Những câu hỏi liên quan
Lâm Nè
Xem chi tiết
Hoàng Mới Lớn
7 tháng 5 2021 lúc 20:17

Công cha như núi Thái Sơn; 

Ngiã mẹ như nc trong nuồn chảy ra

 

Bình luận (0)
Nguyễn Đức Mạnh
7 tháng 5 2021 lúc 20:17

Thầy cô: 

Muốn sang thì bắc cầu kiều ,

muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Bố mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn, 

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

...

Bình luận (0)
Aaron Lycan
7 tháng 5 2021 lúc 20:18

Câu tục ngữ nói về thầy cô:

-Tiên học lễ, hậu học văn

-​ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư​

-Không thầy đố mày làm nên​

-Trọng thầy mới được làm thầy​

-Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc.​

Câu tục ngữ nói về cha mẹ:

-"Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc,

Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không…"

-Đêm đêm thắp ngọn đèn trời,

Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

-Đêm khuya trăng rụng xuống cầu,

Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau.

-Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

-Chiều chiều xách giỏ hái rau

Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần

-Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được hết từng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ già.

Bình luận (1)
Yuii
Xem chi tiết
Yuii
22 tháng 10 2019 lúc 23:09

LƯU Ý:TUI TỰ VIẾT,KO CHÉP

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyền Hoàng Minh
Xem chi tiết
minh nguyet
2 tháng 12 2021 lúc 7:49

Em tham khảo:

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người khi đã gợi lên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những đứa con của mình. Mở đầu bài ca dao, tác giả nhắc đến công cha, nghĩa mẹ. Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với “ núi ngất trời " là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như “ nước biển Đông " là để khẳng định chiều sâu và sự dạt dào của tình mẹ. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt, hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như trụ cột trong gia đình. Hình ảnh người mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn, cách ví von làm hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ “cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” là nhắc tới công lao to lớn của cha mẹ, thiết tha nhắn gửi những người con ghi lòng công ơn ấy. Tiếng “ơi” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian. Bài ca dao để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ của mỗi con người.

Bình luận (0)
Mặt Trăng
2 tháng 12 2021 lúc 7:50

Tham khảo

 

Cha mẹ là những người đã đưa chúng đến với thế giới rộng lớn này. Và rồi, không quản ngại bao gian nan, vất vả, cha mẹ đã nuôi nấng và dạy dỗ chúng ta nên người. Câu ca dao của cha ông ta như lời nhắc nhở với những người con về tình cảm thiêng liêng, suốt đời ta không thể trả hết:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Núi cao biển rộng mênh mang
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Cha mẹ sinh dưỡng và nuôi nấng ta lên người. Công lao của của cha được ví như ngọn núi Thái Sơn – ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của Trung Quốc, để thấy được sự hi sinh và vất vả của cha không thể kể xiết và đong đếm được. Ngọn núi ấy được lớn dần theo năm tháng nhờ sự nâng lên của người mẹ Trái Đất và tình cha cũng ngày càng đong đầy. Sử dụng hình ảnh ngọn núi để ví với người cha cũng là ngầm ý so sánh về vai trò trụ cột, là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình, là người mang gánh nặng lo toan giữa cuộc đời. Ta thêm trân trọng và thấu hiểu nỗi vất vả, khó khăn mà cha gánh vác. Còn với mẹ, đó là ơn nghĩa sinh thành, mẹ đã hi sinh cả bản thân để đổi lại nụ cười và hạnh phúc của con. Nước trong nguồn chẳng bao giờ cạn như tình mẹ mênh mang, chảy dài theo dòng sông cuộc đời của con. Dòng nước ấy khiến ta nghĩ đến dòng sữa trắng trong của mẹ, đã nuôi ta khôn lớn từ thuở lọt lòng. Mội giọt sữa thơm là bao chắt chiu, tình cảm mẹ dành cho con. Công ơn nghĩa nặng được ví như biển rộng núi cao, mênh mông và trường tồn mãi mãi theo thời gian. Bởi vậy “cù lao chín chữ”, công lao cha mẹ ta hãy mãi khắc ghi và thể hiện tấm lòng hiếu thảo với mẹ cha. Bài ca dao bằng những hình ảnh, ngôn từ giản dị nhưng sâu sắc và thấm thía vô cùng. Đó là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta theo suốt cuộc đời về tình cảm thiêng liêng, bất tử dành cho cha mẹ.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Linh
19 tháng 12 2021 lúc 17:08
     
     
     
     
     
     

 

 
  
  
  
  
  

 

Bình luận (0)
Đỗ Anh Tuấn
Xem chi tiết
nguyễn phúc bình nguyên
17 tháng 10 2023 lúc 22:18

Vu lan con nhớ Mẹ hiền

Một đời chăm khúc ruột mềm chúng con

Trung trinh giữ tấm lòng son

Nửa thế kỷ mẹ vẫn còn thay cha

Lớn thay tình Mẹ bao la

Vu Lan con cất lời ca dâng Người

Mẹ như dào dạt biển khơi

Mẹ như ấm áp mặt trời trong con

Bình luận (0)
Yuii
Xem chi tiết
Yuii
24 tháng 10 2019 lúc 22:05

giúp con đi thi vs nhé

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Hay lắm đó!

Sau này làm nhà thơ  cũng đc đó nha ^^

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Võ Thị Cẩm Tiên
27 tháng 10 2019 lúc 19:33

hay do lon len ban se tro thanh nha van

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Thị Thu Huyền
Xem chi tiết
toàn ngô
7 tháng 12 2022 lúc 20:42

Quan niệm: “ tôn sư trọng đạo” là quan niệm tồn tại có từ xưa đến nay, nó là cách thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy của mình, cũng chính vì thế mà tình nghĩa thầy trò là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người ,nhất là trong cuộc dời học sinh của mỗi chúng ta.
Thật vậy, tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này bởi nó không hề dựa trên bất cứ một hình thức trục lợi nào. Nó chân thật và thanh khiết vô cùng. Tình nghĩa là gì ? Nó là cảm xúc chân thật , là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa thầy với trò xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò.
Tình nghĩa thầy trò không chỉ được thể hiện trong giảng đường mà còn cả ở bên ngoài,nó thiêng liêng và vô cùng cao cả. Thầy là người yêu thương, day dỗ hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thầy luôn tận tâm và là người dẫn đường cho tri thức của ta, cũng chính nhờ có thầy mà mỗi học sinh chúng ta có thể trở thành những người có ích cho xã hội. Thầy vừa là ngừoi cha,vừa là người mẹ ,vừa là ngừơi bạn tốt mà mỗi người học sinh chúng ta cần phải có, cần phải biết quý trọng trong cuộc sống này. Đã có biết bao tấm gương về những người thầy vượt khó, vượt lên trên tất cả những hoàn cảnh khắc nghiêt của cuộc sống nhưng vẫn yêu nghề , yêu học sinh tận tâm với công việc. Đó chính là cái tình của người thầy dành cho trò của mình. Còn học trò là người tiếp nhận cái tình đó, tiếp nhận cái tri thức đó, để rồi tự nhận thức được những tình cảm của thầy dành cho mình, mà cố gắng học tập. Thầy là người không đòi hỏi bất cứ những gì ở học trò của mình chỉ mong rằng học trò của mình có thể thành tài và trở thành một con người tốt cho xã hội. Người học trò là người nhận được biết bao tình yêu thương của thầy dành cho , cũng chính vì thế mà ở mỗi học trò cũng đều cảm nhận được tấm lòng cao cả ấy và trả lại bằng những tình cảm trong sáng, thiết tha của bản thân dành cho thầy. Cái tình cảm giữa thầy và trò là cái tình cảm thiêng liêng nhất trên cõi đời này. Cố gắng học thật giỏi, luôn kính trọng và yêu quý thầy của mình là cái nghĩa tối thiểu nhất mà mỗi học sinh chúng ta cần phải có. Như CHU VĂN AN, một người thầy của mọi thời đại, ông không chỉ là một người thầy bình thường mà đối với những người học trò của ông, ông còn là một người cha đáng kính, người đã dạy dỗ biết bao nhân tài cho đất nước. Học trò của ông toàn là những vị quan to nhưng khi nói chuyện với ông đều rất cung kính, lễ phép, và kính nễ ông. Đó chính là tình nghĩa giữa thầy với trò, mặc dù không còn dạy mình nhưng người xưa đã có câu: “ Nhất tự vi sư , bán tự vi sư”. Một chữ là thầy, nữa chữ cũng là thầy. Đã dạy dỗ mình thì suốt đời cũng là thầy, mãi mãi luôn khắc ghi trong tim. Những người biết kính trọng thầy của mình thì sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, còn những người không biết quý trọng thầy của mình là những người tự hạ thấp bản thân , thầy như cha như mẹ của mình, là người dạy dỗ và quan tâm mình, thế mà không biết yêu quý kinh trọng thì mãi mãi chằng bao giờ trở thành những người tốt được.
Bên cạnh những người biết kính trọng và yêu quý thầy của mình thì lại có những loại người ăn cháo đá bát, người đã tận tâm dạy dỗ mình thế mà giờ đây lại thiếu lễ phép, không biết kính trọng thầy của mình. Thử hỏi loại người như vậy thì làm sao có thể trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước này. Trong môi trường học đường ngày nay, có những học sinh tuy đã được dạy dỗ đàng hoàng thế nhưng thật sự lại chẳng hiểu biết gì. Người thầy là người đã lấy cả tâm huyết , cố gắng dạy bảo ta, vậy mà những học sinh ấy lại có những hành động và thái độ vô cùng thiếu lễ phép, ngang nhiên dám cãi lại những gì thầy cô đã nói. Liệu những người học sinh như vậy có đáng nhận được sự yêu thương, dạy dỗ từ thầy cô hay không? Khi hành động như vậy, những học sinh ấy có suy nghĩ hay không?Có biết rằng những việc đó , làm tổn thương đến người khác mà nhất là đối với người yêu thương mình , dạy dỗ cho mình, muốn mình nên người. Không có việc gì đáng buồn hơn chính là việc ấy.
Qua những suy nghĩ trên, em đã rút ra được một bài học cho bản thân, chính là phải biết luôn luôn yêu quý và kính trọng thầy cô, những người yêu thương, dạy dỗ ta, hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp. Mỗi người chúng ta phải khắc ghi câu thành ngữ: “tôn sư trọng đạo”. Bởi tình nghĩa thầy trò chính là thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất trên đời này.Bản thân mỗi học sinh phải cố gắng học thật giỏi, nghe lời thầy cô chăm chỉ học tập, đó củng là cách để thể hiện tình cảm với thầy của mình.
Tình nghĩa thầy trò , mỗi người phải luôn khắc ghi, bởi nó rất quan trọng với cuộc đời của mỗi con người trong suốt thời học sinh . Yêu thương kính trọng thầy chính là yêu thương kính trọng cha mẹ của mình. Là thể hiện bản thân của một con người có nhân cách, có đạo đức và phẩm chất . “Trọng thầy mới được làm thầy

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Khánh
Xem chi tiết
Tiêu Hưng Thịnh
24 tháng 5 2022 lúc 20:02

Cha mẹ kính yêu ơi!

Nhiều năm đi học xa nhà hôm nay con mới viết lá thư đầu tiên gửi về cho cha mẹ. Con thật là hư phải không cha mẹ. Con sắp bước vào kì thi cuối cấp hai rồi, con rất lo lắng, đợt này lại bận ôn thi nên con không thể về thăm nhà, chỉ đành qua những dòng thư gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cha mẹ trong suốt thời gian qua.

Ngày còn tấm bé, con còn ngây thơ, chưa nghĩ đến sự biết ơn công lao dưỡng dục, sinh thành của bố mẹ. Chẳng hiểu được mẹ đã vất vả hy sinh những gì để sinh ra con, cũng chẳng bao giờ nghĩ đến cha đã phải làm lụng vất vả thế nào để kiếm từng đồng trang trải cho cuộc sống của gia đình. Bây giờ con đã lớn, hy vọng con đã không quá muộn để nhận ra sự hy sinh lớn lao, công ơn nuôi dưỡng cao như biển trời của cha mẹ. Đi học xa nhà ngay từ khi bước vào cấp hai con đã buộc phải sống tự lập, cha mẹ là người đã giúp con trưởng thành nhanh hơn, biết tự lo cho bản thân. Ở xa nhà nhiều lúc con rất nhớ cha mẹ, nhớ từng bát canh cua đồng mẹ nấu, nhớ từng chiếc diều tre cha đã làm cho con. Con biết vì con muốn học ở trường huyện xa nhà nên bố mẹ cũng rất lo lắng và phải chuẩn bị rất nhiều tiền. Nhiều lúc con gọi về thấy cha hoặc mẹ ốm con rất lo và tự trách mình ở xa không chăm sóc cho cha mẹ. Còn con thì chỉ nói hơi mệt là bố mẹ lại từ nhà đi xe lên huyện để xem tình hình của con. Bố mẹ ơi! Con không biết dùng ngôn từ nào để có thể nói hết được lòng biết ơn sâu nặng đối với cha mẹ, nếu không có cha mẹ sẽ chẳng có con của ngày hôm nay. Con chỉ biết tự nhủ và xin hứa với cha mẹ rằng sẽ luôn mạnh mẽ, kiên cường, cố gắng học tập và vượt lên mọi khó khăn nghịch cảnh. Con sẽ thi tốt và rồi sẽ trở về lao vào vòng tay của cha mẹ thật hạnh phúc. Hẹn gặp lại cha mẹ vào ngày con thi tốt nghiệp xong nhé, cha mẹ làm việc nhớ giữ gìn sức khoẻ nhé, con yêu cha mẹ rất nhiều!

Con của bố mẹ
Hưng Thịnh

Bình luận (0)
Online1000
24 tháng 5 2022 lúc 20:08

Cô giáo của bạn máy móc quá. Cô giáo văn mình vui hơn, yêu cầu tụi mình,  viết một lá thư gởi người nhận là em của 5 năm sau. Bạn thấy sao? cô giáo văn mình luôn cho điểm cao nếu bạn viết không sai chính tả, câu càng ngắn càng tốt. Nếu có liên từ thì điểm cộng.

Mình là online 1000 người nhận là online100 của năm 2027.

Chào Online1000. Mình biết bạn rất rõ khi bạn học lớp 6 A trường Nguyễn Khiêm quân 3 thành phố Hồ Chí Minh. Cô giáo môn văn của bạn là Nguyễn Thị Vân, và bạn có tham gia olm nũa. Bạn có niềm  mơ ước sau này bạn trở thành một ông chủ trang trại trồng cây ăn trái và cây bonsai xuất khẩu, đúng không?

Hôm nay ngày cuối kỳ cô giáo đề nghị viết tiểu văn tri ân. Mình hy vọng sau 5 năm sau bạn đọc bài văn của bạn bạn sẽ thấy khô khan đến dường nào.

Bình luận (0)
lê ngọc trân
Xem chi tiết
Rafiya
Xem chi tiết