Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Tran phan quynh anh
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Trung
12 tháng 12 2017 lúc 12:14

Bố cục:

    - Đoạn 1 (từ đầu ... mới sống qua được): câu chuyện con hổ với bà Trần.

    - Đoạn 2 (còn lại): câu chuyện con hổ với bác tiều phu.

Tóm tắt:

Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm hổ cõng vào rừng đỡ đẻ cho hổ cái. Sau đó, hổ đực đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc đó, bà sống qua được năm mất mùa đói kém.

Bác tiều ở huyện Lạng Giang một lần giúp một con hổ lấy chiếc xương bị hóc, được hổ biếu một con nai tạ ơn. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Mỗi lần giỗ bác tiều, hổ đều mang dê hoặc lợn đến biếu gia đình.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Văn bản thuộc thể loại truyện trung đại. Có hai đoạn chia như phần Bố cục.

Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Biện pháp nghệ thuật cơ bản bao trùm được sử dụng là nhân hóa.

   Nói về con hổ cũng là nói về con người. Con hổ là loài ăn thịt, là con thú hung dữ mà còn biết trọng tình nghĩa huống chi là con người.

Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   - Câu chuyện con hổ với bà đỡ Trần: hổ đực nhờ bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ cái, biếu bà một cục bạc, còn được hổ dẫn ra tận cửa rừng.

   - Câu chuyện con hổ với bác tiều: bác tiều giúp lấy cái xương bị hóc trong miệng con hổ, được hổ đền đáp và nhớ ơn mãi về sau.

   → Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn trong lần được giúp đỡ còn con hổ thứ hai thì nhớ ơn mãi về sau, cả khi bác tiều đã mất.

Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Truyện đề cao lối sống nghĩa tình trong cuộc sống. Thấy khó thì giúp, có ơn phải đền.

Luyện tập

   Câu chuyện về một con chó có nghĩa với chủ:

   - Tính khôn, hiểu ý chủ, biết nghe lời của chú chó.

   - Quấn quýt với mọi người, hay chơi đùa, vẫy đuôi chạy ra tận cổng khi chủ về,...

   - Chú chó dũng cảm cứu chủ trong cơn hoạn nạn.

Khong Biet
12 tháng 12 2017 lúc 12:14

Tóm tắt

Truyện Con hổ có nghĩa gồm hai câu chuyện về loài hổ.

Truyện thứ nhất: Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm nọ được hổ cõng vào rừng. Đến nơi bà thấy một con hổ cái đang sinh nở rất khó khăn bèn giúp hổ cái sinh con trót lọt. Hổ đực mừng rỡ đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc của hổ mà bà sống qua được năm mất mùa đói kém.

Truyện thứ hai: Bác tiều ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ biếu bác một con nai. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Từ đó, mỗi lần giỗ bác, hổ lại đưa dê hoặc lợn về biếu gia đình bác.

Câu 1: Văn bản này thuộc thể loại văn xuôi. Truyện có hai đoạn:

- Đoạn một kể chuyện xảy ra giữa hổ và một bà đỡ.

- Đoạn thứ hai kể chuyện con hổ có nghĩa với người tiều phu.

Câu 2:

Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong Con hổ có nghĩa là biện pháp nhân hoá. Kể chuyện loài hổ có nghĩa là để tạo ra sự so sánh tương phản, nâng cao hiệu quả giáo dục. Con hổ vốn là loài cầm thú rất hung dữ, vậy mà trong cách cư xử còn có nghĩa tình. Con người hơn hẳn loài cầm thú, trong cuộc sống càng phải cư xử có nghĩa hơn.

Câu 3: Con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần.

- Các hành động:

    + Gõ cửa cổng bà đỡ

    + Cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt.

    + Mừng rỡ, đùa giỡn với con.

    + Đào cục bạc tặng bà đỡ.

    + Vẫy đuôi, vẻ tiễn biệt, rất chu đáo, có lễ nghi.

Con hổ hết lòng yêu thương vợ con, lo lắng đến mạng sống của cô vợ trong cuộc sinh nở đầy bất trắc. Hổ không nói được, nhưng cử chỉ cầm tay và đỡ rồi nhìn hổ cái là cách thể hiện hay nhất. Hổ đền ơn và cư xử thắm tình ân nhân với bà đỡ.

- Con hổ thứ hai với bác tiều phu:

    + Mắc xương, lấy tay móc họng.

 + Nằm ngục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu cầu cứu.

    + Tạ ơn một con nai.

    + Hơn mười năm sau, khi bác tiều chết. Hổ đến trước mộ nhảy nhót, đầu dụi vào quan tài, gầm lên ai oán và chạy quanh quan tài.

Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn bà đỡ Trần có một lần, con hổ thứ hai mang ơn nghĩa và trả nghĩa suốt đời, ngay cả khi bác tiều đã mất.

Câu 4: Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.

Nguyễn Huy Trung
12 tháng 12 2017 lúc 12:15

Nhớ với nha

nguyễn hoài bảo
Xem chi tiết
sky
15 tháng 9 2019 lúc 10:09

Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.
Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.
Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.
– Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.

Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.

Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!

Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.

Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.

Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.
Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:
– Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.

Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.

Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.

Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.

Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, hai quả trứng gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.

Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:
ò… ó… o
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.

Khanh Linh le Thi
Xem chi tiết
Đào Gia Hân HSG toan
Xem chi tiết

Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ Văn 6 tập 2)

a, Tóm tắt đoạn trích: Chuyện kể về một chàng dế thanh niên cường tráng có tính kiêu căng, tự phụ luôn tự cho mình là người “sắp đứng đầu thiên hạ”. Với bản tính đó, Dế Mèn trong một lần nghịch dại trêu chị Cốc đã dẫn tới cái chết thương tâm cho Dế Choắt- anh bạn hàng xóm yếu ớt, tội nghiệp. Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên.

- Truyện được kể bằng lời của nhân vật Dế Mèn, xưng “tôi”

- Bài văn có thể được chia làm 2 phần:

   + Phần 1 (từ đầu- sắp đứng đầu thiên hạ): Giới thiệu ngoại hình và tính cách của Dế Mèn

   + Phần 2: (phần còn lại): Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên

Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

a,Chi tiết miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của và hoạt động của Dế Mèn:

- Ngoại hình:

   + Đôi càng mẫm bóng

+ Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng dần và nhọn hoắt

   + Đôi cánh thành áo dài kín xuống tận chấm đuôi

   + Đầu to ra, nổi từng mảng rất bướng

   + Hai cái răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp

   + Sợi râu dài, uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng

- Hành động:

   + Thử sự lợi hại của những chiếc vuốt

   + Trịnh trọng, khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu

   + Đi đứng oai vệ

   + Cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm

=> Ngoại hình cường tráng của chàng dế thanh niên mới lớn. Tác giả miêu tả ngoại hình đan xen với ngoại hình làm nổi bật tính cách: kiêu căng, hống hách

b,

   + Tính từ miêu tả hình dáng: Cường tráng, bóng mẫm, nhọn hoắt, hủn hoẳn, giòn giã, bóng mỡ, đen nhánh, ngoàm ngoạp…

   + Tính từ miêu tả tính cách: Bướng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan than, oai vệ, tợn, ghê gớm…

- Có thể thay thế bằng những từ: rất to, ngắn ngủn, mập bóng, ngắn cũn cỡn, đen thui, ngang tàng…

=> Ngôn ngữ của tác giả miêu tả chính xác đặc tính của loài dế, trong khi vẫn bật tính cách con người ở loài dế.

c, Dế Mèn là nhân vật ý thức được thế mạnh và vẻ đẹp của mình nhưng lại sa vào sự tự phụ, hống hách tới mức ngộ nhận về bản thân.

Câu 3 ( trang 11 sgk Ngữ Văn 6 tập 2)

Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt là thái độ trịch thượng, coi thường.

   + Gọi bạn là Dế Choắt

   + Ví von so sánh với gã nghiện thuốc phiện

   + Xưng hô ta- chú mày

   + Điệu bộ khinh khỉnh, giọng điệu ngang ngạnh, bề trên

   + Dế Mèn dửng dưng, thờ ơ không chịu giúp đỡ Dế Choắt

=> Dế Mèn cư xử lỗ mãng, trịch thượng, thái độ thờ ơ, dửng dưng

Tiểu Thư họ Lê
Xem chi tiết
Wendy Marvell
6 tháng 2 2017 lúc 21:12

I. Kiến thức cơ bản
Câu 1: Đọc các đoạn văn (SGK)

Câu 2: Trả lời câu hỏi

a.

- Đoạn (1): Đọc đoạn văn ta hình dung được dáng vẻ gầy gò, yếu ớt của Dế Choắt.

- Đoạn (2): Cho ta hình dung về cảnh bầu trời, sông nước Cà Mau.

- Đoạn (3): Cho ta hình dung về vẻ đẹp đầy sức sống của mùa xuân.

b. Các từ ngữ, hình ảnh chủ yếu thể hiện điều đó là:

- Đoạn 1: gầy gò, lêu nghêu, ngắn ngủn, bè bè, ...

- Đoạn 2: bủa giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, tiếng sóng rì rào, cá nước bơi hàng đàn đen trũi, ...

- Đoạn 3: chim ríu rít, cây gạo sừng sững, hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, chào mào, sáo sậu, sáo đen, ... đàn đàn lũ lũ, ...

Người viết cần phải có năng lực quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, ví von, ...

c. Có thể tìm những câu như:

– Ở đoạn (1): ... người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện; mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ, ...

– Đoạn (2): ... chi chít như mạng nhện, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi, ...

– Đoạn (3): Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ, hàng ngàn bông hoa như hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, ...

Sự độc đáo ở đây là tác giả đã gợi được cho người đọc những khám phá bất ngờ, thú vị. Sự vật được miêu tả có hồn và có nét khác biệt.

Câu 3:

Việc lược bỏ đi các từ ngữ mang ý nghĩa so sánh, liên tưởng làm cho đoạn văn chẳng những không thể hiện được hết những nét riêng của sông nước Cà Mau (dòng Năm Căn) mà còn làm cho đoạn văn kém đi sự hấp dẫn. Ví dụ này cho thấy quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét có vai trò vô cùng quan trọng trong sự miêu tả của nhà văn.

II. LUYỆN TẬP
Câu 1:

a. Điền từ

(1) Gương bầu dục

(2) Cong cong

(3) Lấp ló

(4) Cổ kính

(5) Xanh um

b.

Tác giả đã quan sát từ xa, từ cao để bao quát Hồ Gươm; sau đó nhìn cầu Thê Húc dẫ tới đền Ngọc Sơn. Tác giả dừng lại miêu tả mái đền, gốc đa. Sau đó nhìn xa hơn là Tháp Rùa. Tác giả miêu tả tháp từ cao, xuống tường rêu rồi quan sát gò đất nơi Tháp Rùa đứng.

Câu 2:

Những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc làm nổi bật thân hình đẹp, cường tráng nhưng tính tình rất ương bướng, kiêu căng của Dế Mèn là: cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được; đầu – to và nổi từng mảng, rất bướng; răng đen nhánh – như hai lưỡi liềm máy; sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng; tôi – hãnh diện ... với cặp râu ấy lắm; cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vốt râu.

Câu 3:

Tuỳ vào đặc điểm của ngôi nhà hoặc căn phòng mình đang ở mà mỗi người lại có thể lựa chọn những đặc điểm riêng (của nơi mình ở) để mà miêu tả. Chú ý những điểm nổi bật cần lưu ý là: màu sơn, khung cửa sổ, góc học tập, cách bố trí nội thất trong phòng, ...

Câu 4: Có thể liên tưởng so sánh:

- Mặt trời với khuôn mặt hồng tươi cười rạng rỡ.

- Bầu trời trong vắt, bồng bềnh những đám mây hồng.

- Những hàng cây lặng lẽ nghe chim hót.

- Núi đồi như thoa son.

- Những ngôi nhà tranh bốc khói bữa cơm sáng.

Câu 5: Hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh một dòng sông hoặc một khu rừng mà em có dịp quan sát ( có thể quan sát trực tiếp hay qua truyền hình).

Quê tôi nằm trên một triền đê ở ven sông Hồng. Buổi chiều, vào những ngày hè oi ả, cả lũ nhóc chúng tôi lại rủ nhau ra sông tắm mát. Hàng chục đứa hò reo ngụp lặn, trêu đùa nhau náo loạn cả một khoảng sông. Những ngày đó con sông hiền lắm, cứ lặng lờ trôi. Trên mặt sông, những con sóng nhỏ nối tiếp nhau xô nhẹ vào bờ. Tiếng sóng vỗ ì oạp nghe rất vui tai. Hai bên bờ sông, người giặt giũ, người gánh nước, nói chuyện vui cười nhộn nhịp âm vang. Đẹp nhất trên khúc sông thủa ấy là những đồng ngô nối tiếp, nối tiếp nhau xanh đến ngút ngàn. Tuổi thơ, con sông và cuộc sống với tôi khi ấy thật thanh bình, nên thơ và êm ả biết bao!

oOo Pé NGốC oOo
6 tháng 2 2017 lúc 21:14
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi: (1) Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. (Tô Hoài) (2) Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối [...]. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. (Đoàn Giỏi) (3) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò truyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy! (Vũ Tú Nam) 2. a) Qua các đoạn văn miêu tả trên, em hình dung ra được đặc điểm gì nổi bật của từng sự vật, phong cảnh? Đặc điểm ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Gợi ý: - Đoạn (1): Đọc đoạn văn ta hình dung được dáng vẻ gầy gò, yếu ớt của Dế Choắt. Các từ ngữ, hình ảnh chủ yếu thể hiện điều đó là: gầy gò, lêu nghêu, ngắn ngủn, bè bè,… - Đoạn (2): Cho ta hình dung về cảnh bầu trời, sông nước Cà Mau. Đặc điểm của khung cảnh Cà Mau được thể hiện bằng các từ ngữ và hình ảnh: bủa giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, tiếng sóng rì rào, cá nước bơi hàng đàn đen trũi,… - Đoạn (3): Cho ta hình dung về vẻ đẹp đầy sức sống của mùa xuân. Các từ ngữ hình ảnh thể hiện điều đó là: chim ríu rít, cây gạo sừng sững, hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, chào mào, sáo sậu, sáo đen,…đàn đàn lũ lũ,… c) Để có thể miêu tả được các sự vật, phong cảnh như thế người viết phải có những năng lực gì? Gợi ý: Người viết cần phải có năng lực quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, ví von,… d) Tìm những câu văn có hình ảnh liên tưởng, so sánh và nhận xét về tác dụng của các thao tác này. Gợi ý: Có thể tìm những câu như. - Ở đoạn (1): …người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện; mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ,… - Đoạn (2): … chi chít như mạng nhện, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi,… - Đoạn (3): Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ, hàng ngàn bông hoa như hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi,… Những câu văn như trên vừa tạo ra những nét riêng độc đáo, vừa thể hiện được những nét đặc trưng của sự vật, hiện tượng. Theo đó, nó tạo ra sự hấp dẫn và thu hút được sự chú ý của người nghe. 3*. So sánh đoạn văn dưới đây với đoạn nguyên văn ở trên (mục a-(2)) và cho biết việc lược bỏ đi các chữ có ảnh hưởng gì đến hiệu quả miêu tả. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước (...) đổ ra biển ngày đêm (...), cá nước bơi hàng đàn đen trũi (...) giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất (...). Gợi ý: Việc lược bỏ đi các từ ngữ mang ý nghĩa so sánh, liên tưởng làm cho đoạn văn chẳng những không thể hiện được hết những nét riêng của sông nước Cà Mau (dòng Năm Căn) mà còn làm cho đoạn văn kém đi sự hấp dẫn. Ví dụ này cho thấy quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét có vai trò vô cùng quan trọng trong sự miêu tả của nhà văn.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. a) Lựa chọn 5 trong số các từ ngữ gương bầu dục, mảnh kính, cong cong, uốn, lấp ló, xám xịt, cổ kính, xanh um, xanh biếc để điền vào những chỗ trống trong đoạn văn dưới đây. Nhà tôi cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc (...)lớn, sáng long lanh. Cầu Thê Húc màu son, (...) như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền (...) bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu (...), xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc (...) (Theo Ngô Quân Miện) Gợi ý: gương bầu dục, cong cong, lấp ló, cổ kính, xanh um. b) Trong đoạn văn trên, tác giả đã quan sát và lựa chọn hình ảnh như thế nào? Gợi ý: Trong đoạn văn trên tác giả đã chứng tỏ một năng lực sự quan sát và liên tưởng rất tinh tế. Vì thế mà các hình ảnh so sánh được tạo ra đều gây được sự chú ý của người đọc, tạo cho họ sự thích thú khi đọc những dòng văn miêu tả. Các hình ảnh so sánh thú vị như: hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh; Cỗu Thê Húc – cong cong như con tôm; mái đền lấp ló bên gốc đa già rễ lá xum xuê,… 2. Ở đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng những hình ảnh đặc sắc nào để làm nổi bật hình ảnh một chú Dế Mèn với thân hình đẹp, cường tráng nhưng tính tình lại rất ương bướng, kiêu kăng? Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. (Tô Hoài) Gợi ý: Những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc làm nổi bật thân hình đẹp, cường tráng nhưng tính tình rất ương bướng, kiêu căng của Dế Mèn là: cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được; đầu – to và nổi từng mảng, rất bướng; răng đen nhánh – như hai lưỡi liềm máy; sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng; tôi – hãnh diện…với cặp râu ấy lắm; cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vốt râu. 3. Hãy quan sát rồi ghi chép lại ngôi nhà hoặc căn phòng em ở và lựa chọn ra những đặc điểm nổi bật nhất. Gợi ý: Tuỳ vào đặc điểm của ngôi nhà hoặc căn phòng mình đang ở mà mỗi người lại có thể lựa chọn những đặc điểm riêng (của nơi mình ở) để mà miêu tả. Chú ý những điểm nổi bật cần lưu ý là: màu sơn, khung cửa sổ, góc học tập, cách bố trí nội thất trong phòng,… 5. Nếu dùng những hình ảnh sau đây để miêu tả về quang cảnh quê hương em vào buổi sáng thì em liên tưởng, so sánh chúng với những gì? - Mặt trời - Bầu trời - Những hàng cây - Núi (đồi) - Những ngôi nhà Gợi ý: Để lựa chọn được những hình ảnh so sánh hay và hợp lí, cần phát huy những kiến thức đã lĩnh hội được trong quá trình đọc sách, song cũng cần chủ động phát huy những liên tưởng độc đáo của mỗi cá nhân. Khi lựa chọn hình ảnh so sánh cũng cần lưu ý đến việc mùa mà mình dự định chọn miêu tả là gì (mùa xuân hay mùa hạ,…). Việc lựa chọn mùa quyết định việc lựa chọn các hình ảnh so sánh, bởi so sánh phải lấy thực tế làm căn cứ. 6. Hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh một dòng sông hoặc một khu rừng mà em có dịp quan sát ( có thể quan sát trực tiếp hay qua truyền hình). Gợi ý: Tham khảo đoạn văn sau (miêu tả về một dòng sông). Quê tôi nằm trên một triền đê ở ven sông Hồng. Buổi chiều, vào những ngày hè oi ả, cả lũ nhóc chúng tôi lại rủ nhau ra sông tắm mát. Hàng chục đứa hò reo ngụp lặn, trêu đùa nhau náo loạn cả một khoảng sông. Những ngày đó con sông hiền lắm, cứ lặng lờ trôi. Trên mặt sông, những con sóng nhỏ nối tiếp nhau xô nhẹ vào bờ. Tiếng sóng vỗ ì oạp nghe rất vui tai. Hai bên bờ sông, người giặt giũ, người gánh nước, nói chuyện vui cười nhộn nhịp âm vang. Đẹp nhất trên khúc sông thủa ấy là những đồng ngô nối tiếp, nối tiếp nhau xanh đến ngút ngàn. Tuổi thơ, con sông và cuộc sống với tôi khi ấy th ật thanh bình, nên thơ và êm ả biết bao! (Ngô Tuần) 7. Qua đoạn văn dưới đây, em rút ra được điều gì về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả? Một trăm cây bạch dương giống nhau cả trăm, một trăm ánh lửa giống nhau cả trăm. Mới nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kĩ thì thân cây bạch dương nào cũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác nhau. Trong đời ta gặp bao nhiêu người, phải thấy ra mỗi người mỗi khác nhau không một ai giống ai.
Nguyễn Thị Hiền Nga
6 tháng 2 2017 lúc 21:19

a,Đặc điểm nổi bật của :

Đoạn 1:Nhân vật Dế Choắt ốm yếu ,xấu xí

girl 2k_3
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Quỳnhh-34- 6.5 Phạm như
7 tháng 4 2022 lúc 9:18

Việt Trì trong trái tim em dk

44-Thế toàn-6k2
7 tháng 4 2022 lúc 9:19

viết dấu có đc k ạ

Nguyễn Hà Minh Nguyệt
7 tháng 4 2022 lúc 9:20

viet co dau nha

Giang Hoang
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Nam
Xem chi tiết
Selena Nguyễn
12 tháng 3 2017 lúc 21:05

bạn vào lựa chọn môn học rồi vào môn ngữ văn. Ở cuối sẽ có soạn văn lớp 6 bạn nhấn vào đó rồi tìm ở dưới sẽ có dòng ghi

-Hướng dẫn soạn bài câu trần thuật đơn

đúng đó mik soạn nhìu rồi!!!vui

Eluester
14 tháng 3 2017 lúc 22:44

Lười vừa, tự làm đi đồ ngốc

Nguyễn Huyền Minh
13 tháng 3 2017 lúc 5:47

Soạn bài: Câu trần thuật đơn

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Câu trần thuật đơn là gì? Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi: (1) Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ mạnh. (2) Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng: - (3) Hức! (4) Thông ngách sang nhà ta? (5) Dễ nghe nhỉ! (6) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. (7) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. (8) Đào tổ nông thì cho chết! (9) Tôi về, không một chút bận tâm. (Tô Hoài) Gợi ý: Chú ý tới mục đích nói của mỗi câu. - Câu (1), (2), (6), (9): kể + tả + nhận xét; - Câu (4): hỏi; - Câu (3), (5), (8): biểu cảm, bộc lộ thái độ, cảm xúc; - Câu (7): cầu khiến. 2. Với những kiến thức đã học ở Tiểu học, em hãy cho biết trong các câu trên, đâu là câu trần thuật? Gợi ý: Câu (1), (2), (6), (9) là câu trần thuật (còn gọi là câu kể). 3. Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ của các câu (1), (2), (6), (9). Gợi ý:
tôi đã hếch răng lên xì một hơi rõ dài
CN VN
tôi mắng
CN VN
Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.
CN VN CN VN
Tôi về, không một chút bận tâm.
CN VN
4. Câu trần thuật đơn là câu do một cụm chủ – vị tạo thành, dùng để tả, giới thiệu, nêu ý kiến nhận xét về một đối tượng nào đó. Trong các câu trần thuật trên, câu nào là câu trần thuật đơn? Gợi ý: Câu (6) không phải câu trần thuật đơn. II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Căn cứ vào mục đích nói và thành phần cấu tạo (chủ – vị) để xác định câu trần thuật đơn trong đoạn văn sau: (1) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. (2) Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. (3) Cây trên núi đảo lại xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. (4) Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. (Nguyễn Tuân) Gợi ý: Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ của từng câu. Loại những câu có nhiều hơn một cụm chủ - vị ra, vì câu trần thuật đơn là câu chỉ có một cụm chủ - vị. Về mục đích nói, câu trần thuật đơn là câu dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu lên một ý kiến. Câu (1), gồm một cụm C - V, dùng để giới thiệu và tả, là câu trần thuật đơn. Câu (2), gồm một cụm chủ vị làm thành phần chính (C: bầu trời Cô Tô; V: cũng trong sáng như vậy.), dùng để nêu ý kiến nhận xét, là câu trần thuật đơn. Các câu (3), (4) cũng là câu trần thuật nhưng không phải là câu trần thuật đơn vì có nhiều hơn một cụm chủ vị làm thành phần chính của câu, đây là câu trần thuật ghép. 2. Các câu dưới đây thuộc loại câu nào, dùng để làm gì? a) Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. (Con Rồng, cháu Tiên) b) Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. (Ếch ngồi đáy giếng) c) Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. (Vũ Trinh) Gợi ý: Xác định tác dụng (mục đích nói) của từng câu để xem nó có phải là câu trần thuật không. Phân tích chủ ngữ, vị ngữ của từng câu để xác định nó có phải là câu trần thuật đơn không. Các câu trên đều là câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật. 3. So sánh cách giới thiệu nhân vật trong các câu trên với cách giới thiệu nhân vật trong các câu dưới đây. a) Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. (Thánh Gióng) b) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) c) Ngày xưa, có một ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có một người nào thật lỗi lạc. Một hôm, viên quan đi qua cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng [...]. (Em bé thông minh) Gợi ý: Chú ý đến sự khác nhau trong cách giới thiệu nhân vật chính. Để xác định được điều này cần nhớ lại nhân vật trong các truyện đã được học, nhân vật nào là nhân vật chính? (Nhân vật chính trong truyện Thánh Gióng là Gióng; trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh; trong truyện Em bé thông minh là em bé). Sau khi nắm được nhân vật chính trong các truyện rồi, hãy đọc các câu và so sánh. Các câu trong bài tập 2 giới thiệu thẳng vào nhân vật chính khác với các câu ở bài tập này, người kể không giới thiệu ngay vào nhân vật chính mà giới thiệu các nhân vật phụ trước. 4. Những câu mở đầu truyện sau đây có tác dụng gì ngoài tác dụng giới thiệu nhân vật? a) Xưa có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. (Đẽo cày giữa đường) b) Người kiếm củi tên mỗ ở huyên Lạng Giang, đang bổ củi ở sườn núi, thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt mới vác búa đến xem, thấy một con hổ trán trắng, cúi đầu cào bới đất, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lấy tay móc họng, mở miệng nhe cái răng, máu me, nhớt dãi trào ra. (Vũ Trinh) Gợi ý: Người kể chuyện chỉ giới thiệu nhân vật hay còn kể, tả về những gì của nhân vật? - Không chỉ giới thiệu người thợ mộc - nhân vật chính của truyện (có một người thợ mộc), tác giả dân gian còn kể chuyện anh ta "dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày". - Không chỉ giới thiệu một người nào đó "ở huyện Lạng Giang", mà còn cho ta thấy người này "đang bổ củi", trông "thấy một con hổ"; và miêu tả hình dạng, hoạt động của con hổ - nhân vật chính của truyện: trán trắng, cúi đầu cào bới, nhảy lên, vật xuống,... Như vậy, ngoài tác dụng giới thiệu, đồng thời, các câu trần thuật trên còn dùng để tả, kể về hành động, hình dạng của nhân vật.