điều này thể hiện rõ nét qua hình ảnh nhân vật chị Dậu.

Bình luận (2)
Nguyễn Lan Cát Tiên
Xem chi tiết