Hãy viết khổ thơ 5 chữ về ngôi nhà của em . Ít nhất 5 khổ
Hãy viết khổ thơ 5 chữ về hoa cỏ mùa xuân . Ít nhất 6 khổ
Mỗi năm mai vàng nở
Mùa xuân lại trở về
Muôn hoa thêm rực rỡ
Dưới nền trời trong xanh
Hạt sương rơi long lanh
Đọng trên từng ngọn cỏ
Mặt trời càng lên tỏ
Ánh hồng càng thêm xinh.
xuân bên em rồi đó
hòa cùng gió cùng mây
cũng khúc hát ngất ngây
và tiếng cười trong sáng
chào xuân đi em hỡi
cho anh thấy yêu đời
bởi vì thương mất rồi
nên tương tư em đó
Có một mùa xuân xưa
Khi nắng vàng óng ả
Mây trắng trời xanh ngắt
Con trở về thăm mẹ
Đường xa, người cách biệt
Tình mẹ sống trong con
Tình yêu thật lớn lao
Ngàn trùng sao tránh kịp
Tuổi xuân mẹ dành cho.
Có một mùa xuân xưa
Khi mai vàng hé mở
Trăm hoa đua sắc thắm
Con ngồi bên cạnh mẹ.
Tuổi xuân đã đi qua
Lấm tấm mái tóc bạc
Vết nhăn ẩn vẻ đẹp
Ngàn hoa sao sánh bằng
Sắc đẹp vì đời con.
Những khi con cô đơn
Muốn được gần bên mẹ
Được nghe lời mẹ ru
Được nghe lời mẹ khuyên
Được nghe mẹ thì thầm
Tâm hồn con đã lớn
Nhưng vẫn còn trẻ con.
Thèm vòng tay âu yếm
Như thuở thước mẹ ơi!
Mùa xuân chẳng tàn phai
Mùa xuân là đời con
Mùa xuân là đời mẹ
Khi mẹ cười, con biết
Mùa xuân đã về rồi.
Viết đoạn văn ngắn (7-10 dòng) nêu cảm nhận của em về khổ thơ sau, trong đoạn văn đó hãy gạch chân ít nhất một câu văn có sử dụng thành phần trạng ngữ: “Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa Chiếc giường tre quá đơn sơ Võng gai ru mát những trưa nắng hè.”
viết một bài thơ 4 chữ nói về dụng cụ học tập(ít nhất bốn khổ,mỗi khổ bốn dòng)
em camonnn
Em tham khảo bài thơ sau nhé!
Theo em đến trường
Biết bao bạn tốt
Nào cặp, nào sách
Nào bút, nào thước
Bạn cặp giúp em
Thu gọn đồ dùng
Em mang trên vai
Tung tăng đến lớp
Bạn sách thân yêu
Luôn luôn giúp ích
Giúp em biết viết
Giúp em biết đọc
Và đây bạn bút
Nhỏ nhỏ xinh xinh
Bạn cùng em vẽ
Cùng em viết bài
Ô kìa bạn thước
Dễ mến biết bao
Bạn giúp cho em
Kẻ bao đường thẳng
Thương quý các bạn
Đã luôn bên em
Cùng em phấn đấu
Tiến tới tương lai
Em hãy viết 2 khổ thơ 5 chữ tả về người bạn thân của mình
Bạn tham khảo nha:
Người bạn thân của mình Minh rất thích vẽ hình
Bạn ấy tên là Minh Về các đảo và vịnh
Minh thì khá là xinh Mình rất quý bạn Minh
Mà tính cách linh tinh Người bạn thân của mình
trong bài thơ gặp lá cơm nếp em thích nhất khổ thơ nào hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đó ?
Em hãy viết đoạn văn cảm nhận về chú bé Lượm qua khổ 2 và khổ 3 bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu. Trong đoạn văn em viết có sử dụng câu trần thuật đơn (gạch dưới câu văn đó).
Tham khảo:
Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích / là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam.( Câu trần thuật đơn) Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi. Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.
Tham khảo:
Cứ vào những mùa thu lá rụng , ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến : ‘ Lượm’!
Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhẩy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chín vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: ‘Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui ! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ !’
Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân , híp mí cười ngộ nghĩnh :’ Thôi ! Chào đồng chí ‘
Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bong nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt : ‘Lượm ! Cháu tôi !’. Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chin tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi….’Lượm !’ Tôi nghẹn ngào không nói nên lời : Lượm đã hi sinh !
Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.
Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc dục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái ‘tôi’ của mình để bảo vệ cái ‘tôi’ lớn hơn. Đó là cái ‘tôi’ của Việt Nam trước bạn bè thế giới.
Hãy kể về cách sống giản dị của Bác Hồ? Hãy nêu một khổ thơ nói về cách sống giản dị của Bác trong ngôi nhà Bác?
*Hãy kể về cách sống giản dị của Bác Hồ
Chiếc thắt lưng của Bác
Thời kỳ đó là tháng 6-1954. Sau chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tới Genève để đàm phán. Hội nghị kéo dài được gần một tháng thì các bên tạm nghỉ để về nước báo cáo lập trường các bên cho chính phủ mình. Trên đường về Việt Nam các bạn Trung Quốc đã mời phái đoàn Việt Nam nghỉ lại Trung Quốc. Phái đoàn Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu.
Hôm đó, Bác nghỉ tạm tại nhà nghỉ Đảng bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Quảng Tây. Sáng, Bác Hồ đi họp, ở nhà, một cán bộ của bạn đi kiểm tra phòng Bác xem các nhân viên phục vụ phòng có chu đáo không. Sau khi xem xét một lượt, anh ta thấy trên sàn nhà một mảnh vải đã cũ, dài khoảng 80cm, rộng khoảng 10cm, màu vàng đã bạc. Đoán rằng đây là dây gói tài liệu rớt ra sau khi cầm tài liệu đi, anh ta bỏ mảnh vải vào thùng đựng giấy rác.
Bác đi họp về, hỏi: “Thắt lưng của tôi đâu? Tôi thường để sau ghế tựa nên bị rơi xuống đất”. Lúc này mọi người mới vỡ lẽ vội đi tìm và đưa lại cho Bác.
Một chiếc thắt lưng bằng da, bằng dây dù... cũng không đắt hơn một miếng vải là bao. Nhưng vấn đề ở đây: Cái quí báu trong nhân cách của Bác là tính cách luôn hy sinh, cái riêng bao giờ cũng là tối thiểu, cái dành cho sự nghiệp chung bao giờ cũng được ưu tiên tối đa. Phẩm chất trong sáng thể hiện thường trực trong những cử chỉ của Bác, dù nhỏ nhất. Thời điểm đó, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, thắt lưng chiến lợi phẩm thu được rất nhiều, nhưng Bác vẫn chỉ tiếp tục dùng chiếc thắt lưng quen thuộc cũ kỹ của mình.
*Một số khổ thơ nói về đức tính giản dị của Bác.
Làng Sen quê Bác đây rồi
Hàng phi lao đứng giữa trời reo vui
Sông Lam nước chảy xanh trời
Bên hàng dâm bụt bồi hồi tiếng chim
Ngôi nhà lá dựng trang nghiêm
Đơn sơ phên liếp thân quen thuở nào
Ngát đưa hương bưởi ngọt ngào
Vườn cam phơi ánh nắng đào gió bay.
-bốn câu thơ Tố Hữu viết về sự giản dị mà vĩ đại của Cụ Hồ:
Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà
Ta bên Người, Người toả sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.
Còn rất nhiều bn nhé!!!
Chúc bạn hk tốt!!
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5- 7 câu) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau trong
bài “Tre Việt Nam” của nhà thơ nguyễn Duy:
Có gì đâu, có gì đâu,
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều.
Rễ siêng không ngại đất nghèo,
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
Vươn mình trong gió tre đu,
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh,
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.
Lưng trần phơi nắng phơi sương,
Có manh áo cộc tre nhường cho con.
Em hãy viết một đoạn văn( từ 7 đến 9 câu ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài thơ Nhớ rừng, trong đó có sử dụng ít nhất một câu nghi vấn( gạch chân câu nghi vấn có trong đoạn văn ).
Đoạn văn đạt các yêu cầu sau:
- Hình thức: 7-9 câu, chứa ít nhất một câu nghi vấn.
- Nội dung: Khổ cuối bài thơ Nhớ rừng thể hiện khao khát tự do của con hổ. Trước thực tại đầy chán ghét, có khi đã bị rơi vào bất lực nhưng mãnh chúa quyết không chịu khuất phục vẫn không nguôi niềm khao khát tự do. Đoạn kết như một lời nhắn gửi đầy bi tráng của chúa sơn lâm với nước non hùng vĩ. Dù thân này bị cầm cố trong cũi sắt nhưng khát vọng tự do thì mãi mãi bay bổng. Ta vẫn luôn nhớ về nơi ta ngự trị, thênh thang vùng vẫy, ta ôm giấc mộng ngàn to lớn, vẫn thiết tha với tiếng gọi rừng xanh - tiếng gọi tự do "Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"