Câu nào dùng sai từ có tiếng nhân:
A. Thời đại nào nước ta cũng có nhiều nhân tài.
B. Nhân dân ta có truyền thống lao động cần cù.
C. Bà tôi là người nhân hậu, thấy ai khó khăn bà thường hết lòng giúp đỡ.
D. Bác của tôi rất nhân tài
Câu nào sau đây dùng sai từ có tiếng “nhân”, tìm và sửa sai: a. Thời đại nào nước ta cũng có nhiều nhân nghĩa. b. Nhân loại ta có truyền thống lao động cần cù. c. Bà tôi là người nhân hậu, thấy ai gặp khó khăn, bà thường hết lòng giúp đỡ.
d. Cô giáo lớp tôi rất nhân tài.
Câu d có từ " nhân sai " .
-> Sửa :
Cô giáo khen lớp tôi có rất nhiều nhân tài .
d cô giáo lớp tôi rất nhân tài
Kho tàng tục ngữ, ca dao đã ghi lại nhiều truyền thống quý báu của dân tộc ta. Em hãy minh họa mỗi truyền thống nêu dưới đây bằng một câu tục ngữ hoặc ca dao:
a) Yêu nước M: Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
b) Lao động cần cù
c) Đoàn kết
d) Nhân ái
a) Yêu nước
"Con ơi, con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi."
"Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu Ẩu cưỡi voi đánh cồng."
b) Lao động cần cù
"Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ."
"Có công mài sắt có ngày nên kim."
c) Đoàn kết
"Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau."
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."
d) Nhân ái
"Thương người như thể thương thân."
"Lá lành đùm lá rách."
"Máu chảy ruột mềm"
β. đoàn kết hoặc yêu nước , nhân ái
c. tôn sư trọng đạo hoặc thức khuya dậy sớm , hiếu học
☘♬☺ đúng không mọi người .
Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".
Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.
Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.
Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.
Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.
Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu và câu in đậm dưới đây:
a) Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
b) Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước bình ca.
(Tố Hữu, Ta đi tới)
c) - Ấy cũng may cho cô, vơ vẩn mãi ở ngoài phố thế này mà gặp mật thám hay đội con gái thì khốn.
- Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần.
(Nguyễn Công Hoan, Người ngựa, ngựa người)
a, Trật tự từ: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.
- Đây là trật tự sắp xếp theo thời gian lịch sử trước sau nhằm nhấn mạnh truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm có bề dày, trải qua nhiều thời kì.
b,
- Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
→ Đảo trật tự từ: đảo bộ phận nhấn mạnh lên trước phần hô ngữ nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp của Tổ quốc.
- Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát.
→ Nhằm tạo sự kết nối, âm hưởng ngân vang ( từ "Lô" hợp âm với "ô" trong cùng một câu.
c, - Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chẳng cần.
→ Trật tự từ này tạo ra sự liên kết giữa câu sau với câu phía trước.
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".
Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.
Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.
Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.
Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.
Đề bài là gì vậy chị?????????
I đọc hiểu 4 điểm Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi sau
(1) người ta có một lòng nồng nàn yêu nước đó là truyền thống quý báu của nhân dân ta....lũ cướp nước
(2)lịch sử ta đã có nhiều .......dân tộc anh hùng
câu 1 đoạn văn trên được trích từ văn bản nào Tác giả
câu 2 xác định phương thức biểu đạt chính của phần trích
câu 3 Tìm trạng ngữ và ý nghĩa của trạng ngữ đó trong câu : "từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm......bán nước và cướp nước
câu 4 tìm 1 phép liệt kê trong đoạn
câu 5 nêu nội dung chính của phần trích trên
II LÀM VĂN
đề hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ :"có công mài sắt có ngày nên kim"
(1) Giữa giai đoạn khó khăn bởi đại dịch COVID-19, ở bất cứ nơi nào trên cả nước, chúng ta cũng có thể bắt gặp những câu chuyện ấm lòng mang tinh thần lạc quan, nhân ái và nhiều giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Lòng nhân ái là giá trị văn hóa của mỗi con người, của cộng đồng, của dân tộc Việt Nam đã hun đúc tự bao đời. Nó đã thành truyền thống ẩn chứa trong mỗi con người của hôm qua và cả hôm nay. Mỗi khi có hoạn nạn, khốn khó thì lòng nhân ái bừng dậy, lan tỏa một cách tự nguyện, tự giác nhằm san sẻ, gánh vác yêu thương. Cho dù chỉ một cử chỉ, một lời động viên, một sự thông m... dành cho nhau, giản dị, chân thành vẫn đủ khiến trái tim nhau trở nên ấm áp. (2) Qua những ngày bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, mỗi người dân đều cảm nhận được rủi ro vô thường lúc nào cũng có thể xảy đến, tình cảm gia đình, tình thương giữa người với người là điều quý giá không gì đong đếm được. Cho đi là còn mãi! Lòng nhân ái luôn được lan tỏa giữa mùa dịch. (Nguồn tin từ báo Việt Nam Net)
Câu hỏi: Xác định phương thức biểu đạt.
phát hiện lỗi sai trong đoạn văn sau và sửa lại:
Nhân dân ta ngày nay vẫn thể hiện tốt tinh thần "lá lành đùm lá rách" ấy. Ta đã từng thấy nhiều thôn xóm, phố phường xây dựng quỹ khuyến học để giúp các em học sinh nghèo. Bây giờ chúng ta đã có nhiều cách để giúp đỡ người nghèo, người gặp khó khăn hoạn nạn. Chúng ta nên hằng năm tham gia phong trào "nối vòng tay lớn" do Đài truyền hình tổ chức. Tôi và bạn tuy nhỏ tuổi cũng có thể ủng hộ đồ dùng học tập, sách vở, quần áo cho các bạn học sinh vùng lũ lụt.
lỗi sai: chúng ta nên hằng năm tham gia phong trào '' nối vòng tay lớn'' do Đài truyền hình tổ chức.
sửa lại: hằng năm chúng ta nên tham gia phong trào '' nối vòng tay lớn'' do Đài truyền hình tổ chức.
"Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,.... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng ".
1.Đoạn trích trên trích trong văn bản nào?Tác giả?Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản?
2.Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong đoạn văn trên ?
3.Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là gì ? Tác dụng của biện pháp tu từ đó ?
4.Hãy nêu công dụng của dấu chấm lửng trong đoạn văn trên ?
1.Đoạn trích trên trích trong văn bản nào?Tác giả?Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản?
- văn bản: tinh thần yÊU nước của nhân dân ta - tác giả:Hồ Chí Minh - hoàn cảnh: đc trích trong báo Chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh tại đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam( tên gọi từ năm 1951 đêna năm 1976 của Đảng cộng sản Việt Nam hiển nay) tên bài do người soạn sách đặt
2.Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là gì?Câu nào là câu nêu luận điểm của đoạn?
- phương thức biểu đạt chính : nghị luận -luận điểm
+ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. +Lý lẽ : Tinh thần yêu nước trong lịch sử (“ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại”) +Dẫn chứng: “ Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...
CÂU 3: - biện pháp tu từ: liệt kê( Bà Trưng, bà triệu, lê lợi, trần hưng đạo, quang trung...) - tác dụng: diễn tả đầy đủ và sau sắc về " những trang sử vẻ vang"
CÂU 4 : LM NG ĐỌC HIỂU LÀ CÒN RẤT NHIỀU CÁC TRANG LỊCH SỬ VỀ CÁC VỊ ANH HÙNG DÂN TỘC MÀ KOT HỂ NÀO KỂ HẾT ĐC (MK NGHĨ THẾ)
TIK NHA
1.Đoạn trích trên trích trong văn bản nào?Tác giả?Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản?
- văn bản: tinh thần yÊU nước của nhân dân ta - tác giả:Hồ Chí Minh - hoàn cảnh: đc trích trong báo Chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh tại đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam( tên gọi từ năm 1951 đêna năm 1976 của Đảng cộng sản Việt Nam hiển nay) tên bài do người soạn sách đặt
2.Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là gì?Câu nào là câu nêu luận điểm của đoạn?
- phương thức biểu đạt chính : nghị luận -luận điểm
+ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. +Lý lẽ : Tinh thần yêu nước trong lịch sử (“ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại”) +Dẫn chứng: “ Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...
3. - Biện pháp tu từ: liệt kê( Bà Trưng, bà triệu, lê lợi, trần hưng đạo, quang trung...)
- Tác dụng: diễn tả đầy đủ và sau sắc về " những trang sử vẻ vang"
4. Chịu