Những câu hỏi liên quan
Kanna
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
4 tháng 9 2018 lúc 8:47

Nghệ thuật chân chính có sức mạnh kì diệu, qua Bức tranh của em gái tôi và Cây bút thần, hãy làm sáng tỏ.

- Qua Bức tranh của em gái tôi, ta thấy nghệ thuật hay chính bức tranh đoạt giải của bé Thảo Phương đã cảm hóa và làm nhân vật tôi - người anh trai có sự chuyển biến trong nhận thức. Từ căm ghét, ghen tị, không quan tâm tới em gái, người anh trai đã thấy xúc động, nghẹn ngào, hối hận vì đã đối xử không tốt với em gái. Như vậy, nghệ thuật là cầu nối, là sợi dây nối dài tình cảm giữa hai anh em.

- Trong Cây bút thần, nhân vật Mã Lương là người có tài vẽ y như thật, đến nỗi những thứ cậu vẽ ra đều bay ra khỏi trang giấy. Cậu vẽ những dụng cụ lao động cho người nghèo và giúp đỡ họ. Tiếng tăm của cậu bay tới tai tên vua gian ác. Hắn bắt cậu phải vẽ cho hắn cả núi vàng. Cậu vẽ thành sóng thần, thủy triều và ngọn núi cao trừng trị tên vua. Như thế, nghệ thuật có sức mạnh kì diệu ở chỗ: không chỉ cảm hóa mà còn trừng trị, bênh vực cái thiện, trừng phạt cái ác. Truyện có sử dụng những yếu tố kì ảo để thể hiện ước mơ tự ngàn đời của nhân dân: thiện thắng ác. 

Như vậy chỉ qua 2 câu chuyện ta phần nào có thể thấy được sức mạnh kì diệu của nghệ thuật. Nghệ thuật không chỉ đem đến những rung cảm cho tâm hồn, khiến con người thêm yêu và trân trọng cuộc sống mà nghệ thuật còn có tác dụng cải biến nhận thức, giàu giá trị nhân đạo.

Bình luận (0)
Trần Quỳnh Giang
Xem chi tiết
No name
25 tháng 4 2018 lúc 20:42
Hôm nay, vừa làm xong bài toán khó, em ra ghế đá công viên ngồi chơi. Nhữùg làn gió mát dịu thoảng qua hôn lên má em, vuốt tóc em như một người mẹ hiền. Em thấy lòng mình thanh thản hơn. Bỗng em thấy đất dưới chân em như động đậy. Em nghe tiếng của đất muốn tâm tình với em thì phải. Em chăm chú lắng tai nghe. Cô bé ạ! Bây giờ tôi đang buồn lắm: Tôi chảng còn biết tâm sự với ai ngoài cô cả. Tôi sợ mọi người không hiểu được lòng tôi. Cô bé ơi, nỗi buồn đó cứ dày xéo tâm hồn tôi như một hòn đá nặng khiến tôi day dứt mãi. Cô có nhìn thấy quả đồi lớn trước mặt không? Chắc cô cũng tưởng nó ở gần đây phải không? Không phải thế đâu! Nó ở cách xa hàng cây số cơ, người dân ở đó ăn mặc khác cô nhiều. Họ ưa mặc váy dài đến chân. Cả tiếng nói của họ nữa, cũng rất khác. Cô lên đây có lẽ không hiểu họ nói gì đâu. Họ sống rất thanh bình. Hàng ngày, họ làm việc quần quật một nắng hai sương. Họ lên rẫy làm nương. Từ một quả đồi trọc, họ đã biến tôi thành những nương lúa tốt. Từ một vùng đất hoang sơ, họ đã biến tôi thành miền đất chứa đầy hạnh phúc. Chắc cô sẽ nghĩ rằng họ sẽ hạnh phúc từ đây.Nhưng không, có một sự kiện khiến tôi day dứt mãi. Khi đó, nhà nước phát động trồng rừng “Pam”. Nhân dân ở đó cũng hồ hởi khi tham gia chương trình này, cả đến các em học sinh nữa. Họ chia nhau đi tìm cây về trồng. Tôi nhìn họ làm việc mà cũng thấy trong lòng vui biết nhường nào. Chẳng mấy chốc, một nửa quả đồi đã đầy màu xanh. Màu xanh của những cây non, màu xanh của hòa bình tự do. Những người dân vừa làm vừa hát vui vẻ. Họ hát những bài hát về màu xanh, màu vàng. Tôi muốn cười thật to cho thỏa mãn nỗi lòng. Nhưng tôi sợ mọi người ngạc nhiên sẽ cản trở công việc, cho nên tôi chỉ cười một mình mà thôi. Cô biết lúc đó tôi vui như thế nào không? Chắc hẳn cô không thể nói ra đâu vì chính tôi, tôi cũng không biết sẽ nói như thế nào nữa, một niềm vui thật khó tả, chứ không như bây giờ đâu cô bé ạ! Hai năm sau, rừng cây đã tươi tốt. Ngày ngày, chim chóc ríu rít chơi với nhau trên cành cây, hót véo von nghe như một bản nhạc rừng vui tai. Bỗng từ phía đầu rừng, có một người đi đến, trên tay cầm một bao diêm và một lọ gì đó. Cô bé ơi, cô có biết không? Nỗi buồn day dứt của tôi cũng có lẽ bắt đầu từ đây. Nghĩ lại tôi càng thấy căm thù gã đó. Nhìn vẻ mặt của gã, tôi đã thấy một điều gì đó không lành rồi. Gã thu gom lá cây khô lại thành một đống to, rồi gã dùng cái lọ có đựng nước ban nãy dổ lên các cành cây, đổ xuống đống lá khô và đổ té tát xuống tôi. Thứ nước đó thấm vào lòng tôi. Trời ơi! Đắng quá. Đó không phải là thứ rượu vang trắng mà người dân lành cho tôi và những cây non mà nó là một thứ nước đáng sợ. Chúng tôi muốn gọi người đến cứu giúp. Nhưng mà, trời ơi! Người dân ở đây sao không đến? Có lẽ họ không hiểu được tiếng nói của chúng tôi đâu. Lúc đó, tôi cầu mong ông trời sẽ cho tôi tiếng nói của con người để tôi gọi người dân ở đây đến. Nhưng đã muộn rồi, một ngọn lửa hiện ra từ đống lá khô rồi bùng lẽn cao. Cả đám lá khô cháy rực lên. Lửa lan dần, lan dần và tỏa ra khắp khu rừng. Lưỡi lửa liếm dần từng gốc cây đến ngọn cây. Cả khu rừng kêu thất thanh. Tiếng kêu cứu lúc đầu còn to, càng về sau càng nhỏ dần, nhỏ dần. Chim chóc bay nháo nhác. Chỉ mấy phút sau, ngọn lửa giận dữ đã lan tỏa khắp khu rừng, cả khu rừng đã chìm trong biển lửa đỏ. Tôi đau đớn vô cùng. Hỡi ôi! Sao mà tàn nhẫn thế! Đất đây, cây đây, chúng tôi có tội tình gì mà con người nỡ hành hạ? Chẳng lẽ họ không hề biết rằng kết quả sẽ ra sao ư? Những trận mưa to sẽ đổ xuống, nước sẽ ào ào chảy, sẽ cuốn phăng những ngôi nhà của họ vì không có rừng cây bảo vệ. Đó, cô có nhìn thấy không, thân cây đang gục ngã đó. Còn đâu vùng đất xanh tươi đẹp giàu nữa! Tôi cầu xin cô hãy chặn bàn tay phá hoại cây rừng, đừng để chúng tôi phải đau khổ. Thế rồi, mặt đất bỗng im lặng. Một giọt nước rơi xuống tay em, rồi hai giọt, rồi nhiều dần. Mưa lã chã rơi. Hình như bây giờ ông trời mới thấu hiểu nỗi buồn của đất, nhưng đã muộn rồi. Em lủi thủi đi về nhà dưới trời mưa. Chợt nhớ tới lời nói của đất, em mong sao có một lời khuyên nhủ với những người đốt rừng kia để họ có thể hiểu ra sai lầm của mình và sửa chữa nhanh chóng cho đất đỡ buồn.
Bình luận (0)
Nguyễn Gia Huy
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
31 tháng 3 2020 lúc 8:51

Bài làm:

Tham khảo đoạn văn sau:

Người anh trai đứng xem bức tranh với bao tâm trạng. Anh vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là mình. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Anh đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Anh lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và câm lặng.

học tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thiên Yết
Xem chi tiết
Pặc Chim Chim
24 tháng 1 2018 lúc 6:10

Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” được sáng tác bởi cây bút trẻ Tạ Duy Anh nó thể hiện tài năng của tác giả qua lối kể chuyện nhẹ nhàng, nhưng cũng vô cùng sâu sắc. Tác giả đã khéo léo xây dựng hệ thống nhân vật vô cùng tinh tế.Nội dung câu chuyện kể về một tác phẩm được giải cao nhất trong cuộc thi vẽ tranh dành cho thiếu nhi. Tác giả Tạ Duy Anh đã khéo léo lựa chọn cho mình một thế chủ động khi vào nhân vật tôi để lại câu chuyện của mình. Nhờ sự lựa chọn này mà mọi tâm trạng của tác giả, cũng như của em gái mình được thể hiện rõ nét sinh động hơn.Bộc lộ tính cách nhân vật sâu sắc hơn. Qua câu chuyện người đọc có thể thấy sự thay đổi trong cái nhìn của người anh trai với cô em gái bé nhỏ của mình. Mọi lời văn được thể hiện tự nhiên. Qua những lời tự sự chân thành ta thấy được sự thay đổi tâm tính, sự thức tỉnh tâm hồn của người anh trai với người em gái của mình.Mở đầu câu chuyện là thái độ coi thường của người anh trai nhân vật tôi với những việc làm của người em gái có tên là Kiều Phương. Người anh thấy em gái mình ngày nào cũng mày mò học vẽ. Cậu anh trai chỉ cho đó là trò trẻ con, nghịch ngợm và khá coi thường nó. Cách nhìn này được thể hiện qua giọng kể của người anh trai. Tôi quen gọi nó là mèo bởi mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. Và chính vì vậy, cô bé “Mèo” thường xuyên bị người thân nhắc nhở, quát mắng vì làm lộn xộn đồ dùng trong nhà.“Này, em không để chúng nó yên được à?”. Cậu anh trai khi nhìn thấy cô em mình nhào bột vẽ thì đã cất lời hỏi thăm đầy khinh miệt, coi thường. Trong mắt ông anh trai cô em gái nhỏ chỉ đang làm việc vớ vẩn, vô ích mà thôi.Nhưng khi biết em mình có tài hội họa, được công nhận thông qua những thành quả rõ ràng người anh trai đã thay đổi thái độ của mình với cô em gái. Việc cả gia đình đều vui vẻ khi phát hiện ra tài năng của người em gái làm cho người anh cảm thấy lo lắng, vì sợ mình kém cỏi , không có tài gì đặc biệt thì sẽ bị cả gia đình lãng quên không còn yêu thương nữa. Trong một tâm trạng ganh ghét đố kỵ như vậy người anh trai đã giữ khoảng cách với em mình, không thân thiết như  trước. Tình cảm anh em từ đó có những khoảng cách nhất định.Rồi trong cuộc sống gia đình chỉ cần cô em gái nhỏ mắc lỗi gì là người anh trai lại tìm cớ mắng mỏ, cảm thấy nó đang coi thường mình. Tâm lý tự ti vì mình không có tài bằng em khiến cho người anh chỉ muốn òa khóc. Người anh trai không còn cảm thấy yêu thương em mình nữa mà luôn tỏ ra bất mãn với đứa em ruột thịt của mình vì cảm giác nó giỏi hơn mình, gia đình bố mẹ yêu nó hơn coi trọng nó hơn.Tác giả Tạ Duy Anh đã vô cùng tinh tế khi miêu tả tâm trạng nhân vật rất phù hợp lứa tuổi, ở cái tuổi ẩm ương, người ta thường có những sự tự ti con nít, tâm lý này thường gặp những đứa trẻ thanh thiếu niên dễ bị kích động, hay nổi loạn, nóng giận vô cớ.Tác giả đã tạo ra tình huống tạo nên điểm nhấn cho câu chuyện làm cho diễn biến của người anh ở cuối trở nên thay đổi hoàn toàn. Khi biết tin em gái mình được giải nhất vẽ tranh. Người anh trai quá tò mò muốn xem bức tranh đó như thế nào nhưng cậu bé không ngờ em gái mình lại vẽ chính mình. Trong bức tranh của người em gái vẽ là hình ảnh người anh trai đang nhìn ra cửa sổ nơi có một bầu trời cao xanh vời vợi. Trên khuôn mặt của chú bé trong tranh có một thứ ánh sáng lấp lánh kỳ diệu toát ra từ cặp mắt ngây thơ, mơ mộng.Trong giây phút nhìn thấy bức tranh đó người anh có chút hãnh diện, vì cảm thấy mình trong mắt em gái mình vô cùng hoàn hảo, tuyệt vời, nhưng cậu bé cũng thấy xấu hổ vì mình đã có những lúc ghen tỵ, ghét bỏ chính cô em gái ruột thịt của mình.Thông qua truyện ngắn này tác giả Tạ Duy Anh muốn ca ngợi tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng, không gì có thể sánh được vì vậy đừng vì một chút ghen ghét đố kỵ, tự ti mà đánh mất tình cảm thiêng liêng ruột thịt, đánh mất chính bản thân mình. Tác giả đã vô cùng tinh tế khi sử dụng ngòi bút đặc sắc của mình để phác họa lên tính cách nhân vật anh trai rất thành công.

Bình luận (0)
Thiên Yết
24 tháng 1 2018 lúc 5:22

Truyện Bức tranh của em gái tôi không dài (chỉ hơn hai trang sách), nhưng cũng đủ để cho ta thấy tài năng của tác giả qua cách kể chuyện và xây dựng hệ thống nhân vật.Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kì đổi mới, đã có những truyện ngắn gây được sự chú ý của bạn đọc bởi nghệ thuật đặc sắc và phong cách riêng biệt, độc đáo của mình. Trong đó có tác phẩm Bức tranh cửa em gái tôi. Truyện đã đạt được giải nhì (giải cao nhất) trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi do báo Thiếu niên Tiền phong phát động.

Trước hết phải kể đến phương thức kể chuyện. Tạ Duy Anh đã lựa chọn ngôi kể chuyện là ngôi thứ nhất. Truyện được kể bằng lời kể của nhân vật nguời anh. Lựa chọn như vậy giúp cho việc miêu tả tâm trạng của nhân vật sinh động hơn, có nghĩa là lời kể tự nhiên hơn và bộc lộ tâm trạng kín đáo, sâu sắc hơn. Theo cách kể này thì diễn biến tâm trạng, sự biến đổi về cách nhìn của người anh đối với cô em  gái, và cả vẻ đẹp của người em gái sẽ được thể hiện một cách tự nhiên. Qua người anh, ta thấy được sự thức tỉnh của cậu ta, lại vừa thấy rõ vẻ đẹp của cô em gái. Nhờ vậy mà chủ đề tác phẩm càng được bộc lộ sâu sắc. Bài học về sự tự đánh giá, tự nhận thức càng thấm thìa hơn với người anh.

Người đọc đánh giá rất cao nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật qua diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh và cô em gái. Nhờ vậy, truyện đã dẫn dắt ta từ tình huống bất ngờ này đến những bất ngờ khác, liên tiếp từ đầu cho đến khi kết thúc.

Diễn biến tâm trạng của người anh được xây dựng bằng chính lời kể của nhân vật. Tâm trạng đó được thay đối qua diễn biến của câu chuyện: thoạt đầu, khi thấy em gái vẽ và mày mò tự chế thuốc vẽ; khi tài năng hội hoạ của cô em gái được phát hiện; và ở cuối truyện, khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái mình.

Thoạt đầu là thái độ coi thường việc làm của Kiều Phương. Khi thấy em gái vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, không cần để ý đến “Mèo con” đã vẽ những gì. Cách nhìn ấy được thể hiện qua giọng kể của người anh: tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. “Mèo” luôn bị nhắc nhở vì hay lục lọi các đồ vật trong nhà: Này, em không để chúng nó yên được à? Khi phát hiện được cô em nhào bột vẽ, người anh buông một câu: Thảo nào các đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả. Quả thật, thái độ của những người làm anh trong một gia đình thường coi em gái mình là như vậy!

Khi tài năng hội hoạ của người em được phát hiện thì tâm trạng của người anh cũng bị biến đổi. Do tình cờ mà chú Tiến Lê phát hiện ra năng khiếu hội họa của người em. Sau bức tranh của người em làm cho bố, mẹ và mọi người đều ngạc nhiên, vui mừng, sung sướng. Duy có người anh lại cảm thấy buồn, buồn vì cảm thấy mình bất tài và cho rằng vì lí do đó mà mình bị đẩy ra ngoài, bị cả nhà lãng quên. Sống với tâm trạng như vậy, người anh không thể thân với em gái như trước nữa, rồi đối xử với em gái không công bằng chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên. Tâm lí măc cảm, tự ti đã khiến người anh những lúc ngồi bên bàn học chỉ muốn gục xuống khóc. Thậm chí vẻ mặt ngộ nghĩnh của em gái trước kia bây giờ làm cho người anh vô cùng khó chịu, cảm thấy như mình đang bị “chọc tức”. Đây là một kiểu tâm lí dễ gặp ở mọi người, nhất là ở tuổi thiếu niên, đó là lòng tự ái và mặc cảm tự ti khi thấy người khác có tài năng nổi bật. Phải là người am hiểu tâm lí trẻ em lắm, tác giả mới đưa ra một tình huống thay đổi tâm lí của người anh hấp dẫn và tạo được kịch tính cho truyện hay đến như vậy!

Một tình huống quan trọng hơn nữa đã tạo nên điểm nút của diễn biến tâm trạng nhân vật người anh là ở cuối truyện. Đó là một loạt các bất ngờ liên tiếp đến với người anh, khi cậu ta đứng trước bức tranh được tặng giải nhất của người em. Điều bất ngờ trước tiên là bức tranh lại vẽ chính cậu. Hơn thế nữa, điều cậu không thể ngờ được còn là hình ảnh mình qua cái nhìn của người em gái: Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mất, tư thế ngồi của chú không chỉ suy tư mà còn rất mơ mộng nữa! Trong phút chốc, tâm trạng của cậu đã đi từ ngạc nhiên đến hãnh diện rồi xấu hổ. Ngạc nhiên vì bức tranh lại chính là cậu, bức tranh ấy hoàn toàn bất ngờ với cậu. Còn hãnh diện thì cũng dễ hiểu vì cậu thấy mình hiện ra với những đường nét đẹp trong bức tranh của cô em gái. Nếu Tạ Duy Anh để tâm trạng của người anh kết thúc tại đây thì truyện chẳng có gì phải bàn nữa. Nhưng điều quan trọng hơn mà tác giả đã khơi dậy được là người anh đã không dừng lại ở sự hãnh diện thoả mãn, mà đó là tâm trạng xấu hổ. Trạng thái xấu hổ của cậu đã “cởi nút” cho kịch tính của truyện. Và đấy cũng chính là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Một câu bỏ lửng có dụng ý nghệ thuật của tác giả. Vậy mà dưới mắt tôi thì... để người đọc tự hình dung ra trạng thái dằn vặt, sự thức tỉnh của nhân vật. Nhưng cũng phảng phất đâu đó lời nhắc rất “khẽ”: mỗi người hãy tự nhìn lại chính mình.

Nhân vật Kiều Phương - cô em gái - được tác giả xây dựng rất nhẹ nhàng qua các phương diện: ngoại hình (nét mặt), cử chỉ và hành động (tò mò, hiếu động, mê vẽ tranh), qua thái độ và quan hệ với người anh chứ không phải trải qua sự căng thẳng về tâm trạng như người anh. Cái đặc sắc ở đây là tác giả đã để cho vẻ đẹp của cô em gái được hiện ra dần dần qua con mắt nhìn và lời kể của người anh, ngày càng đẹp cho đến cuối truyện thì vẻ đẹp ấy đọng lại một cách sâu sắc trong lòng người anh và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc: một cô gái có tài năng và được đánh giá cao nhưng Kiều Phương vẫn không hề mất đi sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ và nhất là vẫn dành cho anh trai những tình cảm thật tốt đẹp, thể hiện ở bức tranh “Anh trai tôi”. Soi vào bức tranh ấy, cũng chính là soi vào tâm hồn trong sáng, nhân hậu của em gái, nhân vật người anh đã tự nhìn rõ hơn về mình để vượt lên những hạn chế của lòng tự ái và tự ti.

Bức tranh của em gái tôi là một câu chuyện rất đời thường, tưởng chừng như không có chất văn. Nhưng bằng tài năng sáng tạo nghệ thuật, Tạ Duy Anh đã thành công trong việc khắc hoạ tính cách các nhân vật trong truyện bằng chính lời kể rất thật và xúc động của người anh. Không cần phải “lên gân” mà tác phẩm đã gợi ra những điều sâu sắc về mối quan hệ, thái độ, cách ứng xử giữa người này với người khác trong cuộc sống hàng ngày. Tác phẩm đã để lại nhiều dư vị cho người đọc.

Bình luận (0)
phạm văn tuấn
24 tháng 1 2018 lúc 6:07

Truyện Bức tranh của em gái tôi không dài chỉ hơn hai trang sách, nhưng cũng đủ để cho ta thấy tài năng của tác giả vừa cách kể chuyện và xây dựng hệ thống nhân vật.
Trước hết phải kể đến phương thức kể chuyện. Tạ Duy Anh đã lựa chọn ngôi kể chuyện là ngôi thứ nhất. Truyện được kể băng lời kể của nhân vật người anh. Lựa chọn như vậy giúp cho vi được miêu tả tâm trạng của nhân vật sinh động hơn, có nghĩa là lời kể tự nhiên hơn và bộc lộ tâm trạng kín đáo, sâu sắc hơn. Theo cách kể này thì diễn biến tâm trạng, sự biến đổi về cách nhìn của người anh đối với cô em gái, và cả vẻ đẹp của người em sẽ được thể hiện một cách tự nhiên. Qua người anh, ta thấy được sự thức tỉnh của cậu ta, lại vừa thấy rõ vẻ đẹp của cô em gái. Nhờ vậy mà chủ đề tác phẩm càng được bộc lộ sâu sắc. Bài bọc về sự tự đánh giá, tự nhận thức càng thấm thía hơn với người anh.

Người đọc đánh giá rất cao nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật qua diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh và với em gái. Nhờ vậy, truyện đã dẫn dắt ta từ tình huống bất ngờ này đến những bất ngờ khác, liên tiếp từ đầu cho đến khi kết thúc.

Diễn biến tâm trạng của người anh được xây dựng bằng chính lời kể của nhân vật. Tâm trạng đó được thay đổi qua diễn biến của câu chuyện: thoạt đầu, khi thấy em gái vẽ và mày mò tự chế thuốc vẽ; khi tài năng hội hoạ của cô em gái được phát hiện; và ở cuối truyện, khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái mình.

Thoạt đầu là thái độ coi thường việc làm của Kiều Phương. Khi thấy em gái vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, không cần để ý đến “Mèo con” đã vẽ những gì. Cách nhìn ấy được thể hiện qua giọng kế’ của người anh: tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. “Mèo” luôn bị nhắc nhở vì hay lục lọi các đồ vật trong nhà: Này, em không để chúng nó yên được à? Khi phát hiện được cô em nhào bột vẽ, người anh buông một câu: Thảo nào các đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả. Quả thật, thái độ của những người làm anh trong một gia đình thường coi em gái mình là như vậy!

Khi tài năng hội hoạ của người em được phát hiện thì tâm trạng của người anh cũng bị biến đổi. Do tình cờ mà chú Tiến Lê phát hiện ra năng khiếu hội họa của người em. Sáu bức tranh của người em làm cho bố, mẹ và mọi người đều ngạc nhiên, vui mừng, sung sướng. Duy có người anh lại cảm thấy buồn, buồn vì cảm thấy mình bất tài và cho rằng vì lí do đó mà mình bị đẩy ra ngoài, bị cả nhà lãng quên. Sông với tâm trạng như vậy, người anh không thể thân với em gái như trước nữa, rồi đối xử với em gái không công bằng chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên. Tâm lí mặc cảm, tự ti đã khiến người anh những lúc ngồi bên bàn học chỉ muốn gục xuống khóc. Thậm chí vẻ mặt ngộ nghĩnh của em gái trước kia bây giờ làm cho người anh vô cùng khó chịu, cảm thấy như mình đang bị “chọc tức”. Đây là một kiểu tâm lí dễ gặp ở mọi người, nhất là ở tuổi thiếu niên, đó là lòng tự ái và mặc cảm tự ti khi thấy người khác có tài năng nổi bật. Phải là người am hiểu tâm lí trẻ em lắm, tác phẩm là một tình huống thay đối tâm lí của người anh hấp dẫn và tạo được kịch tính cho truyện hay đèn như vậy!

Nghệ thuật đặc sắc truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi của cây bút trẻ Tạ Duy Anh (Ngữ văn 6 - Tập II)

Nghệ thuật đặc sắc truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi của cây bút trẻ Tạ Duy Anh (Ngữ văn 6 - Tập II)

Một tình huống quan trọng hơn nữa đã tạo nên điểm nút kia diễn biến tâm trạng nhân vật người anh là ở cuối truyện.

Đó là một loạt các bất ngờ liên tiếp đến với người anh, khi cậu ta dứng trước bức tranh được tặng giải nhất của người em. Điều bất ngờ trước tiên là bức tranh lại vẽ chính cậu. Hơn thế nữa, điều cậu không thể ngờ được còn là hình ảnh mình qua cái nhìn của người em gái: Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra cứa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ anh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ suy tư mà còn rất mơ mộng nữa! Trong phút chốc, tâm trạng của cậu đã đi từ ngạc nhiên đến hãnh diện rồi xấu hổ. Ngạc nhiên vì bức tranh lại chính là cậu, bức tranh ấy hoàn toàn bất ngờ với cậu. Còn hãnh diện thì cũng dễ hiểu vì cậu thấy mình hiện ra với những đường nét đẹp trong bức tranh của cô em gái. Nếu Tạ Duy Anh để tâm trạng của người anh kết thúc tại đây thì truyện chẳng có gì phải bàn nữa. Nhưng điều quan trọng hơn mà tác giả đã khơi dậy được là người anh đã không dừng lại ở sự hãnh diện thoả mãn, mà đó là tâm trạng xấu hổ. Trạng thái xấu hổ của cậu đã “cởi nút” cho kịch tính của truyện. Và đấy củng chính là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Một câu bỏ lửng có dụng ý nghệ thuật của tác giả. Vậy mà dưới mắt tôi thì... để người đọc tự hình dung ra trạng thái dằn vặt, sự thức tỉnh của nhân vật. Nhưng cũng phẳng phất đâu đó lời nhắc rất “khẽ”: mỗi người hãy tự nhìn lại chính mình.

Nhân vật Kiều Phương - cô em gái - được tác giả xây dựng rất nhẹ nhàng qua các phương diện: ngoại hình (nét mặt), cử chỉ và hành động (tò mò, hiếu động, mê vẽ tranh), qua thái độ và quan hệ với người anh chứ không phải trải qua sự căng thẳng và tâm trạng như người anh. Cái đặc sắc ở đây là tác giả đã để cho vì đẹp của cô em gái được hiện ra dần dần qua con mắt nhìn và lời của người anh, ngày càng đẹp cho đến cuối truyện thì vẻ đẹp ấy đọng lại một cách sâu sắc trong lòng người và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc: một cô gái có tài năng và được đánh giá cao nhưng Kiều Phương vẫn không hề mất đi sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ và nhất là vẫn dành cho anh trai những tình cảm thật tốt đẹp, thể hiện ở bức tranh “Anh trai tôi”. Soi vào bức tranh ấy, cũng chính là soi vào tâm hồn trong sáng, nhân hậu của em gái, nhân vật người anh đã tự nhìn rõ hơn về mình để vượt lên những hạn chế của lòng tự ái và tự ti.

Bức tranh của em gái tôi là một câu chuyện rất đời thường, tưởng chừng như không có chất văn. Nhưng bằng tài năng sáng tạo nghệ thuật, Tạ Duy Anh đã thành công trong việc khắc hoạ tính cách các nhân vật trong truyện bằng chính lời kế rất thật và xúc động của người anh. Không cần phải “lên gân” mà tác phẩm đã gợi ra những điều sâu sắc về mối quan hệ, thái độ, cách ứng xử giữa người này với người khác trong cuộc sống hàng ngày. Tác phẩm đã để lại nhiều dư vị cho người đọc.

Bình luận (0)
Lịnh
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
28 tháng 7 2019 lúc 7:50

Bức tranh của em gái tôi :Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti để hòa chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn.

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Thân Thị Linh 	Chi
12 tháng 4 2020 lúc 21:52

câu 3: em thích nhân vật người em gái vì cô bé là người khoan dung luôn biết tha thứ cho người khác người anh trai trong mắt cô bé lại là người vô cùng hoàn hảo

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Thu Vân
12 tháng 4 2020 lúc 22:13

câu 1 bạn tự nghĩ nhé!

câu2; cách kể chuyện lôi cuốn, chi tiết tỉ mỉ khiến cho ng đọc cảm thấy sư thổi hồn mà tác giả đã đặt trong câu truyện,...

câu 3; tùy vào cảm nhận của mỗi ng về từng nhân vật. nhưng trong truyện có 2 nv tiêu biểu nhất đó chính là: ng anh và mèo-Kiều Phương. nếu bạn thích ng anh thì có thể bạn sẽ thích ở chi tiết ng anh đã dũng cảm đủ tự tin để nhận lỗi những khuyết điểm của bản thân mà sẽ khắc phục. 

còn nếu bạn thích mèo-kiều phương: thì chắc hẳn bạn đã thích cô bé ở sự hồn nhiên ngây thơ, và đặc biệt là một lòng bao dung và vị tha vô cùng lớn

-chúc bn học tốt-

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Phương Linh
12 tháng 4 2020 lúc 23:07

Caau3;em thích nhân vật em gai - bé Kiều Phương vì bé là 1 người nhân hậu ,có tấm lòng cao cả .Em đã ko vì những lời người anh mắng mà giận dỗi hay hờn tủi, thậm chí còn yêu quý anh và tình yêu thương ấy được thể hiên qua bức tranh vẽ người anh yêu quý mà em đã dành nhiều tâm huyết.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Linh
Xem chi tiết
Thành Trần Xuân
29 tháng 3 2019 lúc 22:57

https://evan.edu.vn/thuat-lai-tam-trang-cua-nguoi-anh-trong-truyen-buc-tranh-cua-em-gai-toi

Tham khảo nhé!

Bình luận (0)
Thành Trần Xuân
29 tháng 3 2019 lúc 22:59

à mà đây không copy được nhỉ

Bình luận (0)
Yuu Chàn
29 tháng 3 2019 lúc 23:34

                   Có lẽ, tình cảm gia đình là một thứ gì đó khó nói thành lời mà mỗi khi nhắc đến con người ta lại cảm thấy ấm áp đến lạ kỳ. Tình cảm đó có thể là tình cảm con cái đối với cha mẹ, con cái đối với ông bà… Truyện “Bức tranh của em gái tôi” của tác giả Tạ Duy Anh đã phản ánh chân thực tình cảm của người em gái đối với anh trai của mình

               Chỉ thông qua bức tranh, cô bé đã thể hiện được những gì mà mình muốn gửi gắm đến người anh và cũng chính bức tranh đó đã khiến người anh hiểu ra nhiều điều từ em gái thân yêu của mình.

Câu chuyện kể về tình cảm anh em trong gia đình. Ban đầu, người anh luôn khó chịu với Kiều Phương- em gái của mình vì cô bé luôn nghịch ngợm, suốt ngày bị lấm bẩn và được người anh trai đặt cho cái tên là Mèo. Đứa em gái không tỏ ra khó chịu mà còn rất thích cái biệt danh mà anh trai đã đặt và còn dùng nó để xưng hô với bạn bè. Qua đó ta có thể thấy sự hồn nhiên, ngây thơ của cô bé.

Người anh trai đã theo dõi những hoạt động của cô em gái, chính cô bé nghịch ngợm ấy đã có những hành động làm anh trai nghi ngờ. Tất cả mọi đồ đạc trong nhà đều được cô lật tung lên, ngay cả chiếc nồi cũng được cô em gái cạo trắng xóa.

Thái độ của người anh trai bắt đầu thể hiện rõ nét qua việc chú Tiến Lê đã phát hiện ra tài năng của cô bé Kiều Phương, đây chính là một thiên tài hội họa mà không hề ai biết. Chính những bức tranh mà Kiều Phương vẽ được cất giấu trong vườn đã nói lên điều đó.

Họa sĩ Tiến Lê đã nói với bố mẹ Kiều Phương, chính bố mẹ của cô bé cũng bất ngờ về tài năng của con gái mình. Kể từ khi bố mẹ biết được tài năng của Kiều Phương, người anh trai cảm thấy mình như là người thừa trong gia đình, không có tài năng gì đặc biệt để thể hiện cho bố mẹ thấy, hai anh em bắt đầu xa cách hơn và chỉ một lỗi nhỏ của cô em gái thôi thì người anh đã quát mắng, gắt um lên.

Qua việc tham gia hội thi vẽ quốc tế, Kiều Phương đã thể hiện tình cảm của mình đối với người anh trai mà bấy lâu luôn quát mắng, kho chịu với những việc làm của cô. Nhớ lời dạy của chú Tiến Lê là “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu” thì cô em gái Kiều Phương đã vẽ anh trai của mình trong một cuộc thi hết sức quan trọng đối với cô. Lúc biết tin bức tranh được giải nhất, cô bé đã ôm chầm lấy người anh trai và muốn anh đi nhận giải cùng mình. Lúc này, người anh không hiểu chuyện gì xảy ra và viện cớ đẩy nhẹ cô em gái của mình ra.

Diễn biến tâm lý của người anh mà tác giả Tạ Duy Anh đã xây dựng nên có những chuyển biến rõ rệt. Khi biết được trong bức tranh mà cô em gái đoạt giải ấy lại chính là hình ảnh của người anh. Từ một người luôn không hài lòng, khó chịu với cô em gái thì ngay lúc này, người anh lại thấy ngỡ ngàng, hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

Người anh trai ngỡ ngàng khi nhìn thấy chính bản thân mình trong bức tranh mà cô em gái vẽ, đó như là một món quà vô giá do chính tình cảm của người em gây dựng nên. Sau sự ngỡ ngàng, người anh lại cảm thấy hãnh diện vì có một cô em gái tài năng đến vậy. Không chỉ tài năng, Kiểu Phương còn là một cô em gái biết quan tâm, biết nghĩ đến anh trai của mình, ở cô còn có cả sự khoan dung và trái tim nhân hậu, vị tha. Sự xấu hổ của người anh được thể hiện tiếp theo. Người anh xấu hổ vì những gì mà mình đã đối xử với em gái, đáng ra người anh phải tự hào vì có một người em gái tài năng, biết quan tâm đến mình như thế.
               Tác giả Tạ Duy Anh đã làm cho người đọc cảm thấy thú vị và tò mò về sự thay đổi trong tâm trạng của người anh. Những gì thay đổi trong trạng thái tâm lý của người anh kể từ khi nhìn thấy bức tranh của cô em gái tuyệt vời của mình diễn ra một cách liên tục.Qua bức tranh của em gái, người anh đã hiểu rõ hơn tình cảm mà người em giành cho mình, không phải như những gì mình đã nghĩ về em gái. Truyện “Bức tranh của em gái tôi” đã xây dựng thành công cả cốt truyện lẫn nhân vật, theo đó là diễn biến tâm lý của nhân vật qua từng chi tiết của tác phẩm. Cảm ơn tác giả Tạ Duy Anh đã mang đến cho người đọc một tác phẩm hay và ý nghĩa như vậy.

Bình luận (0)
Tình yêu của đời tôi
Xem chi tiết
batman
26 tháng 2 2019 lúc 17:19

Dựa vào đề bài thuật lại tâm trạng của người anh mình sinh trình bày:người anh trai dù không muốn, nhưng trước sự khẩn khoản cùa em gái, đã cùng gia đình đi nhận giải thưởng với em.Câu ta đứng xem bức tranh của cô em gái với một tâm trạng đầy biến động. Thoạt đầu, cậu vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là cậu ta. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Cậu đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Cậu lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và im lặng. Đến cuối truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ờ trong tranh. Và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được vẻ

Bình luận (0)
phanthilan
1 tháng 3 2021 lúc 12:53

Tôi tên là Kiều Phương. Anh trai tôi quen gọi tôi là Mèo bởi vì tôi luôn làm bẩn mặt tôi. Tôi luôn vui vẻ chấp nhận cái tên mà anh tôi đặt cho và hơn thế, tôi còn dùng để xưng hô với bạn bè. Tôi rất hay lục lọi các đồ trong nhà.

- Này, em không để cho chúng nó yên được à?

Tôi vênh mặt:

- Mèo mà lại! Em không phá là được...

     Một hôm, anh trai bắt gặp tôi đang nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi ra cổ tay. Tôi chế thuốc để vẽ. Các đít xoong chảo bị tôi cạo trắng cả. Thế là anh trai bí mật theo dõi tôi. Sau khi có vẻ hài lòng, tôi lấy trong túi ra bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục... đều do tôi tự chế. Tôi canh trừng một lúc rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào một cái lọ còn bỏ không. Xong, tôi vui vẻ chạy đi làm những việc được bố mẹ phân công, vừa làm vừa hát, có vể rất vui.

     Nhưng mọi bí mật của tôi cuối cùng cũng bị bại lộ. Hôm đó, chú Tiến Lê - họa sĩ, bạn thân của bố tôi - đưa theo bé Quỳnh lên chơi. Vớ được bạn gái, tôi mừng quýnh lên. Chungs tôi lôi nhau ra vườn. Ở đây, tôi đưa toàn bộ bức tranh tôi vẽ giấu ra cho bé Quỳnh. Chỉ thấy bé Quỳnh đôi lúc lại reo khe khẽ lên. Lát sau, bé Quỳnh chạy vào và thì thầ gì đó với chú Tiến Lê khiến chú phải xin phép bố tôi theo Quỳnh ra vườn. Lúc đó, anh trai tôi đang mải mê với chiếc diều nên không biết có chuyện gì xảy ra. Chỉ thấy từ ngoài vườn trở vào mặt chú Tiến Lê rạng rỡ lắm:

- Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tai hội họa không?

Chú trải sáu bức tranh do tôi vẽ ra trước mặt bố. Đến mặt bố ngây người ra như không tin vào mắt mình.

- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!

Ông không kìm được, ôm thốc tôi lên:

- Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. 

Mẹ tôi vừa về, kịp nghe và kịp chứng kiến tất cả, cũng không kìm được xúc động. Theo chú Tiến Lê thì những bức tranh của tôi rất độc đáo, có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào. Bố mẹ tôi rất tin vào thẩm địnhchú Tiến Lê. Chú còn hứa sẽ giúp tôi phát huy tài năng.

     Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng anh tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi trên bàn học, anh chỉ muốn gục xuống khóc. 

     Anh chẳng tìm thấy ở mình một tài năng gì. Và không hiểu sao anh không thể thân với tôi như trước nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ thôi là anh gắt um lên. 

     Anh quyết định làm mọi việc mà anh vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của tôi. Dường như mọi thứ trong nhà của tôi đều được đưa vào tranh. Mặc dù tôi vẽ những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Tôi vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ thương.

     Gấp lại những bức tranh của tôi, anh lén trút một tiếng thở dài...

     Bố mẹ hào hứng mua sắm cho tôi tất cả những gì cần cho công việc vẽ. Chú Tiến Lê tặng tôi - "đồng nghiệp" hẳn một hộp màu ngoại xịn. Chỉ có mặt tôi là không thay đổi. Lúc nào cũng len nhem, bị anh quát thì xịu xuống, miệng dẩu ra. Anh từng thấy tôi rất ngộ với vẻ mặt ấy. Nhưng đấy là trước kia. Bây giờ anh cảm thấy tôi như chọc tức anh...

     Rồi cả nhà - trừ anh - vui như tết khi tôi, qua giới thiệuTiến Lê, được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế. Luật của cuộc thi là thí sinh phải vẽ một bức tranh theo đề tài tự chọn ngay trước mặt ban giám khảo. Trước khi đi thi, tôi cứ hay xét nét anh, khiến anh rất khó chịu. Tôi nhập tâm vào lời dạy của chú Tiến Lê: "Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu".

     Một tuần sau tôi trở về trong vòng tay dang sẵn của cả bố và mẹ tôi: Bức tranh của tôi được trao giải nhất. Tôi lao vào ôm cổ anh, anh viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ tôi ra. Tuy thế, tôi vẫn kịp thì thầm vào tai anh: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải".

     Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo anh chen qua đám đông để xem bức tranh của tôi đã được đóng khung, lồng kính. Trong xanh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mộng mơ nữa. Mẹ hồi hộp thì thâm vào tai anh:

- Con có nhận ra con không?

     Anh giật sững người. Chẳng hiểu sao anh lại bám chặt tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt tôi, anh hoàn hảo đến thế ư? Anh nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: "Anh trai tôi". Vậy mà dưới mắt anh tôi lại...

- Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi hộp

     Anh không trả lời mẹ vì anh chỉ muốn khóc. Bởi vì nếu được nói với mẹ, anh sẽ nói rằng: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy"

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ngu Thị Ngu
Xem chi tiết
Nguyễn phương mai
20 tháng 3 2020 lúc 9:00
Vào google mà tra
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ngu Thị Ngu
25 tháng 3 2020 lúc 8:35

không có

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa