Những câu hỏi liên quan
hangiaxx
Xem chi tiết
Anti Spam - Thù Copy - G...
2 tháng 5 2021 lúc 20:48

Bạn hỏi gì?

Bình luận (0)
heliooo
2 tháng 5 2021 lúc 20:48

Câu hỏi? 

Bình luận (0)
Dương Trọng Trung
3 tháng 5 2021 lúc 9:01

Về học tập, pháp luật nước ta quy định: Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Quyền và nghĩa vụ đó được thể hiện:

- Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ bậc giáo dục tới tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học; có thể học bất kì nghành nghề nào thích hợp với bản thân; tùy điều kiện cụ thể, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời.

Bình luận (0)
Kim Dung
Xem chi tiết
Anti Spam - Thù Copy - G...
5 tháng 5 2021 lúc 14:09

-Có

- +Quyền: học bằng nhiều hình thức, phát biểu ý kiến,...

+Nghĩa vụ: học thật tốt, chăm chỉ và siêng học, mang đầy đủ sách vở,...

Bình luận (1)
Vũ Gia Hưng
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Chi
23 tháng 4 2023 lúc 22:24

1. Nhóm quyền chính trị: quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước (Điều 27); quyền tham gia quản lí nhà nước (Điều 28); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí (Điều 25); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 27);….

2. Nhóm quyền dân sự: quyền sống (Điều 19); quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của công dân (Điều 20); quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình (Điều 21); quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22); quyền tự do đi lại, tự do cư trú (Điều 23); quyền bình đẳng giới (Điều 26), quyền tự do kết hôn và li hôn (Điều 36),….

3. Nhóm quyền kinh tế: quyền tự do kinh doanh (Điều 33); quyền có việc làm (Điều 35), quyền sở hữu thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất (Điều 32),….

4. Nhóm quyền văn hóa: quyền học tập (Điều 39), quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật (Điều 40); quyền đảm bảo an sinh xã hội (Điều 34); quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ (Điều 38),…

5. Các nghĩa vụ cơ bản công dân phải thực hiện: trung thành với Tổ quốc (Điều 44), thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45); tuân theo Hiến pháp và pháp luật (Điều 46); nộp thuế (Điều 47); bảo vệ môi trường (Điều 43); nghĩa vụ học tập (Điều 39)…

Bình luận (0)
Lê Đức Duy
23 tháng 4 2023 lúc 22:27

1. Nhóm quyền chính trị: quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước (Điều 27); quyền tham gia quản lí nhà nước (Điều 28); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí (Điều 25); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 27);….

2. Nhóm quyền dân sự: quyền sống (Điều 19); quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của công dân (Điều 20); quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình (Điều 21); quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22); quyền tự do đi lại, tự do cư trú (Điều 23); quyền bình đẳng giới (Điều 26), quyền tự do kết hôn và li hôn (Điều 36),….

3. Nhóm quyền kinh tế: quyền tự do kinh doanh (Điều 33); quyền có việc làm (Điều 35), quyền sở hữu thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất (Điều 32),….

4. Nhóm quyền văn hóa: quyền học tập (Điều 39), quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật (Điều 40); quyền đảm bảo an sinh xã hội (Điều 34); quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ (Điều 38),…

5. Các nghĩa vụ cơ bản công dân phải thực hiện: trung thành với Tổ quốc (Điều 44), thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45); tuân theo Hiến pháp và pháp luật (Điều 46); nộp thuế (Điều 47); bảo vệ môi trường (Điều 43); nghĩa vụ học tập (Điều 39)…

Bình luận (0)
Nguyennam
Xem chi tiết
Huỳnh Quang Thái
7 tháng 5 2023 lúc 22:52

Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân theo Điều 13 Luật Giáo dục 2019 như sau: - Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

Bình luận (0)
ê ngu mày nhìn gì, bộ ni...
Xem chi tiết
Phong Thần
26 tháng 4 2021 lúc 21:11

 1. quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng,sức khẻo,danh dự và nhân phẩm của công dân được quy định như thế nào??

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.

- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Điều đó có nghĩa là: Mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác... đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.

2. em hãy nêu quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh ? theo em vì sao chúng ta phải học tập tốt, học tập có ít lợi như thế nào? lấy 1 VD minh họa ?

a. Quyền học tập:

- Mọi công dân đều có quyền học tập, không hạn chế về trình độ, độ tuổi.

- Được học bằng nhiều hình thức.

- Học bất cứ ngành nghề gì phù hợp với điều kiện, sở thích của mình.

b. Nghĩa vụ học tập:

- CD từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc GD tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS.

- Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.

Chúng ta phải học tập vì

- Việc học đối với mỗi người là vô cùng quan trọng.

- Học để có kiến thức, hiểu biết, được phát triển toàn diện.

- Học để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Lợi ích của việc học:

- Học và luyện tập để hiểu biết, để có các kỹ năng, để gặt hái được tri thức cho bản thân. 

- Học và rèn luyện để hiểu biết, trang bị các kỹ năng và tri thức

- Học tập là hiểu sâu, hiểu rộng hơn vấn đề, lĩnh vực mà ta muốn biết. Giúp ta trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, làm tăng sự sáng tạo và trí tuệ, để chúng ta áp dụng được vào đời sống và xã hội.

Bình luận (1)
Kochou Shinobu
Xem chi tiết
Lê Xuân Việt
23 tháng 4 2021 lúc 22:00

 – Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế, từ Tiểu học đến Trung học, đại học và sau đại học

   – Có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình

   – Có quyền học thường xuyên học suốt đời

   – Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Henry Lam
Xem chi tiết

Điều 10. Liên thông trong giáo dục

1. Liên thông trong giáo dục là việc sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở các cấp học, trình độ khác cùng ngành, nghề đào tạo hoặc khi chuyển sang ngành, nghề đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác phù hợp với yêu cầu nội dung tương ứng, bảo đảm liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

2. Việc liên thông trong giáo dục phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng. Chương trình giáo dục được thiết kế theo hướng kế thừa, tích hợp kiến thức và kỹ năng dựa trên chuẩn đầu ra của từng bậc trình độ đào tạo trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Người học không phải học lại kiến thức và kỹ năng đã tích lũy ở các chương trình giáo dục trước đó.

3. Chính phủ quy định chi tiết về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều 10. Hợp tác quốc tế về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

1. Nhà nước có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em với các nước, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, phù hợp với pháp luật mỗi nước và thông lệ quốc tế.

2. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:

a) Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

b) Tham gia các tổ chức quốc tế; ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

c) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ hiện đại phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

d) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; trao đổi thông tin và kinh nghiệm về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

3. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4. Các tổ chức quốc tế liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ngoài được hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bình luận (0)
⬛사랑drarry🖤
Xem chi tiết
Lạc Dao Dao
Xem chi tiết
休 宁 凯
23 tháng 4 2018 lúc 21:22

Câu 1:Bài làm

Cha ông ta có câu “Dao có mài mới sắc, người có học mới nên” dùng để khuyên con cháu chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng của việc học. Dân tộc Việt Nam là dân tộc có truyền thống hiếu học, từ xa xưa ông cha ta đã rất coi trọng việc học điều này được thể hiện qua kho tàng cao dao dân ca tục ngữ với nhiều câu ca dao hay, ý nghĩa của việc học. Tuy nhiên, đáng buồn thay một bộ phận không nhỏ học sinh đang ngày càng lười học, mải mê vui chơi mà xao nhãng nhiệm vụ chính của mình.

Đứng trước đại công nghệ số tri thức là điều vô cùng cần thiết để các em bước vào đời. Vậy nguyên nhân do đâu mà một bộ phận học sinh lơ là lười học?  Nguyên nhân đầu tiên chúng ta cần nói đến chính là do lười nhác những chưa thật sự hiểu rõ được tầm quan trọng của việc học, và tương lai của mình khiến cho các em bước tiếp lên con đường của mình trong tương lai. Chính nguyên nhân mông lung này khiến cho các em dễ bị sa ngã vào những trò vô bổ, không có ước mơ để phấn đấu. 
Đừng trước guồng xoay của cuộc sống nhiều gia đình quá coi trọng đồng tiền mà lơ là con cái. Đề bù đắp con cái sự thiệt thòi các cha mẹ thường nuông chiều con quá mức. Hoặc có trường hợp ngược lại thì cha mẹ lại ép con học quá nhiều để theo đuổi kỳ vọng của riêng mình khiến cho các em trở nên mệt mỏi và chán nản trong cuộc sống. Áp lực học tập từ khối kiến thức khổng lồ do chương trình học, cùng lối giảng dạy chưa có sức hấp dẫn với học sinh thế hệ mới khiến cho nhiều em chán nản và lơ là việc học.

Chúng ta đã và đang sống trong sự thay đổi của toàn cầu vì vậy tri thức là điều cực kỳ quan trọng. Các em lười học mải chơi ngày hôm nay tương lại các em sẽ mất đi rất nhiều thứ.  Không còn hứng thú học các em dễ sa ngã vào trò chơi điện tử,nghiêm trọng hơn là hút cần ma túy đá, bóng cười… sẽ dễ dẫn sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Từ đây đạo đức của các em sẽ đi xuống, hạnh phúc gia đình có thể vì thế mà bị ảnh hưởng. 

Ông bà cũng đã từng nói “Dốt đến đâu học lâu cũng biết” có lẽ là câu nói tuy thô sơ nhưng thể hiện rằng bên cạch sự thông minh, thì sự cần cù siêng niêng  vậy mà lớp học sinh hiện giờ đang rất thiếu. Vậy làm thế nào để học sinh xây dựng có ham mê học tập và định hướng được tương lại.

Việc đầu tiên chính là hãy tìm cho mình những ước mơ và dự định trong tương lai. Hãy nghĩ xem mình muốn trở thành người như thế nào trong tương lai. Minh yêu thích nghề gì, học gì và làm gì trong ngắn hạn và dài hạn. Hãy tập trung vào những môn học mình yêu thích trước để có được hứng thú học và từ đó  sẽ tiếp tục chinh phục các môn khó hơn. Tiếp theo hãy xác định ước mơ, đam mê của mình để có thể học tập dần các kiến thức hữu ích cho mình trong tương lai.

Gia đình là một yêu tố quan trọng quyết định đến tương lai của các em. Vì vậy, thay vì nhồi nhét bắt các em học hãy cùng nhau các em học tập và định hướng ước mơ cho em. Các em cần hiểu vị trí của việc học và những ý nghĩa quan trọng của việc học đối với tương lai nếu chỉ gương em các em đi học sẽ chỉ phản tác dụng mà thôi.

Các thầy cô cần thường xuyên thay đổi các dạy học để khơi gợi sự hứng thú trong các em.  Những giờ học đi đối với “hành” sẽ giúp các em dễ tiếp thu và gợi sự hấp dẫn với các em tiếp học đọc chép. Bộ giáo dục cần xem xét giảm tải chương trinh học để phù hợp với các em. Cần xây dựng những chương trình hướng nghiệp để các em có những dự định trong tương lại từ đó trau dồi những kiến thức hữu ích trong tương lai.

Nhà bác học Le –Nin từng nói “học học nữa học mãi” để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học là học cả đời. Nó không chỉ là việc của mỗi người mà còn ảnh hướng nhiều đến sự phát triển của xã hội trong tương lai. Vì tuổi trẻ chẳng thắm lại hai lần hãy cố gắng chăm chỉ học tập để có nền móng vững chắc trong tương lai

Bình luận (0)
BIG HERO 6
23 tháng 4 2018 lúc 21:24

ngắn gọn dasdaayf đủ mà mạng nha

Bình luận (0)
休 宁 凯
23 tháng 4 2018 lúc 21:27

Câu 1:

 Cuộc sống hiện đại ngày nay đã khiến con người nhìn vào cuộc sống của mình bằng một con mắt khác. Họ đòi hỏi ở cuộc sống nhiều hơn, và một trong những nhu cầu lớn nhất là giải trí. Bàn về vấn đề này có người nói 'Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì quá mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác?" Theo bạn, bạn có đồng tình với ý kiến trên không?

        Đã xa rồi những trò chơi dân gian xưa: chọi gà, chọi dế, đánh trận giả... Tất cả dường như bị lãng quên, nó đã lùi vào cổ tích. Thay vào đó là những trò chơi tiêu khiển mới lạ, hấp dẫn. Một trong những trò chơi được liệt kê vào loại trò tiêu khiển hấp dẫn là điện tử. Bước chân vào các quán game ta mới thấy được có rất nhiều trò chơi thu hút mọi người đặc biệt là các bạn nam như: đá bóng, đua xe, đế chế... Tất cả đều được gọi cái tên chung là điện tử. Các trò chơi điện tử muốn chinh phục được nó đòi hỏi người chơi phải có óc sáng tạo, sự kiên trì, một chút khéo léo và đặc biệt nó kích thích tính tò mò. Có lẽ vì vậy mà điện tử được gọi là "món tiêu khiển hấp dẫn". Nhưng trò chơi nào cũng có ít nhiều điều tiêu cực. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi thế hệ trẻ phải có trí thức nên việc quan trọng nhất của chúng ta là học tập. Nhưng thực tế hiện nay không ít bạn vì quá đam mê "món tiêu khiển hấp dẫn - điện tử" mà đã sao nhãng việc học tập, quên đi mất nhiệm vụ chính cùa mình. Kết quả học tập giảm sút, gia đình phiền lòng. Việc làm ấy làm mất đi sự tự tin của chính bản thân và còn biết bao những sai lầm khác không đáng có nữa mà chúng ta không thể ngờ tới được... Nói về vấn đề kinh tế: chơi điện tử tác hại vô cùng ngay cả với gia đình kinh tế được xem là dư giả. Lại còn khi quá đam mê không có tiền để chơi, lúc đó họ sẽ làm gì? Nói dối bố mẹ để lấy tiền đi chơi, vay tiền người khác hay trộm cắp? Đó là một thực trạng đang nổi lên trong xã hội hiện nay. Vậy tại sao chúng ta không biết chọn lựa những trò chơi giải trí phù hợp và bổ ích cho mình thay vào việc đi chơi điện tử, tại sao chúng không tham gia ở các câu lạc bộ thể thao, đọc sách, tham gia chiến dịch mùa hè xanh, thanh niên tình nguyện và còn biết bao hình thức giải trí khác. Tại sao chúng ta không tham gia? Vì nó không là món tiêu khiển hấp dẫn hay vì chúng ta chưa quan tâm tới?

       Còn rất nhiều sai lầm của người chơi điện tử mà ta không thể không nêu ra được hết nhưng tôi xin chắc rằng chỉ khi người chơi tự nhận ra tác hại của việc chơi điện tử thì lúc ấy họ mới thực sự thấy thấm thía. Sự thất bại lúc ấy mới thực sự là hồi chuông cảnh tỉnh cho họ. Biết đến bao giờ tất cả bố mẹ chúng ta mới có thể rạng rỡ nụ cười trên khuôn mặt dãi nắng dầm sương vì có những đứa con ngoan ngoãn. Điều đó là tuỳ thuộc vào chính chúng ta đấy các bạn ạ!

      Xã hội càng văn minh thì tệ nạn xã hội càng hay rình rập. Nó đòi hỏi ở chúng ta sự tự chủ và kiên cường. Đừng để lúc nào chúng ta bị sa đà vào các trò tiêu khiển không bổ ích. Hãy nhớ một điều: điện tử là trò tiêu khiển hấp dẫn nhưng đừng vì nó mà làm bản thân phải sai lầm không đáng có để cha mẹ, thầy cô phải phiền lòng, để bạn bè xa lánh.

Bình luận (0)