Viết 1 đoạn văn từ 10 đến 15 câu chứng minh người Việt Nam có truyền thông : "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có sử dụng trạng ngữ.
viết đoạn văn 8-10 câu nêu cảm nghĩ về câu ăn quả nhớ kẻ trồng cây có sử dụng 1 câu chứa thành phần trạng ngữ
( giúp mik với)
refer
Trong cuộc sống(trạng ngữ), đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Ôi thật đáng trân trọng biết bao !
THAM KHẢO :
Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.
Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây”? Vì tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp người tạo nên để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại, để rồi chắp cánh ước mơ cho chúng ta. Bên cạnh đó, công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn. Không có họ, làm sao chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động của mình. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước. Chúng ta phải nhớ ơn họ, vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay: “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”.
Hiểu vấn đề trên ta phải hành động như thế nào? Hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta được hưởng thụ, điều đó rất hợp với tình người. đối với cha mẹ, cũng có những người con hết lòng thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu cha mẹ chính là người tạo ra cuộc sống cho họ ngày hôm nay. Thật đúng với lời khuyên của câu tục ngữ. Chúng ta, mỗi người ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy đạo lí đó. Thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường, biết ơn những thế hệ đi trước là những điều chúng ta phải ghi nhớ.
Câu tục ngữ đã để lại một bài học thật quý giá. Chúng ta những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần chăm chỉ học tập để giữ gìn những thành quả mà ông cha đã tạo dựng và luôn nhắc nhở nhau sống
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"(8-10 câu), trong đoạn văn có sử dụng thành phần trạng ngữ(gạch chân)
E tk:
Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Có lòng biết ơn, sống ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước.
Viết một đoạn văn từ 12 đến 15 câu chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây trong đoạn văn có sử dụng dấu chấm lửng gạch chân và chú thích
Tham khảo
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là truyền thống đạo lý tốt đẹp từ ngàn đời của nhân dân Việt Nam. Đạo lý này muốn nói về lòng biết ơn, kính trọng của chúng ta đối với những người đã có ơn giúp đỡ, cưu mang, cống hiến,… Đạo lý này đã được răn dạy, giáo dục trong xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các hành động, biểu hiện cụ thể. Đó là lòng biết ơn, kính trọng của con cháu đối với các bậc cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã nuôi dưỡng, dạy bảo ta nên người. Đó còn là lòng biết ơn, tưởng nhớ muôn đời đối với thế hệ cha anh đã có công bảo vệ và dựng xây đất nước, cho chúng ta có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, hòa bình. Điều này được thể hiện không chỉ qua những hành động nhỏ của các cá nhân, tập thể, mà còn được thể hiện ở việc Đảng, Nhà nước, nhân dân chủ trương xác lập những ngày lễ, ngày hội để bày tỏ lòng tri ân, biết ơn, và nhắc nhở chúng ta nhớ về những mốc lịch sử vàng son của dân tộc. Ví dụ như: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, ngày Quốc khánh 2/9, ngày giỗ Tổ 10/3,… Có thể khẳng định rằng, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là truyền thống đạo lý về lòng biết ơn của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Vì vậy, mỗi chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn và phát huy tích cực truyền thống này để xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp.
* CHÚ THÍCH: Câu có dấu chấm lửng là những câu được in đậm ở trên.
Em hiểu câu ăn quả nhớ kẻ trồng cây trình bày 1 đoạn văn có sử dụng 2 trạng ngữ
Viết đoạn văn khoảng 10 câu chứng minh rằng "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trong đoạn sử dụng 1 câu đặc biệt. (Gạch chân và chú thích rõ)
Em hãy viết một đoạn văng khoảng 12 câu chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Trong đoạn văn có sử sụng ít nhất là một trạng ngữ (gạch chân và chú thích rõ)
giúp mk với mình cần gấp
Viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng ) trình bày suy nghĩ của em về câu túc ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây " có sử dụng câu rút gọn
Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn nhắc nhở con cháu sống có trước có sau ân nghĩa thủy chung. Điều đó đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã thay lời ông cha gửi gắm tới chúng ta lời căn dặn về truyền thống ấy. Trước hết ta cần hiểu thế nào là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”? Mỗi quả ngọt khi ta được thưởng thức không tự dưng mà có, nó được chăm chút bằng bao mồ hôi công sức của kẻ trồng cây. Vì thế chúng ta cần phải nhớ đến hay nói cách khác là biết ơn đến người vun trồng nên trái ngọt. Ý nghĩa của câu tục ngữ không chỉ dừng lại ở đó mà còn mang một ý nghĩa tiềm ẩn, sâu xa: mỗi khi nhận được thành quả lao động từ người khác chúng ta cần phải có thái độ và cả những việc làm biết ơn đến những người tạo ra nhũng thành quả ấy.Thật là một bài học đáng quý! Hành động ấy thể hiện một tư tưởng cao đẹp một lối ứng xử đúng đắn. Bởi những gì chúng ta hưởng được hôm nay không phải tự dưng mà có. Sự hiện diện của chúng ta trên cõi đời này cũng nhờ có ba mẹ của chúng ta. Những hạt cơm thơm dẻo ta ăn là nhờ bao mồ hôi đã gửi lại nơi đồng xa . Áo quần ta mặc là nhờ những người thợ may nâng từng đường kim mũi chỉ. Những con đường bằng phẳng ta đi là nhờ công của những người công nhân không quản mưa nắng tạo dựng. Chúng ta được hưởng ánh sáng của đèn điện là nhờ nhà bác học Ê-đi-xơn đã làm đi làm lại hàng nghìn thí nghiệm để tìm ra dây tóc bóng đèn. Và chúng ta được hưởng hòa bình tự do, thấy những cánh chim câu bay trên bầu trời xanh thẳm là nhờ công của những chiến sĩ đã gửi về đất bao xương máu, anh dũng hi sinh, chiến đấu hết mình vì tổ quốc. Mỗi người chúng ta đều phải tưởng nhớ điều đó và biết ơn và thể hiện sự thành kính đối với anh hùng dân tộc của mình, coi trọng cội nguồn và giá trị to lớn của dân tộc, từ đó đem lại cho chúng ta những căn nguyên cần thiết và quan trọng nhất .Để thể hiện lòng biết ơn không chỉ là những lời nói suông mà còn bằng những hành động thích thực. Chẳng hạn để tỏ lòng biết ơn mẹ cha mỗi học sinh chúng ta cần phải không ngừng học tập thật tốt, tu dưỡng rèn luyện đạo đức gần hơn là giúp đỡ bố mẹ những công việc hằng ngày. Thực tế chứng minh rằng, nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa: xây dựng các nhà tình thương cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng , chính sách cho con thương binh liệt sĩ. Không chỉ thế còn có những ngày lễ kỷ niệm để tỏ lòng biết ơn : ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Giỗ tổ Hùng Vương,… Ông cha ta vẫn có câu: “ Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”. Như vậy câu tục ngữ trên đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn bao giờ hết về đạo lý làm người. Biết ơn. Một tình cảm cao quý cần phải có trong mỗi chúng ta. Vì vậy chúng ta cần không ngừng trau dồi phẩm chất cao quý ấy.
Câu rút gọn:Biết ơn
Đề 1: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây","uống nước nhớ nguồn".
a.Mở bài:
-Lòng biết ơn là một truyền thống đạo đức cao đẹp
-Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
b.Thân bài:
-Luận điểm giải thích:
Ẩn dụ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "uống nước nhớ nguồn" đã gây nhận thức và truyền cảm về chân lý đó như thế nào?
-Luận điểm chứng minh:
+Luận cứ 1; Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn sống theo đạo lý đó:
Con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ, thờ cúng tổ tiên, lễ Tết, lễ hội văn hóa, ......
+Luận cứ 2:Một số ngày lễ tiêu biểu:Ngày 20/11 lòng biết của học trò với thầy cô giáo.Ngày 27/7 thương binh liệt sĩ,...
+Luận cứ 3: sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông. Giúp đỡ gia đình có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi,...
c.kết bài:
+khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc
+bài học:cần học tập, rèn luyện, ...
Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn hoặc câu đặc biệt (gạch chân, chú thích)
Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đẽn nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truvền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quá nhớ kẻ trồng cây”. Có lòng biết ơn, sổng ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nưức ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng ưên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học ở trong nhà trường. Ôi! Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu lo lắng cho ta( câu đặc biệt). Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thố hệ trẻ hôm nay
Truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta là lòng biết ơn, biết trân trọng những người đã giúp đỡ mình. Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau phải biết giữ đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua sự bao bọc của công sức lao động, thời tiết và thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó, những gì tạo được ra nó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người được hưởng thụ thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.
Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu tục ngữ trên. Dân tộc ta trước khi đến được với cuộc sống hòa bình, yên ổn thì đã phải trải qua thời kì vô cùng gian khó với bão táp chiến tranh xô bồ. Tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp lớp cha ông đã hy sinh cả tuổi xuân, cả cuộc đời để tạo nên, để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Ta có mặt trên đời, đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Cha mẹ đã lao động vất vả cho ta được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè với sự vô lo vô nghĩ. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức, để rồi chắp cánh ước mơ về một tương lai tươi sáng cho chúng ta. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động của mình để góp phần cho công cuộc kiến thiết xã hội, đất nước. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình cho hai chữ: “cống hiến”. Từ những người nông dân cả ngày cực khổ trên đồng lúa để mang đến cho nhân dân những hạt gạo thơm dẻo trắng ngần, từ những công nhân trên công trường xây dựng cho đến những người thợ dệt, thợ may chăm chỉ miệt mài lao động trong nhà máy, ai cũng hết sức hết lòng đem mồ hôi công sức tạo nên thành quả cho cuộc đời. Một bức tranh đẹp là kết quả của quá trình sáng tạo cộng hưởng với tư chất nghệ thuật của người hoạ sĩ, một bộ phim hay được đánh đổi bằng những giọt mồ hôi nghệ thuật, công sức của đạo diễn, của diễn viên, của cả một ê-kip những người phụ trách hậu cần.
Chúc bạn học tốt~~~