Các bạn giải cho mình câu này:
Mong như ....... mẹ về chợ
Mẹ bắt đầu đi chợ lúc 8 giờ 45 phút, mẹ đi đường mất 20 phút, mua sắm mất 1 giờ 10 phút . Hỏi mẹ về đến nhà lúc mấy giờ ?
Các bạn ơi giải giúp mình nhé mình đang vội !
Số thời gian mẹ đi chợ là : 1 giờ 10 phút + 20 phút = 1 giờ 30 phút
Mẹ về nhà lúc mấy giờ là : 8 giờ 45 phút + 1 giờ 30 phút = 10 giờ 15 phút
Đúng 100%
Câu nào dưới đây mắc lỗi dùng từ?
A.Răng em bé mọc thưa thớt.
B. Em và mẹ đi chợ mua sắm thức ăn.
C. Con trâu này cày nhanh nhảu.
D. Cả A, B, C
CÁC BẠN GIẢI CHI TIẾT RA GIÚP MÌNH NHÉ! CẢM ƠN CÁC BẠN RẤT NHIỀU!
Nếu các bạn biết thì giải hộ mình câu đố:
Một bà đi ra chợ gặp một buồng chuối đỏ.Hỏi tại sao bà quay về?
chuối đỏ=chó đuổi
VÌ bị chó đuổi nên bà chạy về!
k mình bạn nhé!
Chuối đỏ là chó đuổi, chó đuổi thì bà quay về
k nha
chuối đỏ là chó đuổi đúng ko mik cũng thick đó lắm có nhiều lắm
Giải nghĩa thành ngữ mong như mong mẹ về chợ
Mong như mong mẹ về chợ. Có thể rất nhiều người đã dùng câu này. Có thể có người hiểu rất rõ ý nghĩa của nó, coó thể không... Nhưng có thể chắc một điều rằng, thế hệ 8X đổ về trước sẽ hiểu nó.
Cái tuổi thơ ngày xưa ta bé trôi đi và trai qua là một thời đất nước vừa mới bắt đầu "đổi mới" - cái đói, cái nghèo đã ăn sâu vào ký ức của bao nhiêu thế hệ, ăn sâu vào ký ức bao nhiêu tuổi thơ. Phải trải qua thì mới hiểu khái niệm "ngày giáp hạt" là khoảng thời gian nào và tại sao chỉ cần nhắc đến thôi là sẽ thấy hiện rõ trong đôi mắt của ông bà, bố mẹ ta một nỗi sợ, một nỗi sợ đã hằn sâu lắm vào con người họ. Và bởi thế nên những đứa trẻ ngày ấy mới mong mỏi mẹ đi chơ về như thế nào. Háo hức lắm, ra ngóng vào trông, thấp thỏm đứng ngồi không yên, mong lắm...
Chợ quê những ngày tháng ấy cũng chẳng có gì to tát, cái tôm, con tét bắt ở dưới đồng lên bán, mớ rau cọng cỏ hái ở dưới ruộng lên bán, ... Chỉ vẻn vẹn một chòm và không thể thiếu những hàng quà. Những quả táo vào mùa Xuân, quả nhót, quả ổi vào mùa Hè, quả thị, quả na vào mùa Thu, hay quả mận vào mùa Đông. Hoặc là nắm bỏng mật, cái bánh đa, ... Mẹ đi chợ dù chỉ mua mớ rau muống cho bữa cơm của nhà thôi cũng chẳng bao giờ quên mua quà cho các con. Nhớ đến nỗi cũng đã thành câu tục ngữ "Đồng bấc thì qua, đồng quà thì nhớ" để nói lên rằng dù có quên mua cái bấc đèn thì vẫn nhớ mua quà cho con. Có khi chỉ là dăm ba quả ổi xanh chát lè lưỡi, có khi là mấy quả táo đã hỏng mất phần nào,... xong những đứa con của mẹ vẫn giành lấy từ khi mẹ mới về đến ngõ, chia nhau ăn thật ngon lành. Bốn chị em cứ thế lớn lên qua những năm tháng đói rét với cơm độn, với cháo loãng... và những buổi chiều ngồi cổng mong mẹ về chợ...
Thời gian trôi thật nhanh, ta giờ đã trưởng thành lúc nào mà ta cũng còn chưa nhận thức được. Ta cưới vợ và có một nhóc rất cute. Vẫn về nhà vào những ngày cuối tuần để bớt nỗi nhớ quê. Tủ lạnh lúc nào vợ cũng mua đầy hoa quả. Mẹ giờ đã có người gọi là bà Nội, nhưng chiều nào đi chợ bà vẫn không quên mua quà cho con, cho cháu. Bao giờ bà cũng chia phần cho ta nhưng ta lúc nào cũng lắc đầu từ chối. Trong đầu ta lúc nào cũng là những suy nghĩ về công viêc, về tiền bạc, về ngày mai... mà không đế ý đến ánh mắt của bà. Hôm trước, bà mua mấy quả táo lê, chia cho ta một quả, bất chợt ta nhìn sâu vào mắt bà, cái ánh mắt ấy, cái ánh mắt vẫn còn nguyên như ngày nào tràn đầy hạnh phúc, giờ đã có rất nhiều nếp nhăn, đang nhìn đứa con thật trìu mến và sẽ cười hạnh phúc khi nó đón lấy như ngày xưa... Ta đón lấy ăn ngấu nghiến mà nước mắt cứ trực trào ra. Vừa hạnh phúc... vừa trách mình sao quá vô tâm... Bà vẫn vậy, tình yêu của bà vẫn vậy, cái nghèo đói khổ cực dù đã biến bà thành mụ mẫm cả đi, xem tivi thấy quảng cáo nước uống C2 ngon là lại ước có được mà uống - mà khi mua về thì lại không dám uống vì sợ nó đắt... mà tình yêu của bà vẫn vô bờ bến. Ta thấy hối hận vì đã bao lần từ chối đón nhận tình yêu ấy. Cuộc sống bon chen đã đẩy ta vào cái vòng xoáy của nó, khiến ta quên đi bao nhiêu thứ quý giá ở bên ngay bên cạnh mình... Cũng bởi ta đã trải qua và ta muốn bố mẹ, con cái ta sẽ không phải sợ những ngày giáp hạt nữa... và ta đã quên mất những cái giản dị, vô bờ... Rồi chợt nhận ra rằng mình chưa mua cho bà một món quà gì...
Mong như mong mẹ về chợ! Lần sau về quê ta sẽ đứng cổng đợi mẹ về chợ đòi quà... Cái tuổi thơ đã trải qua bao nhiêu những nghèo đói với bao nhiêu ký ức cứ thi thoảng lại ào về một khoảng nào đó, và ta sẽ phải ngồi viết ngay để nó khỏi chạy mất...
mình cũng đang mắc câu này
Kể về mẹ dựa theo ý sau (mình nhìn thấy mẹ giúp đỡ người ta): Nhà mình đag cần tiền để làm j đó chẳng hạn r mẹ m đi chợ về thấy bên cạnh bác hàng xóm đg bị bọn đòi nợ đến để đòi tiền ( có thể là bác bị oan hay j đó ) xong mẹ cho vay tiền rồi.......
Các bạn giúp mình với, hứa sẽ đánh giá 5 sao
Mỗi người chúng ta đều có mẹ, mẹ như vầng dương chói lòa, soi bước chân con trên mọi nẻo đường đời. Khi nghĩ về mẹ, biết bao nhiều cảm xúc ngập tràn trong tôi, từ thuở thơ bé đến khi lớn khôn.
Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài 30 tuổi nhưng hình như vẫn còn rất trẻ. Mẹ không cao lắm. Dáng người đầy đặn. Cái dáng của mẹ là dáng của người phụ nữ đã qua tuổi đôi mươi, trải qua nhiều năm tháng vất vả. Thời gian thật tốt bụng . Nó đã giữ cho tóc mẹ một màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung, năng động. Mái tóc được uốn xoăn gọn gàng, phù hợp với gương mặt mẹ. Da mẹ không trắng nhưng rất ưa nhìn. Chẳng hiểu sao, khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi, thân thiện. Bởi vậy, trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Nét mặt của mẹ rất hài hòa. Ngay từ lần đầu gặp mặt, bố đã bị thu hút bởi đôi mắt long lanh như biết nói của mẹ. Với đôi lông mày rậm, mẹ thật cá tính, mạnh mẽ. Cùng với đó là đôi mắt to, đen láy như chứa bao điều tâm sự luôn nhìn đàn con với vẻ trìu mến, đầy yêu thương. Đôi môi dày, đỏ thắm lúc nào cũng cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, đều tăm tắp. Cũng không thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bước đầu trên đường đời.Nhà tôi rất nghèo và cũng ko có tiền nhưng mẹ tôi vẫn cố kiếm đủ tiền để nuôi 2 anh em chúng tôi.Tôi rất tự hào khi có một người mẹ như vậy.
Một hôm nhà tôi đang cần tiền để đóng học phí cho tôi. Bỗng bác hàng xóm nhà bên cạnh bị bọn xã hội đen vô cớ đến đòi tiền .Mẹ tôi vì không muốn nhìn thấy người khác bị oan uổng nên đã lấy tiền học của tôi đưa cho lũ người ấy.Cuối cùng họ cũng chịu về.Còn tôi vừa vui nhưng trong lòng lại buồn vì ko đc đi học nữa. Mẹ tôi nói:
-''Thôi con ạ tiền học thì tháng sau mẹ sẽ đóng cho con nhé.Mẹ xin lỗi con vì đã.... mẹ tôi khóc ko nói nên lời
Nhưng tôi vẫn biết trong tim mẹ rất muốn cho tôi đi học nhưng ko đc.
Sáng hôm sua, bác hàng xóm sang cảm ơn vì đã giúp bác hôm qua. Hôm qua bác ko kịp rút tiền mà bảo đi rút thì bọn chúng ko cho.
Nên hôm nay bác đền cho tôi tiền học phí và 1 chút tiền để cảm ơn. tôi vui mừng , ôm chầm lấy mẹ ko nói nên lời
Chúng ta được sinh ra và lớn lên trong dòng sữa của mẹ tình cảm yêu thương của cha mẹ dành cho chúng ta.Ca dao là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn con người từ thuở ấu thơ. Nhịp võng đưa và tiếng du hời qua những làn điệu ca dao đã đưa tâm hồn trẻ thơ đi cùng quê hương, đất nước, hướng về cội nguồn dân tộc. Một trong những câu ca dao đã khắc sâu vào kí ức tôi.
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông.
Công cha được ví như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ sánh với nước trong nguồn. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả dân gian mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao cha mẹ. Bởi lẽ cha mẹ sinh thành ra ta và nuôi dưỡng ta khôn lớn nên người. Công lao của cha mẹ thật lớn, nó sánh với núi cao biển thẳm. Núi Thái Sơn không chỉ hoành tráng về hình dạng, chiều cao mà là biểu tượng của sự bất diệt thiêng liêng. Vì thế, còn nhỏ thì phải biết giúp cha mẹ những công việc vừa sức mình. Khi lớn thì phải báo đáp tình cảm bằng cách hiếu thuận với cha mẹ.
Bạn tham khảo nha
Đời người có 3 thứ tình ai cũng có và phải biết quý trọng và nâng niu, đó là tình bạn, tình yêu và đặc biệt là tình thân (tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em), trong đó cha mẹ là người đã sinh ta ra, nuôi dưỡng và dạy bảo ta nên người, vì vậy ta phải biết ơn và bảo vệ thứ tình cảm ấy. Ca dao, tục ngữ Việt Nam có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra””
Câu ca dao nói về lòng biết ơn của mình đối những bậc sinh thành đã chăm lo và nuôi dưỡng ta nên người.
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu ca dao này để biết được ý nghĩa sâu sắc mà ông bà ta để lại cho con cháu.
Để tìm hiểu rõ hơn về điều đó chúng ta cùng nhau phân tích những cụm từ, từ ngữ trong câu: “núi Thái Sơn”, là ngọn núi cao lớn và vững chắc nhất của đất nước Trung Quốc, tác giả dân gian ví công lao to lớn của cha mẹ giống như sự đồ sộ, to lớn của ngọn núi đã đi vào lịch sử này. “nước trong nguồn” là nước được chảy ở trong nguồn ra, tinh khiết, mát mẻ và trong lành, dạt dào và chưa bao giờ vơi, để nói về tình mẹ với con cái của mình, lúc nào cũng nhẹ nhàng, dịu dàng và tinh khiết như giọt nước trong nguồn, ca ngợi đức hy sinh của cha mẹ dành cho con cái mà tác gải chỉ có thể sử dụng những hình ảnh to lớn nhất, vĩ đại nhất để so sánh. Để từ đó khuyên nhủ chúng ta cần phải biết quý trọng và biết ơn bố mẹ, phải phụng dưỡng và chăm sóc họ thật tốt khi ốm đau hay già yếu.
Không có từ ngữ nào, hình ảnh nào để nói lên được công lao to lớn của cha mẹ, sử dụng ngọn núi Thái Sơn và nước trong nguồn, là những gì vĩ đại nhất, thiêng liêng nhất, mà tác giả biết đến để nói lên công lao to lớn của các bậc sinh thành, họ chăm lo cho chúng ta từ khi con trong bụng mẹ, đến khi chào đời rồi chúng ta lớn lên, trưởng thành, đó là cả một quá trình lâu dài phải mất hàng chục năm mới xây dựng và dạy dỗ chúng ta nên người được. Cha mẹ không nhưng lo cho chúng ta từ miêng cơm manh áo mà con dạy chúng ta biết cái nào là đúng, cái nào trái, dạy ta cách ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống này.
Chúng ta những người con đã làm cho bố mẹ của mình vất vả, hy sinh quá nhiều vì mình. Vậy ta nên làm gì để có thể đền đáp công lao to lớn ấy. Chúng ta đang trong độ tuổi học vì thế điều đơn giản nhất mà chúng ta có thể báo bố mẹ ngay bây giờ đó là ngoan ngoãn, vâng lời ông bà cha mẹ, trở thành con ngoan trò giỏi, biết yêu thương và chia sẻ với mọi người, chỉ cần như thế thôi cũng đủ để làm bố mẹ chúng ta cảm ấm lòng như thế mới xứng đáng với những gì mà bố mẹ đã hy si nh cho chúng ta.
Xin được mượn lời của bài hát “đạo làm con” của nhạc sĩ Quách Been để có thể diễn tả hết cảm xúc của con cái đối với cha mẹ của mình:
“Khi đấng sinh thành sinh ta ra đời,
Cảm ơn ông trời cho ta kiếp người,
Phải sống thế nào: để Cha đừng buồn,
Phải sống thế nào: để Mẹ được vui,
Tình Cha bao la như núi cao ngang trời,
Tình Mẹ rộng lớn như biển cả mênh mông,
Chỉ mong cho ta lớn khôn nên người,
Chỉ mong nhìn thấy nụ cười của ta,
Dù Cha ra sao cũng luôn là đấng sinh thành,
Dù Mẹ làm sao cũng luôn mang nặng đẻ đau,
… Chỉ một giây thôi … nhắm mắt quên cuộc đời, hãy nghĩ suy lại những việc làm của ta.
… Chỉ một giây thôi … nhắm mắt quên tất cả, nghĩ tới Cha Mẹ vẫn đang đong đầy yêu thương.
… Chỉ một giây thôi… nhắm mắt quên cuộc đời, hãy nghĩ suy lại ta tìm mẹ nơi đâu
… Chỉ một giây thôi…nghĩ đến cha một lần, dấu vết chân chim vẫn đang từng ngày mong ta”
Bài hát chính là tất cả những cảm xúc và tình cảm mà con cái dành cho bố mẹ, xin bố mẹ yên tâm vì bố vì mẹ con sẽ cố gắng học hành, chăm ngoan, nghe lời ông bà cha mẹ, dù bố mẹ như thế nào cũng là đấng sinh thành của mình đừng vì họ già yếu, lẩm cẩm mà bỏ rơi bố mẹ của mình, như thế là bất hiếu, là tội đồ.
Thời đại nay thật sự buồn, khi có quá nhiều trường hợp xảy ra hết sức đau lòng, khi con đánh cha mẹ, hành hạ cha mẹ cho tới chết do tính tình nóng nảy, do đua đòi, ham chơi thiếu tiền sinh ra các tệ nạn xã hội, đây là vấn đề ngày càng trở nên nhức nhối và đáng báo động.
Câu ca dao như một lần nữa nhắc nhở và khuyên bảo con cái hãy yêu thương và quý trọng bố mẹ lúc họ còn trên cõi đời này, đừng để đến lúc họ chết đi thì hối cũng không kịp.
Cha mẹ là những người đã đưa chúng đến với thế giới rộng lớn này. Và rồi, không quản ngại bao gian nan, vất vả, cha mẹ đã nuôi nấng và dạy dỗ chúng ta nên người. Câu ca dao của cha ông ta như lời nhắc nhở với những người con về tình cảm thiêng liêng, suốt đời ta không thể trả hết:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Núi cao biển rộng mênh mang
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Cha mẹ sinh dưỡng và nuôi nấng ta lên người. Công lao của của cha được ví như ngọn núi Thái Sơn – ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của Trung Quốc, để thấy được sự hi sinh và vất vả của cha không thể kể xiết và đong đếm được. Ngọn núi ấy được lớn dần theo năm tháng nhờ sự nâng lên của người mẹ Trái Đất và tình cha cũng ngày càng đong đầy. Sử dụng hình ảnh ngọn núi để ví với người cha cũng là ngầm ý so sánh về vai trò trụ cột, là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình, là người mang gánh nặng lo toan giữa cuộc đời. Ta thêm trân trọng và thấu hiểu nỗi vất vả, khó khăn mà cha gánh vác. Còn với mẹ, đó là ơn nghĩa sinh thành, mẹ đã hi sinh cả bản thân để đổi lại nụ cười và hạnh phúc của con. Nước trong nguồn chẳng bao giờ cạn như tình mẹ mênh mang, chảy dài theo dòng sông cuộc đời của con. Dòng nước ấy khiến ta nghĩ đến dòng sữa trắng trong của mẹ, đã nuôi ta khôn lớn từ thuở lọt lòng. Mội giọt sữa thơm là bao chắt chiu, tình cảm mẹ dành cho con. Công ơn nghĩa nặng được ví như biển rộng núi cao, mênh mông và trường tồn mãi mãi theo thời gian. Bởi vậy “cù lao chín chữ”, công lao cha mẹ ta hãy mãi khắc ghi và thể hiện tấm lòng hiếu thảo với mẹ cha. Bài ca dao bằng những hình ảnh, ngôn từ giản dị nhưng sâu sắc và thấm thía vô cùng. Đó là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta theo suốt cuộc đời về tình cảm thiêng liêng, bất tử dành cho cha mẹ.
1.cho ngữ liệu bạn khạc nhổ trong lớp như thế là không được đẹp lắm nhé ." A câu trên đã dùng biện pháp tu từ gì?
B em hiểu thế nào về biện pháp tu từ này
2.trong các câu sau câu nào là câu ghép:
A gió lên, nước biển càng dữ
B cứ vào sáng sớm, mẹ và tối thức dậy đi chợ
1.
a) biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh
b) - nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
- trong trường hợp trên, sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh nhằm làm cho lời nói dễ nghe, khiến người nghe dễ tiếp thu; tránh chỉ trích thiếu lịch sự và dễ gây mâu thuẫn.
2.
Câu a là câu ghép.
các bạn hãy kể cho mình nghe một câu chuyện kể về tả về mẹ nha!!
mình tik cho 10 bạn nhanh nhất nhe!!!
Mẹ của em là người mẹ tuyệt vời nhất trên thế gian này.
Năm nay, mẹ đã hơn bốn mươi tuổi, nhưng sao trông mẹ vẫn còn trẻ và đẹp lắm. Nhờ thân hình nhỏ nhắn, mảnh mai, cùng nước da trắng sáng, mẹ thường được mọi người khen là trẻ lâu. Khuôn mặt mẹ hơi bầu bĩnh, có đôi mắt to tròn, hàng lông mày sắc nét. Tất cả kết hợp với lúm đồng tiền nhỏ xinh bên má phải, khiến mẹ lúc cười đặc biệt đáng yêu.
Là một nhân viên ở văn phòng, hằng ngày, trang phục của mẹ luôn là những chiếc áo sơ mi cùng chân váy. Tuy giản dị nhưng vẫn rất đẹp. Ngoài giờ làm, mẹ dành thời gian để chăm sóc gia đình. Dọn dẹp, cơm nước, chăm sóc ông bà, một tay mẹ lo hết, mà chẳng bao giờ than phiền. Hàng xóm láng giềng ai cũng xuýt xoa rằng mẹ của em thật là giỏi giang, chịu khó.
Em luôn tự hào khi được là đứa con yêu quý của mẹ.
Mỗi người chúng ta đều có mẹ, mẹ như vầng dương chói lòa, soi bước chân con trên mọi nẻo đường đời. Khi nghĩ về mẹ, biết bao nhiêu cảm xúc ngập tràn trong tôi, từ thuở thơ bé đến khi lớn khôn.
Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài 30 tuổi nhưng hình như vẫn còn rất trẻ. Mẹ không cao lắm. Dáng người đầy đặn. Cái dáng của mẹ là dáng của người phụ nữ đã qua tuổi đôi mươi, trải qua nhiều năm tháng vất vả. Thời gian thật tốt bụng . Nó đã giữ cho tóc mẹ một màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung, năng động. Mái tóc được uốn xoăn gọn gàng, phù hợp với gương mặt mẹ. Da mẹ không trắng nhưng rất ưa nhìn. Chẳng hiểu sao, khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi, thân thiện. Bởi vậy, trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Nét mặt của mẹ rất hài hòa. Ngay từ lần đầu gặp mặt, bố kể lại rằng, bố đã bị thu hút bởi đôi mắt long lanh như biết nói của mẹ. Với đôi lông mày rậm, mẹ thật cá tính, mạnh mẽ. Cùng với đó là đôi mắt to, đen láy như chứa bao điều tâm sự luôn nhìn đàn con với vẻ trìu mến, đầy yêu thương. Đôi môi dày, đỏ thắm lúc nào cũng cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, đều tăm tắp. Cũng không thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bước đầu trên đường đời.
Mẹ tôi tần tảo sớm hôm chăm lo cho tôi và gia đình nhỏ, mỗi khi đi làm về dù rất mệt nhưng mẹ vẫn phải nấu cơm. Nhìn mẹ thật khổ nhưng tôi cũng chỉ có thể giúp mẹ những việc có thể làm được, hình ảnh của mẹ mỗi khi làm việc lúc nào cũng in sâu trong tâm trí tôi. Tôi nhớ nhất một hôm, lúc nào đó vào buổi tối, mẹ bảo tôi đi ngủ, tôi chỉ lên gường và giả vờ ngủ. Vì mẹ tôi là kế toán nên lúc nào cũng làm việc với máy tính, đôi tay mẹ điêu luyện nhấn từng phím. Bỗng nhiên mẹ đứng dậy, tôi tưởng mẹ đã xong việc nhưng không phải, mẹ đứng dậy là để đắp lại chăn cho em rồi mẹ lại ngồi vào bàn làm việc. Một lúc sau bỗng thấy mẹ cười, đang thắc mắc thì một ngọn gió lướt qua như muốn trả lời em: “Mẹ cười vì mẹ đang vui đấy!” Câu trả lời này lại càng làm em thắc mắc:” Mẹ vui vì việc gì nhỉ?” Lần này thì cây bàng rung rung muốn nói “Mẹ vui vì được chăm sóc em đấy, cô bé!”.
Nghĩ về mẹ, là nhớ về tình yêu thương ấm áp bao la như biển Thái Bình. Trong đầu tôi vẫn ngân vang câu thơ ngày nào:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con”
kick và kb vs c nha
Bài làm
Trong lòng mỗi người đều sẽ luôn có một hình dáng lý tưởng và đẹp đẽ nhất. Với em, người phụ nữ xinh đẹp, tài giỏi và tuyệt vời nhất, chính là mẹ của em.
Mẹ của em là một người nông dân làm vườn bình thường ở một vùng quê nhỏ. Năm nay mẹ bốn mươi tuổi. Tuy vậy, do dầm mưa dĩa nắng, làm việc nặng nhọc nên trông có phần già hơn tuổi. Nhưng điều đó chẳng chút gì ảnh hưởng đến vẻ đẹp của mẹ trong mắt em. Mẹ cao khoảng một mét sáu, hơi gầy với làn da ngăm khỏe mạnh. Khắp bàn chân, bàn tay mẹ là những đường gân nổi lên và vết rạn, do làm vườn vất vả. Móng tay của mẹ luôn phải cắt ngắn để thuận tiện cho công việc. Mẹ em có khuôn mặt bầu hơi dài, nổi bật nhất là đôi mắt đen láy như nhìn thấu lòng người. Mỗi khi mẹ nhìn chăm chú vào em thì em luôn cảm giác mình là trung tâm của thế giới này vậy.
Trang phục thường ngày của mẹ lúc ở nhà chính là những bộ đồ bộ may bằng loại vải có họa tiết sặc sỡ - một kiểu trang phục quen thuộc của những người phụ nữ ở nông thôn. Lúc làm vườn, mẹ sẽ mặc đồ bảo hộ màu xanh, đi ủng, đeo găng và đội nón. Mẹ em chưa từng đi làm tóc, nhưng mái tóc của mẹ vẫn đen bóng, suôn mượt khiến bao người ao ước.
Mỗi ngày, em luôn mong mình lớn lên thật nhanh, để giúp mẹ được nhiều hơn nữa. Để mẹ luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
Mình đi bộ từ nhà ra công viên hết 5 phút và chơi ở công viên trong 1giờ 15 phút, sau đó Minh ghé qua chợ mua rau giúp mẹ rồi về nhà hết 25 phút. Hỏi từ lúc Minh bắt đầu đi bộ ra công viên chơi cho đến khi về hết bao nhiêu thời gian?
Các bạn nhớ giải hết ra hộ mình nhé! cảm ơn các bạn!
Từ lúc Minh ra công viên cho đến khi Mình chơi xong hết số giờ là:
1 giờ 15 phút+5 phút=1 giờ 20 phút
Từ lúc Minh ra công viên cho đến khi Minh về hết số giờ là:
1 giờ 20 phút+25 phút=1 giờ 45 phút
Đáp số:1 giờ 45 phút
1h45 phút