Câu 1. Áp dụng tính chất các phép tính và quy tắc dấu ngoặc để tính giá trị các biểu thức sau:
A = \(23\frac{5}{11}-\left(1\frac{2}{7}+8\frac{5}{11}\right)\)
B = \(\frac{-2}{5}.\frac{3}{7}+\frac{2}{5}.\frac{-4}{7}+\frac{-2}{5}\)
C = \(0,4.3\frac{2}{3}.\left(-7\right).\frac{5}{2}.\frac{3}{11}\)
Câu 2. Ba lớp 6 có tất cả 120 học sinh. Số học sinh lớp 6A bằng \(\frac{1}{2}\)tổng số học sinh hai lớp 6B và 6C. Lớp 6B ít hơn lớp 6C là 6 học sinh. Tính số học sinh mỗi lớp.
Câu 3. Giá hàng lúc đầu tăng 20% và sau đó lại giảm 20%. Hỏi giá ban đầu và giá cuối cùng, giá nào rẻ hơn và rẻ hơn bao nhiêu phần trăm?
Câu 4. Số học sinh lớp 6A bằng \(\frac{4}{5}\)số học sinh lớp 6B. Nếu chuyển 6 bạn ở lớp 6A sang lớp 6B thì số học sinh lớp 6A bằng \(\frac{14}{13}\)số học sinh lớp 6B. Tính số học sinh lúc đầu của mỗi lớp.