Tìm và phân tích ngắn gọn giá trị của nhưng hình ảnh so sánh coa trong đoạn thơ sau:
"Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lăn sao mơ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Ongs tre ngà vè mềm mại như tơ."
hãy cảm nhận về đoạn thơ sau:
chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
óng tre ngà và mềm mại như tơ
(Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ)
(làm ơn giúp mìnk đyy mí pạn:'<)
(3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.
Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng
Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta
Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất
Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già.
Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng
Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi
Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán
Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.
(Trích Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ, Thơ Việt Nam, 1945 - 1985,NXB Giáo Dục, 1985. tr. 218)
Câu 1: Sự mượt mà và tinh tế của tiếng Việt được thể hiện ở những từ ngữ nào trong khổ thơ thứ nhất?
Câu 2: Kể tên hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và thứ ba.
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4: Từ đoạn trích, anh/chị hãy bày tỏ cảm nghĩ của mình về tiếng Việt (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8
Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắc nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.
Câu 5: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 6: Vẻ bề ngoài đẹp đẽ của “cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình” được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh so sánh nào?
Câu 7: Tại sao tác giả cho rằng “Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn”?
Câu 8: Anh/Chị suy nghĩ thế nào về cuộc sống của con người khi thoát ra khỏi“cái tuyệt đối cá nhân”? (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng)
Câu 1: Những từ ngữ thể hiện sự mượt mà và tinh tế của Tiếng Việt trong khổ thơ thứ nhất là: như bùn, như lụa, óng tre ngà, mềm mại như tơ. (như bùn: là sự tinh tế; như lụa, óng tre ngà, mềm mại như tơ: là sự mượt mà).
Câu 2: Hai biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh (nói nghe như hát, âm thanh như gió nước), ẩn dụ (lửa cháy).
Câu 3: Nội dung chính đoạn trích: Đoạn trích khẳng định tiếng Việt chính là tâm hồn của người Việt đồng thời thể hiện niềm tự hào về sự phong phú và khả năng diễn đạt tinh tế, nhiều nghĩa của tiếng Việt.
Câu 4: có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng có thể tập trung vào các ý sau:
- Tiếng Việt rất phong phú.
- Tiếng Việt vừa mộc mạc, vừa tinh tế.
- Tiếng Việt có một lịch sử hình thành lâu đời.
- Mọi người cần có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Phạm Quỳnh nói : “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”.
Câu 5: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/phương thức nghị luận.
Câu 6: Vẻ bề ngoài đẹp đẽ của câu “cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình” được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh so sánh: như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng.
Câu 7: Tác giả cho rằng: “Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn” vì nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Đó là thứ hạnh phúc mỏng manh. Con người cần được thử thách bởi bão táp thì mới khẳng định được bản thân.
Câu 8: dựa theo các ý sau:
- Con người có thể gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, thử thách.
- Con người có thể bị bão táp của cuộc sống cuốn đi.
- Con người có thể đầu hàng, buông xuôi trước số phận.
- Tuy nhiên, con người cũng có thể từ những khó khăn, trở ngại, nguy hiểm mà trưởng thành và khẳng định bản thân để gặt hái những thành công trong cuộc đời.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi :
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ được dùng trong đoạn thơ?
Câu 2: Chỉ ra các từ tượng hình và từ tượng thanh có trong đoạn trích ?
Câu 3: Nêu tác dụng của những từ tượng hình và từ tượng thanh đó ?
Câu 4: Nội dung chính của đoạn thơ.
chỉ ra hình ảnh so sánh trong hai câu thơ sau:
''Tóc bà trắng tựa mây bông
Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy''
Viết đoạn văn phân tích giá trị biểu đạt của các hình ảnh so sánh em vừa tìm được.
Bài 2: Tìm các hình ảnh so sánh trong bài văn ''Sông nước Cà Mau'' cho biết trong các hình ảnh tìm được, em thíc nhất hình ảnh nào? Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh đó.
Các hình ảnh so sánh trong hai câu thơ sau là : tóc bà trắng tựa mây bông , chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy
Hình ảnh so sánh '' tóc bà trắng tựa mây bông '' là hình ảnh so sánh có từ so sánh rất đặc biệt là từ tựa , hình ảnh so sánh này nhằm miêu tả mái tóc trắng của bà như mây bông . Dù đá già nhưng hình ảnh của bà ko bao h phai nhạt bởi những nét nhăn trên khuân mặt , hay là làn da sạm nắng nứt nẻ mà thay vào đó bà luôn luôn đẹp. Thời gian đá làm cho bà ngày càng thêm tuôi tác nhưng mái tóc trắng tựa mây bông đã làm cho bà luôn hạnh phúc . Đó là mộ điều đáng trân trọng .
Hình ảnh tiếp theo bạn tự làm .
Những hình ảnh so sánh trong bài sông nước cà mau là :Hình ảnh so sánh thứ nhất Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi kênh rạch ,kênh rạch, càng bủa giăng chi chít như mạng nhện . Hình ảnh so sánh thứ 2 Chẳng hạn như gọi rạch mái dầm . Hình ảnh so sánh thứ 3 Bọ Mắt đen như hạt vừng . Hình ảnh so sánh thứ 4 chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ . (còn lại cậu tự tìm ) Và những cái còn lại cậu ko bt cứ al cho tôi , tôi sẽ giúp cậu nhiệt tình nhất có thể
k và kb nếu có thể
Câu 3: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”
(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)
a. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật được sử dụng chủ yếu trong văn bản.
b. Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt
mọi người làm nhanh giúp mình. mình đang cần gấp!
a,Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh:
- Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
- Óng tre ngà và mềm mại như tơ
- Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
- Như gió nước không thể nào nắm bắt
Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.
b, Tác giả muốn thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.
a,Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản là so sánh, những chi tiết cho thấy điều đó là:
+ Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
+ Óng tre ngà và mềm mại như tơ
+ Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
+ Như gió nước không thể nào nắm bắt
Tác dụng : Làm giàu hình ảnh của các câu thơ trở nên sinh động, mang tính nghệ thuật và hấp dẫn hơn.
b, Tác giả muốn thể hiện lòng yêu mến, lòng thán phục trước sự phong phú và sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Viết 1 đoạn văn ngắn phân tích ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ " Ánh trăng "
Bài thơ “Ánh trăng” là một lần “giật mình” của Nguyễn Duy về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Thơ của Nguyễn Duy không hề khai thác cái đẹp của trăng, nhưng ánh trăng trong thơ ông vẫn mãi làm day dứt người đọc - sự day dứt về những điều được và mất, nên và không, khi sống trong cuộc đời. Vẻ đẹp ấy mới chính là vẻ đẹp của văn chương cách mạng vì thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, con người mà còn “dạy” ta cách học làm người. Thì ra những bài học sâu sắc về đạo lí làm người đâu cứ phải tìm trong sách vở hay từ những khái niệm trừu tượng xa xôi. Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ ngon trong quên lãng.
Nguyễn Duy là nhà thơ trường thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những sáng tác của ông đi vào lòng người đọc bởi sự nhẹ nhàng, gần gũi, mộc mạc của ngôn ngữ qua bài thơ “Hơi ấm ổ rơm”, “Tre Việt Nam”. Bài thơ “Ánh trăng” được rút ra từ tập thơ cùng tên, sáng tác năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh đã khiến người đọc có cách nhìn nhận chân thực và sâu sắc hơn về cuộc sống, về quá khứ qua hình ảnh trung tâm “ánh trăng”.
Ánh trăng là hình ảnh xuyên suốt 4 khổ thơ, xâu chuỗi các dòng hoài niệm và suy nghĩ của một đời người về hiện tại và quá khứ. Có thể nói Nguyễn Duy đã rất tinh tế để xây dựng thành công hình tượng “vô tri vô giác” nhưng có sức mạnh đánh thức và lay động trái tim.
Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh ánh trăng thân thuộc, gần gũi, gắn với những kỉ niệm đẹp gắn bó với tuổi thơ, với năm tháng chiến tranh ác liệt:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ.
Có thể nói hình ảnh “ánh trăng” đã thành biểu tượng xuyên suốt tuổi thơ của tác giả, gắn bó với những kỉ niệm khó quên. Ánh trăng tinh khiết, dịu nhẹ lan tỏa từ cánh đồng mênh mông, từ dòng sông bến nước – nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi chúng ta.
Đến những năm tháng “hồi chiến tranh ở rừng” gian khổ, vất vả, ánh trăng từ kí ức tuổi thơ ấy đã thành “tri kỉ”, thành người bạn đồng hành, người bạn tâm tình đáng mến, thủy chung, son sắt. Có thể nói Nguyễn Duy đã rất khéo, rất tinh tế khi nhân hóa ánh trăng thành một người bạn tri kỉ của những anh bộ đội cụ hồ. Sự gắn bó quấn quýt, tình cảm chân thành và trong sáng giữa anh bộ đội và anh trăng thật đáng ngưỡng mộ.
Hai dấu mốc thờ gian “hồi nhỏ” và “hồi chiến tranh” đã khiến cho ánh trăng trở nên gần gũi và nghĩa tình ở khổ thơ tiếp:
Trần trụi giữa thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa
Dù là ở đâu thì “ánh trăng” vẫn vẹn nguyên, gần gũi, phóng khoáng khiến cho tác giả có cảm giác “không bao giờ quên”, nhưng đó chỉ là “ngỡ” thôi. Vầng trăng tình nghĩa, chung thủy luôn là hình nhắc nhắc nhở tác giả không được phép quên đi.
Nhưng chính từ “ngỡ” ấy chính là dấu hiệu cho một sự rạn nứt, quên lãng ở khổ thơ tiếp theo
Từ hồi về thành phố
Quen đèn điện của gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
Cuộc sống đô thị phồn hoa với đèn điện, cửa gương, với tiện nghi đầy đủ đã khiến cho tác giả quên mất đi người bạn tri kỉ ngày xưa đó. Ở hai câu thơ sau của khổ thơ này, giọng thơ chùng xuống khiến người đọc nghèn nghẹn. Và đặc biệt cách dùng từ “người dưng” đã gợi lên cảm giác xót xa đến tột độ. Từng là bạn tri kỉ, từng là “người” ngỡ như không quên, nhưng giờ đây tác giả vô tâm, vô tình, hờ hững xem như kẻ qua đường, không hơn không kém. Phép so sánh đấy đã khiến cho tứ thơ xoáy sâu vào lòng người nhiều nuối tiếc, day dứt, xót xa cho một sự thay đổi.
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cả lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh" 1. Tìm những hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của tiếng việt trong đoạn trích trên ?
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cả lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh"
1. Nhà thơ muốn nói đến đặc điểm gì của Tiếng Việt
2. Dùng cụm C-V để mở rộng câu: Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
3. Tìm 1 câu rút gọn và khôi phục
4. Viết đoạn văn khoảng 6 – 7 câu, trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của Tiếng Việt
CÁC BẠN GIÚP MÌNH VỚI, MAI MÌNH PHẢI NỘP RỒI
1. Nhà thơ muốn nói đến lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.
2. Tiếng người dân tha thiết nói thường nghe như hát.
3.
Câu rút gọn: ''Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh''
Rút gọn thành phần CN
Khôi phục: Lời tiếng việt kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Câu hỏi 6:
Chọn từ phù hợp điền vào chỗ trống:
" Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như ...."
(Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ)