Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 10 2019 lúc 14:15

Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:

    + An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều bị lở.

    + Vua được thần Kim Quy giúp xây thành và cho vuốt để làm lẫy chế nỏ thần.

    + Nhờ nỏ thần, vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.

    + Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai

    + Vua mang con bỏ chạy, nhờ thần Kim Quy cứu và chém chết Mị Châu.

a) -Do sớm có ý thức giữ gìn đất nước, lo xây thành để chống giặc ngoại xâm mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ.

- Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá về nhà vua: biết ơn, ca ngợi công lao xây thành, chế nỏ để chống giặc giữ nước.

b) Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện qua các chi tiết:

- Vua đồng ý lời cầu hôn, gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy, lại cho Thủy ở rể. ⇒ Vua mơ hồ trước âm mưu muốn xâm chiếm Âu Lạc một lần nữa của kẻ thù.

- Khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai, vua không kiểm tra lại vũ khí để đến khi quân giặc kéo sát thành, phải mang Mị Châu bỏ chạy. ⇒ Vua chủ quan khinh địch, không có cái nhìn sáng suốt với tình thế.

c) Qua các chi tiết sáng tạo, nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm:

    + Chi tiết vua nghe theo lời kết án của thần Kim Quy, rút gươm chém Mị Châu: gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng, dám hy sinh tình cảm cha con thiêng liêng để giữ tròn bổn phận với đất nước.

    + Các chi tiết liên quan đến Mị Châu:

Phê phán thái độ mất cảnh giác, quá xem trọng tình cảm cá nhân của Mị Châu.

Giải thích nguyên nhân, xoa dịu nỗi đau mất nước một cách nhẹ nhàng.

Shiratori Hime
Xem chi tiết
Lương Lê Hương Giang
Xem chi tiết
Lương Lê Hương Giang
29 tháng 12 2019 lúc 9:25

mọi người trả lời giúp  mình nha 

Khách vãng lai đã xóa
Nhung Khanh
Xem chi tiết
và đây là florentino
20 tháng 12 2021 lúc 8:59

hỏi chị google á anh :<

 

minh nguyet
20 tháng 12 2021 lúc 9:01

Em tham khảo:

a. Xuất thân, hoàn cảnh:

- Mị Châu là con gái duy nhất của An Dương Vương.

- Từ nhỏ cuộc sống của nàng vốn dĩ đã sung sướng, được bảo bọc và nhận đủ tình yêu thương cưng chiều của vua cha.

- Được gả cho Trọng Thủy, con trai của Triệu Đà, kẻ mới trước đây đã dẫn quân sang với ý đồ xâm lược u Lạc, nhưng thất bại.

b. Tội nhân của bi kịch mất nước:

- Bản tính ngây thơ, không thấu hiểu sự đời cũng như thờ ơ với lợi ích của quốc gia dân tộc, say đắm trong tình yêu, hạnh phúc với người chồng mới cưới là Trọng Thủy. Sự phục tùng và nghe lời chồng trở thành lưỡi dao giết chết nàng và cả đất nước, thành một mối họa mà nàng không thể tưởng tượng được.

+ Không ý thức được sự lợi hại của nỏ thần và tầm quan trọng của nó với sự tồn vong của đất nước, dễ dàng lén lấy nó đem ra cho chồng mình là Trọng Thủy xem trộm mà không một chút nghi ngờ hay đề phòng.

 

+ Không nhận ra sự đáng ngờ khi Trọng Thủy xin về nước thăm cha và sự kỳ lạ trong lời nói của chàng ta rằng "Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ, ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu?".

=> Ẩn ý về một cuộc xung đột sắp xảy ra giữa hai nước.

+ Khi Mị Châu phải theo vua cha chạy trốn trên một con ngựa, tình cảnh thảm hại vô cùng, Mị Châu lại vẫn tin tưởng Trọng Thủy một mặt theo vua cha chạy trốn, một mặt rải áo lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thủy đuổi theo, phản bội chính cha mình trong vô thức.

- Cuối cùng với tất cả những ngu muội và tội lỗi tày đình của mình, Mị Châu đã phải trả một cái giá quá đắt, nước mất, nhà tan, tình thân chấm hết, nàng đã chết dưới lưỡi kiếm của cha để đền tội, nhưng vẫn mãi mãi ôm trong mình nỗi oán hận và day dứt khôn nguôi.

c. Nạn nhân của bi kịch tình yêu:

- Mị Châu một lòng si mê và dành hết tình yêu cả đời mình cho Trọng Thủy, một tình yêu thuần nhất và chung thủy, không hề vụ lợi hay suy tính thiệt hơn, hết lòng tin tưởng và dâng toàn bộ trái tim cho Trọng Thủy mà chưa một lần suy nghĩ cho bản thân hay suy nghĩ cho quốc gia dân tộc.

 

+ Nàng ngây thơ tin tưởng vào tình yêu của mình và đồng thời cũng nghĩ rằng Trọng Thủy cũng dành cho mình những tình cảm trong sáng và sâu sắc hệt như nàng đối với hắn.

+ Yêu cầu xem nỏ thần, hay thỏa thuận việc tìm lại nhau lỡ như loạn lạc, đối với Mị Châu lại trở thành việc bình thường và nghiễm nhiên giữa các cặp vợ chồng ân ái.

+ Chuyện áo lông ngỗng, là nỗ lực của Mị Châu để bảo vệ mối duyên tơ, chứ nào đâu nghĩ đến cảnh diệt quốc và bi kịch những ngày sau vì sự mù quáng, tin tưởng của mình.

=> Cuối cùng đáp lại nàng đó chính là sự lừa dối và phản bội đầy đau đớn của Trọng Thủy, nàng bị đẩy vào bi kịch phản quốc, bi kịch phản bội vua cha và phải chịu cái chết đầy đau đớn và tội lỗi, chết mà vẫn còn mang nhiều uất hận ngàn năm khó rửa sạch.

- Nhận được tình yêu của Trọng Thủy, nhưng đó lại là một tình yêu mang đầy tội lỗi, đau thương, bản thân Mị Châu sẽ chẳng bao giờ còn có thể chấp nhận được nữa, lòng nàng chỉ còn lại sự thù hận, chán ghét và tuyệt vọng.

- Nàng chết đi máu nhỏ thành ngọc trai, một sự hóa thân không toàn thể hiện thái độ nghiêm khắc của nhân dân ta về những lỗi lầm không thể vãn hồi của nàng Mị Châu, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự cảm thông thấu hiểu cho những bi kịch mà nàng phải gánh chịu.

nguyen thi thanh loan
Xem chi tiết
vu
18 tháng 9 2017 lúc 21:08

trong sách ấy

đừng hỏi những câu không liên quan đến toán
 

Link wibu
Xem chi tiết
Dương Võ
Xem chi tiết
Vu Le
Xem chi tiết
Dark_Hole
23 tháng 2 2022 lúc 9:10

Tham khảo:

Câu 1:

có vị trí phía Đông giáp thành phố Thái Nguyên, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Sông Công, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Đại Từ. Hồ nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 16 km về phía tây. Từ thành phố Thái Nguyên đi qua xã Tân Cương (một xã nổi tiếng với cây chè), sẽ thấy hồ Núi Cốc hiện ra trước mắt. Đây là một vùng du lịch sinh thái gắn với nhiều huyền thoại

Hồ Núi Cốc nguyên là một đoạn của sông Công, một trong các chi lưu của sông Cầu chảy vòng quanh một ngọn núi đất có tên là núi Cốc. Đập Núi Cốc được khởi công xây dựng đầu năm 1972 nhưng do Không quân Mỹ mở chiến dịch Linebacker I đánh phá trở lại miền Bắc Việt Nam nên công trình bị đình hoãn đến đầu năm 1973 mới tái khởi động. Tháng 10 năm 1978, một trận lũ lịch sử trên sông Công có lưu lượng 3.000 mét khối/giây, gấp gần 4 lần lưu lượng xả thiết kế của cửa xả chính và làm vỡ hai vai đập. Công trình Đập Núi Cốc hoàn thành phần đầu mối vào năm 1979 và hoàn thành toàn bộ vào năm 1982.

Đập Núi Cốc thuộc hạng A là hạng đập đất đắp không có lõi chống thấm (theo phân hạng của Bộ Thủy Lợi, nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn). Công trình gồm 1 đập chính và 7 đập phụ. Đập chính có cao trình 27m, dài 480m, là loại đập tràn có cửa xả kiểu máng phun với lưu lượng xả tối đa 850 mét khối/giây. Thân đập được làm bằng đắt đắp, đầm hỗn hợp thủ công và đầm lăn cơ giới hạng nhẹ. 7 đập phụ cũng là đập đất đắp không có lõi chống thấm, cao 12,5m. Từ năm 1999, đập được xây thêm 2 khoang xả tràn có lưu tốc xả 585 mét khối/giây. Tổng chiều dài các kênh dẫn dòng cấp I cung cấp nước cho hạ lưu dày 72 km từ cửa cống rộng 195 m. Đập Núi Cốc tạo ra Hồ Núi Cốc có diện tích mặt nước trung bình 25 km vuông, ở thời điểm lũ tối đa là 32 km vuông; độ sâu 46,2 m, thời điểm cường lũ tối đa là dung tích toàn bộ 175,5 triệu mét khối, dung tích hữu ích 168 triệu mét khối. Hồ-đập Núi Cốc cùng các công trình phụ trợ tạo thành hệ thống thủy lợi Núi Cốc có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho 12 nghìn ha lúa thuộc bốn huyện, thành phố phía nam tỉnh Thái Nguyên và khu công nghiệp Thái nguyên với lưu lượng 30 mét khối/giây; cung cấp nước phục vụ đời sống dân sinh của cư dân thành phố Thái Nguyên với lưu lượng 7,2 mét khối/giây. Tổng lượng nước do Hồ Núi Cốc cung cấp cho Thái Nguyên đạt từ 40 triệu đến 70 triệu mét khối/năm. Trong một số năm hạn hán, Hồ Núi Cốc còn còn tiếp nước cho hệ thống thủy nông Sông Cầu (Bắc Giang) khoảng 30 triệu đến 50 triệu mét khối/năm. Hệ thống thủy lợi Hồ Núi Cốc cũng có tác dụng cắt lũ cho vùng hạ lưu sông Công; chăn nuôi thủy sản và kết hợp du lịch.

datcoder
Xem chi tiết
datcoder
30 tháng 11 2023 lúc 23:35

- Bài thơ có hai nhân vật là Bác Hồ và anh đội viên (bộ đội)

- Hoàn cảnh xuất hiện của các nhân vật là vào một đêm trời đã khuya, mưa lâm thâm, bên cạnh bếp lửa hồng ở một mái lều tranh xơ xác.

- Kể lại câu chuyện dựa theo trật tư thời gian.

Hôm đó, vào một đêm mùa đông trời mưa và rất lạnh nên tôi giật mình tỉnh giấc, thức dậy tôi thấy Bác vẫn chưa ngủ tôi bèn giục bác nhưng bác nói hãy cứ ngủ trước đi rồi Bác đi rém chăn, đốt lửa cho chúng tôi ngủ ngon. Tôi thiếp vào giấc ngủ từ lúc nào không hay lần thứ hai tỉnh giấc vẫn thấy Bác ngồi đó vẻ mặt suy tư trầm ngâm của Bác làm tôi không khỏi lo lắng, bồn chồn giục Bác đi ngủ nhưng Bác vẫn lặng lẽ ngồi. Đến lần thứ ba tỉnh dậy, tôi phải tới tận nơi bảo, Bác hãy ngủ đi không thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe lắm, lúc này Bác mới tâm sự với tôi những lo lắng băn khoăn của mình, Bác lo lắng cho đoàn dân công nay không có chỗ ngủ không có chăn, màn, trời lại mưa thế này. Tôi nghe mà lòng thương xót và biết ơn vô cùng vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Đêm đó, tôi và Bác cùng nhau thức tới tận sáng, đó là kỉ niệm mà mãi mãi tôi không thể nào quên.