Những câu hỏi liên quan
thằng danh con
Xem chi tiết
huệ trân
Xem chi tiết
minh nguyet
1 tháng 10 2021 lúc 11:39

Em tham khảo nhé:

Nguồn: Hoidap247

Trong bài Lão Hạc, tình yêu thương con của lão Hạc đã được nhà văn Nam Cao phát hiện và khắc họa vô cùng thành công trong tác phẩm Lão Hạc của mình. Thứ nhất, vì quá yêu thương con nên lão luôn mang cảm giác ân hận khi không lo nổi cưới xin cho con. Vợ lão mất sớm nên lão phải gà trống nuôi con. Tuy nhiên do nhà gái thách cưới quá cao nên lão không lo nổi, người con gái bỏ con lão cưới người khác. Anh con trai vì thế mà phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Lão vì quá thương con nhưng cũng chẳng biết làm thế nào, dù cho biết đồn điền cao su khó khăn hiểm trở nhưng lão cũng không dám ngăn con. Thứ hai, tình yêu thương con của lão được thể hiện ở việc lão chăm sóc cậu Vàng cẩn thận chu đáo.  Phải chăng cậu Vàng là kỷ vật duy nhất mà con trai lão để lại nên bao nhiên tình yêu thương lão dành hết cho nó?(Câu nghi vấn). Chao ôi, lão gọi nó là "cậu" như người với nhau, cho nó ăn trong bát, trò chuyện với nó như những người bạn, rồi tắm cho nó. Tất cả đều là vì lão yêu thương con trai lão quá nhiều. Thứ ba, vì quá yêu thương con nên lão lại lần nữa chịu đau đớn về tinh thần để bán cậu Vàng do cuộc sống quá khó khăn. Lão đau khổ tột cùng, lão cảm thấy như cậu Vàng bị mình lừa.  Tất cả đều là vì lão muốn dành tiền cho con sau này trở về.  Thứ tư, biểu hiện của tình yêu thương con của lão còn được thể hiện ở chỗ lão nhờ ông giáo lo toan mọi thứ còn lại còn mình thì tìm đến cái chết để bảo toàn số tiền cho con. Lão đã dành hết tình yêu thương của mình cho con.(Câu chủ động) Khi cuộc sống quá đỗi bế tắc, lão không thể làm gì khác để bảo toàn tài sản cho con ngoài việc tìm đến cái chết đau đớn. Chỉ khi lão chết rồi thì lão mới không ăn tiêu vào tiền để dành cho con. Lão chính là người cha trước khi chết đã lo chu toàn mọi thứ cho con mình, quyết giữ lòng tự trọng trọn vẹn. Tóm lại, lão Hạc là người cha yêu thương con, giàu đức hy sinh và lòng tự trọng. 

 

Bình luận (0)
cooooo
Xem chi tiết
Vương Hoài Linh
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
2 tháng 10 2021 lúc 11:18

Nhân vật lão Hạc - trích trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao( thành phần phụ chú) là một ông lão nông dân giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại 1 người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai lão phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su. Còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó, ông Lão yêu thương chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình (âu yếm gọi nó là "cậu Vàng"; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó...). Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài làm sức khỏe giảm sút, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, lão không kiếm được việc làm, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà con gái trong làng tranh nhau làm hết, đắn đo mãi, Lão Hã buộc lòng phải bán cậu Vàng mặc dù vô cùng đau khổ, thương xót nó vì lão đã quá nặng lòng yêu thương nó, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ấn hận tự cho là mình đã lừa một con chó (gọi nó về ăn cơm để cho thằng Mục, thằng Xiên đến bắt nó đi giết thịt) và lão khóc vô cùng đau khổ: "Những nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra". Chao ôi !( câu cảm thán) Lão Hạc tuy chỉ là một lão nông dân nghèo khổ, hiền lành chất phác song ở lão có một tấm lòng nhân hậu đáng quý. Tình cảm của lão dành cho con chó Vàng khiến cho người đọc phải xúc động tận đáy lòng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Đức
Xem chi tiết
Minh Anh
1 tháng 11 2021 lúc 9:51

tham khảo

Vẻ đẹp thanh cao của nhân vật lão Hạc được nhà văn Nam Cao thể hiện rõ nét trong tác phẩm cùng tên. Lão Hạc sống cô đơn một mình, vợ mất sớm, con trai đi đồ điền cao su vì ko đủ tiền cưới vợ, cuộc sống của lão vô cùng nghèo khổ, bế tắc, cùng cực. Trước khi đi, cậu con trai có để lại 1 con chó tên là Cậu Vàng, vì nó là kỉ vật của cậu con trai nên lão quý nó lắm. Lão quyết ko bán mảnh vườn, còn gửi ông giáo tiền để dành cho con. Điều đó khẳng định rằng lão Hạc rất yêu thương con. Nhưng cuộc sống ngày càng cơ cực, lão lại thường xuyên đau ốm. Khi đã dồn đến mức đường cùng, lão đành bán cậu vàng, lão sang nhà ông giáo, khóc huhu như con nít vì trót lừa 1 con chó. Việc ấy thể hiện rằng lão Hạc là 1 ng lương thiện. Vì ko muốn khi mình chết lm liên lụy đến hàng xóm, lão đã gửi tiền cho ông giáo để làm ma cho mình. Than ôi (thán từ) !Cuộc sống ngày càng khốn khổ, lão thì ko muốn bòn tiền của con, cũng chẳng dám nhở vả hàng xóm, nên lão đã tự kết liễu đời mình. Việc đó đã chứng minh lão Hạc là 1 người có nhân cách thanh cao, giàu lòng tự trọng. Bằng cách sử dụng nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, tác giả đã làm sáng tỏ vẻ đẹp của những(trợ từ) người nông dân trước CMT8.

Bình luận (0)
25.Lê Ngọc Phan-8A
Xem chi tiết
Mizuno Hanzaki
Xem chi tiết
Tiếng Anh Trường THCS Ki...
20 tháng 9 2021 lúc 17:04

Tham khảo

Yêu thương những người thân yêu ruột thịt, lão Hạc còn là một người sống đầy tự trọng trước cuộc đời nhiều cám dỗ và tội lỗi. Vào hoàn cảnh như lão, người ta đã có thể ăn trộm, ăn cắp hay thậm chí ăn bám vào người khác (như Binh Tư chẳng hạn, hay người đàn bà trong “Một bữa no” của Nam Caor..) nhưng lão Hạc thì không. Với sự giúp đỡ của ông giáo (mà cũng có gì đâu, đó chỉ là củ khoai, củ sắn) lão “từ chối gần như hách dịch" khiến ông giáo nhiều khi cũng chạnh lòng. Binh Tư ngỡ rằng lão xin bả để ăn trộm chó “lão cũng ra phết đấy chứ chẳng vừa đâu”. Đến lượt ông giáo cũng nghi ngờ: “"con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Nhưng cuối cùng tất cả đều ngỡ ngàng, sửng sốt trước cái chết đột ngột của lão. Hay còn cách khác: lão có thể bán quách mảnh vườn di. Nhưng lão lại nghĩ rằng đó là mảnh vườn của con lão. Và lão đã thà chết chứ không ăn của con!Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp. Nhưng còn một chi tiết khác cũng cảm động vô cùng. Lão đã tính toán để ngay cả khi chết đi rồi cũng không làm phiền đến mọi người: lão đã gửi ông giáo mấy chục đồng bạc, định khi mình nằm xuống thì nhờ ông giáo lo liệu ma chay khỏi làm phiền hàng xóm! Hỡi ôi lão Hạc!

Bình luận (0)
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Lại Hoàng Hiệp
27 tháng 12 2020 lúc 20:27

Với một vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc, thực chất lão Hạc là một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó. Vắng con, “cậu Vàng” đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của “cậu Vàng” cũng là vui buồn của lão. Vì vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con (khi chết lão vẫn còn tiền). Đây thực sự là một sự hi sinh vô cùng to lớn. Là một người tự trọng, lão chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muôn phiền lụy đến ai. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật già dặn. Nam Cao tập trung khai thác thế giới bên trong của lão Hạc, chỉ ra đựơc những giằng xé, những day dứt, những chua xót, hối hận… của một nông dân chất phác, nhân hậu. Với bút pháp linh hoạt, xen kẽ được cách kể chuyện tỉnh táo, chân thực và màu sắc trữ tình, đồng thời, tăng hàm lượng triết lí về nhân tình, thế thái qua những suy nghĩ của “tôi” – ông giáo. Đối với “cậu Vàng”, lão chăm sóc chó hết sức chu đáo (cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu). Lão coi cậu Vàng như một đứa trẻ, đứa trẻ ấy trung thành với lão, làm lão bớt cô đơn. Gắn bó với cậu Vàng, khi buộc phải bán “cậu”, mắt lăo đã “ầng ậng nước”. Đặc biệt, lão cảm thấy mình là kẻ lừa dối bán “cậu Vàng”. Vì lão không còn kiếm được tiền nữa, lão sợ rằng mình sẽ tiêu lạm vào tiền của con. Lão thà chết chứ không thể để con trắng tay. Vậy nên lão thật sự tìm đến cái chết. Việc ấy càng cho thấy lão là người giàu tính thương yêu, giàu đức hi sinh biết bao.

Bình luận (0)
TOẢN
Xem chi tiết