Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Mai Khánh
Xem chi tiết
cong chua gia bang
26 tháng 10 2016 lúc 15:44

Các bài thơ trung đại ( Ngữ văn 7 )
- Qua đèo ngang : Bà huyện thanh quan
- Nam Quốc Sơn Hà : lý thường kiệt
- Phò giá về kinh : trần quang khải
- Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra : trần nhân tông
- Bạn đến chơi nhà : nguyễn khuyến
- Bài ca Côn Sơn : Nguyễn trãi
- Bánh trôi nước : hồ xuân hương
- Sau phút chia ly : đặng trần côn
- Xa ngắm thác núi Lư ( Trung Quốc ) : Lý bạch
- Tĩnh dạ tứ : Lý bạch

cong chua gia bang
26 tháng 10 2016 lúc 15:37

VAN HOC TRUNG DAI
1.Chặng 1: (TK X - hết TK XIV)
Các tác phẩm tiêu biểu: Thiên đô chiếu (Lí Công Uẩn), Quốc tộ (Đỗ Pháp Thuận), Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Bạnh Đằng giang kí (Trương Hán Siêu)
Thời kì này có sự xuất hiện của nhiều thể loại văn học như văn nghị luận (chiếu, hịch), văn xuôi lịch sử (Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu) và thơ. Do tư duy nguyên hợp nên văn học giai đoạn này có hiện tượng văn-sử-triết bất phân. Văn học viết bằng chữ Hán là chủ đạo, văn học viết bằng chữ Nôm chưa có thành tựu gì nổi bật.
2.Chặng 2: (TK XV - hết TK XVII)
Các tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), thơ Lê Thánh Tông, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ).
Thời kì này có nhiều thể loại được bổ sung. Hiện tượng văn-sử-triết bất phân nhạt dần bởi sự xuất hiện ngày càng nhiều các tác phẩm giàu chất văn chương, hình tượng. Thơ Nôm có nhiều thành tựu lớn qua sáng tác của Nguyễn Trãi. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của văn xuôi tự sự (Truyền kì mạn lục). Và văn chính luận có sự phát triển tột bậc qua những sáng tác của Nguyễn Trãi như Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập...
VAN HOC HIEN DAI
Một số tác giả và tác phẩm
Tố Hữu
Tập thơ Việt Bắc (1954) gồm 20 bài thơ chủ viết về những vùng quê, những con người trong chiến tranh với Pháp, ca ngợi Hồ Chí Minh và chiến thắng Điện Biên Phủ. Tập thơ đã được tặng Giải Nhất trong Giải thưởng Văn nghệ 1954-1955. Năm 1955 đã có một cuộc tranh luận sôi nổi và có lúc đến mức căng thẳng về tập thơ này giữa hai phía ca ngợi và đánh giá thấp. Trong tập có nhiều bài thơ nổi tiếng tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Tố Hữu như Việt Bắc, Bầm ơi!, Lượm, Sáng tháng Năm, Ta đi tới, Hoan hô chiến sỹ Điện Biên
Tố Hữu được nhà phê bình Trần Đình Sử đánh giá là đỉnh cao thơ trữ tình chính trị Việt Nam.
Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân, theo nhà phê bình Vương Trí Nhàn, tên tuổi còn mãi với thể tùy bút [22] trong giai đoạn này đã tiếp tục thể loại sở trường của mình. Từ Chùa Đàn (1946) đến Đường vui (1949) và Tình chiến dịch (1950) có thể thấy sự chuyển hướng đề tài gắn với cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng vẫn mang đậm phong cách rất riêng của ông với sự tinh tế và nghệ thuật sử dụng ngôn từ điêu luyện. Bách khoa toàn thư Việt Nam đánh giá Đường vui" và Tình chiến dịch là hai thiên tùy bút đặc sắc nhất của ông trong kháng chiến chống Pháp.
Trần Đăng
Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình (ông mất tháng 11 năm 1949 khi vừa mới qua tuổi 28), Trần Đăng đã kịp để lại một số truyện và ký, trong đó phải kể đến Một lần tới Thủ đô (1946), Trận Phố Ràng (1949), Một cuộc chuẩn bị (1950).
Tác phẩm
Truyện
truyện ngắn Con đường sống và tập truyện Anh Tư dân quân của Minh Lộc,tập truyện ngắn Lòng dân của Phạm Hữu Tùng (Phân hội văn nghệ Sở thông tin Nam Bộ),những tập truyện của Phạm Anh Tài, Hoàng Linh, Linh Ngã.
Thơ
tập thơ lục bát Bức thơ tình của Ba Dân (Văn nghệ bộ đội khu 9). tập Chiến dịch mùa xuân của Nguyễn Bính, Việt Ánh, Dân Thanh, Truy Phong do Phòng chính trị khu 8 sưu tầm; và một số bài trong tập Hương đồng nội của Nguyễn Ngọc Tấn (khu 7). tập Hò lờ thi đua của Nguyễn Quốc Nhân (Vĩnh Long); và một số tác phẩm của Huy Hà, Bảo Định Giang, Dương Phong, Lý Dũng Dân, Phương Viễn.
Kịch
vở kịch Vì dân của Lê Minh (Phòng chính trị khu 8).vở Chiều ba mươi Tết của Hoang Tuyển (Văn nghệ bộ đội khu 8); và vở Quyết rửa thù của Phạm Công Minh (báo thống nhất).vở Giờ tôi mới hiểu của Duy Phương (Gia Định khu 7).
Tác giả
Việt Ánh (thi sĩ, bị bệnh hiểm nghèo mà không chịu rời cơ quan công tác, đã sáng tác gần 40 tập thơ về địch vận, ngụy vận); Huỳnh Văn Gấm (họa sĩ, phụ trách công việc đặc biệt cần thiết cho kháng chiến 4 năm và có công trong việc hướng dẫn nền hội họa đại chúng); Xích Liên (nhà văn, tuy tuổi già và bệnh tật vẫn dịch nhiều tác phẩm của Liên Xô, Trung Hoa cho bộ đội đọc).Nguyễn Cao Thương (họa sĩ, thương binh, có công đào tạo trên 300 cán bộ hội họa phục vụ kháng chiến); Nguyễn Ngọc Bạch (góp phần lớn trong việc xây dựng nền nhạc Việt Nam ở Nam Bộ và tận tụy với đoàn kịch lưu động).

Nguyễn Hoàng Diệu Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Diệu Linh
2 tháng 5 2020 lúc 9:00

các bn ơi, giúp mik với! Mik cần gấp lắm!

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Nhật Linh
2 tháng 5 2020 lúc 9:27

Bài làm của mik nek :

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ, hình tượng Bác Hồ thật gần gũi mà giản dị. Bác không lo ốm, không lo mình bị bệnh mà lại lo cho các chiến sĩ và đồng bào nằm giữa rừng trong thời tiết lạnh lẽo. Lòng yêu thương, chăm lo ân cần của Bác không khác gì tình yêu của biển cả mênh mông. Tình yêu ấy của Bác đã làm cho một người chiến sĩ ấm lòng, và nhà thơ đã ví Bác như Người Cha mái tóc bạc. Chăm lo ân cần cho các đứa con của mình, sự lo lắng của Bác đã làm cho Bác không thể ngủ được. Và đó cũng chỉ là một trong vô vàn đêm mà Bác không ngủ, bộc lộ nỗi lòng và sự lo lắng khôn xiết khó tả được của bác cho nhân dân và chiến sĩ.Tấm lòng yêu thương giản dị mà sâu sắc của Bác là một bầu trời vô tận và không có điểm dừng. Người là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, vì cả cuộc đời Người chỉ dành trọn cho nhân dân và Tổ quốc.

Bài văn do mik tự nghĩ ra nha bạn ! ^u^

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hoàng Diệu Linh
2 tháng 5 2020 lúc 10:21

Mik cảm ơn bạn @ Nguyễn Nhật Linh Nhìu nha!^^. Mik k cho bn rùi đó!

Khách vãng lai đã xóa
Thái Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
7b_Hữu Trí
Xem chi tiết
123 Người Bí Ẩn
Xem chi tiết
Thân Vũ Khánh Toàn
23 tháng 3 2018 lúc 11:20

Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình là:Lòng nhân hậu, vị tha bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét đố kị. Truyện đã miêu tat tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất.

123 Người Bí Ẩn
23 tháng 3 2018 lúc 12:03

bạn ơi bn vt hẳn 1 đoạn văn cho mik đc k ạk

Hồng Ngọc Anh
24 tháng 3 2018 lúc 16:09

Kiều Phương có thể coi là một thiê tài hội họa . Em có năng khiếu vẽ tranh . Trong một lần đi thì cẽ tranh tại trại hè quốc tê ,hương được yêu cầu vẽ cái gì thân thuộc nhất ,. Phương vẽ ngày anh trai ,Phải chăng đó là người mà em yêu quý nhất , người thân thiết nhất với em .Dù bị anh xa lánh , có phần ghét bỏ , không thân thiết với  mình như xưa nhưng em vẫn rất yeu quý anh  Đó là một tình cảm hồn nhiên  trong sang ,làm cho ta thấy một Kiều Phương nhân hậu hiền lành

Thiênn Dii
Xem chi tiết

Bài làm

Tác phẩm em muốn nói đến sau đây là bài thơ của Hồ Xuân Hương, tác phẩm" Bánh trôi nước ". Bài thơ không phải nhằm dạy cách làm bánh hay là cách bánh chín như thế nào, mà bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời biểu tình sự phân biệt nam nữ trong xã hội cũ. Qua bài thơ, em cảm nhận được, Hồ Xuân Hương là một người yêu nước và rất cảm thương cho những người phụ nữ trong xã hội cũ. 

~ Đây là mik tự nghĩ, chả bt nó ntn nữa. Mak thôi, đúng thì đúng, sai thì sai ~

# Chúc bạn học tốt #

Tuấn Nguyễn
18 tháng 11 2018 lúc 20:45

“Hồi hương ngẫu thư” là 1 trong 2 bài thơ viết về que hương nổi tiếng của Hạ Thi Chương. Sau hơn 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An, ông muốn tìm nguồn an ủi nơi quê nhà. Và bao nhiêu cảm xúc dồn nén khi xa quê hương cũng như bột phát lúc trở về được ông bộc lộ trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết một cách ngẫu nhiên.
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?
dịch thơ
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê không đổi, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
(Phạm Sĩ Vĩ dịch)
Ai mà chẳng mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt. Chính vì thế, mặc dù ko phải là đề tài mới lạ, tác giả lại là người Trung Quốc nhưng “Hồi hương ngẫu thư” vẫn nói hộ tâm tình của biết bao bạn đọc Việt. Tình yêu quê hương thường trực, bản thân nhà thơ có thể bộc lộ tình cảm ấy bất cứ lúc nào. Nhưng khi Hạ Tri Chương ko chủ định viết mà lời thơ và cảm hứng dạt dào thì cái duyên cớ đã xui khiến, đã đưa đẩy tác giả cho ra đời bài thơ quả là góp phần quan trọng. Nếu ví tình cảm với quê hương của thi nhân như sợi dây đàm đã căng hết mức thì “Hồi hương ngẫu thư” chính là tiếng ngân vang kéo dài đến hơn 1 nghìn năm bởi cú va đập của “duyên cớ”.
Xa quê từ khi còn trẻ, cuộc đờiHạ Tri Chương là bước đường thành công trong sự nghiệp. Ông đỗ tiến sĩ, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được vua Đường Huyền Tông vị nể. Lúc từ quan về quê làm đạo sĩ ông còn được vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn. Trường An chắc hẳn là quê hương thứ hai thân thiết. Nhưng, con người dù sao cũng ko thể chống lại quy luật tâm lí muôn đời:
“Hồ tử tất như khau
Quyện điểu quy cựu lâm”
(Cáo chết tất quay đầu về núi gò
Chim mỏi tất bay về rừng cũ)
(Khuất Nguyên)
Đó là dù đi những đâu ko j vui hơn được ở nhà mình, dù ở phương nào, ta vẫn hương về quê hương. Cả 1 đời làm quan, khi tuổi cao, khi muốn được nghỉ ngơi, Hạ Tri Chương trở về quê. Thời gian năm tháng, cuộc sông nơi đô thành làm cho tóc mai rung, cho vẻ ngoài đổi thay, làm cho chàng thanh niên thuở xưa thành ông già 86 tuổi. Duy có 1 điều ko thay đổi ấy là :giòng quê”(hương âm vô cải). Thi nhân trở về vẫn vẹn nguyên con nngười của quê hương mặc dòng đời đưa đẩy.
Lẽ thường, về thăm quê, trở lại nơi chôn rau cắt rốn, nhà thơ phải mừng vui sung sướng. Song, phải đọc tới hai câu thơ cuối, người đọc mới hiểu được cái duyên cớ xui khiến thi nhân làm thơ và khiên nhà thơ ngậm ngùi. Sự ngậm ngụi ấy xuất phat từ những đổi thay của quê hương. Bạn bè người quen chắc chẳngcòn ai, nếu có còn thì chắc cũng ai nhận ra tác giả. Đúng như vậy, đón nhà thơ là đàn em nhỏ vui vẻ cười noi và rất hiếu khách. Trớ trêu thay, không phải vẻ ngoài của tác giả làm các em không nhận ra mà làviệc trong mắt các em, tác giả trở nên hoàn toàn xa lạ. 1 vị khách ngay chính tại quê hương mình, sinh ra và lớn lên ở quê hương mà ko được coi là người con của quê hương quả là 1 tình huống bi hài, cười ra nươc mắt.
Giọng thơ trầm tĩnh nhưng chứa đựng tình cảm dạt dào, chan chứa với quê hương. Bài thơ lay động sự đồng cảm và thấu hiểu của người đọc bởi tình huống bất ngờ trớ trêu. Phải ở vào hoàn cảnh của tac giả, chúng ta mới cảm nhận hết được sức mạnh to lớn của thời gian và sự xa cách.

Vũ Hải Lâm
18 tháng 11 2018 lúc 20:45

Chúng ta đã từng học qua những truyện ngắn như Lão Hạc, Tắt đèn và chắc không mấy ai trong số chúng ta lại không trầm trồ thán phục tài năng nghệ thuật của Nam Cao hay Ngô Tất Tố. Với riêng tôi, dù đã đọc đi đọc lại truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao rất nhiều lần nhưng dường như lần nào tôi cũng lại tìm thấy thêm được một vài điều lý thú. Nó cuốn hút tôi, lay động tôi, khi thì gợi trong tôi sự căm thù, khi lại gọi về chan chứa những yêu thương.

Lão Hạc là sản phẩm của một tấm lòng nhân đạo cao cả. Nó là tình yêu thương, là sự ngợi ca, trân trọng người lao động của Nam Cao. Giống như Ngô Tất Tố cùng nhiều nhà văn thời đó, Nam Cao đã dựng lên hình ảnh người nông dân Việt Nam trước Cách mạng với những phẩm chất đáng quý, đáng yêu: chăm chỉ, cần cù, giàu tình yêu thương và giàu đức hy sinh.Trước cách mạng, Nam Cao say sưa khám phá cuộc sống và tính cách của người nông dân. Trong các tác phẩm của ông, môi trường và hoàn cảnh sống của nhân vật chính thường gắn liền với cái nghèo, cái đói, với miếng ăn và với các định kiến xã hội đã thấm sâu vào nếp cảm, nếp nghĩ vào cách nhìn của con người ở nông thôn.

Lão Hạc cũng vậy, suốt đời sống trong cảnh nghèo và cái đói. Lão đã dành hầu như cả đời mình để nuôi con mà chưa bao giờ nghĩ đến mình. Lão thương con vô bờ bến: thương khi con không lấy được vợ vì nhà ta nghèo quá, thương con phải bỏ làng, bỏ xứ mà đi để ôm mộng làm giàu giữa chốn hang hùm miệng sói. Và đọc truyện ta còn thấy lão đau khổ biết nhường nào khi phải bán đi cậu Vàng, kỷ vật duy nhất của đứa con trai. Không bán, lão biết lấy gì nuôi nó sống. Cuộc sống ngày thêm một khó khăn. Rồi cuối cùng, đến cái thân lão, lão cũng không giữ được. Lão ăn củ chuối, ăn sung luộc. Nhưng lão nghĩ, lão "không nên" sống nữa. Sống thêm, nhất định lão sẽ tiêu hết số tiền dành dụm cho đứa con mình. Vậy là, thật đớn đau thay! Lão Hạc đã phải tự "sắp xếp" cái chết cho mình. Cuộc sống của nông dân ta trước cách mạng ngột ngạt đến không thở được. Nhìn cái hiện thực ấy, ta đau đớn, xót xa. Ta cũng căm ghét vô cùng bọn địa chủ, bọn thực dân gian ác.

Lão Hạc chết. Cái chết của lão Hạc là cái chết cùng đường, tuy bi thương nhưng sáng bừng phẩm chất cao đẹp của người nông dân. Nó khiến ta vừa cảm thương vừa nể phục một nhân cách giàu tự trọng. Lão chết nhưng đã quyết giữ cho được mảnh vườn, chết mà không muốn làm luỵ phiền hàng xóm.

Đọc Lão Hạc ta thấy đâu phải chỉ mình lão khổ. Những hạng người như Binh Tư, một kẻ do cái nghèo mà bị tha hoá thành một tên trộm cắp. Đó là ông giáo, một người trí thức đầy hiểu biết nhưng cũng không thoát ra khỏi áp lực của cảnh vợ con rách áo, đói cơm. Cái nghèo khiến ông giáo đã phải rứt ruột bán đi từng cuốn sách vô giá của mình. Nhưng cái thứ ấy bán đi thì được mấy bữa cơm? Vậy ra ở trong truyện tất cả đã đều là lão Hạc. Lão Hạc phải oằn mình mà chết trước thử hỏi những người kia có thể cầm cự được bao lâu?

Vấn đề nổi bật được thể hiện trong Lão Hạc là niềm tin và sự lạc quan của nhà văn vào bản chất tốt đẹp của con người. Thế nhưng điều quan trọng hơn mà nhà văn muốn nhắn gửi đó là một lời tố cáo. Nó cất lên như là một tiếng kêu để cứu lấy con người. Từ chiều sâu của nội dung tư tưởng, tác phẩm nói lên tính cấp bách và yêu cầu khẩn thiết phải thay đổi toàn bộ môi trường sống để cứu lấy những giá trị chân chính và tốt đẹp của con người.

Lão Hạc cho ta một cái nhìn về quá khứ để mà trân trọng nhiều hơn cuộc sống hôm nay. Nó cũng dạy ta, cuộc sống là một cuộc đấu tranh không phải chỉ đơn giản là để sinh tồn mà còn là một cuộc đấu tranh để bảo toàn nhân cách.

Cảm nghĩ về một tác phẩm nổi bật đã học mẫu 2

Trong những tác phẩm văn học đã được học ở cấp hai, truyện ngắn “Bến quê” của nhà văn Nguyễn Minh Châu (chương trình lớp 9) để lại trong tôi một ấn tượng rất mạnh mẽ. Tôi chưa đến tuổi của anh Nhĩ để thấm thía đủ cái triết lí sâu sắc mà nhà văn gửi gắm ở niềm kao khát hướng ra bên quê phía bên kia sông, nhưng tôi đã phần nào cảm nhận được nỗi niềm nuối tiếc của anh khi anh nằm trên giường bệnh đếm những ngày còn lại của cuộc đời mình.

Thói thường người đời vẫn coi thường hiện tại, mải mê đuổi theo những hư danh phía trước mà không nhận ra những giá trị đích thực của những gì mình đang có. Nhà văn Nguyễn Minh Châu qua Bến quê đã muốn nói với mọi người triết lí sâu xa ấy. Là nhà văn luôn có những phát hiện mới mẻ về những điều quen thuộc và giản dị của cuộc sống, ông đã phát hiện ra những nỗi băn khoăn, day dứt, nuối tiếc của con người khi đứng trước nhưng gì đã qua. Anh Nhĩ đã từng đi rất nhiều nơi, cả cuộc đời anh chạy theo danh vọng mà anh quên mất cái bến quê trước cửa nhà. Anh không có thời gian để ý đến nó. Khi nằm trên giường bệnh, không còn khả năng đi lại, anh mới nhận ra rằng cái bến quê ấy hấp dẫn biết bao nhiêu. Anhbừng ngộ ra rằng anh đã chạy theo hư danh mà bỏ qua mất một điều quan trọng và vô cùng quý giá với mình. Anh ân hận vì cả cuộc đời anh mới chỉ sang cái bến sông ấy có hai lần, và một lần là ngày cưới của anh.

Mỗi con người đều có một bến quê trong lòng mình, nhưng không phải ai cũng nhận ra nó quý trọng và thiêng liêng để mà giữ gìn trân trọng khi còn đủ sức. Nhĩ nuối tiếc khi ânh nhận ra cái bến quê ấy hấp dẫnvới anh biết nhường nào và anh đã gửi gắm cả niềm khao khát ấy vào đứa con trai. Anh nhờ nó đi đò sang sông để mua cho anh bất cứ thứ gì phía bên sông ấy. Nhưng thằng bé, cũng như anh khi còn trẻ, không thể nhận ra những tâm sự của cha. Nó lại mải chơi nên bị lỡ chuyến đò ngang cuối cùng trong ngày. Thằng bé không vội vã bởi nó còn quá nhiều thời gian để sống, bởi với nó cái bến sông ấy cũng rất bình thường. Thằng bé sẽ lại giống như cha và như tất cả mọi người, không thể nhận ra sự đáng quý và đáng trân trọng của những gì đang trong tầm tay.

Một người bệnh nặng, không còn khả năng đi lại, ngắm cái bến sông qua khung cửa sổ, khó khăn nhích từng tí một trên giường để được ngắm cái bến sông. Và nuối tiếc vì mình đã vô tình với quê hương, với những điều bình dị và vô cùng quý giá. Cốt truyện chỉ đơn giản vậy thôi nhưng chứa đựng cả một vấn đề nhân sinh rất lớn. Điều nhà văn nói đến trong tác phẩm này cũng không phải là hoàn toàn mới: Phải biết trân trọng những gì mình đang có và đã có, không nên quá mải mê với những hư danh mà quên mất gí trị của hiện tại. Văn học đã từng nói về điều này. Những Nguyễn Minh Châu đã có một cách thể hiện thật giản dị và sâu sắc. Bến quê là câu chuyện về sự bừng ngộ của một con người ở những ngày cuối cùng củacuộc đời. Vì thế sự bừng ngộ ấy òn có ý nghĩa như một sự thức tỉnh đối với những ai đang sống, hăm hở để tiến đến tương lai và còn tiếp tục bỏ lại phía sau những điều nuối tiếc.

Cuộc sống không thể không có những tiếc nuối. Song nếu để mình phải nuối tiếc quá nhiều hoặc nuối tiếcnhững điều thiêng liêng nhất mà mình trót đánh mất nghĩa là đã bỏ phí một quãng đời quý giá.

Miin
Xem chi tiết
anime khắc nguyệt
2 tháng 4 2022 lúc 6:51

tham khảo 
 

Tình yêu quê hương đất nước là một trong những tình cảm thiêng liên , cao quý của ông cha ta. đó là một  truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta . Nó đc thể hiện qua những câu nói , hành động , qua thơ ca ....Và tình yêu quê hương đất nước đc thể hiện rõ nhất qua các bài thơ , ca dao trong trương trình ngữ văn 7 . Những câu thơ ca ấy đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

               Tình yêu quê hương đất nước đc thể hiện rộng dãi qua các lời thơ văn. Nó mang dấu ấn không quên trong lòng người đọc . đó là mọt tình yêu nồng nàn và sâu sắc.

               Mở đầu tình yêu đất nước là những cảnh đẹp bao la của dân tộc , gợi cuộc sống thanh bình và yên ả:

 Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng , mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đòng ngó bên ni đòng bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

                Câu thơ ngắn gọn mà nhẹ nhàng đã gợi lên cảnh đẹp tràn đầy sức sống. Với nghệ thuật điệp ngữ cùng đảo ngữ :ni đồng , tê đồng , mênh mông , bát ngát . dã gợi ra không gian rộn lớn, bát ngát của cánh đồng miền quê. và cùng đó là phép so sánh: thân em như chẽn lúa đòng đòng .gợi ra vẻ đẹp tràn đầy sức sống thanh xuân và đầy hứa hẹn của người phụ nữ thôn quê. Qua đó ta thấy bài ca dao gợi cảnh sắc thôn quê con người nơi đây với tình yêu quý tự hào tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp nơi quê hương.

                  Đọc bài thơ ta cảm thấy tự hào về quê hươngmình biết bao với bao cảnh đẹp bao la bát ngát. tình cảm yêu quý đến quê hương và cảm thấy tự hào và tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp nơi quê hương. đọc câ ca dao ta cảm thấy thêm yêu quê hươn mình hơn.

                    Không chỉ trong ca dao tình yêu ấy đc thắp sáng mà còn thắp sáng qu những tác phẩm trung đại . Tiêu biểu có bài PHÒ GIÁ VỀ KINH của Trần Quang Khải:

                                                            Đoạt sáo Chương Dương độ 

                                                             Cầm hồ Hàm Tử qua 

                                                               Thái bình trí lực

                                                               Vạn cổ thử gian san

                         Bài thơ đã dựng lại hào khí chiến thắng của dân tộc ta và khát vọng thái bình thịnh trị muôn đời. nhịp thơ nhanh khẩn cấp diễn tả khí thế chủ động áp đảo trước kẻ thù của quân đội nhà trần. Và cũng đồng thời tái hiên lại không khí cưa hai chiến thắng oanh liệt hào hùng của dân tộc ta và phản ánh sự thát bại thảm hại của kẻ thù. Với hai câu cuối giong thơ trầm xuống thể hiên khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc dưới thời trần. Đống thời đóa là lời động viên để phát triển đất nước bền vững muôn đời. 

                   Thật cảm động trước  tình yêu nước của trần quang khải . quả là một hào trưởng của dân tộc .Với hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén vào bên trong ý tưởng bài thơ đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời trần.

                       Tình yêu quê hương đất nuocs thể hiên thật đẹp và cao cả . Tình yêu ấy mang trọn non sông gấm vóc quê  nhà . từ những tình yêu ấy đã cho emthấy một tình yêu cao cả và thieng liêng của dân tộc ta . Vì vậy chúng ta nên học tập rèn luyện thật chăm chỉ để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp văn minh và tiến bộ .

                             Tình yêu đất nước và quê hương mãi giữ vững trong lòng mọi người , trong nhân dân ta. Hãy cố gắngđể tình yêu nước đc phát huy với truyền thống cao đẹp của dân tộc .mỗi chúng ta phải học tập rèn luyện để xây dựng đất nước. Tình yêu quê hương đất nước thật đẹp , quý báu và thiêng liêng mỗi chúng ta nên giữ gìn truyền thống tốt đẹp ấy. 

tran thi quynh hoa
Xem chi tiết
Nguyen Hoang Bao Ngoc
12 tháng 2 2019 lúc 20:21

tác phẩm văn học

Đồi gió hú

Dế Mèn phiêu lưu kí

Chí Phèo

Không gia đình

Đất rừng phương Nam

Tắt đèn

Ngôn tình

Hôn trộm 55 lần

Dạy dỗ vị hôn phu

365 ngày hôn nhân

Mạnh mẽ chiếm đoạt : Cha! Ta ghét ngươi!

kick giùm

nguyễn thị hoài lưu
Xem chi tiết
Trương Đỗ Anh Quân
10 tháng 10 2019 lúc 16:18

A B C

Nếu chỉ là các điểm thôi thì có các tia sau : AB, AC, BC, BA, CA, CB