Viết một đoạn văn 2/3 trang giấy thi #giới thiệu#về nhân vật ông hai trong tác phảm Làng của Kim Lân sgk lớp9 tập1
Viết một đoạn văn (khoảng 1 trang giấy thi) kể lại một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn. Viết một đoạn văn (khoảng 1 trang giấy thi) kể lại một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.
Em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi về chủ đề: Ý nghĩa lời cảm ơn.
Dựa vào văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” (Lê Anh
Trà) hãy viết đoạn văn nghị luận 2/3 trang giấy thi-
khoảng một trang giấy B5- để nêu suy nghĩ của em về ý
kiến “Văn hoá là cái gốc của phong cách con người”.
Em hãy viết một đoạn văn(khoảng 2/3 trang giấy thi) về điều quan trọng nhất để có được thành công trong cuộc đời
Con đường đi đến thành công sẽ rộng mở hơn nếu mỗi chúng ta dám cháy hết với những đam mê , hoài bão của mình. Điều này được đúc kết từ chân lí sống của Nazim Hikmet :”Nếu tôi không cháy lên ,nếu anh không cháy lên , nếu chúng ta không cháy lên thì làm sao bóng tối có thể trở thành ánh sáng”. Đó là một triết lí sống cao đẹp đầy ý nghĩa . ” Cháy lên” là sự phát sáng , bùng cháy , lan tỏa hơi ấmt rong không gian. Nhà thơ đã mượn hình ảnh ” cháy lên” để nói về sự bứt phá , nghị lực vươn lên và cũng có thể hiểu là sự dấn thân , dám đương đầu của con ng trước muôn vàn khó khăn, trắc trở. Bóng tối là biểu trưng cho cái xấu , cái ác, nó đi ngược lại với những điều tốt đẹp trong cuộc sống như lòng nhân hậu vị tha, dũng cảm..Qua đó Nazim muốn nhắn gửi tới người đọc thông điệp: nếu chúng ta không dám hành động,không dám dấn thân, đứng lên thì bóng đêm sẽ mãi ngự trị , ánh sáng không thể xuất hiện cũng như những điều tốt đẹp ấy không thể tồn tại trên đời! Vì cuộc đời không phải là thảm trải đầy hoa hồng nên chúng ta luôn phải vươn mình để khẳng định bản thân và để trưởng thành hơn. Xung quanh ta có biết bao người kiên trì theo đuổi ước mơ của mình. Họ là những con người dám sống hết mình, không ngừng nỗ lực và dám đối mặt với thất bại để đạt được mục tiêu của mình . Đâu đó cũng có những người dám đứng lên bênh vực chính nghĩa , dám đấu tranh vì một tương lai tươi sáng hơn. Chúng ta không thể không nhắc đến những con người bằng tài năng, sức lực cùng với khối óc đầy đam mê và nhiệt huyết đang ngày đêm âm thầm cống hiến cho xã hội , đất nước.Có thể kể đến Wilma Rudolph, một cô bé có đôi chân gần như bị liệt nhưng vẫn cố gắng tập luyện để theo đuổi ước mơ điền kinh của mình.Sau nhiều năm khổ luyện , cô bé ngày nào đã trở thành Nữ vận động viên xuất sắc nhất năm 1960.Hay nghệ sĩ Violon Perlman thường phải chống nạng để biểu diễn do căn bệnh bại liệt.Âý vậy mà khúc nhạc của ông đã lay động hàng triệu trái tim hơn cả thế khúc nhạc ấy được tấu lên bởi một ý chí dũng cảm , vượt lên khó khăn để theo đuổi hoài bão. Đó là minh chứng sáng cho tinh thần chiến thắng nghịch cảnh, không ngừng ” cháy lên” và đem ánh sáng cho đời.”Cháy lên” sẽ giúp con người sống có chí hướng , bản lĩnh vững vàng để bước qua mọi thử thách, Nó giúp con người biết quý trọng từnggiây phút trong cuộc đời, biết đem ngọn lửa của mình thắp sáng cho bầu trời nhân loại. Thế nhưng rất đáng buồn hiện nay, bên cạnh những người sống xả thân, sống nghị lực vẫn còn nhiều người chọn cách sống ích kỉ, phó mặc cho số phận .Chẳng hạn như trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng ngày nay, một bộ phận không nhỏ trong xã hội không dám lên tiếng thậm chí tìm mọi cách che đậy để thỏa mãn nhu cầu cá nhân của mình.Có những con người chỉ vài lần thất bại song chán nản chìm đắm vào biển tuyệt vọng để rồi ngã gục trước giông tố cuộc đời .Những biểu hiện đó thật đáng phê phán. Điều cốt yếu của mọi sự ” cháy lên” là tạo bước ngoặt trong nhận thức nhưng vẫn chưa đủ mà cần phải có kế hoạch rõ ràng và hành động ngay vì sống là không chờ đợi .Sự cháy lên ấy cũng cần xuất phát từ khả năng thực tế của con người.Câu nói đã để lại bài học sâu sắc : trước thử thách khốc liệt của cuộc đời hãy tìm cho mình nguồn động lực để thắp sáng tương lai.Hãy mạnh dạn phá vỡ giới hạn bản thân trên hành trình theo đuổi ước mơ và cống hiến cho xã hội .Xã hội luôn cần những cá nhân biết tỏa sáng và đem ánh sáng của mình giúp cho đời.” Giot nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”. Lời khuyên của Nazim Hikmet đã khích lệ chúng ta cần có lí tưởng sống cao đẹp và cháy mãnh liệt hơn nữa để đứng vững trước thăng trầm cuộc đời.
Viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi làm rõ luận điểm sự tự lập là chìa khóa giúp chúng ta thành công.
Tham khảo nhé :3
Tự lập là gì? Đó là một cách sống của con người, là tự bản thân sẽ có những lập trường, quan điểm riêng từ đó tự quyết định tương lai, số phận của mình. Tự lập là khi chúng ta sống không phụ thuộc, dựa dẫm vào sự trợ giúp của người khác để sống. Thực chất, chúng ta không phải chờ đến lúc lớn lên rồi mới bắt đầu tự lập. Tự lập ở đây được biểu hiện qua nhiều hành động khác nhau. Ví dụ như ngay khi bạn đang là một học sinh chẳng hạn. Tính tự lập được thể hiện qua ngay việc bản thân bạn có tự giác làm bài hay không, có ý thức tham gia vào các công việc gia đình hay không … Ở trường, khi được giao bài tập khó, thay vì chép bài bạn, thì bạn sẽ tự suy nghĩ cho đến khi cảm thấy nó nằm ngoài tầm giải quyết của bản thân thì mới nhớ đến thầy cô, bạn bè. Hay như khi ở nhà, thay vì để mẹ lo hết mọi công việc trong gia đình, bạn có thể tự mình dọn dẹp phòng ngủ của bản thân, thậm chí giúp mẹ khi không được nhờ vả. Sống tự lập là một điều cần thiết với mọi người. Sự tự lập đem lại cho chúng ta sự vững vàng, có những chính kiến riêng và tự tin trong mỗi quyết định. Nó sẽ giúp bản thân vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Cuộc sống là một cuộc hành trình. Có một hành trang vững vàng, bạn hoàn toàn có thể tự tin bước đi trên đôi chân của chính mình!
Viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi về:
1.Tình yêu thương
2.Lòng hiếu thảo
Giúp mik vs, mik cần gấp ;-;
Từ văn bản 'Người ăn xin" và bằng hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi (một trang giấy kiểm tra) trình bày suy nghĩ về tình người trong đại dịch Covid-19 hiện nay.
Hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về một phương pháp học đúng đắn hiện nay mà em tâm đắc.
Tham khảo:
Với sự phát triển của khoa học - công nghệ, con người càng có nhiều cơ hội để tiếp cận với kho tri thức đồ sộ của nhân loại. Bởi vậy mà chúng ta cũng cần phải có những phương pháp học tập phù hợp, hiệu quả. Phương pháp học tập là cách thức, đường lối có tính hệ thống giúp con người lĩnh hội được tri thức một cách hiệu quả nhất. Phương pháp học tập truyền thống nhất được giữ gìn từ xưa đến nay là lắng nghe lời giảng của thầy cô giáo, kết hợp với ghi chép. Phương pháp này sẽ giúp chúng ta nắm vững được lượng kiến thức cơ bản nhất. Nhưng hiện nay, con người cần nhiều hơn là thế. Bởi vậy việc tìm ra các phương pháp học tập mới là vô cùng cần thiết. Việc học tập kết hợp với thực hành, hay việc học tập thông qua trao đổi nhóm, đặc biệt là tự học tập… đều là những phương pháp cần thiết mà chúng ta có thể áp dụng. Phương pháp học tập nghiên cứu giúp cho chúng ta lĩnh hội thêm nhiều kiến thức, rèn luyện các kỹ năng cần thiết. Ông cha ta có câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nhằm để cao vai trò của việc tự khám phá, tìm hiểu trong cuộc sống. Như vậy, có thể khẳng định, phương pháp học tập nghiên cứu là cần thiết trong quá trình học tập.
viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về lòng khoan dung
Tham Khảo:
Khoan dung là một phẩm chất đáng trân trọng của con người. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối vấp phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung, còn có nghĩa là tự tha thứ cho chính mình….
Khoan dung - ấy là khi bạn bỏ qua cho người lạ vừa vô tình dẫm lên chân bạn trên xe buýt. Khoan dung - ấy là khi tôi chân thành đón nhận lời xin lỗi của người bạn vừa khiến tôi buồn. Khoan dung - là khi người mẹ dang rộng vòng tay ôm lấy đứa con trai sau những chuỗi ngày lang thang, nay đã ân hận trở về. Khoan dung, nhiều cách biểu hiện, chung một trái tim: Nhân ái.
Vậy tại sao phải khoan dung? Trước hết, khoan dung là sự hiểu biết của một nhân cách cao đẹp, thể hiện một tâm hồn rộng mở, giàu lòng yêu thương. Bởi, chỉ khi biết mở rộng tấm lòng, chỉ khi tình yêu được nhân ái hoá, con người ta mới có thể quên đi những thiệt hại, những tổn thất của mình mà tha thứ cho người khác. Hãy xem cách dân tộc Việt Nam tha thứ cho kẻ thù xâm lược để thấy được truyền thống nhân đạo, nhân ái của ông cha ta đáng khâm phục đến nhường nào. Trong “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi viết:
Mã Kì, phương chính cấp cho 500 chiếc thuyền Vương Thông, Mã Anh cấp cho hàng nghìn cỗ ngựa. Trong “Tuyên ngôn độc lập” Bác đã khẳng định: ”Tuy vậy, dân tộc Việt Nam trước sau vẫn giữ thái độ khoan hồng, nhân đạo với kẻ thù thất thế”…
Hẳn là khi viết lại những hành động khoan dung, nhân đạo ấy của dân tộc ta, các tác giả phải tự hào biết bao!
Không chỉ là biểu hiện của một tấm lòng nhân ái cao đẹp, lòng nhân đạo thấm đượm tình người, khoan dung còn là phẩm chất của một con người biết mình biết ta. Không ai là không phạm sai lầm. Chính khi khoan dung với người khác là bạn đang chuẩn bị cho mình “một lối đi về”… Bởi cũng sẽ đến lúc bạn sa ngã, bạn phạm lỗi. Ai sẽ tha thứ cho bạn nếu bạn không từng biết tha thứ? Ai sẽ chấp nhận bạn nếu bạn từng không đoái hoài đến sự ăn năn hối lỗi của người khác? Và ai sẽ khoan dung với bạn nếu bạn chưa từng khoan dung với kẻ khác đây?
Vậy, không khoan dung với kẻ khác là tàn nhẫn với chính mình…!
Không những thế, bất cứ khi nào bạn khoan dung cho người khác là bạn đang rộng mở một đường về cho chính họ. Lòng khoan dung sẽ cảm hoá được lỗi lầm, là động lực thúc đẩy, khuyến khích họ nhận ra sai lầm và sửa chữa. Chỉ cần một ánh mắt thiện cảm thôi cũng đủ cho những người từng là tù nhân cảm thấy được đón nhận, sống có ý nghĩa hơn, chỉ cần một nụ cười khuyến khích cũng đủ để những thanh niên vừa ra trại thấy mình không bị bỏ rơi, lạc lõng…
Tôi cực kỳ lên án thái độ thờ ơ lạnh nhạt của một số thanh niên hiện nay đối với những người đã từng phạm sai lầm - giờ đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ, mòn mỏi sống trong sự ghẻ lạnh của không ít người. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, chính lòng ích kỷ thiếu khoan dung ấy đang gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng. Như thế là đúng sao? là văn minh, tiến bộ sao?
Những ánh mắt ghẻ lạnh ấy, những con người vô cảm ấy đang khiến xã hội này ngày càng thêm lạnh! Thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vị tha, lòng khoan dung,… tất cả sẽ chỉ còn là một xã hội vô tri, vô giác, lạnh lùng, vô cảm… Nhưng, vẫn còn đó những tấm lòng nhân ái, sống vì mọi người, biết tha thứ, biết khoan dung góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, phát triển hơn, nhân ái hơn,… Và chắc hẳn những người biết khoan dung đó sẽ luôn nhận được tình yêu thương, sự kính trọng của mọi người.
Khoan dung với người khác, rất cần thiết, nhưng chưa đủ! Tôi đau lòng khi không ít người tự dằn vặt mình, hành hạ tâm hồn và thể xác mình… vì họ cho rằng mình đã làm sai, mình không đáng được tha thứ. Đừng như thế! Biết nhận ra lỗi lầm là điều tốt, nhưng cứ sống mãi trong hoài niệm thế có tốt không? Tại sao không tự tha thứ và bắt đầu lại…một sự khởi đầu mới tốt đẹp hơn…
Tuy nhiên cần biết phân biệt giữa khoan dung và bao che. Thật đáng buồn khi nhiều người tiếp tay cho tội ác mà cứ nghĩ là khoan dung. Nhìn thấy người bạn thân quay cóp bài, 1 lần, 2 lần, rồi 3 lần… làm ngơ bỏ qua, hi vọng bạn tự biết sửa chữa. Khoan dung đấy ư? Nhảm nhí!!! Bạn mình lừa dối mọi người, nhắc nhở không được, đành bỏ qua, tự nhủ mình khoan dung ư? Thật đáng trách!
Xin nhắc lại, khoan dung là tha thứ chứ không là bao che. Khoan dung là chấp nhận những yếu đuối của người khác và giúp họ sửa chữa không có nghĩa là tiếp tay cho họ. Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người khác (hay chính mình) nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa, cũng là điều rất quan trọng.
Vâng. Tôi cũng không phải là một người hoàn hảo. Bản thân tôi cũng từng mắc sai lầm, đó là khi tôi không học bài và bị điểm kém, tôi đã vô tình khiến bố mẹ và thầy cô thất vọng, là khi tôi trách nhầm đứa bạn, là khi tôi đã dửng dưng trước những ánh mắt thơ ngây cầu xin sự giúp đỡ của những em bé đánh giày tội nghiệp…
Nhưng nhờ đó tôi cũng rút ra bài học cho bản thân mình, đó là khi nhìn thấy ánh mắt buồn của mẹ, tôi biết mình cần cố gắng, là khi nhận được lời giải thích, cái ôm siết chặt của nhỏ bạn, tôi biết mình cần suy nghĩ chín chắn hơn, là khi tôi nhận được sự giúp đỡ của những em nhỏ đánh giày nhặt giúp tôi chiếc ví mà tôi đã vô ý đánh rơi, tôi biết mình cần rộng lượng… Sau những vấp ngã, tôi vẫn được đón nhận, được yêu thương.
Từ đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, ghi lại những suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. ( Tôi đi học)
Tham khảo
https://olm.vn/hoi-dap/detail/2021436334120.html