Những câu hỏi liên quan
❣✘¡ททƴ❣
Xem chi tiết

A. Mở bài: Giới thiệu (tưởng tượng) về câu chuyện mà em định kể (Lượm hay Đêm nay Bác không ngủ).

Lưu ý xác định ngôi kể ngay từ đầu (đóng vai nhân vật người chú hoặc nhân vật anh lính – ngôi thứ nhất; đóng vai một người đứng ngoài câu chuyện để kể lại – ngôi thứ ba).

B. Thân bài:

1. Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện:

Ví dụ: Với chuyện Lượm, ta lần lượt kể:

- Chi tiết người chú gặp Lượm.

- Ấn tượng của người chú về hình dáng và tính cách Lượm.

- Chi tiết Lượm đi chuyển thư.

- Lượm hi sinh,…

2. Suy nghĩ của người kể và con người Lượm hoặc về Hồ Chí Minh.

C. Kết bài: Tưởng tượng về kết thúc của câu chuyện,

ví dụ:

- Sau ngày giải phóng, người chú về thăm mộ Lượm.

- Anh lính sau đó được đi làm cùng Bác.

Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như "Lượm" hoặc "Đêm nay Bác không ngủ") theo những ngôi kể khác nhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất).

Trong cuộc đời tôi, những ngày tháng đẹp nhất là những ngày tôi được sống và chiến đấu bên cạnh Bác. Những ngày ấy thực sự đã để lại trong tôi những kỷ niệm không thể nào quên.

Lúc ấy, tôi là một anh lính mới (người chiến sĩ khi đó thường được gọi là đội viên). Đơn vị tôi vừa mới hành quân ra mặt trận thì cũng vừa lúc Bác trực tiếp ra chiến trường để chỉ đạo tiến quân. Đêm đó Bác ngủ lại cùng anh em ở đơn vị. Và cũng trong đêm đó, Bác đã để lại trong niềm yêu kính của tôi một ấn tượng khó phai.

Khoảng quá nửa đêm khi tất cả anh em chiến sĩ đã say sưa trong giấc ngủ thì không hiểu sao tôi lại bỗng nhiên chợt thức. Tôi chưa kịp nhổm dậy nhưng đã nhìn thấy khuôn mặt Bác. Bác còn thức và hình như Bác chưa hề ngủ. Bác ngồi trầm ngâm lặng yên bên bếp lửa. Ngoài trời mưa đã lác đác rơi. Tôi nhìn dáng Bác, càng nhìn tôi lại càng thương. Bác đang khơi ngọn lửa. Người cha già tóc bạc đang đốt lửa sưởi ấm cho tôi.

Tôi vẫn lặng yên và quan sát. Tôi thấy Bác đứng dậy. Bác đi dém lại những mảnh chăn một cách nhẹ nhàng. Nhìn Bác, tôi mơ màng như đang nằm trong giấc mộng. Bác mênh mông quá! Ấm nóng và cao quý quá! Tôi thổn thức và thì thầm hỏi nhỏ:

– Bác ơi! Bác chưa ngủ! Bác có lạnh lắm không?

Bác quay lại nhìn tôi trìu mến:

– Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.

Tôi vâng lời Bác nhắm mắt nhưng không sao ngủ được. Tôi bồn chồn, nằm và lo Bác Ốm. Chiến địch vẫn còn dài và bao khó khăn vẫn đợi chờ phía trước.

Lần thứ ba tôi tỉnh giấc. Tôi hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. Tôi vội vàng luống cuống:

– Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi, Bác nghỉ đi một lát. Bác vẫn nhẹ nhàng như lần trước:

– Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.

Bác ngủ không ngon vì Bác không thấy an lòng. Trời mưa như vậy không biết các cô chú dân công ăn ngủ làm sao. Ở trong rừng mà có mỗi manh áo mồng thì chắc là ướt mất. Bác thấy nóng ruột quá. Bác mong sao trời sáng thật mau.

Tôi nhìn Bác, lòng tôi ấm áp và vui sướng mênh mông. Đêm ấy, tôi thức luôn cùng Bác. Tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng bởi tôi đã nhận ra một điều dường như đã trở thành chân lý: Bác của chúng ta vĩ đại bởi Bác đã dành trọn cuộc đời cho những lo lắng và yêu thương.

Kể lại nội dung một câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự như (Lượm) theo ngôi thứ nhất?

Đó là những ngày ở Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1947. Tôi lúc bấy giờ ở Hà Nội nhận lệnh khẩn cấp về Huế. Trên đường đi, tôi tình cờ gặp một chú bé giao liên tên Lượm, ở Hàng Bè. Lượm là một chú bé có dáng người nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn. Chú đeo một cái túi xinh xinh bên mình. Chú có một đôi chân thoăn thoắt và cái đầu nghênh nghênh. Vẻ hồn nhiên và vui tươi ấy càng được tôn thêm bởi chiếc ca lô đội lệch, và mồm luôn huýt sáo như chú chim chích nhảy trên đường vàng.

Giữa những ngày kháng chiến toàn dân, chú bé liên lạc như làm tăng thêm niềm tin trong lòng người lính chúng tôi. Tranh thủ phút rảnh rỗi, tôi lại gần hỏi han, trò chuyện với chú. Chú vừa cười vừa nói với tôi:

"Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à

Ở đồn Mang Cá

Thích hơn ở nhà"

Tôi thật sự xúc động trước sự vô tư và hồn nhiên của chú bé. Cháu cười mà hai mí híp cả lại, má đỏ nâu như trái bồ quân chín tới... Chiến tranh còn dài, chúng tôi chia tay nhau, mỗi người đều quyết tâm làm tròn bổn phận của mình. Tôi lưu luyến nhìn theo bóng Lượm xa dần mà lòng thầm mong gặp lại cháu trong ngày khải hoàn ca chiến thắng.

Nhưng chiến tranh vẫn chứa nhiều tàn nhẫn. Vào một ngày tháng sáu, có giao liên đem tin đến, tôi bàng hoàng được tin Lượm đã hi sinh! Mắt tôi nhoà đi theo lời kể của người liên lạc...

"Lượm hi sinh khi đang làm nhiệm vụ. Cháu bị một viên đạn địch bắn tỉa. Nhìn cháu nằm trên lúa, tay còn nắm chặt bông, lá thư đề "Thượng khẩn" còn nằm trong cái xắc... mọi người không cầm được nước mắt..."

Cổ họng tôi nghẹn lại, hình ảnh yêu thương ngày nào của cháu hiện lên rõ mồn một:

"Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng"

... Tôi giật mình tỉnh giấc, nước mắt còn đẫm trên mi... Giấc mơ trôi qua mà lòng tôi mãi còn bồi hồi xúc động. Khói lửa chiến tranh đã tắt hẳn lâu rồi. Lớp trên chúng tôi đang sống những ngày tháng thanh bình và có thể nói là đầy đủ, sung túc. Tất cả là do cha mẹ đã không quản công lao chăm chút, nhưng không thể không kể đến sự hi sinh to lớn của những người anh hùng, trong đó có Lượm - chú giao liên quả cảm!

Hãy ngủ yên Lượm ơi! Chúng tôi xin hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để gìn giữ và xây dựng đất nước này. Giữa những ngày tháng thanh bình, trang viết của tôi thay nén hương thơm, xin được tri ân những người anh hùng vị quốc vong thân...

Bình luận (0)

Ở một vùng nông thôn xa xôi vô cùng trù phú có một ông lão nông dân, cả cuộc đời ông gắn bó với đất đai, mùa màng, cây trái.

Ông yêu lao động như yêu chính cuộc sống của mình, ông cho rằng nếu cần cù lao động nhất định cuộc sống của con người sẽ sung túc, giàu có, ấm no. Vì thế khi sắp lìa trần, ông cho gọi tất cả các con trai đến để dặn dò. Ông sợ các con không có được tình yêu đất đai như mình nên ông đã nghĩ ra một câu chuyện: -Các con ơi, cha cảm thấy mình đang sắp về với Tổ tiên rồi, cha muốn nói với các con một bí mật này, ngày xưa khi các cụ nhà ta đến vùng đất này gây dựng cuộc sống mới, các cụ có đem theo một hũ vàng, vì sau này không cần dùng đến nên các cụ đã cho chôn hũ vàng trên mảnh ruộng này, cha thực sự không biết rõ hũ vàng đó ở đâu nên bao năm nay cha cặm cụi trên mảnh đất này để mong tìm thấy. Tuy không tìm thấy được vàng nhưng nhờ mảnh ruộng này mà chúng ta luôn đủ ăn đủ mặc. Giờ cha mong các con chớ có dại dột mà mang bán mảnh đất này của chúng ta, các con hãy cày xới nó lên, cày thật sâu, cuốc thật bẫm, lật từng thớ đất lên để tìm hũ vàng của Tổ tiên chúng ta! Các con ông cùng đồng thanh nói: -Xin cha yên lòng, chúng con nhất định làm theo lời cha dặn! Nghe xong ông lão mỉm cười yên tâm nhắm mắt.

Những người con của ông là những chàng trai hiếu thảo, khỏe mạnh và chăm chỉ. Các anh quyết định sẽ làm theo lời cha căn dặn. Người anh cả nói: -Đợi vụ mùa này thu hoạch xong, chúng ta sẽ cùng nhau xới tung mảnh đất này lên! Người em thứ hai nói: -Tay em khỏe nhất, em xin nhận nhiệm vụ cuốc đất! Cậu em út nhẹ nhàng thưa: -Các anh ơi, con trâu nhà mình nó nghe lời em nhất, để em cùng nó cày xới đất, nhất định em sẽ không bỏ qua một mẩu đất nào đâu!

Tháng 8 năm ấy, mấy anh em cùng hăng hái vác cày cuốc ra đồng, họ làm việc từ khi trời chưa sáng đến khi mặt trời lặn xuống dãy núi phía xa mới cùng nhau về nhà nghỉ ngơi. Mảnh ruộng được lật từ dưới sâu lên từng khối đất to đen óng, được phơi khô nỏ, rồi lại được bừa nhỏ ra để tìm vàng, đất đai trở nên tơi mịn màu mỡ dưới bàn tay chăm chỉ của những người con. Chẳng mấy chốc mùa gieo hạt đã đến, mấy anh em nhìn nhau: -Khéo công sức của mình bỏ xuống sông xuống biển hết các anh ạ! Người em út nói. Người em thứ hai lại nói:- Sao chúng mình chẳng thấy vàng bạc ở đâu cả, dù chúng mình đã lật không bỏ sót một khoảnh đất nào? Người anh cả quyết định:- Thôi, tuy chúng  mình chẳng tìm thấy hũ vàng như lời cha dặn, nhưng chúng mình đã làm đất tơi ra rồi, giờ chúng mình nên trồng trọt cho khỏi phí!

Năm đó mưa thuận gió hòa, hạt lúa gieo xuống đất tốt lớn lên trông thấy, lúa nặng trĩu bông, hạt mẩy tròn căng, nhìn cả thửa ruộng vàng óng ngút ngàn hút tầm mắt, mấy anh em vô cùng sung sướng. Ngày lúa chín, ba anh em ra đồng kĩu kịt gánh lúa về, thóc đổ hết bồ này đến bồ khác trong nhà đầy tràn, còn phải quây thêm những bồ thóc mới để chứa mới vừa.

Ngày thóc lúa đã thu hoạch phơi cất khô khén xong xuôi, bên mâm cơm mừng mùa màng bội thu, chợt họ nhìn nhau và dường như mới thấu hiểu lời cha dặn dò, nhờ sự chăm chỉ của chính mình, họ đã thu hoạch được cả một mùa vàng.

Ông lão nông dân thật là một người tài trí, thông minh. Bài học ông dạy các con vô cùng thấm thía, chúng ta đi tìm vàng ở đâu, khi mà vàng đang ở ngay trong chính bàn tay của chúng ta. Nếu chúng ta luôn chăm chỉ lao động thì tự khắc chúng ta sẽ nhận được kết quả tốt đẹp. Các con trai của ông đã nhận được một bài học giản dị về lao động. Em tin rằng họ sẽ trở thành những người nông dân cần cù, chăm chỉ và thông minh như người cha của họ.

hok tốt k nhé

Bình luận (0)
Punch
9 tháng 9 2019 lúc 12:38

Ở một vùng nông thôn xa xôi vô cùng trù phú có một gia đình và cha tôi: Cả cuộc đời ông gắn bó với đất đai, mùa màng, cây trái.

Ông yêu lao động như yêu chính cuộc sống của mình, ông cho rằng nếu cần cù lao động nhất định cuộc sống của con người sẽ sung túc, giàu có, ấm no. Vì thế khi sắp lìa trần, ông cho gọi tất cả chúng tôi đến để dặn dò. Ông sợ các con không có được tình yêu đất đai như mình nên ông đã nghĩ ra một câu chuyện:

- Các con ơi, cha cảm thấy mình đang sắp về với Tổ tiên rồi, cha muốn nói với các con một bí mật này, ngày xưa khi các cụ nhà ta đến vùng đất này gây dựng cuộc sống mới, các cụ có đem theo một hũ vàng, vì sau này không cần dùng đến nên các cụ đã cho chôn hũ vàng trên mảnh ruộng này, cha thực sự không biết rõ hũ vàng đó ở đâu nên bao năm nay cha cặm cụi trên mảnh đất này để mong tìm thấy. Tuy không tìm thấy được vàng nhưng nhờ mảnh ruộng này mà chúng ta luôn đủ ăn đủ mặc. Giờ cha mong các con chớ có dại dột mà mang bán mảnh đất này của chúng ta, các con hãy cày xới nó lên, cày thật sâu, cuốc thật bẫm, lật từng thớ đất lên để tìm hũ vàng của Tổ tiên chúng ta!

Chúng tôi cùng đồng thanh nói:

-Xin cha yên lòng, chúng con nhất định làm theo lời cha dặn! Nghe xong ông lão mỉm cười yên tâm nhắm mắt.

Chúng tôi quyết định sẽ làm theo lời cha căn dặn. Người anh cả nói:

- Đợi vụ mùa này thu hoạch xong, chúng ta sẽ cùng nhau xới tung mảnh đất này lên! Người em thứ hai nói:

- Tay em khỏe nhất, em xin nhận nhiệm vụ cuốc đất! Cậu em út nhẹ nhàng thưa:

- Các anh ơi, con trâu nhà mình nó nghe lời em nhất, để em cùng nó cày xới đất, nhất định em sẽ không bỏ qua một mẩu đất nào đâu!

Tháng 8 năm ấy, chúng tôi cùng hăng hái vác cày cuốc ra đồng, làm việc từ khi trời chưa sáng đến khi mặt trời lặn xuống dãy núi phía xa mới cùng nhau về nhà nghỉ ngơi. Mảnh ruộng được lật từ dưới sâu lên từng khối đất to đen óng, được phơi khô nỏ, rồi lại được bừa nhỏ ra để tìm vàng, đất đai trở nên tơi mịn màu mỡ dưới bàn tay chăm chỉ. Chẳng mấy chốc mùa gieo hạt đã đến, mấy anh em nhìn nhau:

- Khéo công sức của mình bỏ xuống sông xuống biển hết các anh ạ! Người em út nói. Người em thứ hai lại nói:

- Sao chúng mình chẳng thấy vàng bạc ở đâu cả, dù chúng mình đã lật không bỏ sót một khoảnh đất nào?

Người anh cả quyết định:

- Thôi, tuy chúng mình chẳng tìm thấy hũ vàng như lời cha dặn, nhưng chúng mình đã làm đất tơi ra rồi, giờ chúng mình nên trồng trọt cho khỏi phí!

Năm đó mưa thuận gió hòa, hạt lúa gieo xuống đất tốt lớn lên trông thấy, lúa nặng trĩu bông, hạt mẩy tròn căng, nhìn cả thửa ruộng vàng óng ngút ngàn hút tầm mắt, mấy anh em vô cùng sung sướng. Ngày lúa chín, chúng tôi ra đồng kĩu kịt gánh lúa về, thóc đổ hết bồ này đến bồ khác trong nhà đầy tràn, còn phải quây thêm những bồ thóc mới để chứa mới vừa.

Ngày thóc lúa đã thu hoạch phơi cất khô khén xong xuôi, bên mâm cơm mừng mùa màng bội thu, chợt chúng tôi nhìn nhau và dường như mới thấu hiểu lời cha dặn dò, nhờ sự chăm chỉ của chính mình, chúng tôi đã thu hoạch được cả một mùa vàng.

Cha chúng tôi thật là một người tài trí, thông minh. Bài học ông dạy các con vô cùng thấm thía, chúng ta đi tìm vàng ở đâu, khi mà vàng đang ở ngay trong chính bàn tay của chúng ta. Nếu chúng ta luôn chăm chỉ lao động thì tự khắc chúng ta sẽ nhận được kết quả tốt đẹp. Chúng tôi đã nhận được một bài học giản dị về lao động ...

 Đúng 2 Bình luận 1 Thu Trang đã chọn câu trả lời này. Báo cáo sai phạm

user image

Kim Oanh

13 tháng 4 2017 lúc 18:55

Câu 1: Cho đoạn thơ:

Quê hương là con diều biếc,

Tuổi thơ con thả trên đồng.

Quê hương là con đò nhỏ,

Êm đềm khua nước ven sông.

( Quê hương - Đỗ Trung Quân )

a. Xác định và phân tích biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn thơ

b. Em hãy viết bài văn ngắn trình bày cảm nhận về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ trên?

Câu 2: Sau khi về đến nhà, ông lão ( trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng - Ngữ văn lớp 6, tập một ) sửng sốt, lâu đài, cung điện biến mất; trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngời trước cái máng lợn sứt mẻ. Ông lão tâm sự với vợ.

Em hãy tưởng tượng và kể lại những lời tâm sự ấy.

Nhanh lên nhé đang cần gấp mình cảm ơn trước

0 câu trả lời

Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 6

alt text

Trả lời câu hỏi này giúp bạn Kim Oanh

user image

gaarakazekage

3 tháng 1 2017 lúc 20:50

Hãy tưởng tượng mình là ông lão ( mụ vợ ông lão ) trong truyện " Ông lão đánh cá và con cá vàng " kể về mình sau khi trở về với cái máng lợn sứt mẻ.

Các bạn trả lời câu hỏi thì để lại dấu " . " mình k cho gửi qua tin nhắn cho mình nhé ! Nếu không gửi được thì cứ trả lời thẳng luôn. Mình đang cần gấp

2 câu trả lời

Ngữ văn Tập làm văn lớp 6

alt text

Trả lời câu hỏi này giúp bạn gaarakazekage

Nguyễn Lan Hương

Nguyễn Lan Hương3 tháng 1 2017 lúc 21:54

...Khi tôi từ biển trở về với một nỗi buồn mang mác và một sự tuyệt vọng bất tận đến tận trời xanh,thì bỗng dưng...Tôi không tin vào mắt mình nữa.

Trước mắt tôi,bao nhiêu cung điện nguy nga,người hầu kẻ hạ biến đi đâu hết.Còn mụ vợ tôi,bà ta từ 1 bà hoàng hậu quyền quý,với bộ đồ lộng lẫy đã trở lại thành bà lão xấu xí bên cái máng lợn sứt mẻ.

Thực ra,tôi không muốn nói bà ấy xấu xí đâu.Nhưng sao,tâm bà ấy lại đen tối quá.Bà ấy tham lam quá đỗi,được voi thì lại đòi tiên,đòi hết cái nọ đến cái kia mà vẫn không thỏa dạ.

Tôi đã cảm thấy có cái gì đó không may mà...Cứ sau mỗi lần ra biển,biển lại có một trạng thái khác nhau.Từ khi biển gợn sóng êm ả,đến khi biển nổi sóng,...và cuối cùng là biển nổi sóng ầm ầm,dữ dội.Mỗi lần,biển đã cho tôi biết sẵn trạng thái của cá vàng.Thế nhưng,lòng dạ tôi lại hẹp hòi quá.Tôi đã không nỡ dừng bước chân,chặn tiếng nói mà lại gọi cá vàng,nhờ ngài thực hiện yêu cầu của mụ vợ,để rồi cuối cùng cũng chỉ là một mái lều tranh rách nát.

Nhưng dù có bàng hoàng đến thế nào đi chăng nữa,thì mọi thứ cũng đã chỉ là quá khứ mà thôi...

 Đúng 3 Bình luận Câu trả lời được H lựa chọn Báo cáo sai phạm

Nguyễn Lan Hương

Nguyễn Lan Hương3 tháng 1 2017 lúc 21:56

Mình chỉ làm được có vậy thôi.Hì hì,thông cảm cho mình nhé!!!leuvuileu

 Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm

user image

Phan Thế Phong

30 tháng 1 2018 lúc 8:53

Sau khi về đến nhà ông lão (trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng - Ngữ văn 6 - Tập 1) sửng sốt, lâu đài, cung điện biến mất, trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ, ông lão tâm sự với vợ. Hãy tưởng tượng và kể lại những lời tâm sự đó.

1 câu trả lời

Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

alt text

Trả lời câu hỏi này giúp bạn Phan Thế Phong

Thảo Phương

Thảo Phương30 tháng 1 2018 lúc 19:49

a. Mở bài

Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh xảy ra câu chuyện :

- Từ biển xanh trở về, ông lão buồn bã, lo sợ vì cá vàng không cho vợ lão được làm Long Vương.

- Đến nơi, ông sửng sốt khi thấy lâu đài, cung điện biến mất, mụ vợ lão đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

b. Thân bài

Kể lại cuộc trò chuyện giữa hai vợ chồng ông lão.

- Nhắc lại những việc làm của vợ, của cá vàng trước đó đối với họ.

- Ông lão chia sẻ những điều không hợp lí, những yêu cầu quá đáng của vợ.

- Mụ vợ ân hận về sự tham lam quá quắt ; sự bội bạc đến tàn nhẫn của mình với chồng và với cá vàng.

- Ông lão an ủi vợ.

- Vợ ông lão hứa sẽ thay đổi tâm tính, không phạm những sai lầm như trước.

c. Kết bài

Hai vợ chồng ông lão cùng nhận thức ra và tâm niệm sẽ sống nhân hậu ; biết ơn những người đã giúp đỡ mình.

 Đúng 1 Bình luận Câu trả lời được H lựa chọn Báo cáo sai phạm

user image

Thiên Thần Bé Nhỏ

12 tháng 4 2017 lúc 20:04

Sau khi về đến nhà, ông lão (trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng-Ngữ Văn 6 tập 1) sửng sốt lâu đài, cung điện biến mất. Trước mặt ông lão lại thấy một túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ. Ông lão tâm sự với vợ.

Em hãy tưởng tượng và kế lại lời tâm sự đó.

giúp mình nha các bạn. leuleu

2 câu trả lời

Ngữ văn Tập làm văn lớp 6

alt text

Trả lời câu hỏi này giúp bạn Thiên Thần Bé Nhỏ

Trần Ngọc Định

Trần Ngọc Định12 tháng 4 2017 lúc 21:22

Lời giải nè !!! ( bấm vô link nhé<3 )

a. Mở bài :

Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh xảy ra câu chuyện :

- Từ biển xanh trở về, ông lão buồn bã, lo sợ vì cá vàng không cho vợ lão được làm Long Vương.

- Đến nơi, ông sửng sốt khi thấy lâu đài, cung điện biến mất, mụ vợ lão đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

b. Thân bài :

Kể lại cuộc trò chuyện giữa hai vợ chồng ông lão.

- Nhắc lại những việc làm của vợ, của cá vàng trước đó đối với họ.

- Ông lão chia sẻ những điều không hợp lí, những yêu cầu quá đáng của vợ.

- Mụ vợ ân hận về sự tham lam quá quắt ; sự bội bạc đến tàn nhẫn của mình với chồng và với cá vàng.

- Ông lão an ủi vợ.

- Vợ ông lão hứa sẽ thay đổi tâm tính, không phạm những sai lầm như trước.

c. Kết bài:

Hai vợ chồng ông lão cùng nhận thức ra và tâm niệm sẽ sống nhân hậu ; biết ơn những người đã giúp đỡ mình.

 Đúng 2 Bình luận 4 Câu trả lời được H lựa chọn Báo cáo sai phạm

Trân Cao Anh Triêt

Trân Cao Anh Triêt12 tháng 4 2017 lúc 20:05

Hai vợ chồng tôi làm nghề đánh cá. Chúng tôi ở trong một túp lều nát bên bờ biển. Ngày ngày tôi đi thả lưới, còn vợ tôi ở nhà kéo sợi. Tuy nghèo nhưng chúng tôi sống khá đầm ấm.

Một hôm, tôi ra biển đánh cá. Lần đầu kéo lưới chỉ có bùn; lần thứ hai chỉ toàn rong biển. Tôi thở dài ngao ngán và kéo tiếp lần thứ ba. May quá, trong lưới là một con cá vàng to và đẹp. Sẽ bán được món tiền kha khá đây - tôi thầm nghĩ như vậy và thò tay vào lưới toan bắt cá.

Bỗng con cá cất tiếng kêu van:

- Ổng lão ơi! Ồng làm phúc thả tôi trở về biển cả, tôi sẽ xin đền ơn ông, ông muốn gì cũng được

Tôi ngạc nhiên quá, nhưng rồi cũng thả con cá xuống biển. Tôi bảo nó:

- Trời phù hộ cho ngươi! Ngươi trở về biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì.

Về nhà, tôi kể lại chuyện cá vàng cho vợ tôi nghe. Ai ngờ, mụ nổi xung lên mắng tôi:

- Đồ ngốc! Sao lại không bắt con cá đền cái gì? Đòi một cái máng cho lợn ăn không được à? Cái máng của nhà ta đã gần vỡ rồi.

Thấy mụ vợ nói cũng có lí, tôi liền đi ra biển. Biển gỢn sóng êm ả. Tiếng sóng rì rào ca hát thật vui tai. Tôi cất tiếng gọi cá vàng. Con cá lập tức bơi lên và ân cần hỏi tôi:

- Ông lão ơi! Ông cần gì thế?

Tôi chào con cá và bảo:

- Cá ơi! Giúp tôi với. Mụ vợ tôi nó mắng tôi và đòi tôi xin cá cho một cái máng lợn mới. Máng nhà tôi đã sắp hỏng rồi.

Con cố vàng cười:

- Ông lão ơi! Xin ông đừng băn khoăn gì cả. Ồng cứ về đi. Rồi ông sẽ có một cái máng mới.

Tôi về đến nhà thì mụ vợ tôi đã có một cái máng mới thật. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Ai ngờ, mụ lại quát to hơn:

- Đồ ngu! Đòi một cái máng thật à? Mỗt cái máng thì thấm vào đâu? Đi tìm lại con cá và đòi một cái nhà rộng.

Tôi lắc đầu nhìn mụ nhưng rồi cũng đi ra biển. Biển xanh hình như không hài lòng nên đã nổi sóng. Tôi gọi con cá vàng, con cá bơi lên hỏi:

- Ông lão ơi! Ông cần gì thế?

Tôi chào con cá và nói:

- Giúp tôi với, cá ơi! Mụ vợ tôi lại mắng nhiều hơn và không để cho tôi yên chút nào. Mụ đòi một toà nhà đẹp.

Con cá ôn tồn bảo tôi:

- Ông lão ơi, đừng bàn khoăn quá. Thôi hãy về đi. Vợ ông sẽ được một cái nhà rộng và đẹp.

Tôi trở về. Tôi không tin vào mắt mình nữa, túp lều tranh rách nát của tôi đã biến đâu mất, thay vào đó là một ngôi nhà đẹp, có cổng bằng gỗ lim, trong nhà sáng sủa, quét vôi trắng xoá, và mụ vợ tôi đang ngồi bên cửa sổ. Tôi thầm nghĩ: Chắc lần này mụ vợ mình hài lòng rồi. Nhưng trông thấy tôi, mụ vợ tôi lại mắng:

- Đồ ngu! Sao ngốc thế? Đòi một cái nhà thôi à? Trời! Đi tìm ngay con cá và bảo nó rằng: Tao không muốn làm một mụ nông dân quèn, tao muôn làm một bà nhất phẩm phu nhân kia.

Tôi không sao hiểu nổi mụ. Thật là được voi đòi tiên. Nhưng thấy mụ giận dữ quá, tôi cũng đâm e ngại, không dám nói gì, đành đi ra biển. Biển xanh đã nổi sóng dữ dội. Tôỉ run run gọi con cá vàng, cá bơi lên hỏi tôi:

- Ông lão ơi! Ông cần gì thế?

Tôi chào con cá và lắp bắp nói:

- Giúp tôi với cá ơi! Mụ vợ tôi lại phát khùng lên, nó chẳng để cho tôi yên chút nào. Bây giờ nó không muôn làm nông dân nữa mà muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân.

Con cá vàng an ủi tôi:

- Ồng lão ơi! Đừng lo lắng quá. Trời sẽ phù hộ cho ông.

Tôi lại trở về. Tôi bàng hoàng không tin vào mắt mình nữa. Trước mắt tôi, một lâu đài rộng lớn và lộng lẫy, xung quanh lâu dài là những thảm hoa rực rỡ sắc màu, ngào ngạt hương thơm. Mụ vợ tôi đang đứng trên thềm cao, mình .khoác áo lông, đầu đội mũ nhiễu hoa, cổ quấn ngọc trai, tay đeo nhẫn vàng, chân đi giày đỏ. Nom mụ thật quý phái. Xung quanh mụ, kẻ hầu, người hạ tấp nập, còn mụ thì liên mồm quở mắng họ. Tôi bảo mụ.

- Kính chào phu nhân, chắc bây giờ bà đã thoả nguyện rồi chứ?

Không cần giữ thể diện cho chồng mình trước mặt bọn gia nhân, mụ quay sang mắng tôi một trận rồi bắt tồi xuống quét dọn chuồng ngựa. Sao mụ có thể cư xử với tôi như vậy nhỉ? Nhưng tôi không dám trái lời mụ.

Tôi tưởng lần này mụ đã thoả mãn lắm rồi. Nào ngờ, được vài tuần lễ, mụ lại giận dữ gọi tôi đến, bắt tôi đi tìm cá vàng:

- Lão đi tìm con cá và bảo nó tao không muốn làm một bà phu nhân nữa, tao muôn làm nữ hoàng kia.

Tôi hoảng sợ kêu lên:

- Mụ nói gì thế? Mụ có lẫn không? Mụ không có học lại đanh đá chua ngoa, mà lại đòi làm nữ hoàng? Mụ không sợ mọi người chế giễu sao?

Mu vơ tôi bèn nổi trân lôi đình, tát vào măt tôi:

- Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à? Đi ngay ra biển, nếu không tao sẽ cho người lôi cổ đi.

Tôi không dám trái lời mụ, đành lủi thủi đi ra biển. Trời, biển nổi sóng mù mịt quá. Tôi lo ngại không dám gọi cá vàng. Nhưng rồi nghĩ đến cơn thịnh nộ của mụ vợ, tôi đành kêu gọi con cá. Con cá bơi lên hỏi tôi:

- Ông lão ơi! Ông cần gì thế?

Tôi chào con cá và nói:

- Cá vàng ơi, mụ vợ tôi nổi cơn điên rồi, bây giờ mụ lại muốn làm nữ hoàng kia.

Con cá lạnh lùng bảo tôi:

-Được rồi tôi sẽ giúp lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.

Tôi lại trở về. Thật kinh ngạc. Trước mắt tôi là cung điện nguy nga. Mụ vợ tôi đã thành nữ hoàng đang ngồi ở bàn tiệc. Bọn thị vệ xung quanh, chúng rót mời mụ những thứ rượu và những thứ bánh ngon lành mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy. Xung quanh lại có cả một đội vệ binh gươm giáo chỉnh tề đứng hầu. Trông thấy thế, tôi hoảng sợ, cúi rạp xuống đất chào mụ và nói:

- Kính chào nữ hoàng. Chắc bây giờ nữ hoàng đã thoả lòng rồi chứ?

Mụ vợ tôi không thèm nhìn, ra lệnh đuổi tôi đi. Bọn thị vệ xô tới đẩy tôi ra ngoài, bọn vệ binh cũng chạy tới tuốt gươm doạ chém. Tôi kinh hoàng. Nhân dân không rõ đầu đuôi cũng chạy lại chế giễu tôi: Đáng kiếp! Có thế mới sáng mắt ra, lần sau đừng thấy người sang bắt quàng làm họ nữa.!

Tôi đi ra khỏi cung điện, vừa xấu hổ, vừa buồn bực. tôi lại trở về với nghề đánh cá kiếm sống.

Bỗng một hôm, bọn thị vệ đến bắt tôi đưa vào cung. Tôi nghĩ Chắc mụ vợ mình muốn giết mình.

Trông thấy tôi, mụ nổi cơn thịnh nộ, trừng mắt bảo tôi:

- Mày hãy đi tìm con cá, bảo nó tao không muốn làm nữ hoàng, tao muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để con cá vàng hầu hạ tao và làm theo ý muốn của tao.

Tôi há hốc mồm kinh ngạc, nhưng tôi không dám cãi mụ. Tôi đành phải di ra biển. Một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, biên nổi sóng ầm ầm. Tôi cô trấn tĩnh gọi cá vàng, rồi khẩn thiết van xin:

- Cá ơi, cứu tôi với! Thương tôi với! Tôi sống làm sao được với mụ vợ quái ác này! Mụ lại không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để cá vàng hầu hạ mụ và làm theo ý muốn của mụ.

Con cá vàng nhìn tôi, chỉ lắc đầu không nói gì. Rồi nó quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển. Tôi đứng trên bờ đợi mãi không thấy cá vàng lên trả lời, đành trở về. về đến nơi, tôi sửng sốt, lâu đài, cung điện biến đâu mất,- trước mặt tôi là túp lều tranh rách nát ngày xưa. Và trên bậc cửa, mụ vợ tôi, với bộ quần áo cũ rách, đang ngồi bên cái máng lợn sứ mẻ. Nước mắt mụ chảy ròng ròng.

Tôi thở phào nhẹ nhõm.

 Đúng 1 Bình luận Thiên Thần Bé Nhỏ đã chọn câu trả lời này. Báo cáo sai phạm

user image

Tran Thuy Chi

9 tháng 8 2017 lúc 19:44

Câu 1: Qua 3 văn bản truyện kí VN: Trong lòng mẹ, tức nước vỡ bờ, Lão Hạc. Em thấy có gì giống và khác nhau

Câu 2: Khi trở về con trai Lão Hạc được nghe ông Giáo kể về cuộc sống của cha và những tâm nguyện của ông trước khi chế. em hãy tưởng tượng mình là con trai lão Hạc để kể lại tâm trạng khi trở về quê và bày tỏ tình cảm của mình với người cha?

giúp mik với

Mik đang cần gấp nha

cảm ơn nhìu

3 câu trả lời

Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 7

alt text

Trả lời câu hỏi này giúp bạn Tran Thuy Chi

cuong chibi

cuong chibi8 tháng 12 2017 lúc 21:43

Tôi là con trai lão Hạc. Sau tám năm ròng đi đồn điền cao su, nay tôi mới có dịp trở về quê hương, thăm người cha già kính yêu và thăm cậu Vàng yêu quý. Cũng giống như bao người xa quê khác, tôi vô cùng hồi hộp, háo hức và xúc động khi được trở về quê nhà, gặp lại người cha đáng kính sau bao năm xa cách. Ngần ấy năm trời, tôi không viết thư cho cha nên không biết cuộc sống của cha đã ra sao rồi và trong túi của tôi đã dành dụm được chút tiền gọi là để biếu cha và để về quê cưới vợ. Cảnh vật quê hương vẫn thân thuộc như ngày nào. Trong tâm trí tôi vẫn nhớ như in từng đường thôn ngõ xóm, từng dòng sông, ngọn đồi nhưng dường như cảnh vật dần dần tiều tụy, xơ xác hơn so với ngày tôi bỏ làng ra đi. Bỗng nhiên, một cảm giác lạnh lẽo bao trùm khắp không gian khi tôi đặt chân đến mảnh vườn của cha. Cây cỏ thì khô héo, cây cối xung quanh tiêu điều, trơ trụi như rất lâu rồi chưa có người đặt chân đến chăm sóc. Ngôi nhà bằng rơm của cha tôi thì siêu vẹo, tưởng chừng như sắp đổ. Tôi vội vàng ngó vào trong nhà nhưng chẳng thấy cha tôi đâu. Tôi gọi lớn: “Cha ơi, cha ơi con đã về rồi đây cha ơi, cha ơi!...” nhưng mãi không có một tiếng trả lời. Tôi bỗng đâm ra lo sợ. Bất chợt, có một người hàng xóm đi qua, đã nhận ra tôi là con trai lão Hạc liền nói: “ơ, cháu đã về rồi à, nhưng bây giờ về thì đã quá muộn rồi, cha cháu đã mất cách đây năm năm trước và mảnh vườn cũng đã bán cho ông giáo rồi, cháu thử sang hỏi ông giáo mà xem”. Tôi sững sờ không tin vào tai mình, quên cả cảm ơn bác hàng xóm rồi chạy một mạch tới nhà ông giáo. Vừa đến nơi, ông giáo đã nhận ra tôi ngay, ông “à”, lên một tiếng rồi mời tôi vào nhà. Ngay lập tức tôi vào thẳng vấn đề chính: — Ông giáo ơi, ông giáo cho cháu biết chuyện gì đã xảy ra với cha cháu, à và còn về mảnh vườn nữa, chuyện cha cháu bán mảnh vườn cho ông giáo là như thế nào vậy? — Cậu cứ từ từ đã, chuyện còn dài lắm, trước tiên tôi dẫn cậu đến mộ của cha cậu trước đã. Ông giáo từ từ đáp lại. Đến mộ của cha, ông giáo và tôi thắp vài nén hương khấn cha tôi và ông giáo nghẹn ngào nói: — Lão Hạc ơi, cuối cùng con trai lão cũng đã trở về rồi đây, đã đến lúc tôi thực hiện lời hứa là trao trả mảnh vườn mà lão đã hi sinh cuộc đời để giữ lại cho con. Bây giờ thì lão có thể yên nghỉ dưới suối vàng rồi chứ? Nghe đến đây, chưa rõ chuyện gì xảy ra nhưng tôi vô cùng xót xa, ân hận nói: — Cha ơi, con quả là đứa con bất hiếu phải không cha, trong lúc cha cần có một bờ vai để nương tựa nhất thì con lại không có ở bên. Con chỉ mải mê lo kiếm tiền để hai cha con có thể sông một cuộc sống đầy đủ hơn sau này, con thật có lỗi quá - Tôi tự dằn vặt bản thân mình. Tôi vừa dứt lời thì ông giáo vỗ vai an ủi tôi rồi cả hai cùng trở về nhà ông giáo để nói chuyện tiếp. Ông giáo rót nước mời tôi uống rồi từ từ kể lại toàn bộ câu chuyện cho tôi nghe. Từ lúc mùa màng đói kém, cha tôi day dứt về chuyện bán cậu Vàng đến lúc ân hận, xót xa đã nỡ lừa một con chó. Cha tôi đã phải tự giải thoát cuộc đời bằng cách ăn bả chó xin được của Binh Tư để không tiêu vào số tiền dành dụm cho tôi và giữ lại mảnh vườn cho tôi. Cha tôi đã nhờ ông giáo viết văn tự bán vườn để nhằm giữ nguyên mảnh vườn khi tôi trở về. Nghe xong câu chuyện mà ông giáo kể, tôi không thể nào kiềm chê được nỗi xúc động, hai dòng nước mắt cứ thế chảy ra. Tôi ân hận lắm, xót xa lắm, chỉ vì tôi mà cha đã nhịn đói, chỉ vì tôi mà cha đã phải tự tìm đến cái chết thảm khốc để giải thoát bản thân. Đầu óc tôi choáng váng, tôi cảm thấy mình thật đáng chết, mình là người con bất hiếu, việc gì mà cha phải hi sinh cuộc đời cho một người con như tôi chứ. Trong lòng tôi tràn đầy cảm giác tội lỗi, ân hận. Tôi thương cha vô cùng. Thực ra ngày ấy phần vì nông nổi sau khi người yêu đi lấy chồng do tôi nghèo khó không có đủ tiền cưới vợ, phần vì thấy cha đã già mà phải làm việc vất vả tôi mới bỏ làng ra đi để kiếm chút ít tiền vừa để có chút vốn liếng lập nghiệp về sau, vừa để cho cha an hưởng lúc về già, ai ngờ sự việc lại xảy ra như thế này. Tôi chỉ nghĩ vùng đất ấy là một vùng đất đầy hứa hẹn, có thể kiếm được nhiều tiền để sau này về biếu cha rồi lập nghiệp và cưới vợ. Ông giáo liền đưa cho tôi xem văn tự mảnh vườn và nói: “Giờ đây, văn tự này chẳng còn ý nghĩa gì nữa” rồi ông giáo liền xé nó đi và đưa trả lại tôi cả mấy chục đồng bạc mà cha tôi nhờ ông giáo cất giữ. Trước khi ra về, tôi có đưa cho ông giáo mấy đồng bạc nhưng ông giáo nhất quyết không nhận, ông bảo không có lí do gì để nhận số tiền ấy cả. Tôi ra về, trong lòng thầm nghĩ sẽ trân trọng mảnh vườn cha tôi để lại suốt đời, tôi sẽ không bao giờ bán đi một tấc đất nào vì nó là mồ hôi, công sức và cả cuộc sống của cha để lại cho tôi. Tôi sẽ lập nghiệp ở chính nơi đây, sẽ cưới vợ, sẽ làm lụng chăm chỉ và sẽ luôn tiếp tục hướng về tương lai tốt đẹp để cha có thể mỉm cười dưới suối vàng. “Cha ơi, cha hãy luôn theo dõi con, phù hộ cho con, cha nhé!”.

 Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm

cuong chibi

cuong chibi8 tháng 12 2017 lúc 21:42

a. Giống nhau:

- Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945. - Phương thức biểu đạt: tự sự. - Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo.

- Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.

b. Khác nhau:

- Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết)

- Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau.

- Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng.

 Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm

Xem thêm câu trả lời khác

user image

Ngô Thành Đạt

17 tháng 12 2017 lúc 20:00

Em hãy tưởng tượng kể theo một kết thúc mới của truyện Ông lão đánh cá và con cá vang hoặc sọ dừa ,cây bút thần.{mình đang cần gấp}.Lưu ý: đừng tra trên mạng .

2 câu trả lời

Ngữ văn Soạn ngữ văn lớp 6Hướng dẫn soạn bài Ếch ngồi đáy giếng

alt text

Trả lời câu hỏi này giúp bạn Ngô Thành Đạt

Ngô Thành Đạt

Ngô Thành Đạt20 tháng 12 2017 lúc 19:12

3 đề trên thôi.

 Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm

Ñğườî Ñỗi Ťiếňğ

Ñğườî Ñỗi Ťiếňğ17 tháng 12 2017 lúc 20:24

Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, là hình tượng đẹp đẽ của người nông dân Việt Nam. Chị là một đốm sáng đặc biệt trong cái xã hội đầy bóng tối. Chị cần cù, chất phác. Vợ chồng chị đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn cơm không đủ no, áo không đủ mặc, gia đình lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh. Sưu thuế đến với chị cùng lúc với bao tai họa. Anh Dậu đang ốm, lại không có tiền nộp thuế. Bọn cường hào chẳng dung tha cho gia đình chị.

Đứng trước khó khăn tột cùng: phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì đau ốm, đàn con còn bé dại, tất cả đều trông chờ ở chị. Trên thực tế, chị là chỗ dựa của cả gia đình, nhưng với chế độ bóc lột, chính sách sưu cao thuế nặng thì làm sao chị có thể đảm đương gánh vác gia đình, cứu anh Dậu thoát khỏi vòng bị kịch.

Hình tượng chị Dậu được tác giả khắc họa thật sinh động, nhất là diễn biến tâm lí của chị, từ hành động lễ phép van xin đến hành động quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng, từ thái độ ôn hòa van xin đến thái độ quyết liệt chống cự bọn cường hào áp bức. Trước khi chống cự, chị đã lễ phép rùn rui khất nợ: Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền SƯU nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông Lí cho cháu khất… Chị Dậu càng tha thiết van xin thì cai Lệ càng nổi cơn thịnh nộ, hắn sai người nhà Lí trưởng trói anh Dậu lại. Hắn còn sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, chị đã đỡ lấy tay tên cai Lệ và khẩn thiết van xin lần nữa nhưng hắn đâu buông tha, hắn còn đấm vào ngực chị. Không thể chịu đựng được, chị Đậu liều mạng cự lại. Từ chỗ xưng cháu một cách nhún nhường chị đã chuyển xưng tôi một cách nghiêm nghị. Hành động tàn bạo của tên cai Lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị. Chị nghiến hàm răng nói với thái độ quyết liệt trước mặt tên cai Lệ: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

 Đúng Bình luận 1 Báo cáo sai phạm

user image

Nguyễn Phương Thảo

10 tháng 8 2016 lúc 9:46

Sau khi về đến nhà, ông lão (Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng - Ngữ văn 6, tập một) sửng sốt , lâu đài, cung điện biến mất ; trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa , mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ . Ông lão tâm sự với vợ 

Em hãy tưởng tượng và kể lại những lời tâm sự đó 

5 câu trả lời

Ngữ văn Ngữ văn lớp 6

alt text

Trả lời câu hỏi này giúp bạn Nguyễn Phương Thảo

Mai Phương aNH

Mai Phương aNH10 tháng 8 2016 lúc 9:53

Mik chỉ gợi y thôi nha(phải nêu đc cuộc đối thoại và lời của ông lão)

Vợ à chuyện đã qua thì đừng có bận tậm nữa

Tôi sẽ ngày ngày cố gằng làm việc để kiếm sống và làm giàu bản thân

vợ nói ông à tôi thật có lỗi với ông bởi tính kiêu ngao ham giàu mới xảy ra việc nay tôi thật hối hận khtôi sẽ cùng ông đi làm viêc

 

 

 Đúng 9 Bình luận 3 Câu trả lời được H lựa chọn Báo cáo sai phạm

Bùi Khánh Linh

Bùi Khánh Linh22 tháng 4 2017 lúc 13:03

* Yêu cầu về kĩ năng :

biết xây dựng một câu chuyện có bố cục đầy đủ, trình bày các sự việc rõ ràng, trình tự hợp lí.

Chọn ngôi kể phù hợp ( ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba). Lời kể tự nhiên, sinh động.

* Yêu cầu về nội dung :

Phải tưởng tượng ra câu chuyện giữa hai vợ chồng ông lão đánh cá dựa trên tình huống đã cho ở đề bài.

Đề bài tương đối tự do, tạo điều kiện cho trí tưởng tượng của học sinh được phát huy, tuy nhiên các em phải biết xây dựng nhân vật, cốt truyện bám vào nội dung tác phẩm « Ông lão đánh cá và con cá vàng » đã được học.

Bài viết có thể có những sáng tạo riêng song cần theo hướng cơ bản sau :

a. Mở bài

Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh xảy ra câu chuyện :

- Từ biển xanh trở về, ông lão buồn bã, lo sợ vì cá vàng không cho vợ lão được làm Long Vương.

- Đến nơi, ông sửng sốt khi thấy lâu đài, cung điện biến mất, mụ vợ lão đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

b. Thân bài :

Kể lại cuộc trò chuyện giữa hai vợ chồng ông lão.

- Nhắc lại những việc làm của vợ, của cá vàng trước đó đối với họ.

- Ông lão chia sẻ những điều không hợp lí, những yêu cầu quá đáng của vợ.

- Mụ vợ ân hận về sự tham lam quá quắt ; sự bội bạc đến tàn nhẫn của mình với chồng và với cá vàng.

- Ông lão an ủi vợ.

- Vợ ông lão hứa sẽ thay đổi tâm tính, không phạm những sai lầm như trước.

c. Kết bài :

Hai vợ chồng ông lão cùng nhận thức ra và tâm niệm sẽ sống nhân hậu ; biết ơn những người đã giúp đỡ mình.

 Đúng 2 Bình luận Nguyễn Phương Thảo đã chọn câu trả lời này. Báo cáo sai phạm

Xem thêm câu trả lời khác

user image

Nguyễn Mai Phương

17 tháng 9 2017 lúc 19:00

Dàn ý chi tiết đề: 1.Kể lại một câu chuyện vui hoặc chuyện buồn của chính bản thân em hoặc một câu chuyện đã được chứng kiến, được đọc, được xem

2. Đóng vai một nhân vật trong một văn bản truyện đã học ở SGK văn 8 tập 1, kể sáng tạo câu chuyện (đặc biệt là phần kết thúc truyện) (nên chọn văn bản: Cô bé bán diêm, Lão Hạc,.....)

Giúp mình vs, mik đang cần gấp, THANKS M.N NHÌU !!!!!!!!!!!!

2 câu trả lời

Ngữ văn Tập làm văn lớp 8Bài viết số 2 - Văn lớp 8

alt text

Trả lời câu hỏi này giúp bạn Nguyễn Mai Phương

Dương Phương Trà

Dương Phương Trà20 tháng 11 2017 lúc 19:31

Đề 1:

Giờ trả bài tập làm văn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài đươc điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất. Tất nhiên, bài cao điểm được nghe những tràng pháo tay và bài có điểm thấp là những trận cười, chưa kể sau đó còn hình thành nên nhiều giai thoại từ những câu mà thầy nhận xét là " què cụt, thiếu sức thuyết phục...". Và giai thoại này đôi khi còn lan truyền ra các lớp khác mà tác giả của nó chỉ còn cách là lấy hai tay che mặt lại. Vào giờ này cả lớp đứa nào cũng hồi hộp khi xấp bài trên tay thầy đã vơi nhiều rồi mà bài của mình vẫn chưa thấy đâu.

Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhổm. Với đề ra là " Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em", thầy đã nói rằng lớp có bốn mươi học sinh thì trắc sẽ có bốn mươi kỉ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu chúng tôi thường chống chế "Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lặp được".

Điều khác thường là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng, chỉ giữ lại một bài. Chỉ một ! Đừa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất? Dở nhất?

Giỏi văn nhất lớp là Tuyết Anh. Nhưng rồi dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Tuyết Anh với tay nhận bài từ lớp trưởng. Vậy là thầy dữ lại bài dở nhất rồi ! Cả lớp chuyển ánh mắt nhìn về phía Long với tiếng cười khúc khích. Nhưng rồi Long cũng nhận được bài của mình.

Vậy thì của ai? Hay? Dở? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm nay là của ai? Trời, môn Văn... Có khi bài trước mới được sáu điểm với lời phê " Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn " thì bài sau nhận được ngay điểm bốn với lời phê " Quá lan man dông dài "! Điểm bày môn văn của thầy là một ước mơ xa! Ngay cả Tuyết Anh cũng nói vậy.

Chúng tôi nhìn theo tay của lớp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Tùng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Tùng, tác giả của bài văn trên tay thầy.

TRánh cái nhìn của cả lớp, Tùng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Tùng nhưng có thể thấy rõ hai vàng tay và cổ của Tùng đỏ ửng.

Tùng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được một tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Tùng cái gì cũng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn Văn cả. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chót trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động. Giọng thày trầm trầm:

"Kỉ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má em cho ra ngoài phố học để sau này em có thể làm điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải kiếm việc làm thêm để có tièn trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần cho gia đình. Chưa bao giờ ba má viết gì cho em cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần thư về quê đều do tay em viết..."

Thầy ngừng đọc nhìn cả lớp:

- Các em, thầy sẽ chép lại nguyên văn lá thư của ba bạn Tùng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.

Một chuyện lại! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy:

" Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng ***** để có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà không? Cả nhà nhớ con nhìu lắm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con"

Lá thứ vỏn vẹn 45 chữ.

Khi thày quay lại thì Tùng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng đỏ hoe.

Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gửi gắm của một người cha vôn chỉ quen với cày cuốc lần đầu tiên cầm bút viết thư cho con.

 Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm

Nguyễn Mai Phương

Nguyễn Mai Phương17 tháng 9 2017 lúc 20:22

chọn 1 trong 2 thôi nha

 Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm

user image

Nguyễn Thành Long

11 tháng 5 2017 lúc 20:35

Sau khi về đến nhà, ông lão (trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng-Ngữ Văn 6 tập 1) sửng sốt lâu đài, cung điện biến mất. Trước mặt ông lão lại thấy một túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ. Ông lão tâm sự với vợ.

Em hãy tưởng tượng và kế lại lời tâm sự đó.

3 câu trả lời

Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 6

alt text

Trả lời câu hỏi này giúp bạn Nguyễn Thành Long

Nguyễn Mai Linh

Nguyễn Mai Linh3 tháng 8 2017 lúc 14:16

Bài làm :

Hai vợ chồng tôi làm nghề đánh cá. Chúng tôi ở trong một túp lều nát bên bờ biển. Ngày ngày tôi đi thả lưới, còn vợ tôi ở nhà kéo sợi. Tuy nghèo nhưng chúng tôi sống khá đầm ấm.

Một hôm, tôi ra biển đánh cá. Lần đầu kéo lưới chỉ có bùn; lần thứ hai chỉ toàn rong biển. Tôi thở dài ngao ngán và kéo tiếp lần thứ ba. May quá, trong lưới là một con cá vàng to và đẹp. Sẽ bán được món tiền kha khá đây - tôi thầm nghĩ như vậy và thò tay vào lưới toan bắt cá.

Bỗng con cá cất tiếng kêu van:

- Ổng lão ơi! Ồng làm phúc thả tôi trở về biển cả, tôi sẽ xin đền ơn ông, ông muốn gì cũng được

Tôi ngạc nhiên quá, nhưng rồi cũng thả con cá xuống biển. Tôi bảo nó:

- Trời phù hộ cho ngươi! Ngươi trở về biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì.

Về nhà, tôi kể lại chuyện cá vàng cho vợ tôi nghe. Ai ngờ, mụ nổi xung lên mắng tôi:

- Đồ ngốc! Sao lại không bắt con cá đền cái gì? Đòi một cái máng cho lợn ăn không được à? Cái máng của nhà ta đã gần vỡ rồi.

Thấy mụ vợ nói cũng có lí, tôi liền đi ra biển. Biển gợn sóng êm ả. Tiếng sóng rì rào ca hát thật vui tai. Tôi cất tiếng gọi cá vàng. Con cá lập tức bơi lên và ân cần hỏi tôi:

- Ông lão ơi! Ông cần gì thế?

Tôi chào con cá và bảo:

- Cá ơi! Giúp tôi với. Mụ vợ tôi nó mắng tôi và đòi tôi xin cá cho một cái máng lợn mới. Máng nhà tôi đã sắp hỏng rồi.

Con cố vàng cười:

- Ông lão ơi! Xin ông đừng băn khoăn gì cả. Ồng cứ về đi. Rồi ông sẽ có một cái máng mới.

Tôi về đến nhà thì mụ vợ tôi đã có một cái máng mới thật. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Ai ngờ, mụ lại quát to hơn:

- Đồ ngu! Đòi một cái máng thật à? Mỗt cái máng thì thấm vào đâu? Đi tìm lại con cá và đòi một cái nhà rộng.

Tôi lắc đầu nhìn mụ nhưng rồi cũng đi ra biển. Biển xanh hình như không hài lòng nên đã nổi sóng. Tôi gọi con cá vàng, con cá bơi lên hỏi:

- Ông lão ơi! Ông cần gì thế?

Tôi chào con cá và nói:

- Giúp tôi với, cá ơi! Mụ vợ tôi lại mắng nhiều hơn và không để cho tôi yên chút nào. Mụ đòi một toà nhà đẹp.

Con cá ôn tồn bảo tôi:

- Ông lão ơi, đừng bàn khoăn quá. Thôi hãy về đi. Vợ ông sẽ được một cái nhà rộng và đẹp.

Tôi trở về. Tôi không tin vào mắt mình nữa, túp lều tranh rách nát của tôi đã biến đâu mất, thay vào đó là một ngôi nhà đẹp, có cổng bằng gỗ lim, trong nhà sáng sủa, quét vôi trắng xoá, và mụ vợ tôi đang ngồi bên cửa sổ. Tôi thầm nghĩ: Chắc lần này mụ vợ mình hài lòng rồi. Nhưng trông thấy tôi, mụ vợ tôi lại mắng:

- Đồ ngu! Sao ngốc thế? Đòi một cái nhà thôi à? Trời! Đi tìm ngay con cá và bảo nó rằng: Tao không muốn làm một mụ nông dân quèn, tao muôn làm một bà nhất phẩm phu nhân kia.

Tôi không sao hiểu nổi mụ. Thật là được voi đòi tiên. Nhưng thấy mụ giận dữ quá, tôi cũng đâm e ngại, không dám nói gì, đành đi ra biển. Biển xanh đã nổi sóng dữ dội. Tôỉ run run gọi con cá vàng, cá bơi lên hỏi tôi:

- Ông lão ơi! Ông cần gì thế?

Tôi chào con cá và lắp bắp nói:

- Giúp tôi với cá ơi! Mụ vợ tôi lại phát khùng lên, nó chẳng để cho tôi yên chút nào. Bây giờ nó không muôn làm nông dân nữa mà muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân.

Con cá vàng an ủi tôi:

- Ồng lão ơi! Đừng lo lắng quá. Trời sẽ phù hộ cho ông.

Tôi lại trở về. Tôi bàng hoàng không tin vào mắt mình nữa. Trước mắt tôi, một lâu đài rộng lớn và lộng lẫy, xung quanh lâu dài là những thảm hoa rực rỡ sắc màu, ngào ngạt hương thơm. Mụ vợ tôi đang đứng trên thềm cao, mình .khoác áo lông, đầu đội mũ nhiễu hoa, cổ quấn ngọc trai, tay đeo nhẫn vàng, chân đi giày đỏ. Nom mụ thật quý phái. Xung quanh mụ, kẻ hầu, người hạ tấp nập, còn mụ thì liên mồm quở mắng họ. Tôi bảo mụ.

- Kính chào phu nhân, chắc bây giờ bà đã thoả nguyện rồi chứ?

Không cần giữ thể diện cho chồng mình trước mặt bọn gia nhân, mụ quay sang mắng tôi một trận rồi bắt tồi xuống quét dọn chuồng ngựa. Sao mụ có thể cư xử với tôi như vậy nhỉ? Nhưng tôi không dám trái lời mụ.

Tôi tưởng lần này mụ đã thoả mãn lắm rồi. Nào ngờ, được vài tuần lễ, mụ lại giận dữ gọi tôi đến, bắt tôi đi tìm cá vàng:

- Lão đi tìm con cá và bảo nó tao không muốn làm một bà phu nhân nữa, tao muôn làm nữ hoàng kia.

Tôi hoảng sợ kêu lên:

- Mụ nói gì thế? Mụ có lẫn không? Mụ không có học lại đanh đá chua ngoa, mà lại đòi làm nữ hoàng? Mụ không sợ mọi người chế giễu sao?

Mụ vơ tôi bèn nổi trân lôi đình, tát vào măt tôi:

- Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à? Đi ngay ra biển, nếu không tao sẽ cho người lôi cổ đi.

Tôi không dám trái lời mụ, đành lủi thủi đi ra biển. Trời, biển nổi sóng mù mịt quá. Tôi lo ngại không dám gọi cá vàng. Nhưng rồi nghĩ đến cơn thịnh nộ của mụ vợ, tôi đành kêu gọi con cá. Con cá bơi lên hỏi tôi:

- Ông lão ơi! Ông cần gì thế?

Tôi chào con cá và nói:

- Cá vàng ơi, mụ vợ tôi nổi cơn điên rồi, bây giờ mụ lại muốn làm nữ hoàng kia.

Con cá lạnh lùng bảo tôi:

-Được rồi tôi sẽ giúp lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.

Tôi lại trở về. Thật kinh ngạc. Trước mắt tôi là cung điện nguy nga. Mụ vợ tôi đã thành nữ hoàng đang ngồi ở bàn tiệc. Bọn thị vệ xung quanh, chúng rót mời mụ những thứ rượu và những thứ bánh ngon lành mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy. Xung quanh lại có cả một đội vệ binh gươm giáo chỉnh tề đứng hầu. Trông thấy thế, tôi hoảng sợ, cúi rạp xuống đất chào mụ và nói:

- Kính chào nữ hoàng. Chắc bây giờ nữ hoàng đã thoả lòng rồi chứ?

Mụ vợ tôi không thèm nhìn, ra lệnh đuổi tôi đi. Bọn thị vệ xô tới đẩy tôi ra ngoài, bọn vệ binh cũng chạy tới tuốt gươm doạ chém. Tôi kinh hoàng. Nhân dân không rõ đầu đuôi cũng chạy lại chế giễu tôi: Đáng kiếp! Có thế mới sáng mắt ra, lần sau đừng thấy người sang bắt quàng làm họ nữa.!

Tôi đi ra khỏi cung điện, vừa xấu hổ, vừa buồn bực. tôi lại trở về với nghề đánh cá kiếm sống.

Bỗng một hôm, bọn thị vệ đến bắt tôi đưa vào cung. Tôi nghĩ Chắc mụ vợ mình muốn giết mình. Trông thấy tôi, mụ nổi cơn thịnh nộ, trừng mắt bảo tôi:

- Mày hãy đi tìm con cá, bảo nó tao không muốn làm nữ hoàng, tao muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để con cá vàng hầu hạ tao và làm theo ý muốn của tao.

Tôi há hốc mồm kinh ngạc, nhưng tôi không dám cãi mụ. Tôi đành phải di ra biển. Một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, biên nổi sóng ầm ầm. Tôi cô trấn tĩnh gọi cá vàng, rồi khẩn thiết van xin:

- Cá ơi, cứu tôi với! Thương tôi với! Tôi sống làm sao được với mụ vợ quái ác này! Mụ lại không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để cá vàng hầu hạ mụ và làm theo ý muốn của mụ.

Con cá vàng nhìn tôi, chỉ lắc đầu không nói gì. Rồi nó quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển. Tôi đứng trên bờ đợi mãi không thấy cá vàng lên trả lời, đành trở về. về đến nơi, tôi sửng sốt, lâu đài, cung điện biến đâu mất,- trước mặt tôi là túp lều tranh rách nát ngày xưa. Và trên bậc cửa, mụ vợ tôi, với bộ quần áo cũ rách, đang ngồi bên cái máng lợn sứ mẻ. Nước mắt mụ chảy ròng ròng.

Tôi thở phào nhẹ nhõm.

Chúc bạn học tốt haha

 Đúng 6 Bình luận Câu trả lời được H lựa chọn Báo cáo sai phạm

Nguyễn Mai Linh

Nguyễn Mai Linh3 tháng 8 2017 lúc 14:17

nhớ k cho mk nha ok

 Đúng 5 Bình luận Báo cáo sai phạm

Xem thêm câu trả lời khác

user image

Thùy Linh

6 tháng 10 2017 lúc 23:48

1. Hãy Viết Một Đoạn Văn Diễn Dịch, Chỉ Rõ Cái Hay Của Đoạn Văn Sau:

" Mặt Lão đột nhiên co rúm lại......... Lão hu hu khóc..."

( trích Lão Hạc - trang 42 SGK 8)

2. Trong đoạn văn:

" Con người đáng kính...................nhưng lại đáng buồn theo một nhĩa khác"

( trích Lão Hạc - cuối trang 44 và đầu trang 45 SGK )

Hỏi: Hai cụm từ '' thêm đáng buồn '', '' đáng buồn theo một nghĩa khác được hiểu như thế nào?

Giúp Mình Với!..

Chiều Mai Mình cần Gấp!?!..

Được Thì Mình Cảm Ơn Các Bạn NHa..yeu

2 câu trả lời

Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 8

alt text

Trả lời câu hỏi này giúp bạn Thùy Linh

Nguyễn Thị Hồng Nhung

Nguyễn Thị Hồng Nhung7 tháng 10 2017 lúc 12:32

Bài2

Cuộc đời "hay vẫn chưa đáng buồn nhưng lại đang buồn theo một nghĩa khác Nghĩa khác nghĩa là gì? Cuộc đời mà Nam Cao phản ánh là xã hội của Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, nhân dân ta phải làm thân trâu ngựa, bị áp bức, bị bóc lột nặng nề. Đau khổ nhất là người nông dân, suốt đời lam lũ mà vẫn đói rét thương tâm. Sưu cao thuế nặng phải bán vợ đợ con, phải đi làm phu mỏ, phu đồn điền cao su... Cuộc đời cha con lão Hạc cái chết quằn quại đau đớn của lão Hạc sau khi ăn bả chó đã cho thấy rõ cuộc đời "vẫn đáng buồn"... Câu nói ấy của ông giáo đã lên án và tố cáo cái hiện thực đen tối, bất công của xã hội thực dân nửa phong kiến, cái xã hội "đáng buồn" đã xô đẩy bao con người lao động cần cù, lương thiện vào đói rét, cùng quẫn.Đọc truyện "Lão Hạc”, ta càng thấy bút pháp nghệ thuật tự sự đặc sắc, nhất những mẩu độc thoại nội tâm của nhân vật ông giáo. Tính triết lí của truyện càng trở nên sâu sắc. Giá trị nhân bản của truyện càng trở nên cảm động, hấp dẫn, thấm thía.Gấp trang văn lại, ta như đang được nghe ông giáo tâm sự: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn...". Ông giáo đã truyền cho ta ngọn lửa niềm tin về lòng tốt của con người, để ta yêu thêm con người, yêu thêm cuộc sống.

 Đúng 1 Bình luận Thùy Linh đã chọn câu trả lời này. Báo cáo sai phạm

Nguyễn Thị Hồng Nhung

Nguyễn Thị Hồng Nhung7 tháng 10 2017 lúc 12:29

Bài 1:

"Lão Hạc" của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này

 Đúng 1 Bình luận Thùy Linh đã chọn câu trả lời này. Báo cáo sai phạm

user image

Thiên thần phép thuật

18 tháng 12 2018 lúc 18:14

Đề thi khảo sát nè, mấy bn giúp mk nhé !

Câu 2:

"Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay :

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !

- Cụ bán rồi ?

- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng

ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không

xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.

Tôi hỏi cho có chuyện :

- Thế nó cho bắt à ?

Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước

mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu

như con nít. Lão hu hu khóc..."

a/ Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Của ai ?

b/ Tìm những trường từ vựng có trong đoạn trích trên

- Trường chỉ bộ phận cơ thể người

- Trường chỉ tâm trạng nhân vật

c/ Tìm những từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn trích trên

d/ Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy ? Ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào ?

e/ Hãy nêu giá trị nhân đạo có trong truyện ngắn "Lão Hạc"

g/ Hãy kể tên các tác phẩm, đoạn trích và tác giả thuộc chủ đề người nông dân trước CM đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8 Tập 1

h/ Đóng vai ông giáo kể lại câu chuyện lão Hạc sang nói chuyện bán cậu Vàng

(Nếu các bạn tìm thấy đề thi trên mạng nào có bài này thì gửi link cho mk nhé. Thank nhìu!!!)

À quên nữa, thứ 5 tuần này mk phải thi rùi

1 câu trả lời

Ngữ văn Ôn tập ngữ văn lớp 8Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

alt text

Trả lời câu hỏi này giúp bạn Thiên thần phép thuật

Bé Của Nguyên 

Bé Của Nguyên18 tháng 12 2018 lúc 19:17

a)

- Đoạn văn này trích trong văn bản '' Lão Hạc '' của Nam Cao

b)

-Trường từ vựng chỉ cơ thể người : mặt , đôi mắt , cái đầu , cái miệng .

- Trường từ vựng chỉ tâm trạng nhân vật : vui vẻ , mếu , khóc , xót , ái ngại .

c)

- Từ tượng thanh : ầng ậc , hu hu .

- Từ tượng hình : ôm , co rúm , xô lại , ép , ngoẹo , mếu,...

d)

- Đoạn văn kể theo ngôi thứ nhất .

- Tác dụng : có thể bộc lộ được tình cảm cảm xúc của mình , sự việc được diễn tả khách quan hơn .

e)

- Giá trị nhân đạo trong truyện ngắn '' Lão Hạc '' : Nói về những con người nông dân thời phong kiến phải sống một cuộc sống nghèo khổ , bị hành hạ , phải gồng mk chống lại nạn đói , những hủ tục phong kiến . Mặc dù họ sống trong đói nghèo nhưng mà họ không bị cái bần hàn bào mòn nhân phẩm , đó là đặc điểm quý của người nông dân Việt Nam . Và văn bản này ca ngợi phẩm chất ngời sáng trong tâm hồn những người đồng bào lao khổ của mình .

 Đúng 1 Bình luận 1 Câu trả lời được H lựa chọn Báo cáo sai phạm

user image

Khánh Linh

20 tháng 9 2016 lúc 16:24

qua truyện ngắn lão hạc của nhà văn nam cao, em hãy là sáng tỏ nhận xét sau:

truyện ngắn lão hạc đã thể hiện một cách chân thực , cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng ở họ

giúp mình với!!! mình đang cần gấp TT! xin cảm ơn trước ạ!!!

2 câu trả lời

Ngữ văn Văn mẫu lớp 8

alt text

Trả lời câu hỏi này giúp bạn Khánh Linh

Trần Thọ Đạt

Trần Thọ Đạt30 tháng 12 2017 lúc 10:42

Nhắc đến truyện ngắn Lão Hạc, một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930-1945, người ta nghĩ ngay đến nhân vật cùng tên, một điển hình của người nông dân nước ta trước Cách mạng tháng Tám mà quên mất một hình tượng cũng hết sức thành công khác trong truyện: Nhân vật "tôi"-ông giáo. Có thể nói, dù không phải là nhân vật chính, xuất hiện với vai trò là người kể chuyện, hiện lên chỉ với vài nét ngắn gọn qua lời kể của chính mình nhưng nhân vật ông giáo "tôi" là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc của Nam Cao, mang nhiều giá trị nghệ thuật, trong có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.

Đúng như nhận định của Trần Đăng Suyền, "Nam Cao là nhà văn lớn nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930-1945" (trong bài viết Nam Cao-nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn). Ông đến với chủ nghĩa hiện thực phê phán khá muộn, khi trên văn đàn đã có những cây bút đại thụ với nhiều đỉnh cao không dễ gì vượt qua như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố... Thế nhưng bằng sự ý thức sâu sắc về quan điểm nghệ thuật của mình, Nam Cao đã "biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có" (Đời thừa). Với cách đi của riêng mình, Nam Cao đã sáng tạo nên những điển hình nghệ thuật bất hủ trong văn xuôi hiện thực Việt Nam. Ngày nay, những Chí Phèo, Thị Nở, dì Hảo, lão Hạc... không chỉ còn là nhân vật trong trang sách nữa mà đã bước ra cuộc đời, in đậm dấu ấn trong đời sống văn học dân tộc.

Trong truyện ngắn Lão Hạc, bên cạnh nhân vật chính là một điển hình xuất sắc về người nông dân Việt Nam trước 1945, nhân vật ông giáo tuy chỉ là nhân vật phụ nhưng lại mang nhiều giá trị hiện thực rõ nét. Đây là nhân vật tiêu biểu cho tầng lớp trí thức tiểu tư sản nước ta trước Cách mạng, cụ thể là những người dạy học mà tác giả gọi là những "giáo khổ trường tư". Không được khắc họa đậm nét như anh giáo Thứ trong tiểu thuyết Sống mòn, nhưng qua một ông giáo "tôi" trong truyện ngắn Lão Hạc, ta bắt gặp nhiều ông giáo khác ở nước ta trước năm 1945. Đó là những trí thức nghèo khổ, sống lay lắt bằng đồng lương ít ỏi ở các trường tư. Cuộc sống họ cũng chẳng hơn gì cuộc sống của người nông dân, cũng bấp bênh, túng quẫn và bế tắc. Trong truyện, gia đình ông giáo thường xuyên rơi vào cảnh "cùng đường đất sinh nhai", con cái nheo nhóc, bệnh tật liên miên, vợ "khổ quá rồi" đến nỗi "cái bản tính tốt" của thị "bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất". Cũng như văn sĩ Hộ trong Đời thừa, văn sĩ Điền trong Giăng sáng, ông giáo "tôi" trong Lão Hạc cũng phải "chạy ăn từng bữa toát mồ hôi" (Trần Tế Xương). Đây chính là cuộc sống của trí thức tiểu tư sản nói chung, người làm nghề dạy học nói riêng ở nước ta trước năm 1945 mà nhân vật ông giáo "tôi" là một người tiêu biểu.

Trong hoàn cảnh đời sống chật vật, túng thiếu, quẫn quanh ấy, các nhân vật trí thức của Nam Cao thường rơi vào bi kịch giữa lí tưởng cao đẹp và hiện thực khốn cùng trói buộc, giữa khát vọng lớn lao với chuyện áo cơm ghì sát đất. Ông giáo trong Lão Hạc là một tiêu biểu cho bi kịch này của những "giáo khổ trường tư" nước ta trước Cách mạng. Ông giáo "tôi" cũng từng có "một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng", một thời mà "mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông, cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét". Nhưng "một trận ốm thập tử nhất sinh đã đem y về, trả cho đất chôn nhau cắt rốn" (Sống mòn), và rồi sau nhiều lần "cùng đất sinh nhai", con cái ốm đau nheo nhóc, vợ "khổ quá rồi", những ước mơ, hoài bão của thời trai trẻ ấy chỉ còn trong "cái kỉ niệm của một thời", đã ngủ yên trong kí ức và sau này chưa một lần ông giáo nhắc lại. Có thể nói, dù không được tác giả khắc họa đậm nét như bi kịch "một kẻ vô ích, một người thừa" giằng xé trong nội tâm của các Điền, Hộ, Thứ,... nhưng qua những gì ông giáo nghĩ về "những quyển sách rất nâng niu", về "một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng", về cuộc sống bấp bênh, nghèo túng hiện tại, ta hiểu ở nhân vật này cũng có những nỗi khổ khó nói ra. Trong Sống mòn, Nam Cao khẳng định: "Đau đớn thay những kiếp sống muốn khao khát lên cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất". Hay như trong Đời thừa, ông viết: "Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khao khát làm một cái gì mà nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt". Đó chính là nỗi đau của những trí thức tiểu tư sản làm nghề dạy học ở nước ta trước 1945 mà anh giáo Thứ, ông giáo "tôi" là những điển hình.

Không chỉ là "nhà văn hiện thực xuất sắc", Nam Cao còn là "nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn". Và "cái góc, nền tảng vững chắc của chủ nghĩa hiện thực của Nam Cao là chủ nghĩa nhân đạo" (Trần Đăng Suyền, tài liệu đã dẫn), bởi hơn ai hết, ông ý thức được rất rõ giá trị chân chính của "một tác phẩm thật giá trị" là giá trị nhân đạo của nó. Trong Đời thừa, nhà văn viết: "Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần hơn". Quả thực, Nam Cao đã làm được những gì ông quan niệm. Giữa lằn ranh mong manh của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự nhiên, nhà văn đã không bị chao đảo, nghiêng lệch về chí tuyến bên kia bởi ông đứng vững chắc trên nền tảng chủ nghĩa nhân đạo. Nam Cao là "nhà văn của những người khốn khổ, tủi nhục nhất trong xã hội thực dân - phong kiến".

Nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một nhân vật có nhiều đặc điểm đáng quý, đáng trân trọng. Từ lão Hạc, người nông dân Việt Nam có quyền tự hào về tâm hồn và phẩm cách của mình. Dựng lên nhân vật này, nhà văn Nam cao đã khẳng định một quan điểm giàu tính nhân đạo sâu sắc.

 Đúng Bình luận Báo cáo sai phạm

Mai Phương aNH

Mai Phương aNH20 tháng 9 2016 lúc 16:36

*Lão Hạc có một tấm lòng vị tha, nhân hậu:

Ở lão có một tấm lòng vị tha, nhân hậu.Tình cảm của lão với "cậu Vàng" được tác giả thể hiện thật cảm động. Lão gọi nó là "cậu Vàng" như “một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự". Lão bắt rận, cho nó ăn cơm trong một cái bát như nhà giàu.Lão ăn gì cũng không quên phần nó, gắp cho nó một miếng; lão ăn bao nhiêu, nó cũng ăn như thế, thậm chí còn hơn phần lão…Lão coi nó như một người bạn,ngày ngày lão tâm sự, trò chuyện với nó như thể nó cũng là con người.Tình thế cùng đường khiến lão phải bán nó thì trong lão diễn ra sự dằn vặt, đau khổ tột độ. Lão kể cho ông giáo nghe về việc bán "cậu Vàng" với tâm trạng vô cùng đau đớn: "lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước". Đến nỗi ông giáo thương quá, "muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc".Khi nhắc đến việc "cậu Vàng" bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không nén nổi đau dớn cứ dội lên "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...". Lão Hạc đau đớn đến thế không phải chỉ vì quá thương con chó mà còn vì không thể tha thứ cho mình vì đã trót lừa một con chó. Ông lão quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi nhận thấy trong đôi mắt con chó có cái nhìn trách móc. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch thì mới bị giày vò lương tâm đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó như vậy!

*Tình yêu thương con sâu sắc:

Đối với cậu Vàng, lão yêu quí như vậy, thì đối với anh con trai của lão, thì tình cảm ấy còn được nhân lên gấp vạn lần. Chỉ vì nhà nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con uất chí, bỏ đi đồn điền cao su mà lão tự dằn vặt mình mãi. Để cưới vợ, anh con trai đòi bán mảnh vườn, nhưng lão không cho không phải vì lão muốn giữ mảnh vườn cho lão, mà lão nghĩ nếu cưới vợ về, vườn bán rồi thì ở đâu mà làm ăn sinh sống, và rồi có bán thì cũng làm sao mà đủ tiền. Lão nghĩ thế, nhưng anh con trai có thấu cho lão?Anh bỏ đi đồn điền cao su, để lại lão ở nhà vò võ chờ con.Lão nghĩ tốt, lo cho tương lai con, nhưng khi con trai bỏ đi, lão lại tự dằn vặt mình, đày đọa tinh thần mình.Những câu nói lão nói với cậu Vàng, nhưng lại chất chưa biết bao nhiêu tình cảm nhớ thương cho anh con trai. Lão nói với cậu Vàng đấy, nhưng lại như nói với con mình.Lão làm việc gì, lão suy nghĩ gì cũng là hướng về con trai mình. Tiền bòn vườn lão để dành, không tiêu tới để khi con trai về, lão nhẩm tính sẽ có gần trăm đồng bạc, thêm vào cho con cưới vợ và làm kế sinh nhai.Thế nhưng, lão lại ốm. Một cơn ốm kéo dài buộc lão phải tiêu tới số tiền đó.Chỉ vậy thôi mà lão đã thấy đau lòng.Lão ăn vào tiền của con trai lão – số tiền mà khi c...

Bình luận (0)
❣✘¡ททƴ❣
Xem chi tiết
Nguyễn Ý Nhi
11 tháng 9 2019 lúc 12:52

Ở một vùng nông thôn xa xôi vô cùng trù phú có một ông lão nông dân, cả cuộc đời ông gắn bó với đất đai, mùa màng, cây trái.

Ông yêu lao động như yêu chính cuộc sống của mình, ông cho rằng nếu cần cù lao động nhất định cuộc sống của con người sẽ sung túc, giàu có, ấm no. Vì thế khi sắp lìa trần, ông cho gọi tất cả các con trai đến để dặn dò. Ông sợ các con không có được tình yêu đất đai như mình nên ông đã nghĩ ra một câu chuyện: -Các con ơi, cha cảm thấy mình đang sắp về với Tổ tiên rồi, cha muốn nói với các con một bí mật này, ngày xưa khi các cụ nhà ta đến vùng đất này gây dựng cuộc sống mới, các cụ có đem theo một hũ vàng, vì sau này không cần dùng đến nên các cụ đã cho chôn hũ vàng trên mảnh ruộng này, cha thực sự không biết rõ hũ vàng đó ở đâu nên bao năm nay cha cặm cụi trên mảnh đất này để mong tìm thấy. Tuy không tìm thấy được vàng nhưng nhờ mảnh ruộng này mà chúng ta luôn đủ ăn đủ mặc. Giờ cha mong các con chớ có dại dột mà mang bán mảnh đất này của chúng ta, các con hãy cày xới nó lên, cày thật sâu, cuốc thật bẫm, lật từng thớ đất lên để tìm hũ vàng của Tổ tiên chúng ta! Các con ông cùng đồng thanh nói: -Xin cha yên lòng, chúng con nhất định làm theo lời cha dặn! Nghe xong ông lão mỉm cười yên tâm nhắm mắt.

Những người con của ông là những chàng trai hiếu thảo, khỏe mạnh và chăm chỉ. Các anh quyết định sẽ làm theo lời cha căn dặn. Người anh cả nói: -Đợi vụ mùa này thu hoạch xong, chúng ta sẽ cùng nhau xới tung mảnh đất này lên! Người em thứ hai nói: -Tay em khỏe nhất, em xin nhận nhiệm vụ cuốc đất! Cậu em út nhẹ nhàng thưa: -Các anh ơi, con trâu nhà mình nó nghe lời em nhất, để em cùng nó cày xới đất, nhất định em sẽ không bỏ qua một mẩu đất nào đâu!

Tháng 8 năm ấy, mấy anh em cùng hăng hái vác cày cuốc ra đồng, họ làm việc từ khi trời chưa sáng đến khi mặt trời lặn xuống dãy núi phía xa mới cùng nhau về nhà nghỉ ngơi. Mảnh ruộng được lật từ dưới sâu lên từng khối đất to đen óng, được phơi khô nỏ, rồi lại được bừa nhỏ ra để tìm vàng, đất đai trở nên tơi mịn màu mỡ dưới bàn tay chăm chỉ của những người con. Chẳng mấy chốc mùa gieo hạt đã đến, mấy anh em nhìn nhau: -Khéo công sức của mình bỏ xuống sông xuống biển hết các anh ạ! Người em út nói. Người em thứ hai lại nói:- Sao chúng mình chẳng thấy vàng bạc ở đâu cả, dù chúng mình đã lật không bỏ sót một khoảnh đất nào? Người anh cả quyết định:- Thôi, tuy chúng  mình chẳng tìm thấy hũ vàng như lời cha dặn, nhưng chúng mình đã làm đất tơi ra rồi, giờ chúng mình nên trồng trọt cho khỏi phí!

Năm đó mưa thuận gió hòa, hạt lúa gieo xuống đất tốt lớn lên trông thấy, lúa nặng trĩu bông, hạt mẩy tròn căng, nhìn cả thửa ruộng vàng óng ngút ngàn hút tầm mắt, mấy anh em vô cùng sung sướng. Ngày lúa chín, ba anh em ra đồng kĩu kịt gánh lúa về, thóc đổ hết bồ này đến bồ khác trong nhà đầy tràn, còn phải quây thêm những bồ thóc mới để chứa mới vừa.

Ngày thóc lúa đã thu hoạch phơi cất khô khén xong xuôi, bên mâm cơm mừng mùa màng bội thu, chợt họ nhìn nhau và dường như mới thấu hiểu lời cha dặn dò, nhờ sự chăm chỉ của chính mình, họ đã thu hoạch được cả một mùa vàng.

Ông lão nông dân thật là một người tài trí, thông minh. Bài học ông dạy các con vô cùng thấm thía, chúng ta đi tìm vàng ở đâu, khi mà vàng đang ở ngay trong chính bàn tay của chúng ta. Nếu chúng ta luôn chăm chỉ lao động thì tự khắc chúng ta sẽ nhận được kết quả tốt đẹp. Các con trai của ông đã nhận được một bài học giản dị về lao động. Em tin rằng họ sẽ trở thành những người nông dân cần cù, chăm chỉ và thông minh như người cha của họ.

#Châu's ngốc

Bình luận (0)
Phan Minh Thiện
Xem chi tiết
I don
18 tháng 7 2018 lúc 13:11

Sự tham lam của con người thường mang đến những kết quả không mấy tốt đẹp. Khi một ai đó đã dấn thân mình vào đó thì sẽ rất khó để thoát ra. Bà vợ trong truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” của tác giả A. Pushkin là một người như vậy. Từ một người phụ nữ hiền lành, chăm chỉ, bà ta đã trở thành một con người tham lam độc ác. Truyện đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

Truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” xoay quanh câu chuyện của một cặp vợ chồng, người chồng làm nghề đánh cá, người vợ ở nhà dọn dẹp và kéo sợi. Mọi chi tiết được đề cập qua việc ông lão đánh cá kéo lưới và bắt được một con cá vàng, cá vàng van xin ông lão tha cho nó trở về với biển khơi, ông lão cần gì thì cá vàng sẽ đáp ứng đầy đủ. Ban đầu ông lão rất ngạc nhiên vì một con cá có thể cất lên tiếng nói. Với tấm lòng khoan dung, tốt bụng của mình, ông lão đã thả cho con cá trở về vùng vẫy với mẹ biển cả mà không đòi hỏi bất kì thứ gì từ con cá vàng. Tấm lòng ông lão đánh cả làm cho người đọc thấy thương cảm cho hoàn cảnh của ông, mặc dù nghèo đói là thế nhưng ông không đòi hỏi bất kì thứ gì.

Rồi khi ông lão về kể với người vợ của mình thì bà ta nổi giận, mắng ông lão té tát: “Cái ông già ngu ngốc này! Đáng lí ra ông phải yêu cầu con cá đó cho mình thứ gì để trả ơn chứ. Ít ra thì ông cũng nên đòi lấy cái máng lợn mới, hãy nhìn xem, cái máng lợn của nhà mình vỡ gần hết rồi kia kìa”. Với lòng thương dành cho người vợ khổ sở của mình, ông lão đã ra biển và gọi cá vàng lên, nhờ cá vàng cho nhà ông lão một cái máng lợn, cá vàng lấy làm vui vẻ nhận lời và bảo ông lão đánh cá cứ đi về, sẽ có máng lợn theo như yêu cầu của ông lão đánh cá.

Cứ nghĩ xin cái máng lợn là xong, ông lão trở về nhà và vui mừng khi thấy cái máng lợn mới tinh. Nhưng sự việc không dừng lại ở đó, bà vợ quát ông lão: “Đồ ngu ngốc! Sao lại chỉ đòi có cái máng lợn thế, ông phải đòi lấy một ngôi nhà rộng rãi chứ?” Qua chi tiết này, ta thấy rõ được sự tham lam của người vợ, đối lập với tính cách hiền lành, chân chất, chịu thương, chịu khó. Ông lão cũng tiếp tục ra biển để kêu gọi sự trợ giúp của cá vàng, lúc này, biển có phần dữ dội hơn lúc trước. Với lời đề nghị giúp đỡ của ông lão, cá vàng cũng đồng ý giúp đỡ ông lão, khi về nhà, ông lão đã nhìn thấy một ngôi nhà rộng rãi trước mắt mình.

Thật sự không thể nói hết sự tham lam của mụ vợ, bà ta không chỉ dừng lại ở việc đòi hòi ngôi nhà, các lần tiếp tiếp, bà tham lam đến mức đòi làm nhất phẩm phu nhân, rồi đến nữ hoàng và cuối cùng là làm Long Vương dưới biển để cho cá vàng hầu hạ bà ta. Câu chuyện sẽ không dừng lại nếu như cá vàng vẫn tiếp tục làm theo những gì mà bà ta đòi hỏi ở ông lão tội nghiệp. Khi có những thứ mà mình muốn, con người ta thường quên đi những người mà bên cạnh mình, giúp đỡ mình lúc khó khăn hoạn nạn. Trong câu chuyện, bà vợ đã quên mất chồng mình là ông lão, luôn quan tâm đến bà vậy mà bà ta đối xử thậm tệ với ông lão.

Thiên nhiên cũng nổi giận trước những lời đề nghị của ông lão với cá vàng theo yêu cầu của bà vợ. Mỗi lần đòi hỏi quá mức, thiên nhiên thường nổi giận và không mấy vui vẻ. Ban đầu, bà vợ chỉ đòi cái máng lợn, thiên nhiên rất vui vẻ qua việc sóng biển yên lặng. Sau đó, sự tham lam của mụ vợ đã làm thiên nhiên giận dữ qua từng yêu của của bà vợ, từ nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, cho tới việc đòi làm Long Vương dưới biển để cá vàng hầu hạ.

Lòng tham tham của bà vợ đã không thể lên đến đỉnh điểm hơn nữa khi yêu cầu của bà ta trở thành Long Vương dưới biển để cá vàng phục vụ bà ta không được đáp ứng. Cuối cùng, bà ta đã mất hết tất cả, trở về với túp lều tồi tàn lúc trước. Và bây giờ, tình cảm của hai ông bà có lẽ sẽ không được như xưa nữa, những gì mà hai vợ chồng đã gây dựng nên đã biến mất vì lòng tham vô đáy của bà vợ.

Quả thật, khi đã bước vào vòng xoáy của lòng tham thì con người ta có thể làm bất cứ việc gì, không có một thứ gì có thể ngăn cản được lòng tham đó, và điều đó phải trả giá như câu chuyện mà A. pushkin đã xây dựng nên.

Truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng không chỉ đề cập đến lòng tham của bà vợ mà còn nói đến sự thật thà, chân chất, chịu thương, chịu khó của ông lão tội nghiệp. Câu chuyện đã để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ, giúp chúng ta hiểu ra được nhiều điều. Hạnh phúc rất đơn giản, căn bản chúng ta có biết gìn giữ và phát huy nó hay không mà thôi.

#

Bình luận (0)
Tẫn
18 tháng 7 2018 lúc 13:15

Ngày xửa ngày xưa, trên một bờ biển rộng lớn có ông lão đánh cá sống cùng bà vợ của mình trong một túp lều tồi tàn. Hàng ngày, khi ông chồng đi thả lưới bắt cá thì bà vợ ở nhà kéo sợi.

Một ngày nọ, cũng như bao ngày khác, ông lão ra biển đánh cá. Nhưng thật không may, lần thứ nhất kéo lưới lên thì chỉ thấy có toàn đất; đến lần thứ hai thì cũng chỉ có một cây rong biển sa lưới; lần thứ ba kéo lưới thì có một con cá vàng.

“Ông lão ơi! Ông làm ơn làm phúc thả tôi trở về biển đi, tôi hứa là sẽ trả ơn ông mà, ông muốn gì tôi cũng đồng ý”

– con cá vàng cất tiếng van xin. Ông lão vô cùng kinh ngạc và cũng rất xúc động khi nghe thấy con cá van xin, vì vậy ông lão quyết định thả con cá đi. “ Mong rằng trời đất sẽ phù hộ cho ngươi! Hãy trở về với mẹ biển cả của ngươi mà vùng vẫy. Ta không đòi hỏi gì của ngươi đâu”- ông lão thả con cá và nói. Ông lão tay không ra về, về đến nhà liền kể cho bà vợ nghe câu chuyện của lão và con cá vàng… Vừa nghe hết câu chuyện bà vợ lập tức mắng té tát ông lão: “Sao ông ngốc quá vậy! Lẽ ra ông phải bắt con cá đó trả ơn cái gì chứ. Sao ông không đòi một cái máng lợn, cái máng cho lợ ăn nhà mình gần vỡ hết rồi kìa”.

Sau khi bị bà vợ mắng nhiếc, ông lão lủi thủi ra biển tìm cá. Biển tịnh lặng với những con sóng nhỏ lăn tăn. Ông lão vừa cất tiếng gọi thì cá vàng đã ngoi lên mặt biển. Nghe hết lời bộc bạch của ông lão, cá vàng niềm nở nói:

“Ông lão ơi, đừng lo lắng! Tôi sẽ cho ông cái máng lợn mới”.

Nói rồi cá vàng lặn xuống biển. Ông lão trở về nhà và rất vui mừng khi nhìn thấy cái máng lợn mới trước cửa chuồng lợn nhà lão. Nhưng vui mừng chưa được bao lâu thì bà vợ lại quát to:

“Đồ ngốc! Sao ông lại không đòi nó một ngôi nhà mới rộng rãi hơn hả?”.

Ông lão lại một mình ra biển tìm cá. Biển xanh nổi sóng ào ạt. Ông lão chưa gọi thì cá vàng đã ngoi lên mặt nước, cất tiếng chào ông lão. Ông lão khẩn khoản kể lại cho cá vàng nghe việc mụ vợ ông đòi một ngôi nhà mới. Nghe xong cá vàng liền nói:

“Ông lão ơi ! Trời sẽ phù họ cho gia đình ông và mụ vợ ông sẽ có một ngôi nhà mới thật đẹp”.

Nói xong, cá vàng biến mất trong làn nước trong xanh. Ông lão quay về nhà thì thấy không còn là túp lều rách nát mà thay vào đó là một ngôi nhà rất to và đẹp còn có cả lò sưởi. Mụ vợ lão ngồi cạnh của sổ, vừa thấy lão về bà ta lại mắng nhiếc không tiếc lời:

“ Đồ ngu! Sao lại có người ngốc như ông cơ chứ. Tôi muốn là nhất phẩm phu nhân, ông mau ra biển nói cho cá biết đi”.

Ông lão khốn khổ lại lại lóc cóc ra biển gọi cá. Lần này biển xanh nổi sóng dữ dội. Ông lão khốn khổ nói cho cá vàng biết mong muốn của mụ vợ. Nghe xong, cá vàng ân cần an ủi ông lão:

“ Ông lão không phải lo lắng đâu! Trời cao sẽ phù hộ cho lão!”.

Về đến nhà mụ vợ lõa đã trở thành nhất phẩm phu nhân như ý muốn của mụ. Mụ mặc trên người bộ quần áo sang trọng, vòng cổ ngọc trai, tay mụ đeo nhẫn vàng và chân mụ đi đôi giày nhung đỏ. Trong nhà có bao nhiêu là kẻ hầu người hạ. Ông lão cất tiếng chào:

“ Kính chào nhất phẩm phu nhân……”

chưa nói hết câu thì mụ vợ lại mắng nhiếc một rồi rồi ra lệnh cho lão đi quét dọn chuồng ngựa.

Ông lão sống cuộc sống như kẻ hầu người hạ trong một thời gian, một hôm mụ vợ cho gọi lão đế. Vừa nhìn thấy ông lão mụ giận giữ quát to:

“ Ta không muốn là nhất phẩm phu nhân nữa. Ta muốn làm nữ hoàng của vương quốc này. Ngươi hãy lập tức ra biển nói cho con cá kia biết vậy”.

Ông lão tội nghiệp lặng lẽ quay đầu bước đi. Biển xanh nổi sóng mù mịt. Ông lão lần thứ tư cất tiếng gọi cá. Cá vàng từ những con sóng dữ bơi lên và hỏi ông lão:

“ Ông lão ơi! Có chuyện gì thế ?”.

Ông lão thật thà kể lại việc mụ vợ lão nổi điên và đòi làm nữ hoàng,rồi chuyện mụ tát vào mặt lão…. Cá vàng lắng nghe ông lão khốn khổ và an ủi:

“ Ông lão ơi đừng lo. Tôi sẽ kêu trời phù hộ cho, mụ vợ lão sẽ thành nữ hoàng như bà ta muốn”.

Về đến nhà, ông lão sửng sốt khi thấy nhà lão biến thành cung điện nguy nga tráng lệ, còn mụ vợ lão giờ đã là nữ hoàng đang ngồi dự tiệc. Xung quanh mụ có bao nhiêu là cung nữ, người thì rót rượu, kẻ thì dâng bánh… Toán vệ vinh với gươm giáo tuốt trần chỉnh tề đứng hầu. Ông lão vô cùng bất ngờ trước sự việc đang diễn ra trước mắt, lúm khúm cúi rạp người mà chào hỏi mụ vợ:

“Người đã hài lòng rồi chứ, thưa nữ hoàng?”.

Mụ vợ không thèm đếm xỉa đến lời nói của lão, ra lệnh cho quân lính đuổi lão ra ngoài. Đám vệ binh nhận lệnh tuốt gươm xông đến, ông lão sợ hãi run bần bật… Chứng kiến tình cảnh đáng thương của ông lão, nhiều người lên tiếng chế giễu:

“ Đáng đời ! Có thế mới sáng mắt ra, đừng có thấy người sang mà bắt quàng làm họ”.

Ít lâu sau, mụ vợ lại nổi cơn thịnh nộ sai bọn vệ binh tìm lão đến. Vừa nhìn thấy lão ở cửa mụ đã lớn tiếng quát:

“ Lão già kia, mau ra biển tìm con cá và nói với nó rằng ta không thèm làm nữ hoàng nữa. Ta muốn làm Long Vương ngự dưới Long Cung để con cá phải hầu hạ và nghe lời ta!”.

Lần thứ năm, ông lão tội nghiệp lại lủi thủi ra biển và cất tiếng gọi cá. Bỗng nhiên một cơn dông ập đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Không như những lần trước, phải một lát sau cá vàng mới ngoi lên. Khi nghe ông lão nói mụ vợ muốn làm Long Vương, cá vàng không nói không rằng, lẳng lặng lặn sâu xuống biển.

Ông lão bất ngờ, không biết làm thế nào cứ đứng tần ngần trên bờ biển với tiếng sóng gào thét mà chờ đợi. Cuối cùng ông lão quyết định quay về. Nhưng thật sửng sốt, lâu đài sa hoa tráng lệ không còn nữa. Thay vào đó là túp lều sập sệ ngày nào và mụ vợ lão thì đang rầu rĩ ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

Bình luận (0)
Võ Công Hoàng Đạt
18 tháng 7 2018 lúc 13:21

Sự tham lam của con người thường mang đến những kết quả không mấy tốt đẹp. Khi một ai đó đã dấn thân mình vào đó thì sẽ rất khó để thoát ra. Bà vợ trong truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” của tác giả A. Pushkin là một người như vậy. Từ một người phụ nữ hiền lành, chăm chỉ, bà ta đã trở thành một con người tham lam độc ác. Truyện đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

Truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” xoay quanh câu chuyện của một cặp vợ chồng, người chồng làm nghề đánh cá, người vợ ở nhà dọn dẹp và kéo sợi. Mọi chi tiết được đề cập qua việc ông lão đánh cá kéo lưới và bắt được một con cá vàng, cá vàng van xin ông lão tha cho nó trở về với biển khơi, ông lão cần gì thì cá vàng sẽ đáp ứng đầy đủ. Ban đầu ông lão rất ngạc nhiên vì một con cá có thể cất lên tiếng nói. Với tấm lòng khoan dung, tốt bụng của mình, ông lão đã thả cho con cá trở về vùng vẫy với mẹ biển cả mà không đòi hỏi bất kì thứ gì từ con cá vàng. Tấm lòng ông lão đánh cả làm cho người đọc thấy thương cảm cho hoàn cảnh của ông, mặc dù nghèo đói là thế nhưng ông không đòi hỏi bất kì thứ gì.

Rồi khi ông lão về kể với người vợ của mình thì bà ta nổi giận, mắng ông lão té tát: “Cái ông già ngu ngốc này! Đáng lí ra ông phải yêu cầu con cá đó cho mình thứ gì để trả ơn chứ. Ít ra thì ông cũng nên đòi lấy cái máng lợn mới, hãy nhìn xem, cái máng lợn của nhà mình vỡ gần hết rồi kia kìa”. Với lòng thương dành cho người vợ khổ sở của mình, ông lão đã ra biển và gọi cá vàng lên, nhờ cá vàng cho nhà ông lão một cái máng lợn, cá vàng lấy làm vui vẻ nhận lời và bảo ông lão đánh cá cứ đi về, sẽ có máng lợn theo như yêu cầu của ông lão đánh cá.

Cứ nghĩ xin cái máng lợn là xong, ông lão trở về nhà và vui mừng khi thấy cái máng lợn mới tinh. Nhưng sự việc không dừng lại ở đó, bà vợ quát ông lão: “Đồ ngu ngốc! Sao lại chỉ đòi có cái máng lợn thế, ông phải đòi lấy một ngôi nhà rộng rãi chứ?” Qua chi tiết này, ta thấy rõ được sự tham lam của người vợ, đối lập với tính cách hiền lành, chân chất, chịu thương, chịu khó. Ông lão cũng tiếp tục ra biển để kêu gọi sự trợ giúp của cá vàng, lúc này, biển có phần dữ dội hơn lúc trước. Với lời đề nghị giúp đỡ của ông lão, cá vàng cũng đồng ý giúp đỡ ông lão, khi về nhà, ông lão đã nhìn thấy một ngôi nhà rộng rãi trước mắt mình.

Thật sự không thể nói hết sự tham lam của mụ vợ, bà ta không chỉ dừng lại ở việc đòi hòi ngôi nhà, các lần tiếp tiếp, bà tham lam đến mức đòi làm nhất phẩm phu nhân, rồi đến nữ hoàng và cuối cùng là làm Long Vương dưới biển để cho cá vàng hầu hạ bà ta. Câu chuyện sẽ không dừng lại nếu như cá vàng vẫn tiếp tục làm theo những gì mà bà ta đòi hỏi ở ông lão tội nghiệp. Khi có những thứ mà mình muốn, con người ta thường quên đi những người mà bên cạnh mình, giúp đỡ mình lúc khó khăn hoạn nạn. Trong câu chuyện, bà vợ đã quên mất chồng mình là ông lão, luôn quan tâm đến bà vậy mà bà ta đối xử thậm tệ với ông lão.

Thiên nhiên cũng nổi giận trước những lời đề nghị của ông lão với cá vàng theo yêu cầu của bà vợ. Mỗi lần đòi hỏi quá mức, thiên nhiên thường nổi giận và không mấy vui vẻ. Ban đầu, bà vợ chỉ đòi cái máng lợn, thiên nhiên rất vui vẻ qua việc sóng biển yên lặng. Sau đó, sự tham lam của mụ vợ đã làm thiên nhiên giận dữ qua từng yêu của của bà vợ, từ nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, cho tới việc đòi làm Long Vương dưới biển để cá vàng hầu hạ.

Lòng tham tham của bà vợ đã không thể lên đến đỉnh điểm hơn nữa khi yêu cầu của bà ta trở thành Long Vương dưới biển để cá vàng phục vụ bà ta không được đáp ứng. Cuối cùng, bà ta đã mất hết tất cả, trở về với túp lều tồi tàn lúc trước. Và bây giờ, tình cảm của hai ông bà có lẽ sẽ không được như xưa nữa, những gì mà hai vợ chồng đã gây dựng nên đã biến mất vì lòng tham vô đáy của bà vợ.

Quả thật, khi đã bước vào vòng xoáy của lòng tham thì con người ta có thể làm bất cứ việc gì, không có một thứ gì có thể ngăn cản được lòng tham đó, và điều đó phải trả giá như câu chuyện mà A. pushkin đã xây dựng nên.

Truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng không chỉ đề cập đến lòng tham của bà vợ mà còn nói đến sự thật thà, chân chất, chịu thương, chịu khó của ông lão tội nghiệp. Câu chuyện đã để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ, giúp chúng ta hiểu ra được nhiều điều. Hạnh phúc rất đơn giản, căn bản chúng ta có biết gìn giữ và phát huy nó hay không mà thôi.

Bình luận (0)
๖ۣۜJack★๖ۣۜSơnᶦᵈᵒᶫ
Xem chi tiết
Dương Lam Hàng
31 tháng 10 2018 lúc 16:31

*(Chú ý: Khi đóng vai vào một người được chứng kiến cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông Giáo thì không sử dụng được những từ ngữ, những nét miêu tả nội tâm. )

Tôi là vợ ông giáo, sống cùng làng với lão Hạc. Nhà chúng tôi đã nghèo khó, lão Hạc còn nghèo khó hơn.Nhà lão thuộc “loại nhất nhì trong hạng cùng đinh” ở làng Đại Hoàng này, đã vậy lão còn phải cảnh “gà trống nuôi con” mấy năm nay. Con trai lão cũng đẹp giai, sáng sủa nhưng cũng tại cái túng quẫn quá nên không cưới được vợ, mặc dù hai cô cậu cũng thuận lòng nhau lắm. Phẫn chí quá nên nó bỏ cha đi đồn điền cao su sáu, bảy năm nay. Thật tội nghiệp lão!

Ở nhà một mình, lão Hạc chỉ biết làm bạn với con chó mà con trai lão mua về, lão gọi nó là cậu Vàng. Lão thương cậu Vàng lắm, thường hay tâm tình với nó, lão còn cho nó ăn bằng bát như người. Cũng khổ thân cho ông lão, chỉ còn mỗi cậu Vàng làm bạn quanh quẩn cái khu vườn rộng ba sào ấy. Tôi cũng thương cho lão, nhất là khi lão bán cậu Vàng đi.Những tưởng có cậu Vàng là niềm an ủi suốt đời. Nào ngờ ông trời chẳng thương xót gì cho dân nghèo chúng tôi, tất nhiên có cả lão Hạc. Chỉ trong phút chốc, cơn bão tàn nhẫn đi qua làng đã cuốn đi hết ruộng rẫy, nhà cửa. Đúng thật là bất công! Vợ chồng tôi dành dụm bấy lây nay mới chắt chiu được dăm ba đồngmà thoắt cái đã tiêu tan hết cả. Lão Hạc cũng chẳng khá hơn, căn nhà lụp xụp không đủ hai người tan hoang, đồng ruộng, hoa màu tiêu tán, đã thế lão còn lăn ra bệnh. Nhưng đến lúc này tôi cũng chẳng thương tiếc gì lão, nhà tôi không lo được thì biết lo cho nhà ai nữa!Lão nằm liệt giường những tận hai tháng, chồng tôi thỉnh thoảng vẫn qua thăm, lão nhờ chồng tôi mua thuốc men chữa chạy, tôi đếm chừng chắc lão cũng đã vơ vét hết tài sản vào trận ốm đó rồi. Cũng may là lão kịp khoẻ, nhưng trong nhà lão chẳng tìm được thứ gì đáng giá cả. Chắc cùng đường quá nên lão quyếtđịnh bán cậu Vàng. Trước khi bán, lão còn qua nhà tâm sự với chồng tôi.Ngồi rửa bát ngoài giếng, tôi cũng nghe lỏm được vài câu. Coi bộ lão Hạc đắn đo lắm mới đem bán cậu Vàng, còn chồng tôi thì tỏ vẻ quan tâm, nhưng tôi biết ông chẳng thông cảm gì, cái dân trí thức nghèo thì chỉ biết lo cho mấy cuốn sách của mình mà thôi. Còn về phần tôi, tôi cũng chẳng bất ngờ với quyết định này, sớm muộn gì thì cậu Vàng cũng có cái kết như vậy, giữ lại làm quái gì cho khổ thân. Tôi nghĩ thầm và khi lão về tôi cũng chẳng thèm liếc lão một cái. Với tôi, lão Hạc là người dở hơi, đã nghèo mà còn sĩ diện, bày đặt giữ lại con chó Vàng giống như nhà giàu, đúng là không biết thân biết phận.Vài ngày sau, khi đang đi giặt đồ ngoài sông về ngang qua nhà lão Hạc, tôi chợt thấy hai thằng lính nhà ông trưởng làng nấp dưới khóm lau trước sân, tay chúng còn cầm cả dây thừng và một cái bao. Tôi chủ động tránh xa chúng vì bọn này chẳng tử tế gì. Thế mà vừa về đến nhà, tôi đã thấy lão Hạc chạy ngay đằng sau, trông lão vừa đáng thương vừa đáng cười: tóc tai rũ rượi, quần thì ống thấp ống cao, lão chạy đimà như người sắp ngã đến nơi, vừa thở hổn hển lão vừa gọi:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!Đến bấy giờ tôi mới biết hai thằng lính đứng đấy làm gì. Nhưng lúc này tôi chỉ tập trung vào lão Hạc, tôi cũng gọi theo:- Mình ơi, ra lão Hạc có chyện rồi này!Chồng tôi hối hả chạy ra, trên cổ choàng cái khăn, quần áo thì xộc xệch, chắc là ông mệt quá nên ngủ thiếp đi. Chắc cũng đoán ra sự tình, chồng tôi mới hỏi:- Thế nó cho bắt dễ thế hả cụ?Trong đầu tôi cũng thắc mắc, cậu Vàng vốn thông minh mà lại để chúng lôi đi dễ dàng như vậy sao. Lão Hạc chống tay lên trán, dường như không chịu nổi sức nặng của chính mình, lão đổ phịch xuống sân, mắt ngân ngấn nước:- Khổ quá, ông giáo ạ! Nó có biết gì đâu. Tôi cho nó ăn, vừa ngồi vừa kể chuyện để nó ngoan. Thế là thằng Mục với thằng Xiên xồng xộc chạy vào xốc ngửa cậu Vàng lên rồi trói lại, dã man lắm. Rồi chúng cho cậu vào bao khiêng đi. Cậu cũng vẫy vùng ghê lắm, miệng vừa gặm lấy bao vừa rên ư ử, ánh mắt nhìn tôi như trách: “A! Lão già tệ bạc! Tôi đối xử với lão như thế mà lão cho tôi thế này đây…!”Tôi tiếc lắm,cậu ấy là kỉ vật của cháu nó mà tôi không giữ lại được, tôi tệ quá, tệ quá!Đến nước này thì lão thật là khổ. Khuôn mặt của con người từng trải qua đau buồn hiện rõ lên: những nếp mắt trên trán dồn lại từng đường, xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra. Chồng tôi xúc động ngồi xuống cạnh lão nói:- Cụ đừng buồn nữa, cụ làm thế là đúng! Mình bán nó là hoá kiếp cho nó, giúp nó đầu thai kiếp khác sướng hơn.Tôi cũng nói một câu để an ủi:

- Thôi, hai ông cháu vào trong thềm ngồi để tôi đi đun ấm trà rồi lấy thuốc lào ra cho các ông hút đỡ buồn.- Vợ tôi nói phải đấy cụ ạ! Với chúng mình thì thế là sướng rồi. Cụ vào ngồi đây.Tôi toan đi đun nước thì lão Hạc ngăn lại, lão đã lau hết nước mắt nhưng mắt vẫn đỏ, lão xua tay:- Bà giáo cứ mặc tôi. Bây giờ tôi xin phép có đôi lời với ông giáo một lúc.Tôi bỗng giận lão Hạc vì xem thường lời mời của tôi, tôi không nói gì rồi lẳng lặng đi cho đàn gà ăn.

Thật ra tôi cũng chẳng thương hại gì cho con chó của lão, tôi chỉ tủi cho lão đã già mà khổ, thế thôi, vậy mà lãovẫn cứ sĩ diện.Tôi ngồi ngoài vườn nhưng cố tập trung vào chuyện giữa hai người kia. Đại loại lão Hạc nhờ chồng tôi giữ hộ 30 đồng để làm tang khi lão chết và giữ luôn mảnh vườn cho đến khi con trai lão về. Tôi chỉ biết được có thế vì có vẻ lão Hạc đã lặng lẽ ra về từ lúc nào, trông chồng tôi suy tư lắm.Qua câu chuyện trên, tôi thấy lão Hạc thật khó hiểu, có lúc lão tốt, còn lúc thì thật giả tạo. Tôi thấy thế thật vì lão chẳng bao giờ tiếp nhận giúp đỡ của ai, ngay cả tôi đôi khi cũng khong ưa gì lão, nhưng cũng phải công nhận rằng lão thật đáng thương, khốn khó.

(-Tham khảo nhé-)

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mo
Xem chi tiết
minh nguyet
1 tháng 11 2021 lúc 11:48

Em tham khảo:

Tôi tên là Nguyễn Văn A. Tôi là một người hàng xóm của ông giáo và lão Hạc. Một hôm đi qua nhà ông giáo, tôi vô tình nghe được cuộc trò chuyện giữa lão Hạc và ông giáo. Lão Hạc kể cho ông giáo nghe về chuyện bán chó của mình.

Trước kia, khi chưa được nghe câu chuyện lão Hạc kể, trong mắt tôi lão chỉ là một con người tầm thường, bê tha, có tiền mà lại không ăn, thật là ngu xuẩn. Nhưng sau khi nghe thấy việc lão kể cho ông giáo nghe, thái độ của tôi đã thay đổi hoàn toàn. Hôm đấy, từ ngoài cổng đã nghe thấy tiếng lão khóc lớn: “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!”.

Ông giáo ngạc nhiên hỏi:

-Cụ bán rồi?

Lão Hạc trả lời:

-Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Nhưng trong lời lẽ “khoe lớn” là một nỗi buồn sâu thẳm. Ông giáo mời lão Hạc vào trong nhà ngồi. Nhà lão Hạc đã nghèo, nhà ông giáo cũng chẳng thua kém gì, chỉ có vài đồ đạc đơn sơ, cũ kĩ trong nhà. Hai người ngồi trên chiếc ghế “cọt cà cọt kẹt” để nói chuyện. Dù buồn nhưng lão vẫn cố tỏ ra vui vẻ trước mặt ông giáo, tuy vậy, cảm xúc vẫn cứ trào lên mạnh mẽ. Lão cười trông như mếu, đôi mắt lão ầng ậc nước. Lúc này, tôi nghe thấy giọng nói an ủi của ông giáo. Cảm xúc của ông giáo bây giờ cũng rất xót thương cho lão Hạc. Ông không còn thấy tiếc cho 5 quyển sách của mình quá nữa, mà ông giáo thấy ái ngại cho lão. Nhìn gương mặt của ông giáo, chắc hẳn ông chỉ muốn ôm chầm lấy lão Hạc mà òa khóc lên vì thương thay cho số phận đau khổ này, vì nghèo đói mà phải đứt ruột bán đi những thứ mà mình thương yêu, trân trọng. Lão Hạc đã đứt ruột bán đi con chó Vàng – kỉ vật duy nhất mà người con trai để lại. Nỗi xót xa ngày càng lên cao, đột nhiên mặt lão co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...Trông lão lúc này thật đáng thương. Lão như đang tự dằn vặt mình vì đã nỡ lòng nào lừa một con chó. Lão Hạc thuật lại cho ông giáo nghe về quá trình cậu Vàng bị bắt. Trong lúc nói chuyện, tôi còn nghe thấy lão Hạc tự chửi rủa mình rằng: “A! Lão già tệ lắm! Già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó”. Lão coi con chó như người bạn tri âm của mình, giúp lão giải sầu mỗi khi cô đơn không có người tâm sự. Ông giáo thấy lão Hạc đau khổ như thế cũng vỗ vai an ủi:

 

-Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chẳng hay giết thịt. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão Hạc đáp lại bằng một chất giọng đầy chua chát:

-Ông giáo nói phải. Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút…kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn.

Lời nói của lão Hạc ẩn bên trong đầy sự cay đắng, oán trách số phận khổ cực, nghèo nàn. Tôi nghe thấy mà lòng không khỏi bùi ngùi, xót xa. Ông giáo cũng không biết nói gì hơn, chỉ biết nhìn lão Hạc với ánh mắt cảm thông. Vì hoàn cảnh của ông giáo cũng không hơn lão Hạc là bao: “Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?”. Một lời nói chứa đầy bế tắc: “Kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”. Cuối cùng, ông giáo và lão Hạc nghĩ rằng chẳng có kiếp nào sung sướng cả, chỉ có ngồi lại bên nhau – những con người hàng xóm láng giềng, chung số phận, cùng ăn khoai, uống nước chè là vui, là sung sướng nhất. Ông giáo nắm lấy cái vai gầy của lão Hạc, an ủi lão quên đi nỗi đau.

Nghe xong câu chuyện về sự việc bán chó của lão Hạc, tôi thấy lão là một người nặng tình, nặng nghĩa, sống rất thủy chung, có một tấm lòng giàu yêu thương sâu sắc. Tôi đã dần dần có những suy nghĩ khác về lão.

Bình luận (1)
Trần Thị Thanh Hương
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
28 tháng 8 2016 lúc 17:32

A. Mở bài: Giới thệu (tưởng tượng) về câu chuyện mà em định kể

(Lượm hay Đêm nay Bác không ngủ). 

Lưu ý xác định ngôi kể ngay từ đầu (đóng vai nhân vật người chú hoặc nhân vật anh lính – ngôi thứ nhất;  đóng vai một người đứng ngoài câu chuyện để kể lại – ngôi thứ ba).

B. Thân bài:

1. Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện:

Ví dụ: Với chuyện Lượm, ta lần lượt kể:

- Chi tiết người chú gặp Lượm. - Ấn tượng của người chú về hình dáng và tính cách Lượm.

- Chi tiết Lượm đi chuyển thư.

- Lượm hi sinh,…

2. Suy nghĩ của người kể và con người Lượm hoặc về Hồ Chí Minh.

C. Kết bài: Tưởng tượng về kết thúc của câu chuyện, ví dụ:

- Sau ngày giải phóng, người chú về thăm mộ Lượm.

- Anh lính sau đó được đi làm cùng Bác.

Bình luận (0)
Phạm Khánh Linh
31 tháng 7 2017 lúc 17:53

a. Mở bài

- Giới thiệu bản thân mình (là ai? – Việc lựa chọn này quyết định đến ngôi kể thứ nhất )

- Giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể (“Đêm nay Bác không ngủ”)

b. Thân bài

- Nêu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện (thời gian, địa điểm

+ “Đêm nay Bác không ngủ”: Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, tại một khu rừng ở miền biên giới.

- Nhân vật chính trong câu chuyện: miêu tả một cách cụ thể nhân vật

- Kể lại câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc (dựa vào những sự kiện xảy ra trong bài thơ để chuyển thành văn bản tự sự)

c. Kết bài

Nêu những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi là người tham gia hoặc chứng kiến câu chuyện

Bình luận (0)
kamichama karin
Xem chi tiết
Nguyen Phuong Anh
23 tháng 1 2018 lúc 19:16

Chuyện vui hả , U23 Việt Nam thắng rồi , Việt Nam muôn năm , cố lên Việt Nam ơi , cố lên U23 ơi !!!!!!!!!!!!!!!!!!

Bình luận (0)
ĐẠI CA LỚP 12A
23 tháng 1 2018 lúc 19:07

lắm chuyện

Bình luận (0)
Vũ Hương Hải Vi
23 tháng 1 2018 lúc 19:08

nhớ nha

Bình luận (0)
vysongao
Xem chi tiết
❤✫ Key ✫ ღ  Đóm ღ❤
8 tháng 2 2019 lúc 14:57

Một người đàn ông dừng lại ở cửa tiệm bán hoa để đặt hoa tặng mẹ của mình. Mẹ của ông ở xa cách đây hơn 200 dặm và ông sẽ nhờ cửa tiệm giao hoa đến tận tay cho bà. Khi ông bước ra khỏi xe, ông đột nhiên chú ý đến một cô gái trẻ đang khóc thút thít bên lề đường. Ông hỏi cô gái có sao không, cô trả lời, “Cháu muốn mua hoa hồng tặng mẹ. Nhưng cháu chỉ có 75 cent nhưng hoa hồng thì đến 2 dollar.

Người đàn ông mỉm cười và nói, “Đi với chú. Chú sẽ mua cho cháu một bông hồng.” Ông mua cho cô bé hoa hồng như đã hứa và đặt hoa giao đến tận nhà mẹ mình. Khi họ rời khỏi, ông ngỏ ý chở cô bé về nhà. Cô bé đồng ý để ông chở đến chỗ mẹ của mình. Cô chỉ cho ông đến một nơi vắng vẻ, phải đến khi dừng xe lại người đàn ông mới nhận ra đó là một nghĩa trang. Và cô gái đã đặt bông hoa ấy lên một ngôi mộ sạch sẽ.

Người đàn ông trở về cửa tiệm hoa, hủy gói giao hoa và ông ta đã mua hẳn một bó hoa to, lái xe đến thẳng nhà của mẹ mình, ngôi nhà cách nơi đấy hơn hai trăm dặm đường đi nhưng cuộc gặp gỡ cô gái đã cho ông hiểu rằng, nếu hôm nay ông không đến, có khi ngày mai ông sẽ chẳng còn cơ hội để đến nữa.

Bình luận (0)
♥✪BCS★Tuyết❀ ♥
8 tháng 2 2019 lúc 15:17

Sabina là một người phụ nữ có cuộc sống đáng mơ ước: được ngao du khắp bốn phương, được sống với niềm đam mê âm nhạc, được cha mẹ yêu thương, có một người chồng tốt và một đứa con sắp chào đời.

Thế nhưng vào thời điểm hạnh phúc tưởng chừng như viên mãn, cô bỗng biết được một sự thật động trời mà bố mẹ cô đã che giấu gần bốn chục năm qua chỉ bằng bốn từ ngắn gọn: “Con là con nuôi”. Bốn từ khởi nguồn cho mọi dằn vặt và khổ đau, mở ra cuộc hành trình cô chưa từng nghĩ nó sẽ xảy đến với mình.

Lilly - một thiếu nữ mang thai ở tuổi 16, bị đưa tới một nhà hộ sinh, nơi ẩn giấu một âm mưu xấu xa, cũng chính là chính sách được chính phủ ban hành: những đứa trẻ được sinh ra bởi những cô gái chưa thành niên sẽ bị tách khỏi mẹ và trao cho các gia đình hiếm muộn. Phải đối phó với âm mưu này trong tình trạng đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần, Lilly gắng sức liên lạc với người yêu và bảo vệ đứa con bằng mọi giá.

Megan - một người đàn bà tốt bụng, nhân hậu nhưng lại không được hưởng thiên chức làm mẹ. Trớ trêu thay, bà lại là nhân viên xã hội của nhà hộ sinh, ngày ngày tiếp xúc với các sản phụ tuổi vị thành niên. Bà là người bạn tốt và là chỗ dựa duy nhất của Lilly ở nhà hộ sinh. Bà nói không với việc nhận con nuôi song sau khi con của Lilly ra đời, bà đảm nhận vai trò một người mẹ bất đắc dĩ, cuộc đời bà bước sang ngã rẽ mới với những tình huống dở khóc dở cười.

Ba người đàn bà, hai người mẹ, một quyết định làm thay đổi cuộc đời của tất cả những người liên quan.

Con gái của mẹ là bức tranh về tình mẫu tử thiêng liêng, về tình cảm vợ chồng ấm áp, là hành trình tìm về với nguồn cội, là nỗi đau chia ly là cuộc đấu tranh chống lại những âm mưu đen tối, những bất công của xã hội và là bài học về lòng vị tha.

Điều làm lay động con tim độc giả không phải những câu chuyện tình lãng mạn hay những tình tiết ồn ào giật gân, mà chính là tình cảm vô cùng chân thành mà những thành viên trong gia đình dành cho nhau, những bậc cha mẹ hết lòng vì con cái và những người chồng âm thầm dành tình yêu cho vợ.

Những xúc cảm chưa bao giờ chân thật đến thế, những nỗi thống khổ chưa bao giờ phô bày rõ rệt đến thế. Sau bao nhiêu dâu bể, cuối cùng thứ đọng lại vẫn là tình người. Một câu chuyện tưởng chừng như bình thường song lại vô cùng phi thường.

Bình luận (0)
♥✪BCS★Gió❀ ♥
8 tháng 2 2019 lúc 15:20

Một người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe hơi mới mua của mình thì cô con gái 4 tuổi của ông lại dùng đá để viết lên chiếc xe ấy. Điên tiết, ông ta cầm lấy bàn tay của đứa trẻ và đánh rất nhiều, và ông không nhận ra mình đang đánh bằng một cái mỏ lết. Lúc đến bệnh viện, cô bé phải cưa bỏ tất cả những ngón tay của mình vì vết thương quá nghiêm trọng.

Khi đứa trẻ nhìn thấy cha, cô bé tuyệt vọng hỏi “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?”. Người cha đau đớn trong lặng câm. Ông trở lại chiếc xe hơi và tức giận đá vào nó. Phải đến lúc thấm mệt ông mới nhìn vào chỗ có những vết rạch mà con gái ông đã viết nên, cô bé đã viết.

“Con yêu cha.”

Bài học: Hãy hiểu một điều rằng, cả sự tức giận lẫn tình yêu thương đều không có giới hạn. Nên nhớ, “Đồ vật là để sử dụng, nhưng con người là để yêu thương”. Đừng để sự nóng nảy tức thời làm bạn cả đời phải hối hận.

Bình luận (0)