Những câu hỏi liên quan
Võ Hoàng Phương Vy
Xem chi tiết
Võ Hoàng Phương Vy
13 tháng 12 2016 lúc 8:56

<3

 

Bình luận (0)
Nam Nguyen Trung Nam
23 tháng 12 2016 lúc 22:21

chiu tui cug dag tim cau nay day hiu
 

Bình luận (0)
Trần Vĩ Quang
Xem chi tiết
Le Thi Bich Ngoc
29 tháng 3 2017 lúc 20:51

đồng ý nhưng khi biết được tập tính của tôm là ăn vào lúc chiều tối để việc đánh bắt tôm có hiệu quả cao

Bình luận (0)
Ngoc Bích
Xem chi tiết
Hà Yến Nhi
22 tháng 2 2018 lúc 22:20

Nguyên nhân:

– Do chế độ bóc lột và chính sách vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp trong hơn 80 năm.
– Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người.
– Quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi (than, vàng, sắt, thiếc, đá quý…)
– Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải.
– Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng, phân bố làm cho khai thác gặp khó khăn và đầu tư lãng phí.

Thực trạng:

– Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi
– Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí.
– Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường

Biện pháp bảo vệ:
– Phải khai thác hơp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.
– Cần thực hiện nghiêm luật khoáng sản của Nhà nước ta.

Bình luận (0)
Hà Yến Nhi
22 tháng 2 2018 lúc 22:27

C4.

Tài nguyên biển của nước ta gồm các loại chính như:

+ Tài nguyên sinh vât

+Tài nguyên phi sinh vật

+ Tài nguyên du lịch

+ Tài nguyên giao thông vận tải

Bình luận (1)
Hà Yến Nhi
22 tháng 2 2018 lúc 22:31

C5.

-Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta. Giai đoạn này chỉ mới bắt đầu từ cách đây 65 triệu năm và vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay.

-Ở giai đoạn này, lãnh thổ nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpi và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu.

Địa chất biến đổi: Do chịu tác động của vận động tạo núi Anpi, trên lãnh thổ nước ta đã xảy ra các hoạt động như uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bồn trũng lục địa.

Khí hậu, mực nước biển thay đổi: Cũng giai đoạn này, đặc biệt trong kỉ Đệ tứ, khí hậu Trái Đất có những biến đổi lớn với những thời kì trở lạnh gây nên tình trạng dao động lớn của mực nước biển.

=> Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay.

Bình luận (0)
dang quang thanh
Xem chi tiết
Xua Tan Hận Thù
11 tháng 11 2017 lúc 20:56

BÀI LÀM

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……, ngày..... tháng ….. năm 200....

ĐƠN KIẾN NGHỊ

Kính gửi : Cơ quan Công an huyện Mộ Đức - Xã Đức Thắng

-     Tôi tên : Xua Tan Hận Thù

-     Sinh ngày : 22 - 10 - 1960

-     Chức vụ : Tổ trưởng tổ Xóm 11 - Xã Đức Nhuận

-     Lí do viết đơn :

Địa phương tôi có một cái ao to do bom Mĩ gây ra. Cá kéo về đây sinh sôi nảy nở rất nhiều. Gần đây, khoảng lúc giữa khuya, một số người dùng thuốc nổ để đánh bắt khiến cá chết nhiều vô kể, ảnh hưởng đến môi trường và gây nguy hiểm cho con người.

Đề nghị quý Cơ quan cho các chiến sĩ xuống hiện trường, ngăn chặn ngay việc làm trên để bảo vệ môi trường sống của đàn cá và bảo đám an toàn cho người dân.

Rất mong sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.

Đại diện nhân dân xóm 11

Kính đơn

Kí tên

Xua Tan Hận Thù

Bình luận (0)
Noo Phước Thịnh
11 tháng 11 2017 lúc 20:58

                                                                       Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

                                                                                Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                                                               Bến Tre, ngày 11 tháng 11 năm 2017

                                                                                          ĐƠN KIẾN NGHỊ

Kính gửi : Cơ quan Công an phường 5 - Thị xã Bến Tre

-     Tôi tên : Nguyễn Văn Sáu

-     Sinh ngày : 22 - 10 - 1960

-     Chức vụ : Tổ trưởng tổ Dân phố 5 - Phường 5 - Thị xã Bến Tre.

-     Lí do viết đơn :

Địa phương tôi có một cái ao to do bom Mĩ gây ra. Cá kéo về đây sinh sôi nảy nở rất nhiều. Gần đây, khoảng lúc giữa khuya, một số người dùng thuốc nổ để đánh bắt khiến cá chết nhiều vô kể, ảnh hưởng đến môi trường và gây nguy hiểm cho con người.

Đề nghị quý Cơ quan cho các chiến sĩ xuống hiện trường, ngăn chặn ngay việc làm trên để bảo vệ môi trường sống của đàn cá và bảo đám an toàn cho người dân.

Rất mong sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.

                                                                                                                          Đại diện nhân dân phường 5

                                                                                                                                             Kính đơn

                                                                                                                                                Kí tên

                                                                                                                                        Nguyễn Văn Sáu

Bình luận (0)
Hatsune Miku
18 tháng 11 2017 lúc 19:30

bài này không liên quan gì đến toán

Bình luận (0)
Nguyen Ha Phuong
Xem chi tiết
Pham Huyen Trang
5 tháng 2 2017 lúc 20:53

-màu xanh lá mạ, màu xanh rêu ,màu xanh chai lọ

vì đưoc có nhiều lớp mọc chồng lên nhau,có lớp đưoc gia, có lớp đưoc non nên màu lá xanh của chúng mỗi chỗ 1 khác. Tác giả đã tìm ra nhiều hình ảnh để so sánh, để gọi tên các sắc thái khác nhau của màu lá.Dó là những hình ảnh, những từ ngữ thật sáng tạo, thật đặc sắc miêu tả được sự sinh động của cảnh vật.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
6 tháng 2 2017 lúc 13:46

Mở đầu “cuốn phim” là đoạn văn nêu ấn tượng chung ban đầu về vùng sông nước Cà Mau. Tác giả chưa miêu tả một hình ảnh cụ thể nào mà chỉ là những hình ảnh khái quát được cảm nhận qua thị giác và thính giác của nhà văn. Đó là ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mông với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện và tất cả được bao trùm trong màu xanh của trời của nước, và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và gió. “Màu xanh” đã thành một ấn tượng nổi bật: trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, xung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá tạo nên cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu. Và tiếng rì rào cũng thành một thứ âm thanh đơn điệu, triền miên ru ngủ thính giác: đó là tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái lan ngày đêm khậo -ễ ngớt vọng về trong hơi gió muối….

Bình luận (0)
Wendy Marvell
5 tháng 2 2017 lúc 20:08

Khó quá, bài này trên mạng hình như chỉ có duy nhất 1 bài giống đề của cậu, đó là câu hỏi của cậu

Bình luận (3)
Nguyen Ha Phuong
Xem chi tiết
Ha ngoc ánh
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Linh
28 tháng 2 2017 lúc 14:46

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
1 tháng 3 2017 lúc 14:13
Em rất thích xem bộ phim Đất rừng phương Nam chiếu trên màn ảnh nhỏ. Đây là bộ phim được dàn dựng từ tác phẩm nổi tiếng của Đoàn Giỏi – một nhà văn chuyên viết về đề tài thiên nhiên và con người vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ thời kì chống Pháp xâm lược. Tác phẩm Đất rừng phương Nam được sáng tác vào năm 1957, sau khi nhà văn Đoàn Giỏi tập kết ra Bắc. Tác giả đã đem đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ và phong phú, từ đó thêm yêu mến thiên nhiên và con người ở mảnh đất tận cùng của Tổ quốc. Đoạn văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII của tác phẩm nói trên. Qua đoạn văn này, em nhận thấy rằng đất mũi Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ và đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc. Đọc đoạn văn này, em có cảm tưởng như được cùng với chú bé An (nhân vật chính của truyện) ngồi trên con thuyền len lỏi qua các kênh rạch chằng chịt như mạng nhện của rừng u Minh để rồi đổ ra sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Cả một không gian rộng lớn được bao phủ bởi một màu xanh bất tận: trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Âm thanh đặc trưng của xứ sở này là tiếng rì rào bất tận của những khu rừng đước bạt ngàn, cùng tiếng sóng ì ầm từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối… Tên đất, tên sông ở đây thật mộc mạc, giản dị: gọi là rạch Mái Giầm vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xòa ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ… Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây… Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ “tức khơ mâu” tiếng Miên, nghĩa là “nước đen” Hình ảnh gây ấn tượng rất mạnh cho em là hình ảnh của dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ… lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập – nơi tập trung đặc điểm của những chợ nổi họp trên mặt sông của vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng… Ngoài những thứ đó, chợ Năm Căn còn có một nét rất riêng mà các chợ khác không có được. Đó là cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Chợ Năm Căn phong phú về hàng hóa, về các món ăn chứng tỏ Cà Mau là nơi đất lành chim đậu. Các dân tộc Việt, Hoa, Miên, Chà Châu Giang… chung sống thành một cộng đồng đoàn kết với đủ mọi giọng nói líu lo, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau. Đất mũi Cà Mau đẹp như một bức tranh. Mảnh đất này đã đi vào thơ ca, nhạc họa và nổi tiếng anh dũng kiên cường trong những cuộc kháng chiến chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc. Cảm ơn nhà văn Đoàn Giỏi đã cho em một chuyến du lịch đầy bất ngờ và thú vị qua những trang sách tuyệt vời của ông. Mong rằng có một dịp nào đó, em sẽ được đặt chân đến nơi mà Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi qua những vần thơ: Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non Mấy trăm đời lấn luôn ra biển… Và so sánh: Tổ quốc tôi như một con tàu Mũi thuyền xé sóng – mũi Cà Mau.
Bình luận (1)
Do vu diep huong
Xem chi tiết
Phan hải băng
Xem chi tiết
trần thị xuân mai
21 tháng 11 2016 lúc 19:23

1. Có 4 câu. Mỗi câu có 7 chữ.

Gieo vần ở các tiếng cuối câu 1, 2, 4 ( viên, thiên, thuyền )

nhịp: 4/3

2.. - Thời gian: ban đêm

không gian: không gian được miêu tả trong bài rằm tháng giêng là không gian lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát. Câu thứ 2 khá đặc biệt trong cách tả: cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao

- Sự lặp lại 3 lần của từ xuân khiến cho câu như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đọng lên cảnh vật. Làm cho không gian đêm rằm tháng giêng trở nên đậm đà mùa xuân,.

- Bài này được Bác viết trong cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ. Thế nhưng trong bài thơ, ta thấy chủ thế chữ tình và rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc và chan hòa cùng ánh trăng thiên nhiên nơi núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn nhường cho thiên nhiên tình yêu thương ưu ái, không nở từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Nói lên phong thái lạc quan yêu đời của Bác.

-

 

Bình luận (0)