E sẽ ngừng yêu a khi...
Một ngày cs 25h.
Một giờ cs 61 phút.
Một phút cs 70 giây.
Một năm cs 379 ngày.
ê a
khi nào 1 năm cs 367 ngày
1 tháng cs 32 ngày
1 tuần cs 8 ngày
1 ng cs 61 giờ
1 giờ cs 61 giây
1 thế kỉ cs 101 năm
và...
1 năm cs 5 mùa
thì chúng ta sẽ chia tay nhé~
#Yêu_Anh
1 tuần cs 7 ngày , 1 ngày cs 24h , 1h cs 60 phút , 1 phút cs 60s. Không ngày nào , giờ nào là e k nhớ a. Không giây phút nào e k nghĩ về a. Tâm hồn và trái tym e đã ngập tràn hình bóng của a. Nhớ và yêu a nhiều. Nếu a là nhà thơ e sẽ viết tặng a những vần thơ cháy bỏng. Nếu a là nhạc sĩ e sẽ viết tặng a những bản tình ca bất hủ. Nếu a là trình lập viên e sẽ viết lên những đoạn mã ngập tràn hương vị tình yêu. Và nếu e cs tke, e sẽ lm tất cả vì a. E chỉ cs một tình yêu duy nhất . Dành tặng a bây giờ và mãi mãi . Dẫu a ik đến tận cùng Trái Đất . Vẫn hướng về a bằng trọn con tym 💘
- E mong a chớt zì bệnh tim ❤️ Quả báo a khiếnn tim e đau nhói 😜
- Xênh là 1 lợi tke , Ế là 1 kỹ năng 💓😂
- Khi nào cs 61 phút , 25 giờ ,13 tháng , 32 ngày thì e sẽ hớt yew a ! 💕😍
cái này hay đấy nhưng đúng hơn phải là: khi nào 1 giờ có 61 phút, 1 ngày có 25 giờ, 1 năm có 13 tháng, 1 tháng có 32 ngày thì a sẽ hết yew e!
sau đây tui xin kể cho mấy bn một câu chuyện MA cực kì đáng sợ
câu chuyện xin phép dc bất đầu
7/2/2018, có 1 câu chuyện cực kì huyền bí ẩn giấu sau ngôi trường cấp ba ở ngoại ô thủ đô Bắc Kinh Trung Quốc. tại đây,khi tới 6 giờ 30 phút tối, tất cả phòng sẽ đóng cửa và các e hok sinh sẽ xuống căn tin ăn tối và đương nhiên, sẽ ko cs chiếc đèn néo dc bật lên. ấy thế, ở phía cuối cùng của tầng 5 nội trú, ngày nào đèn cx bật, và nơi đó rất tối nên ko ai dám đến gần. Một e ho sinh nọ cs tính hiếu kì nên đã tự điều tra thử xem cs j trong căn phòng ds, e tới gần căn phòng, với ánh sáng lập lòe nhè nhẹ lm mn run sợ, nhưng em vẫn tiếp tục, tới gần thì cs 1 cánh tay vẫy vẫy, như thể kéo e lại gần và e đã vào đó, nhưng lại ko cs lấy 1 người đi ra. ngày mai, ban giám hiệu nhà trường báo với cảnh sát về chuyện này, cảnh sát tới gần can phòng, vẫn là thứ ánh sáng lập lòe đó,và có tới 2 cánh tay vẫy vẫy,cảnh sát xông thẳng vào phòng VÀ !ko thể tin nổi vào mắt mk, trong phòng có...................................................2 e hok sinh trốn hok và nhảy trên nền nhạc khá bảnh
wow, thật là 1 câu chuyện đáng sợ !
1 vườn trẻ dự trữ gạo cho 120 e bé ăn trg 20 ngày. Nay cs thêm 1số baby nên số ngày ăn bj giảm ik 4 ngày. Hỏi cs thêm bao nhiu e mới zào?
30 em bé
chúc học tốt
30 em bé
Để ăn hết số gạo đó trong 1 ngày cần số em là :120x20=2400(em)
Số gạo còn ăn đc trong số ngày nữa là :20-4=16(ngày)
Số em đến thêm là :(2400:16)-120=30(em)
Đ/s:30 em
Chứng minh câu tục ngữ CS công mai sắt CS ngày nên kim
Trong đời sống hằng ngày của chúng ta, việc lao động, học tập và nghiên cứu thường gặp nhiều trở ngại, khó khăn. Trong đó trở ngại khó khăn lớn nhất, theo ý kiến của nhiều người ấy là sự thiếu kiên trì, nhẫn nại trong công việc.
Để động viên tất cả mọi người vượt khó, vươn lên đạt thành tựu, nhân dân ta từ xưa đã khích lệ nhau bằng lời tục ngữ quen thuộc: “Có công mài sắc có ngày nên kim”.
Điều này trong thực tế, với nhiều tấm gương lao động, học tập và nghiên cứu đã thành đạt cho phép chúng ta khẳng định câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng.
Để dễ thuộc, dễ nhớ, dễ lưu truyền, cha ông chúng ta thường đúc kết kinh nghiệm của mình lại thành những câu văn cô đọng, hàm súc. Ở đâycũng thế, tác giả dân gian đưa ra hình ảnh cụ thể là một thỏi sắt đen sì, thô cứng. Nếu có công mài lâu ngày thì nhất định sẽ trở thành một cây kim nhỏ sáng bóng, hữu dụng. Câu này nhằm nhắn nhủ chúng ta phải hết sức kiên trì, nhẫn nại như một người cứ ngồi ngày này qua ngày khác mài mãi một thỏi sắt cho thành cây kim thì nhất định sẽ đạt đến thành công lớn lao, mĩ mãn trong công việc của mình.
Chân lí ấy, Bác Hồ kính yêu sau này cũng đã khẳng định thành một bài học cho thanh thiếu niên ta:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Ngay trong thực tế đời sống đã có biết bao gương sáng trên nhiều lĩnh vực là những bằng chứng sinh động, hùng hồn làm sáng tỏthêm bài học ấy.
Trong lĩnh vực học tập, là học sinh hẳn chúng ta đều biết đến tấm gương sáng của anh Nguyễn Ngọc Kí. Tuy bị liệt cả haitay từ nhỏ, không thể nào cầm bút được, nhưng anh vẫn đến trường, kiên trì luyện tập viết bằng chân.
Những năm tháng âm thầm bền bỉ khổ luyện đã giúp anh viết đẹp, vẽ đẹp, học lên đến đại học, tốt nghiệp trường sư phạm. Sau nhiều năm phấn đấu, anh đã trở thành thầy giáo dạy học giỏi và viết văn hay.
Trong lĩnh vực hoa học kĩ thuật, có biết bao nhiêu nhà bác học cặm cụi hết ngày này sang ngày khác trong phòng thí nghiệm, tổn hao nhiều công sức lẫn thời gian, làm đi làm lại hàng trăm nghìn lần trên một thí nghiệm để đi đến những sáng chế phát minh giúp ích cho mọi người. Chúng ta dễ gì quên tên tuổi những Trần Đại Nghĩa, Lương Định Của, Tôn Thất Tùng...
Ngay trong lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng đâu có khác.
Bài học về sự kiên trì nhẫn nại cũng đã được chứng minh với trường hợp nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn. Để có được thành công rạng rỡ là giải nhất cuộc thi âm nhạc quốc tế Sô-panh, anh cũng đã trải qua biết bao công phu khổ luyện miệt mài từ những ngày khó khăn trong chiến tranh phải đi sơ tán, tránh bom đạn Mĩ cho đến khi được đưa đi học ở nước bạn.
Một nhà văn phương Tây cho rằng thiên tài chỉ có một phần trăm là năng khiếu bẩm sinh, còn chín mươi chín phần trăm là sự kiên nhẫn lâu dài. Ởnước ta, ngày xưa, từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu đến Nguyễn Khuyến, Tản Đà, ngày nay, từ Nguyễn Tuân đến Xuân Diệu... Cây bút nào cũng như nhau, dùi mài cần mẫn, đêm đêm thao thức bên đèn, trước trang giấy trắng, chú tâm kiếm tìm từng chữ, từng câu,dập dập, xóa xóa bao lần viết đi viết lại mới có được nhưng hình tương văn học đặc sắc làm rung động lòng người.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cũng chính nhờ lòng kiên trì nhẫn nại, chịu dựng gian khổ, hiểm nguy, thiếu thốn trước cuộc kháng chiến trường kì chín năm ròng rã mà nhàn dân ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên lững lấy: “Chín năm làm một Điện Biên, Nên vành hoa đó nên thiên sứ vàng" (Tố Hữu). Sau đó nhân dân cả nước lại phải kiên trì bền bí gánh chịu vô vàn hi sinh, mất mát trong bom đạn chiến tranh, cuối cùng đã đánh được "Mĩ cút ngụy nhào” “toàn thắng đã về ta” thống nhất đất nước vào mùa xuân 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Làm sao kể hết những dẫn chứng có thểtìm thấy dễ dàng trong thực tế cuộc sống và lịch sử của dân tộc ta. Cũng do tính phổ biến trong mọi lĩnh vực đời sống mà bài học quý đó được văn học thể hiện dưới nhiều hình thức sinh động khác nhau. Có khi dưới dạng là các câu tục ngừ, ca dao diễn đạt cụ thể, có đúc và gợi cảm: “Nước chảy đá mòn”, “Kiến tha lâu cùng đầy tổ” hay “Cóng lênh chẳng quản bao lâu. Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng”.
Trong áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cũng từng nhắc đến bài học quý giá này, nêu bặt tấm gương bền lòng trì chí của người anh hùng dấy nghĩa đất Lam Sơn:
Đau lòng nhức óc chốc đà mười mấy năm trời
Nếm một nằm gai há phải một hai sớm tối.
(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
Năm 1942, bị chính quyền Tương Giới Thạch giam cầm một cách bất ngờ và vô lí, Bác Hồ trải qua kinh nghiệm của mình cũng đã đúc kết:
Kiên trì và nhẫn nại
Không chịu lùi một phân
Vật chất tuy gian khổ
Không nao nung tinh thần.
(Nhật kí trong tù – HồChi Minh)
Gạo đem vào giã hao đau đớn
Gạo giã xong rồi tráng tựa bông
Sống ởtrên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.
(Nhật kí trong tù – HồChí Minh)
Như thế, có thểnói bài học về kiên trì nhẫn nại nhất định dễ dẫn đến thành công là bài học không riêng của ai và của một thời nào. Ngay đối với bản thân em cũng thế, bài học lớn này nhắc nhở mình phải luôn luôn rèn luyện ý chí trong cuộc sống hằng ngày, không nôn nóng, chán nán khi gặp khó khăn, trở ngại trong học tập hay làm bất cứ một công việcgì. Cũng chính nhờ những tấm gương sáng vừa phân tích bên trên mà em hiểu được phải có quyết tâm cao mới đem lại kết quả mong muốn trong việc làm của mình, phải biết cố gắng từ sớm thì mới có thể đạt được những thành công rực rỡ sau này.
Câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện "Rùa và Thỏ". Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.
Ngay trong cuộc sống đời thường, có biết bao tấm gương tiêu biểu đã "mài sắt" để có ngày "nên kim". Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng với lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính. Thầy chính là tấm gương về sự kiên trì mà chúng ta cần noi theo. Henry Ford – người sáng lập ra công ty ô tô Ford danh giá – cũng là một tấm gương điển hình cho sự nỗ lực kiên trì bền bỉ. Để có được những thành công và tiếng tăm tới tận ngày nay, ít ai biết được rằng, chính bản thân ông đã phá sản tới ba công ty liên tiếp. J.K. Rowling – tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã phải trải qua một thời kì khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến li hôn. Không dừng lại ở đó, mọi chi phí để trang trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Cuốn Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng, Nhờ vậy, hiện nay bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ viết sách.
Trong trường học cũng vậy, sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt kết quả cao trong các kì thi. Bên cạnh sự thông minh, thì các bạn cũng luôn tự giác phấn đấu, kiên trì học tập. Nếu không chăm chỉ học bài thì dù có thông minh đến mấy cũng rất khó để các bạn có thể tiếp thu trọn vẹn những kiến thức các thầy cô truyền đạt trên lớp.
Bác Hồ từng dạy:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
Lời dạy của Bác càng làm ta hiểu thêm về sức mạnh của đức tính kiên nhẫn. Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn, thiết thực, không chỉ có ý nghĩa cho hôm nay mà còn là bài học cho về sau.
Con đường dẫn đến thành công luôn chứa đựng nhiều chông gai, thử thách, do đó việc đôi lần thất bại là điều không thể tránh khỏi. Điều quan trọng là chúng ta biết kiên cường đứng dậy để viết tiếp ước mơ cho mình. Và để động viên con cháu vững tin, bền gan phấn đấu, tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta có câu tục ngữ: " Có công mài sắt, có ngày nên kim".
Vậy ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì? Chúng ta biết "sắt" là một kim loại cứng không dễ gì mài trong một, hai ngày mà thành kim ngay được. Từ sắt làm ra một cây kim là cả một quá trình công phu, gian khổ. Nó đòi hỏi phải có một sự kiên trì, tốn bao công sức mồ hôi mới có được. Cây kim ai cũng biết nó rất nhỏ bé nhưng tác dụng của nó lại rất lớn, nó là vật có ích để cho con người may vá quần áo. Mượn chuyện mài sắt nên kim dân gian ta đã khẳng định chân lí sâu sắc trong cuộc sống đó là: có sự kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng làm xong dù rất khó khăn.
Thế tại sao ông cha ta lại nói " Có công mài sắt, có ngày nên kim"? Bởi vì, con đường dẫn đến thành công không trải đầy hoa hồng như nhiều người vẫn tưởng. Thậm chí, có những người phải trả một cái giá rất đắt thì mới có được thành công như mong đợi. Nếu chỉ vì một chút khó khăn đã khiến lòng người nản chí thì thành công chắc hẳn sẽ không bao giờ đến. Bởi thành công chỉ đến với những ai biết vượt qua khó khăn và đứng dậy sau mỗi lần thất bại. Hãy nhìn ra ngoài thế giới xem, có ai thành công mà chưa từng một lần vấp ngã không? Chính bởi vậy, mọi người phải biết bền gan vững chí, không khuất phục trước khó khăn, trở ngại và để động viên tinh thần đó, ông cha ta đã răn dạy bằng một câu tục ngữ đầy tính thuyết phục để mỗi người biết rèn luyện lòng kiên trì, ý chí quyết tâm. Cũng qua đó, tác giả dân gian muốn ngầm ý khuyên bảo chúng ta khi bỏ công sức ra làm một việc gì đó thì phải chú ý đến tính hiệu quả của công việc. Có lòng kiên trì và biết xác định mục đích của công việc thì nhất định việc gì cũng dẫn đến thành công tốt đẹp.
Có thể nói sự thành công là kết quả của một quá trình rèn luyện phấn đấu không ngừng nghỉ. Con người phải đương đầu với biết bao thử thách, muốn thành công thì thông minh tài giỏi vẫn chua đủ mà phải cần đến cả tính kiên trì nhẫn nại. Chúng ta thấy, một người học sinh phải trải qua thời gia học tập trên ghế nhà trường mới đủ tri thức bước vào cuộc sống. Trong cuộc sống chúng ta phải không ngừng rèn luyện, tự học thì mới thành tài. Một người phải rèn luyện trong khó khăn, lao động chăm chỉ, cần cù mới có được tay nghề cao và làm ra sản phẩm tốt. Xưa nay, có biết bao tấm gương nêu cao ý chí, nhờ có ý chí, lọng kiên trì và sự quyết tâm cao mà họ đã thành công ví dụ như: Mạc Đĩnh Chi, ngày xưa nhà rất nghèo nhưng ông rất siêng năng, kiên nhẫn. Ban ngày, ông làm việc giúp gia đình, đến tối bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để học bài. Lớn lên, ông thi đỗ và được làm quan. Ông không chỉ là Trạng nguyên của Đại Việt mà còn được phong làm "Lưỡng quốc Trạng nguyên" ( Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa thời nhà Nguyên. Trong cuộc sống xung quanh ta ngày nay cũng không ít những tấm gương vượt khó trong học tập: Thầy Nguyễn Ngọc Ký từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và bị bại liệt cả hai tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình và trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam" Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết". Trên thế giới cũng vậy, có nhiều tamms gương thành công nhờ nghị lực, tinh thần không cam chịu thất bại, không bị khó khăn làm ccho khuất phục, đó là: Thomas Edison, từ nhỏ ông đã bị điếc, không có khả năng học tập, năm 12 tuổi ông mới biết đọc. Khả năng viết lách của ông cũng rất kém ngay cả khi đã có những phát minh lớn của thời đại. Edison có hơn 1000 phát minh về những đồ vật trong cuộc sống như: bóng đèn, máy ghi âm, máy hát, tàu điện...Qua những tấm gương tiêu biểu trên, chúng ta rút ra được một bài học là: kiên trì nhẫn nại không chỉ tạo ra sự thành công mà còn tô đậm đức tính tốt đẹp của con người nhất là đối với học sinh.
Lòng kiên trì không phải rèn luyện trong ngày một, ngày hai mà là cả một quá trình. Mỗi ngày, chúng ta có thể rèn luyện đức tính đó bằng nhiều cách. Ta kiên nhẫn làm hết bài tập mà cô giáo giao, đó là một biểu hiện của lòng kiên nhẫn. Đã hơn 10 giờ đêm nhưng bài toán giải mãi vẫn chưa ra, đừng vội tắt đèn đi ngủ mà hãy kiên nhẫn ngồi thêm chút nữa, biết đâu bạn sẽ tìm a được đáp án. Trong cuộc sống, khi ta nhẫn nại chờ đợi xếp hàng, không chen lấn và xô đẩy, không bỏ cuộc khi gặp gian nguy trắc trở là chúng ta đang rèn luyện cho mình lòng kiên trì rồi đấy!
Nhưng bên cạnh những người có đức tính kiên trì thì vẫn còn tồn tại không ít người thiếu kiên nhẫn, cả thèm chóng chán, nhanh gục ngã, luôn ỷ lại vào người khác không bao giờ tự mình cố gắng làm điều gì. Thành công đến không dễ dàng, nếu từ bỏ mọi thứ một cách nhanh chóng thì chúng ta sẽ không nhận lại được điều gì. Vì thế chúng ta không được ngại khó, ngại khổ trước những khó khăn thử thách, phải có nghị lực để vượt lên.
Tóm lại, câu tục ngữ " Có công mài sắt, có ngày nên kim" là một lời khuyên, lời dạy đúng đắn mà chúng ta ai cũng nên học tập theo. Chúng ta phải có sự kiên trì, nhẫn nại, cố gắng học tập thì mới có thể dẫn đến thành công.
7 ngày cs bao nhiêu giờ??? +30 ngày nữa nha!!!
FA :(((
#3#
1 ngày có 24 giờ
=> 7 ngày có số giờ là:
24 x 7 = 168 (giờ)
30 ngày có số giờ là:
24 x 30 = 720 (giờ)
Số ngày là : 30+7=37
Số giờ là 37 . 24= 888 giờ
1.a)tim so 1a7b biet a-b=3,1a7b chi 9 du 5
b)tìm 1 stn có 2cs biết khi đổi chỗ 2 cs của nó và viết thêm cs 0 vào bên phải thì ta đc số mới gấp 45 lần số cũ
ai làm đc sẽ đc k mỗi ngày
Một ngày nào đó...cậu bước vào tâm trí tôi. Cậu sẽ khóc vì trong đó toàn là hình ảnh của cậu. Một ngày nào đó...tôi bước vào tâm trí cậu. Tôi sẽ khóc vì trong đó chẳng cs tôi