Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 3 2019 lúc 14:39

Chọn đáp án: C.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 6 2017 lúc 7:04

●    Đoạn trích gợi ra cách nhìn cuộc đời, phải quan sát và khám phá bản chất bên trong tường tận về con người không thể chỉ nhìn bề ngoài.

●    Từ đó cần có thái độ trân trọng yêu thương, bao dung đối với mọi con người ở quanh ta.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 5 2018 lúc 15:52

Chọn đáp án: B

Bình luận (0)
sơn cao
Xem chi tiết
lạc lạc
29 tháng 10 2021 lúc 15:10

tham khảo

Ý chí nghị lực là bệ phóng đưa con người đến với thành công. Nghị lực, ý chí chính là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người. Hãy nhìn xem, xung quanh ta là nghịch cảnh bủa vây, luôn chực chờ để xô ta ngã. Nhưng có ý chí, nghị lực tay lái vững vàng trước thử thách phong ba. Khó khăn cho ta kinh nghiệm; nghịch cảnh cho ta môi trường để rèn luyện bản lĩnh. Và qua khó khăn đó ý chí nghị lực được hình thành, tôi luyện và trở thành bộ giáp vững chắc để ta hiên ngang giữa cuộc đời. Người có ý chí là người luôn dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi sóng lớn gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản, thành công không tự mãn. Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujicic sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Bill Gates phá sản trong lần đầu tiên nhưng sau đó lại trở thành tỷ phú bậc nhất của nhân loại… Họ chính là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Người có ý chí nghị lực luôn được mọi người yêu quý và trân trọng và họ luôn trở thành niềm tin, điểm tựa, thậm chí là thần tượng để mọi người noi theo. Người có ý chí, nghị lực biết khắc phục hạn chế của bản thân, tìm ra đường đi từ ngõ cụt, biết xuyên thủng màn đêm của khó khăn để bước ra ánh sáng. Bởi thế ý chí nghị lực là sức mạnh vô hạn tận giúp người sở hữu nó chiến thắng tất cả để bước tới thành công. Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, sống dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, không ý chí tiến thủ. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện tài, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Hãy luôn nhớ: “Nếu tri thức là sức mạnh giúp ta chiến thắng sự ngu dốt thì ý chí nghị lực lại là vũ khí giúp ta chiến thắng mọi kẻ thù”.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 9 2018 lúc 2:36

Guydo Mô-pa-xăng là nhà văn hiện thực nổi tiếng của nước Pháp ở thế kỷ 19. Ông có một tuổi thơ nhiều nỗi buồn, cay đắng với những bất hạnh trong gia đình và nhà trường. Chính bởi cuộc đời nhiều sóng gió đã làm nên một tác giả có tấm lòng nhân hậu, vị tha trong từng trang viết. Sự nghiệp văn chương của ông vô cùng đồ sộ với khoảng trên 300 truyện ngắn, vở kịch và tiểu thuyết. Một trong những tác phẩm đặc sắc và để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí bạn đọc là “Bố của Xi-mông”. Nhân vật chính của tác phẩm là cậu bé Xi-mông, một em bé “không có bố” nhưng sau cùng, trải qua những tủi nhục trong cuộc sống, em đã có một người bố ấm áp và chan chứa tình yêu thương như một sự bù đắp cho cuộc đời bất hạnh của em.

Câu chuyện kể về cuộc đời của cậu bé Xi-mông. Đó là hoàn cảnh đáng thương của một em bé sinh ra đã không biết cha mình là ai. Cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh với những ánh nhìn dè bỉu, chê bai, lạnh nhạt của mọi người. Mẹ cậu bé là Blăng-sốt. Cô từng là một cô gái xinh đẹp nhất vùng. Tuy vậy, cô phải nhận sự tệ bạc của một gã đàn ông và đánh mất tuổi trẻ của mình. Một mình cô sinh ra Xi-mông. Hai mẹ con sống với nhau trong một ngôi nhà nhỏ. Mặc dù đã hết lòng chăm sóc Xi-mông với trách nhiệm của một người mẹ, một người cha nhưng cũng không thể bù đắp được sự thiếu thốn trong tâm hồn trẻ thơ như cậu bé Xi-mông.

Tưởng chừng như cậu bé bất hạnh ấy có thể sẽ không phải chịu thêm khổ đau gì nữa. Vậy nhưng bất hạnh vẫn đeo bám cậu khi ở trường. Ngày đầu tiên đi học cậu đã bị bạn bè đưa ra trêu chọc, nhục mạ và đánh đập vì sinh ra là một đứa trẻ không có cha. Với sự lạnh nhạt và phân biệt đối xử từ bạn bè, cậu luôn sống trong bóng tối với sự mặc cảm, tự ti. Chi tiết giọt nước mắt đã thể hiện rất rõ sự đau đớn, nỗi tủi hờn của Xi-mông. Điều này đã được tác giả khắc họa rất chi tiết: “cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc”, “và thấy buồn vô cùng, em lại khóc. Người em rung lên”, “chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa và em chỉ khóc hoài”...Chính điều này đã thể hiện sự bi kịch trong tâm hồn cậu bé bất hạnh và từ những suy nghĩ tiêu cực đã khiến cậu có những hành động và việc làm tiêu cực. Cậu đã có ý nghĩa bỏ ra bờ sông và tự tử để giải thoát sự đau đớn, dày vò. Nhưng nhờ vẻ đẹp đặc biệt của thiên nhiên đã khiến cậu vơi bớt đi phần nào sự tủi hờn. Suy nghĩ vẩn vơ và bế tắc, Xi-mông loay hoay với những ý nghĩ về gia đình, ở đó có mẹ, có nhà...Thế rồi nỗi tuyệt vọng của em ngày một lớn dần. “Em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện...nhưng em không đọc hết được, vì những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang choán lấy em”. Dường như Xi-mông đã được đền đáp. Em đã gặp được bác Phi-lip, một bác thợ rèn “cao lớn, râu tóc đen quăn...nhân hậu”. Như một phép màu giữa đời thường, chú Phi-lip nhẹ nhàng nói: “Thôi nào, đừng buồn nữa, về nhà mẹ cháu với bác đi. Người ta sẽ cho cháu...một ông bố”. Câu nói ấy có sức nặng vô cùng lớn, nó khiến tâm hồn của một đứa trẻ bất hạnh, đau đớn tột cùng trở nên vui vẻ và hào hứng đến kì lạ. Nó xoa dịu mọi nỗi đau trong tâm hồn cậu bé non nớt ấy.

Cuộc gặp gỡ định mệnh ấy là sợi dây nối kết tình phụ tử, nối kết hạnh phúc gia đình. Cảnh tượng Xi-mông nhận bác Phi-lip làm cha thật khiến con người ta chứa chan nhiều xúc cảm. Em ngây thơ hỏi: “Bác có muốn làm bố cháu không?” đã thể hiện hết được nỗi khát khao cháy bỏng của cậu bé ấy. Và khi được bác Phi-lip trả lời “Có chứ, bác có muốn” thì tâm hồn của cậu bé như được vui tươi trở lại. Em nói với một giọng điệu chắc chắn: “Thế nhé! Bác Phi-lip, bác là bố cháu”. Chính sự việc này đã khiến cho em tự tin, hãnh diện và có niềm tin hơn vào cuộc sống. Đó là sự tin tưởng, lạc quan về hạnh phúc trọn vẹn của một gia đình. Và ai cũng có quyền được hưởng điều ấy.

Lê Nguyễn Cẩn đã nhận định “Bố của Xi-mông là câu chuyện về một mảnh đời đặc biệt của trẻ thơ, mảnh đời ấy nhắc nhở mọi người về quyền của trẻ em được sống trong tổ ấm gia đình. Nó còn cho thấy khát vọng trong sáng của tuổi thơ có thể đánh thức dậy ở người khác tình yêu thương, lòng nhân hậu và thái độ không định kiến với những người ở xung quanh mình”. Qua nhân vật Xi-mông, ta cũng hiểu thêm được nhiều điều về cuộc sống, về những ước mơ một mái ấm gia đình tràn đầy yêu thương của những cô bé, cậu bé bất hạnh.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
17 tháng 9 2023 lúc 18:42

Tác phẩm Bố của Xi-mông là một tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc. Xi-mông vốn không biết bố mình là ai, nói cách khác như cách em tự nhận là không có bố. Chính vì điều này mà Xi-mông bị các bạn trêu chọc, khiên cậu cảm thấy rất buồn và có những ý nghĩ tiêu cực như muốn tự tử. Đăng sau những ý nghĩ tiêu cực đó, là một trái tim đang tổn thương, đang cần được vỗ về, là một trái tim khát khao có được một người bố. Chính bác Phi-líp đã khích lệ Xi-mông. Điều này hẳn đã làm cho Xi-mông cảm nhận được sự ấm áp mà trước nay em hằng ao ước. Xi-mông đột ngột đề nghị bác Phi-líp làm bố của mình vì đó là khát vọng thẳm sâu bên trong của cậu bé khi muốn có một người bố và có một người thực sự rất phù hợp để làm bố cậu. Việc Xi-mông đề nghị bác Phi-líp làm bố của mình cho thấy khát vọng của một cậu bé ngây thơ, bé bỏng, cũng gợi cho người đọc về lối sống nhân ái, bao dung.

Bình luận (0)
Bich Tran Thi
1 tháng 11 2023 lúc 11:17

Trong truyện Bố của Xi-mông có một chi tiết là Xi-mông đột ngột đề nghị bác Phi-lip làm bố của mình: -“Bác có muốn làm bố cháu không?”. Một câu hỏi đột ngột ngây thơ không có chủ định của Xi-mông khiến cho tất cả những người có mặt sững người. Mẹ của Xi-mông mặt đỏ bừng và tê tái đến tận xương tủy, bác Phi-lip xúc động đứng đó không biết phải bỏ đi thế nào cho phải. Tận sâu trong lòng Xi-mông chỉ mong muốn có một người bố, thèm khát được có bố, dù chỉ một lần như bao bạn bè cùng trang lứa để không bị chê cười, bị bắt nạt. Câu nói đơn giản của đứa trẻ hồn nhiên vô tư nhưng lại khiến cho người đọc ngậm ngùi chua xót. Cậu bé tội nghiệp của chúng ta, Xi- mông thật đáng thương biết bao, xã hội rất thiếu công bằng thiếu tình thương khi cho Xi-mông một cuộc sốn đau đớn cả về thể xác lẫn tâm hồn. Khi được chú Phi-lip đáp trả “Có chứ, chú có muốn”, trong giây phút ấy tâm hồn của cậu bé Xi-mông bất hạnh đã tràn ngập hạnh phúc, em cảm thấy được tình cảm ấm áp của một người cha, sự tự hào của việc có bố. Ngày hôm sau, Xi-mông dẫn tay chú Phi-lip tới trường và em tự hào nói với đám bạn hay chọc ghẹo, đuổi đánh em rằng “Đây là bố tao, bố tao tên là Phi-lip”. Một câu nói chứa đựng sự tự hào hãnh diện của một cậu bé luôn khao khát tình thương của một người cha. Thông qua truyện ngắn cho chúng ta thấy một chân lý có bố là điều vô cùng hạnh phúc. Một gia đình thì nên có đầy đủ cả cha lẫn mẹ có như vậy trẻ con mới được trưởng thành một cách vững chắc, hạnh phúc trọn vẹn.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 4 2017 lúc 5:08

Chọn đáp án: A.

Bình luận (0)
việt lee
Xem chi tiết
Keiko Hashitou
1 tháng 3 2022 lúc 9:40

●    Xi-mông là cậu bé độ 7-8 tuổi, có hoàn cảnh đáng thương và thường bị lũ bạn trêu chọc vì không có bố.

●    Xi-mông định ra bờ sông tự tử nhưng trước cảnh đẹp của bầu trời, nỗi nhớ mẹ khiến em khóc và không thực hiện được ý định.

●    Khi gặp bác Phi- líp em đã trút hết nỗi lòng, mắt đẫm lên, cảm giác buồn tủi. Đó là sự bất lực, tuyệt vọng của đứa trẻ.

●    Khi gặp mẹ, em òa khóc, đau đớn.

●    Khi bác Phi- líp đồng ý làm bố, em vui mừng phấn khích.

●    Hôm sau gặp bạn bè, em đã không còn sợ chúng trêu vì em biết bây giờ mình đã có bố.

Bình luận (5)
Kthy Nguyễn
Xem chi tiết