Những câu hỏi liên quan
Thị Thu Hà
Xem chi tiết
Trần H khánh my
Xem chi tiết
@@Hiếu Lợn Pro@@
14 tháng 5 2019 lúc 12:29

Từ khi còn rất nhỏ, tôi đã kính trọng và sùng bái những người giáo viên một cách rất đặc biệt. Những năm là học sinh của tôi đã học cùng những thầy cô tận tâm, nhiệt tình với học trò của mình. Có lẽ, tình cảm nồng nhiệt với nghề giáo và sự trường thành trong tâm hồn của tôi ảnh hưởng nhiều nhất từ những bài giảng của cô giáo Ngữ văn trường cấp 2.
Hồi ấy tôi học trường Trung học cơ sở Mỹ Bằng, và cô giáo Ngữ văn dạy lớp tôi tên là Hiền, người cô đã theo bước chân chúng tôi từ những ngày đầu khi chúng tôi mới bước vào lớp 6. Tạm biệt những kỉ niệm của cấp tiều học, tôi bỡ ngỡ bước vào cấp 2, một ngôi trường mới, một lớp học mới, thầy cô mới, bạn bè mới nhưng tôi thật may mắn khi được học cô Hiền.
Trong năm học lớp 6, mỗi tuần tôi có học 2 tiết Ngữ Văn của cô vào ngày thứ 3 và thứ 5. Những ngày đầu còn bỡ ngỡ, sợ hãi và rụt rè khi chưa làm quen với hoàn cảnh mới nhưng chính cô đã truyền những cảm xúc thật đặc biệt về thầy cô, về ngôi trường, về bạn bè. Tiết học đầu tiên, cô mặc một chiếc áo dài xanh biếc và chào đón chúng tôi bằng những câu chuyện thật ấm áp. Cô kể chuyện về thời gian mấy chục năm làm giáo viên tại trường ngay từ khi mới tốt nghiệp ra sao, cô kể chuyện về những thầy cô đã đến và gắn bó với mái trường này hay những người học trò cũ của cô thành đạt như thế nào. Chúng tôi thật sự được truyền cảm hứng từ những câu chuyện rất bình dị nhưng sâu sắc đó và cảm thấy như gần gũi, quen thuộc với mái trường này thêm rất nhiều.
(văn lớp 6)
Cô dành cho chúng tối 15 phút để kể chuyện và rồi cô nói rất hiền từ: “Giờ kể chuyện đã hết rồi nhé. Còn bây giờ cô và các con học bài mới hôm nay nào!” Giọng nói và tính cách của cô cũng như chính cái tên của cô vậy: hiền dịu và ấm áp. Chúng tối bắt đầu học một tác phẩm văn học. Cô Hiền thoăn thoắt viết lên bảng đen những dòng chữ ngay ngắn và đều đặn. Hồi ấy, ở vùng quê chúng tôi vẫn còn dùng những chiếc bảng mà được nhuộm đen, những chiếc bảng hơi gồ ghề và không được mịn như những chiếc bảng hiện đại bây giờ. Thế nhưng những dòng chữ phấn trắng của cô mới đẹp làm sao! Chữ cô mềm mại, nhẹ nhàng, từng dòng từng dòng, chỗ đậm, đề bài gạch chân, chỗ nhấn mạnh thì viết thật đậm, tay cô lướt nhanh trên bảng như một người nghệ sĩ làm ảo thuật trên bức tranh của mình. Ấy vậy mà cô bảo, cái chữ này đã được mấy chục năm trên bục giảng làm cho mòn phấn mới luyện được, chứ hồi cô mới ra trường, lần đầu tiếp xúc học sinh run đến nỗi viết dòng xuôi dòng ngược ấy. Tôi lại thấy quý cô thêm vì những tâm huyết của cô với nghề trồng người.
Cô giảng cho chúng tôi về những nét cơ bản của tác phẩm rồi đọc mẫu cho chúng tôi một lần. Cô đã hơn 50 tuổi nhưng giọng vẫn còn thanh và rất ấm. Một đoạn văn khô khan nhưng cô đọc mới truyền cảm và cuốn hút làm sao. Cô giảng cho chúng tôi rất tỉ mỉ, cặn kẽ từng vấn đề của bài học. Chúng tôi say mê nghe theo từng lời cô nói, cô hóa mình như nhân vật trong câu chuyện và cũng đem chúng tôi đắm chìm vào thế giới văn học. Cô vừa đi vừa giảng cho chúng tôi để các bạn ngồi cuối cùng có thể nghe cô nói một cách rõ ràng. Bài giảng của cô không hề khô khan hay gây buồn ngủ một chút nào. Cô đưa cho chúng tôi một số câu hỏi để thảo luận và đồng thời nghiên cứu sâu thêm những khía cạnh của vấn đề. Chúng tôi gặp khó khăn ở chỗ nào là cô sẵn sàng giúp đỡ tận tình để chúng tôi hiểu rõ, kiên nhẫn chỉ bảo cho từng nhóm một. Lần đầu tiên tôi đại diện cả nhóm lên trình bày kết quả thật sự rất run. Thế nhưng cô đã nhìn bằng ánh mắt hiền dịu và động viên tôi bình tĩnh để trả lời. Cô lắng nghe tôi nói, gật đầu theo những ý kiến tôi đưa ra và nói lời khích lệ tôi tiếp tục phát huy vào những lần sau. Không quát mắng, cáu gắt vì những gì chúng tôi chưa làm được mà cô chỉ ra những ưu điểm hay những cách nghĩ mới rất hay và giảng giải cho cả lớp những điểm thiếu cần bổ sung hay những chỗ cần chình sửa để hiểu đúng và hiểu trọn vẹn tác phẩm cũng như tinh thần của tác giả thông qua từng câu chữ. Thỉnh thoảng lớp tôi có bạn nói chuyện hay làm việc riêng là cô sẽ nhắc nhở nhẹ nhàng đề cả lớp tập trung vào bài giảng và không bỏ lỡ một chút kiến thức nào cả. Đến phần nào cần tìm hiểu ngoài lề, cô sẽ cho câu hỏi như một bài tập về nhà để học sinh tự tìm hiểu, tự trả lời, giúp chúng tôi hình thành được lối suy nghĩ giải quyết các vấn đề và tư duy cách làm bài tập. Nhờ vậy, những lỗ hổng kiến thức đã được bù lại một cách triệt để và kiến thức văn học của lớp tôi đã được nâng lên đang kể. Và cứ như vậy, tình yêu và tâm hồn văn học của tôi cứ được cô gợi mở và nuôi dưỡng trong 4 năm cấp 2, cho mãi đến khi tôi tốt nghiệp cũng không mất đi.
Mọi người vẫn nghĩ học văn là nhàm chán, là buồn ngủ nhưng qua những giờ giảng bài say sưa không nghe tiếng trống tan trường của cô, văn học đã trở nên thú vị hơn bao giờ hết. Cô Hiền, một người giáo viên tận tình với những cô cậu học trò của mình, người đã cần mẫn chèo đò chở bao lứa học sinh qua bến bờ tri thức luôn giữ trong mình niềm yêu nghề và sự nhiệt huyết không phai của tuổi trẻ. Cô nghỉ hưu sau khi tôi tốt nghiệp vài năm. Mỗi lần đếm thăm cô lại thấy mái tóc của cô bạc thêm một chút nhưng những kỉ niệm giữa cô và trò thì cô không bao giờ quên. Tôi giờ đã là một sinh viên đại học sắp đi làm, thế nhưng mỗi lần đứng trước cô Hiền, tôi vẫn là một cô học trò lớp 6 còn bỡ ngỡ, rụt rè, cần cô động viên khích lệ của năm nào.

Sakura
Xem chi tiết
Sakura
Xem chi tiết
Lương Minh Hiếu
28 tháng 1 2021 lúc 20:11

:>

 

Sakura
Xem chi tiết
Linda Linda
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Minh Hiếu
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
27 tháng 6 2018 lúc 16:10

Hình ảnh Dế Mèn khiến chúng ta liên tưởng tới hình ảnh người còn trẻ.

bình gaming 5652
Xem chi tiết
Boppyvn Trần
Xem chi tiết
minh nguyet
1 tháng 12 2021 lúc 8:07

Em tham khảo:

Không được kiêu căng, tự phụ. Không được cậy vào sức khỏe của mình mà hung hăng làm bậy. Nếu không suy nghĩ cẩn thận trước khi làm sẽ mang họa vào thân.

lạc lạc
1 tháng 12 2021 lúc 9:55

tham khảo nhé

Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: ” Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Đó cũng là bài học cho chính con người.