Những câu hỏi liên quan
Hoangd Dương
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 5 2018 lúc 16:22

Đáp án

Chép lại phiên âm, dịch thơ của bài Ngắm trăng (1đ)

- Phiên âm:

   Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

   Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?

   Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

   Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

- Dịch thơ:

   Trong tù không rượu cũng không hoa,

   Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;

   Người ngắm trăng soi ngoài cửa số,

   Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

   - Giá trị nội dung: tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của Bác giữa chốn ngục tù khó khăn, gian khổ (1đ)

   - Giá trị nghệ thuật: bài thơ tứ tuyệt giản dị nhưng hàm súc. Vừa mang màu sắc cổ điển vừa có tinh thần hiện đại. (1đ)

Bình luận (0)
Trương Văn Trường
Xem chi tiết
Ngọc Đang Học
Xem chi tiết
ღтяà муღ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
23 tháng 12 2021 lúc 14:16

Chọn A

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Minh Thu
23 tháng 12 2021 lúc 14:18

Chọn A

Bình luận (0)
Ngọc Trần
Xem chi tiết
Rhider
23 tháng 11 2021 lúc 19:56

Tham khảo

Có một thời gian khổ mà ta không thể nào quên. Có những người đã gắn bó với tuổi thơ chúng ta, trở thành kỉ niệm, mang theo bao tình thương nỗi nhớ sâu nặng trong lòng ta. Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt với hình ảnh người bà đã đem đến cho ta cảm xúc và nỗi niềm bâng khuâng ấy:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
..............................................
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa

Đây là phần đầu bài thơ Bếp lửa nói lên những kỉ niệm sâu sắc tuổi thơ với bao tình thương nhớ bà của đứa cháu đi xa.

Tràn ngập bài thơ, đoạn thơ là một tình thương nhớ mênh mông, bồi hồi. Ba câu thơ đầu nói lên hai nỗi nhớ: nhớ bếp lửa, nhớ thương bà. Bếp lửa "chờn vờn sương sớm" gắn bó với mỗi gia đình Việt Nam, với sự tần tảo chịu thương chịu khó của bà. Bếp lửa "ấp iu nồng đượm" đã được nhen nhóm bằng sự nâng niu, ôm ấp của tình thương. Nhớ bếp lửa là nhớ đến bà "biết mấy nắng mưa", trải qua nhiều vất vả, khó nhọc. Điệp ngữ "một bếp lửa" kết hợp với câu cảm thán làm cho giọng thơ bồi hồi xúc động:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Khổ thơ thứ hai nói về kỉ niệm tuổi thơ, kỷ niệm buồn khó quên: "năm đói mòn đói mỏi", "khô rạc ngựa gầy", "khói hun nhèm mắt cháu", "sống mũi còn cay". Bằng Việt sinh năm 1941, năm nhà thơ lên 4 tuổi, là cuối năm 1944 đầu năm 1945, nạn chết đói kinh khủng đã xảy ra, hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói. Đó là kỉ niệm về "mùi khói", về "khói hun", một cảnh đời nghèo khổ gắn liền với bếp lửa gia đình trước Cách mạng. Vần thơ là tiếng lòng thời thơ ấu gian khổ, rất chân thực cảm động:

 

Lên bốn tuổi, cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn, đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

"Nghĩ lại đến giờ" đó là năm 1963, đã 19 năm trôi qua, mà đứa cháu vẫn cảm thấy "sống mũi còn cay!". Kỉ niệm buồn, vết thương lòng, khó quên là vậy!

Khổ thơ thứ ba nói về việc nhóm lửa suốt một thời gian dài 8 năm của hai bà cháu. Có tiếng chim tu hú kêu gọi mùa lúa chín trên những cánh đồng quê. Tiếng chim tu hú, những chuyện kể của bà về Huế thân yêu đã trở thành kỉ niệm. "Tu hú kêu...", "khi tu hú kêu...", "tiếng tu hú...", cái âm thanh đồng quê thân thuộc ấy được nhắc đi nhắc lại nhiều lần càng trở nên tha thiết bồi hồi. Đó là tiếng vọng thời gian năm tháng của kỉ niệm về gia đình (bếp lửa), về quê hương (tiếng chim tu hú) yêu thương. Cháu thầm hỏi bà hay tự hỏi lòng mình về một thời xa vắng:

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

"Cháu cùng bà nhóm lửa", nhóm lửa của sự sống, nhóm ngọn lửa của tình thương. Tám năm ấy, đất nước có chiến tranh "Mẹ cùng cha bận công tác không về", cháu ở cùng bà, cháu lớn lên trong tình thương và sự chăm sóc nuôi dưỡng của bà. Hai câu thơ 16 chữ mà chữ bà, chữ cháu đã chiếm đúng một nửa. Ngôn từ đã hội tụ tất cả tình thương của bà dành cho cháu. Một tình thương ấp ủ, chở che:

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.

Hay nhất, hàm súc nhất là từ ngữ: "cháu ở cùng bà", "bà bảo", "bà dạy", "bà chăm". Vai trò người bà trong mỗi gia đình Việt Nam thật vô cùng to lớn. Năm tháng đã trôi qua thế mà bà vẫn "khó nhọc" vất vả "nhóm bếp lửa". Nghĩ về ngọn lửa hồng của bếp lửa, nghĩ về tiếng chim tu hú gọi bầy, đứa cháu gọi nhắn thiết tha chim tu hú "kêu chi hoài". Câu thơ cảm thán và câu hỏi tu từ diễn tả nỗi thương nhớ bà bồi hồi tha thiết. Cảm xúc cứ trào lên:

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

 

Năm chữ "nghĩ thương bà khó nhọc" nói lên lòng biết ơn bà của đứa cháu đã và đang mang nặng trong trái tim mình tình thương của bà dành cho.

Đoạn thơ đầy ắp kỷ niệm tuổi thơ và dào dạt cảm xúc. Cháu thương nhớ và biết ơn bà không bao giờ quên. Bằng thể thơ tự do 8 từ (có xen 7 từ), tác giả đã tạo nên một giọng thơ thiết tha, chất thơ trong sáng truyền cảm, hình tượng đẹp. Bếp lửa, tiếng chim tu hú, người bà là ba hình tượng hòa quyện trong tâm hồn đứa cháu xa quê, ở đây, tình thương nhớ bà gắn liền với tình yêu quê hương. Câu thơ của Bằng Việt có một sức lay, sức gợi ghê gớm!

Bình luận (0)
Georgea Dinnie
Xem chi tiết
Phan Văn Toàn
24 tháng 12 2023 lúc 8:52

Tham khảo

Bài thơ "Tiếng chổi tre" của Tố Hữu là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, vừa có giá trị về nội dung sâu sắc, vừa mang đến những hình ảnh và ngôn ngữ tinh tế, độc đáo.

Về nội dung, bài thơ "Tiếng chổi tre" mang thông điệp về sự quyết tâm và ý chí kiên cường của con người Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày. Tác giả đã sử dụng hình ảnh chổi tre - một công cụ lao động đơn giản nhưng đầy ý nghĩa, để tả sự cần cù, bền bỉ và không ngừng cố gắng của người lao động. Bài thơ thể hiện lòng tự hào và tình yêu quê hương, khơi gợi sự tận tụy và sự hy sinh của người dân Việt Nam trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

Hình thức nghệ thuật của bài thơ cũng rất đặc sắc. Tố Hữu đã sử dụng các hình ảnh và ngôn ngữ tươi sáng, sống động để tạo nên một không gian thơ mộng và sâu lắng. Những câu thơ ngắn gọn, nhịp điệu nhẹ nhàng và âm điệu trôi chảy của bài thơ tạo nên một cảm giác như tiếng chổi tre vỗ nhẹ, êm ái. Tác giả cũng sử dụng các từ ngữ và biểu đạt hình ảnh tinh tế, như "tiếng chổi reo rắc", "màu xanh lá", "đàn chim hát ríu rít", để tạo nên một bức tranh sống động về cuộc sống quê hương.

Ngoài ra, bài thơ còn mang đậm chất nhân văn và tình cảm. Tố Hữu đã tận dụng hình ảnh chổi tre để kết nối con người với thiên nhiên, gợi lên tình yêu và lòng biết ơn đối với môi trường xung quanh. Bài thơ khơi gợi sự nhìn nhận và trân trọng những giá trị đơn giản nhưng quan trọng trong cuộc sống, đồng thời khuyến khích mọi người sống tích cực và đóng góp cho xã hội.

Tổng kết, bài thơ "Tiếng chổi tre" của Tố Hữu là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, kết hợp giữa nội dung sâu sắc và hình thức nghệ thuật tinh tế. Bài thơ mang đến thông điệp về sự quyết tâm và ý chí kiên cường của con người Việt Nam, đồng thời khơi gợi tình yêu và lòng biết ơn đối với cuộc sống và môi trường xung quanh.

Bình luận (0)
hà my
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Tiến
22 tháng 9 2023 lúc 19:10

mù văn:))

Bình luận (0)
hà my
22 tháng 9 2023 lúc 19:11

:))bạn nì hài ghê

 

Bình luận (0)
Đào Trí Bình
22 tháng 9 2023 lúc 19:33

dài lắm mình gõ ko nổi(thật ra là bị mù văn)

Bình luận (0)
bool
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
28 tháng 3 2020 lúc 8:19

1. Nội dung: Bài thơ có 2 lớp nghĩa:

- Nghĩa đen: nói về việc đi đường núi.

- Nghĩa bóng: ngụ ý nói về con đường cách mạng, đường đời. Bác Hồ muốn nêu lên một chân lí, nêu bài học rút ra từ cuộc sống hằng ngày của Bác: con đường cách mạng là lâu dài, là vô vàn gian khổ nhưng nếu kiên trì, bền bỉ để vượt qua gian lao, thử thách thì nhất định sẽ thắng lợi rực rỡ.

2. Nghệ thuật:

- Bài thơ Đi đường chủ yếu thiên về suy nghĩ và triết lí. Song triết lí mà không hề có giọng triết lí, nêu bài học đường đời mà không hề lên lớp dạy đời. Chỉ là những vần thơ giống như lời kể chuyện, tâm sự của Bác. Nhưng đã nói lên thật sâu sắc thuyết phục một chân lí, một đạo lí lớn.

- Bốn câu thơ bình dị mà cô đọng, kiệm ngôn từ, ý và lời chặt chẽ, logic vừa tự nhiên vừa chân thực lại vừa chứa đựng tư tưởng sâu xa.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Huy Hoang
28 tháng 3 2020 lúc 8:59

Nếu con đường đó là con đường cách mạng thì chân lí tất yếu nêu trên lại càng sáng tỏ. Cuộc đời phấn đấu, hi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương chói lọi. Trên con đường cách mạng đầy chông gai, sóng gió, với trí tuệ sáng suốt, ý chí và nghị lực tuyệt vời, Người đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam vượt qua mọi gian lao, thử thách để lên đến đỉnh cao vinh quang của thời đại. Từ chuyện đi đường tưởng như rất đỗi bình thường, người chiến sĩ cộng sản lão thành Hồ Chí Minh đã dạy chúng ta một bài học nhân sinh thiết thực và bổ ích.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa