Tại sao công nghiệp thực phẩm phát triển mạnh ở Việt Nam
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Chỉ ra sự khác biệt về thế mạnh tự nhiên đế phát triển công nghiệp năng lượng giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Đông Nam Bộ
b) Kể tên 3 ngành công nghiệp trọng điểm và những sản phẩm tiêu biểu của các ngành đó ở Đông Nam Bộ. Tại sao Đông Nam Bộ là vùng có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm phát triển mạnh nhất nước ta?
a) Sự khác biệt về thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp năng lượng giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Đông Nam Bộ
-Lợi thế của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với Đông Nam Bộ
+Nguồn than đá có trữ lượng lớn nhất nước ta
+Các hệ thống sông ở đây có trữ năng thuỷ điện lớn hơn các hệ thống sông ở Đông Nam Bộ, tiêu biểu là hệ thống sông Hồng (chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện cả nước)
-Lợi thế Đông Nam Bộ so với Trung du và miền núi Bắc Bộ
+Có nguồn dầu mỏ trữ lượng lớn
+Khí tự nhiên hàng trăm tỉ m 3
b) Tên 3 ngành công nghiệp trọng điếm và những sản phẩm tiêu biểu của các ngành đó ở Đông Nam Bộ
*Đông Nam Bộ là vùng có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm phát triển mạnh nhất nước ta, vì
-Là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, có thế mạnh về tự nhiên
-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào có trình độ cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn
-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất so với cả nước
-Thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước
-Chính sách quan tâm của Nhà nước,..
Câu 1 kể tên các cây công nghiệp của vùng Đông Nam bộ giải thích vì sao Đông Nam bộ là vùng trồng cây quan trọng của cả nước Câu2 nêu những hiểu biết của em về biển đảo Việt Nam Câu3 phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông cửu long Câu 4 sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta biểu hiện như thế nào trình bày các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo ở nước ta
Câu 1 Kể tên các cây công nghiệp của vùng Đông Nam bộ giải thích vì sao Đông Nam bộ là vùng trồng cây quan trọng của cả nước
Các cây công nghiệp của vùng Đông Nam bộ: cao su, điều, hồ tiêu, cà phê,...
Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước vì ở đây hội tụ nhiều nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Điều kiện thuận lợi tự nhiên:
Đất đai chủ yếu là đất xám và đất đỏ badan trên vùng đồi lượn sóng thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp.Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nhiều sông lớn với nguồn nước mặt phong phú tạo điều kiện cho việc sinh trưởng và phát triển các cây công nghiệp.Điều kiện thuận lợi xã hội:
Vùng có nguồn lao động phong phú, đặc biệt là lao động có kinh nghiệm sản xuất và tay nghề tương đối cao.Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật thuộc loại tốt nhất trong cả nước.Đông Nam Bộ có thị trường tiêu thụ rộng lớn.Ngoài ra, còn có các điều kiện phát triển khác như các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, năng động trong cơ chế thị trường. Đặc biệt, vùng thu hút được nhiều sự đầu tư từ nước ngoài.
Câu 2 Nêu những hiểu biết của em về biển đảo Việt Nam
Là một quốc gia ven biển nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, vùng biển rộng trên 1 triệu km2, gấp hơn ba lần diện tích đất liền; có trên 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ gần bờ và xa bờ, chạy suốt từ Vịnh Bắc Bộ đến Vịnh Thái Lan. Đặc biệt, có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là những nét đặc trưng cơ bản của cấu trúc và sự phân hoá lãnh thổ Việt Nam tạo ra cho đất nước ta tính đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và nguồn lợi thuỷ sinh vật.
Câu 3 Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông cửu long
Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn.
- Góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm.
- Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.
- Làm cho nền nông nghiệp của vùng tiến dần tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Câu 4 Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta biểu hiện như thế nào trình bày các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo ở nước ta
* Nguyên nhân của sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển -đảo:
- Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi, nhất là thủy sản ven bờ
- Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện ...
- Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô ...) của vùng biển - đảo.
- Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.
- Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.
- Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.
* Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo dẫn đến những hậu quả sau:
- Làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta, cạn kiệt tài nguyên.
- Ảnh hưởng xấu tới việc phát triển tổng hợp kinh tế biển theo hướng bền vững (đặc biệt là phát triển nghề cá, du lịch biển - đảo).
- Gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư vùng biển — đảo.
Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo ở nước ta:
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ ra vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.
giải thích sự phát triển và phân bố của một số nghành công nghiệp ở Việt Nam
- công nghiệp điện lực
- công nghiệp thực phẩm
- công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích vai trò của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Chứng minh rằng nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp này.
HƯỚNG DẪN
a) Vai trò của ngành công nghiệp lương thực, thực phẩm
- Thông qua hoạt động chế biến, các sản phẩm nông nghiệp - thuỷ sản vừa có chất lượng cao, lại vừa dễ bảo quản, thuận tiện cho việc chuyên chở.
- Xây dựng ngành công nghiệp này đòi hỏi vốn đầu tư ít hơn nhiều so với các ngành công nghiệp nặng, vốn quay vòng lại nhanh hơn. Việc thu hồi vốn diễn ra sau một thời gian ngắn làm tăng tốc độ tích luỹ cho nền kinh tế.
- Tạo nên một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
- Thúc đẩy việc sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn.
b) Chứng minh nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ từ nông nghiệp và thuỷ sản tương đối phong phú. Nhiều vùng chuyên canh quy mô lớn về cây trồng (lúa gạo, cây công nghiệp, cây ăn quả) và vật nuôi (gia súc lớn, gia súc nhỏ, gia cầm, thuỷ sản) đã được hình thành, tạo cơ sở thuận lợi, đảm bảo nguồn nguyên liệu tại chỗ thường xuyên, ổn định cho công nghiệp chế biến.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn, cả trong nước và ngoài nước.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng được đầu tư phát triển.
- Nguồn lao động dồi dào.
- Chính sách phát triển (công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta).
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Trình bày hiện trạng sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long
b) Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta
-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước
+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+
+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang
+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)
+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta
-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu
-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...
-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh
-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh
b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm
-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế
-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp
giải thích tại sao công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nước ta phát triển mạnh mng giúp e với e chỉ thấy câu là công nghiệp trọng điểm chứ chưa thấy câu này :<
#Tham_khảo
Nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và đa dạng.
+ Nguyên liệu từ ngành trồng trọt: cây lương thực (lúa), cây công nghiệp hằng năm (lạc, mía, đậu tương, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều, tiêu, chè…), rau - cây ăn quả. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
+ Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp.
+ Nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú..).
- Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Lượng nhu cầu về các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm trong nước ngày càng tăng.
+ Các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, hoa quả, tôm, cá đông lạnh…của nước ta đã và đang thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có:
+ Một số ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ra đời sớm và có cơ sở sản xuất nhất định.
+ Các nhà máy, xí nghiệp lớn thuộc ngành này tập trung ở các thành phố lớn, thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng thị trường.
tại sao công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ lại phát triển mạnh ở khu vực Tây Nam Á , còn nông nghiệp lại kém phát triển ?
do tây nam á có nguồn tài nguyên dầu mỏ lớn nhất thế giới
: Vì dầu mỏ là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực, có trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Lưỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-rap và vùng vịnh Péc-xích. Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là: A-rập Xê-út, I-ran, I-rắc, Cô- oét. Trước đây đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp: trồng lúa gạo, lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục và dệt thảm. Ngày nay công nghiệp và thương mại rất phát triển, nhất là công nghiệp khai thác và chế biền dầu mỏ. Hằng năm các nước khai thác hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm khoảng 1/3 sản lượng giàu thế giới.
1) Tại sao vấn đề năng lượng cần phải đặt ra trong phát triển công nghiệp ở các nước Đông Nam Á??? 2) Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển lúa gạo của Đông Nam Á? 3) Hãy nêu những thế mạnh phát triển cây công nghiệp ở Đông Nam Á?
2. Điều kiện phát triển (thuận lợi)
- Đất phù sa, màu mỡ
- Khí hậu nhiệt đới ẩm
- Dân cư đông đúc
- Nguồn nước dồi dào
3. Thế mạnh phát triển cây công nghiệp
- Đất feralit có diện tích lớn
- Khí hậu nhiệt đới ẩm
- Thị trường tiêu thụ lớn
Công nghiệp chế biến thực phẩm của Đông Nam Á phát triển dựa trên các thế mạnh chủ yếu
A. Nguồn vốn đầu tư nhiều và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
B. Nguồn lao động rất dồi dào và cơ sở vật chất kỹ thuật tốt.
C. Nguồn lao động dồi dào và cơ sở hạ tầng khá hiện đại.
D. Nguồn nguyên liệu phong phú và thị trường tiêu thụ rộng.
Đáp án D
Bão nước ta hoạt động chậm dần từ Bắc vào Nam: miền Bắc vào khoảng tháng 6,7,7; miền Trung bão hoạt động vào tháng 9, 10 với tần suất lớn nhất; mùa bão chậm nhất ở miền Nam, hoạt động vào tháng 11, 12 (quan sát Atlat trang9).