Những câu hỏi liên quan
Đức Thắng
Xem chi tiết
My La Thao
9 tháng 1 2022 lúc 21:43

39. mình nghĩ là thầy giáo sinh ra nhằm mục đích dạy dỗ chúng ta nên người,dạy những bài học hay, giúp ta học tập tốt.

40. đó là tình yêu thương, sự chăm sóc của mẹ đối với con 

41. bà mang đến món quà: kể cho những câu chuyện cổ tích hay, viết theo thể thơ 5 chữ

42. người kể chuyện là em bé trong câu chuyện

Đó là ý kiến riêng của mình(thực chất mình cũng ngu văn lắm)

Bình luận (0)
My La Thao
9 tháng 1 2022 lúc 21:44

còn 38. mình chịu

 

Bình luận (1)
lê vũ tuấn dũng
Xem chi tiết
Vice Biche Amellian
2 tháng 10 2021 lúc 11:58

Bài thơ kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con. Qua đó bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho tuổi thơ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đức Thắng
Xem chi tiết
Đức Thắng
9 tháng 1 2022 lúc 21:06

giúp mình đi

 

Bình luận (0)
Vương Nguyễn Trí
12 tháng 1 2022 lúc 13:55

ĐỀ CƯƠNG ÔNG HỎI GÌ NHIỀU GIỮ VẬY

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Yến Nhi
Xem chi tiết

Ngày xưa có 1 nhà vua cử 1 vị quan trong triều đi dò hỏi khắp mọi miền trong cả nước để tìm kiếm một người tài giỏi xuất sắc. Vị quan đó đã ghé qua rất nhiều thôn xóm ở rất nhiều vùng miền khác nhau, hễ cứ đến thôn nào vị quan cũng bày ra rất nhiều câu đố hóc búa để thử tài trí mọi người, nhưng mà tuy rằng tốn nhiều công sức mà vị quan này chưa tìm thấy một người nào đó thực sự lỗi lạc và nhanh trí.

1 hôm, vị quan này ngang qua 1 cánh đồng làng nọ, vị quan nhìn thấy phía bên vệ đường có 2 cha con nhà nông đang làm đồng: cha đánh trâu cày, con theo sau đập đất. Vị quan bèn xuống ngựa tiến lại hỏi hai cha con:

– Này người dân cày kia! Con trâu của ông cày 1 ngày được tất cả bao nhiêu đường?

Người cha nghe câu hỏi của vi quan không biết trả lời ra sao đứng ngẩn người ra không biết giải đáp câu hỏi của vị quan kia như thế nào thì người con chừng 7-8 tuổi nhanh nhảu hỏi vặn lại vị quan rằng:

– Thế cho cháu xin được hỏi bác câu này trước, nếu bác cho cháu biết được ngựa của bác đi 1 ngày được tất cả bao nhiêu bước thì cháu sẽ trả lời cho bác biết trâu của nhà cháu cày 1 ngày được bao nhiêu đường.

Vị quan nghe cậu bé hỏi vặn lại như thế thì rất lấy làm kinh ngạc và sửng sốt, không biết trả lời câu hỏi của cậu bé 7 tuổi kia sao cho ổn. Vị quan kia thầm nghĩ trong bụng mình rằng chắc chắn người tài ta đang nhọc người tìm kiếm chính là cậu bé này rồi, không cần phải đi tìm kiếm ở đâu nữa cho tốn sức. Vị quan bèn hỏi họ tên và địa chỉ của cha con cậu bé rồi lên ngựa phóng 1 mạch về cung để bẩm báo cho vua biết.

Thấy vị quan báo là đã tìm được nhân tài, vua rất lấy làm mừng. Song để khẳng định chắc chắn hơn nữa Vua bèn cử quân ban cho ngôi làng của cậu bé 3 thúng gạo nếp và 3 con trâu đực, ra chỉ lệnh dân làng ấy phải làm mọi cách chăm làm sao cho 3 con trâu đó đẻ được chín con trâu con, hẹn sang năm mang nộp đủ cho vua, nếu không làm được thì cả làng phải chịu tội.

Khi dân làng nhận được chiếu chỉ của vua ra ai nấy cũng đều lo âu, chẳng thể hiểu được thế là như thế nào. Rất nhiều cuộc họp toàn bộ người dân trong làng đã diễn ra, rất nhiều lời bàn tán, rất nhiều ý kiến được đưa ra nhưng vẫn không suy nghĩ ra được phương án nào giải quyết “bài toán” vua đưa cả. Tất cả từ già tới trẻ ai ai cũng đều coi đây là 1 tai họa. Sự việc đến được tai em bé con người nông dân cày kia. Em liền bảo cha mình:

– Cha bảo dân làng đừng lo lắng, mấy khi làng mình nhận được chút lộc vua ban, cha cứ bảo làng mình ngả thịt 2 con châu, lấy 2 thúng gạo nếp nấu thành sôi để cả làng ăn uống một trận linh đình. Còn 1 con trâu và 1 thúng gạo nếp còn lại thì cha xin dân làng bán đi để lấy chút tiền bạc làm lộ phí cho hai cha con ta lê kinh một chuyến.

– Đã giết trâu ăn thịt thì còn lo liệu gì được nữa? Mày đừng có dại dột kẻo cả làng bay đầu đấy nghe con.

Đứa con thì một mực quả quyết:

– Cha cứ yên tâm, mọi chuyện cứ để con lo liệu, rồi tất cả sẽ đâu vào đó cha ạ.

Người cha nghe lời con mình ra đình gặp các bô lão trong làng để trình bày câu chuyện. Khi nghe người cha nói thế, cả làng vẫn còn rất ngờ vực nên bắt hai cha con phải làm một tờ giấy cam đoan. Nếu hai cha con làm thì mới ngả trâu để đánh chén.

Mấy hôm sau, hai cha con thu xếp đồ đạc rồi tìm đường lên kinh. Đến hoàng cung, đứa con bảo người cha cứ ở ngoài đợi tin chiến thắng, còn mình thì nhanh trong lúc mấy tên lính canh bất cẩn sơ hở đã lẻn vào bên trong sân rồi la khóc um tùm.

Nghe thấy tiếng trẻ con la khóc, nhà vua sai quân lính ra điệu thằng bé vào để hỏi chuyện. Nhà vua hỏi:

– Thằng bé kia, nhà ngươi gặp chuyện gì mà lại đến sân của ta la khóc om sòm như thế?

Chú bé đáp:

– Tâu đức vua, mẹ con thì mất sớm, cả nhà chỉ có mỗi con và cha con. Vậy mà cha con không chịu đẻ em bé để con có người chơi cùng, chính vì vậy mà con khóc ạ. Mong đức vua ban lệnh bắt cha con đẻ em bé cho con được nhờ ạ.

Nghe thấy cậu bé nói vậy cả nhà vua và các vị quần thuần ai nấy cũng đều cười lắc cười lẻ. Vua phán tiếp:

– Nếu ngươi muốn có em bé để chơi cùng thì phải bảo cha của ngươi cưới vợ khác. Chứ cha ngươi là giống đực sao đẻ con được!

Cậu bé bỗng tươi tỉnh nói:

– Thế vậy sao vua lại lệnh cho làng con nuôi ba con trâu đực bắt chúng đẻ ra chín con trâu con để nộp cho ngài. Trâu đực là giống đực thì làm sao mà đẻ được.

Nhà vua cười bảo:

– Đấy là ta thử tài trí nhà ngươi thôi. Thế mà cả làng không biết đem 3 con trâu đó mà ngả thịt ăn mừng với nhau à?

Cậu bé nói:

Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết đây là lộc vua ban nên cả làng đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi ạ.

Nhà vua đã phải công nhận rằng, tên quan được cử đi tìm kiếm người tài đã nói đúng, cậu bé này rất thông minh lỗi lạc. Nhưng nhà vua vẫn muốn thử thách cậu bé thêm một lần nữa. Sang đến ngày hôm sau, khi hai cha con cậu bé đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua đem đến một con chim sẻ và nói:

Nhà vua lệnh cho hai cha con ngươi phải thịt con chim sẻ này để dọn thành 3 cỗ thức ăn.

Cậu bé nhanh trí bảo cha mình lấy ra một chiếc kim khâu và nói với sứ giả:

– Ông cầm lấy chiếc kim này về và tâu với đức vua rằng, hai cha con ta muốn xin đức vua hãy cho người rèn chiếc kim này thành một con dao để hai cha con ta có thể xẻ thịt chim.

Sau khi sứ về tâu lại với đức vua, nhà vua phục hẳn tài trí của cậu bé. Lập tức nhà vua cho gọi hai cha con vào cung và ban thưởng rất hậu hĩnh.

Hồi đó, nước láng giềng luôn âm mưu xâm chiếm nước ta. Để dò la xem bên này có nhân tài hay không, họ đã sai sứ giả sang và mang theo một câu đố rất oái oăm: “Làm cách nào để xuyên một sợi chỉ mảnh qua một con ốc xoắn rỗng hai đầu?”

Sau khi nghe sứ thần nói về mục đích ghé thăm lần này, tất cả vua quan đều đưa mắt nhìn nhau. Nếu như không trả lời được câu đố đó, thì sẽ tỏ ra thua kém và lép vế trước nước láng giềng, càng chứng tỏ đất nước không có người tài. Các đại thần vò đầu bứt tai suy nghĩ, người thì thử dùng miệng để hút cho sợi chỉ lọt qua, có người thì bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu hơn vv… Nhưng tất các các cách trên đều vô dụng.

Bao nhiêu quan trạng đều bó tay, cuối cùng để có thêm thời gian cử người đi hỏi cậu bé thông minh, nhà vua nghĩ ra cách mời sứ thần tạm nghỉ ở công quán một ngày cho đỡ mệt đường xa.

Một viên quan phi ngựa cầm theo dụ chỉ của nhà vua đến nhà cậu bé thông minh. Đúng lúc đó thì cậu và các bạn đang đùa nghịch ở sau nhà. Sau khi nghe viên quan trình bày ngọn ngành câu đố của sứ giả nước láng giềng, cậu bé không đưa ra câu trả lời mà chỉ hát lên một câu hát:

Tang tính tang! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang…

Rồi cậu bé bảo:

– Tôi không nhất thiết phải cùng ông trở về triều làm gì. Cứ theo câu hát của tôi tức khắc sợi chỉ sẽ lọt qua con ốc!

Viên quan sung sướng phi ngựa trở về triều tâu lại với đức vua. Nhà vua và các quần thần như được cứu một nước cờ thua trông thấy. Quả nhiên con kiến đã xâu được sợi chỉ xuyên qua ruột ốc trước con mắt kinh ngạc của sứ giả nước láng giềng.

Kể từ lần đó, nhà vua đã phong cho cậu bé làm trạng nguyên, sai người xây riêng một dinh thự cho cậu bé gần bên cạnh hoàng cung để tiện hỏi han khi cần.

Học tốt!!!

Bình luận (0)
Xuân Phạm
4 tháng 10 2018 lúc 8:32

TÓM TẮT VỀ KIM ĐỒNG 

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng

Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).

Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.

Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.

Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.

Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.

Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.

Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.

Bình luận (0)
Hài Hước
Xem chi tiết
Tung Duong
7 tháng 10 2021 lúc 21:30

Văn bản "Mây và sóng" khác vs văn bản "Chuyện cổ tích về loài người" (các tiếng trong các dòng ko bằng nhau,ko vần,...). Vì sao nó vẫn đc coi là văn bản thơ?

=> Viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần.

      Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô động.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Như Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn acc 2
26 tháng 12 2021 lúc 20:42

tk

Văn bản Mây và sóng có hình thức khác với văn bản Chuyện cổ tích về loài người Sốtiếngtrongcácdòngkhôngbằngnhau,khôngvần. Nhưng nó vẫn được coi là văn bản thơ. Bởi tác phẩm có ngôn ngữ cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng biện pháp tu từ so sánh,.."Mây và sóng" đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc đồng thời thể hiện triết lý giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc của cuộc đời: hạnh phúc đến từ những điều giản dị gần ngay bên chúng ta.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
26 tháng 12 2021 lúc 20:42

Tham khảo
Văn bản Mây và sóng có hình thức khác với văn bản Chuyện cổ tích về loài người Số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần. Nhưng nó vẫn được coi là văn bản thơ. Bởi tác phẩm có ngôn ngữ cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng biện pháp tu từ so sánh,.."Mây và sóng" đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc đồng thời thể hiện triết lý giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc của cuộc đời: hạnh phúc đến từ những điều giản dị gần ngay bên chúng ta

Bình luận (0)
Đoàn Minh Khôi
26 tháng 12 2021 lúc 20:42

Văn bản Mây và sóng có hình thức khác với văn bản Chuyện cổ tích về loài người (Số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần). Nhưng nó vẫn được coi là văn bản thơ. Bởi tác phẩm có ngôn ngữ cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng biện pháp tu từ so sánh,..”Mây và sóng” đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc đồng thời thể hiện triết lý giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc của cuộc đời: hạnh phúc đến từ những điều giản dị gần ngay bên chúng ta.

Nhớ tick đúng cho mình nhé

Bình luận (0)
Yui kim
Xem chi tiết
Như Ngọc
20 tháng 12 2021 lúc 20:11

Năm 1978 (Được trích từ Lời ru trên mặt đất)

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Việt An
20 tháng 12 2021 lúc 20:13

Trích từ Lời ru trên mặt đất (1978).

Bình luận (0)
phúc hồng
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Duy
23 tháng 6 2023 lúc 22:11

Tham Khảo:

Truyện có bối cảnh từ thời nhà Lý cho đến nhà Hồ. Truyện nói về người con gái có tên Vũ Thị Thiết, quê tại Nam Xương. Nàng là một người có dung hạnh hoàn hảo. Chồng là Trương Sinh cũng là con một nhà hào phú, ham học song tính tình rất ghen tuông và luôn cảnh giác với Vũ Nương. Do ham học mà Trương Sinh đã đi lính, để mặc mẹ già cùng Vũ Nương tại nhà. Một thời gian sau thì nàng đẻ ra người con trai lấy tên là Đản. Ở nhà, Vũ Nương chăm sóc con cùng mẹ chồng rất chu toàn. Nhưng nhớ con, mẹ chồng nàng ngày một bệnh nặng và qua đời, nàng làm tang ma chay cúng tế rồi coi y như với cha mẹ ruột mình. Để bớt nhớ thương chồng lại lo con thiếu tình cha, nàng thường vui đùa với con bằng cách nhìn vào bóng của mình trên vách rồi nói với con đấy là cha Đản. Kết thúc cuộc chiến, Trương Sinh trở về. Nghe tin mẹ chết, con lại học nói. Chàng lại ra viếng mộ mẹ và bồng bé Đản theo, khi qua đồng bọn trẻ đều khóc lóc rồi nói rằng "Trương Sinh không phải là cha Đản, cha Đản đêm nào cũng ngủ, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chưa từng ôm Đản bao giờ". Do tính hay ghen tuông nên Trương Sinh đã là chửi Vũ Nương vô cùng thậm tệ và xua đuổi nàng đi, bất chấp hàng xóm bênh vực. Không chịu nổi, Vũ Nương đã lao xuống dòng sông Hoàng Giang tự vẫn, nhằm tìm cách để thanh minh lại cho sự trong sáng của mình. Nàng được Linh Phi, vợ của vua Nam Hải cứu giúp. Vào một đêm phòng không vắng, chàng ngồi khóc dưới ánh đèn khuya, khi người con nhìn theo bóng chàng và nói đó là cha thì Trương Sinh mới tỉnh, hiểu nỗi đau của vợ mình vì việc gì đã lỡ rồi. Phan Lang - một người chung làng với nàng - một đêm nằm mơ có người con gái áo xanh cầu xin chuộc mạng. Ngày hôm đó có người đem rùa mai xanh về nhà chàng đưa đi phóng sinh. Lúc này, chiến tranh Đại Ngu - Đại Minh xảy ra, quân Giặc đánh vào ải Chi Lăng, nhân dân cả nước hoảng sợ bỏ chạy ra biển, trong số có Phan Lang, chàng bị lật tàu và mất tích. Bị rơi vào một động rùa, Linh Phi nghe thế bèn chôn vùi chàng nhằm báo đáp ơn nghĩa cũ. Ở dưới thủy cung, chàng tìm thấy Vũ Nương; Vũ Nương dẫn Phan Lang trở về dương thế khuyên chàng Trương rằng nếu vẫn còn tình cũ thì nên mở đàn minh oan giúp nhau tại bến Hoàng Giang. Trương cũng vậy, nàng bắt gặp Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa đứng giữa dòng với cờ tán và võng lọng sáng rực cả một đoạn sông, thoắt ẩn thoắt hiện. Nàng nói lời xin lỗi rồi tạm biệt chàng bởi "không thể trở về nhân gian lần nào".

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Duy
23 tháng 6 2023 lúc 22:12

Cậu có thể lên mạng hoặc các trang khác có rất nhiều bài để xem ạ

Bình luận (0)
naa_anh
Xem chi tiết
Hoaa
22 tháng 6 2021 lúc 9:58

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, vừa đẹp người đẹp nết, gả cho Trương Sinh con nhà hào phú nhưng ít học. Chưa bao lâu, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con đầu lòng, chăm sóc chu đáo và lo ma chay cho mẹ chồng như mẹ ruột. Trương Sinh về, nghe con nhỏ nói không rõ ràng, lại có tính hay ghen từ trước, chàng hiểu lầm vợ phản bội, liền không nghe giải thích mà đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương oan không thể giải, liền trẫm mình xuống bến Hoàng Giang, may được Linh Phi cứu giúp làm tiên nữ dưới thủy cung. Sau khi Vũ Nương qua đời, Trương Sinh mới biết, người cha hàng đêm vẫn đến mà con nói là chiếc bóng trên tường nhưng đã quá muộn để nhận ra nỗi oan của vợ, nàng đã không còn nữa. Phan Lang- một người cùng làng, là ân nhân của Linh Phi, một hôm, chàng được Linh Phi tiếp đón ở thủy cung, Vũ Nương đã gặp nhờ chàng gửi cho chồng tín vật. Trương Sinh biết chuyện liền lập đàn trên bến Hoàng Giang cho vợ, Vũ Nương hiện về trong ngày lập đàn nhưng mãi mãi không thể quay trở về.

 
Bình luận (0)