Phân biệt đặc điểm di truyền của các gen trên NST thường và các gen trên NST giới tính
Nêu sự khác nhau cơ bản về đặc điểm di truyền các tính trạng được qui định bỏi gen trên NST thường với gen trên NST giới tính
Gen trên NST thường : Bố mẹ có vai trò ngang nhau trong sự di truyền
Gen trên NST giới tính : Nếu gen nằm trên đoạn không tương đồng XY thì P đóng vai trò không ngang nhau trong di truyền, cụ thể là các gen trên Y thik di truyền thẳng, các gen trên X thik di truyền chéo
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính X?
A. Tính trạng có xu hướng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XX.
B. Kêt quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau.
C. Tỉ lệ phân tích của tính trạng biểu hiện không giống nhau ở hai giới.
D. Có hiện tượng di truyền chéo.
Đáp án A
Gen lặn trên NST X thì KH chủ yếu biểu hiện ở giới XY.
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính X?
A. Tính trạng có xu hướng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XX.
B. Có hiện di truyền chéo.
C. Tỉ lệ phân tính của tính trạng biểu hiện không giống nhau ở hai giới.
D. Kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau.
Chọn A.
Tính trạng có xu hướng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY hơn giới XY.
Vì chỉ cần 1 alen lặn nằm trên NST giới tính X ở giới XY thì tính trạng đã có thể biểu hiện được rồi.
Trong khi đó ở XX thì cần 2 gen lặn thì cá thể đó mới biểu hiện bệnh ra kiểu hình.
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính X
A. Có hiện di truyền chéo
B. Tỉ lệ phân tính của tính trạng biểu hiện không giống nhau ở hai giới
C. Kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau
D. Tính trạng có xu hướng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XX
Đáp án : D
Đặc điểm không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính X là D
Tính trạng có xu hướng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY hơn do chỉ có 1 NST X mang gen qui định
Một loài có 2n = 4, con đực mang cặp NST giới tính XY, con cái mang cặp NST giới tính XX. Trên cặp NST thường có 3 gen: gen thứ nhất có 3 alen, gen thứ hai có 4 alen, gen thứ ba có 2 alen; trên cặp NST giới tính, ở đoạn tương đồng trên NST X và Y có một gen với 3 alen. Trong trường hợp giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra. Số kiểu gen tối đa trong loài này nếu không phân biệt trật tự sắp xấp của các gen là:
A. 13500
B. 512
C. 300
D. 4500
Cho các phát biểu sau về NST:
1.Các loài đều có nhiều cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính.
2.Số lượng NST đặc trưng cho từng loài, tuy nhiên số lượng NST nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hóa của loài.
3.NST của các loài khác nhau không phải chỉ ở số lượng và hình thái mà chủ yếu ở các gen trên đó.
4.ở vi khuẩn đã có cấu trúc NST tương tự như ở tế bào nhân thực.
5.NST có hình dạng và kích thước tương đối giống nhau ở các loài.
6.Sự thu gọn cấu trúc không gian của NST thuận lợi cho việc phân li và tổ hợp NST.
7.NST có chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
8.Trên NST giới tính chỉ có các gen quy định giới tính.
Những phát biểu đúng là?
A. 2,3,6,7
B. 1,2,4,5
C. 2,4,6,8
D. 3,5,6,7
Đáp án : A
Các phát biểu đúng là : 2, 3, 6, 7
1 sai, một số loài không có cặp NST , ví dụ như ong, con đực là có bộ NST n , con cái có bộ NST 2n
4 sai, ở vi khuẩn NST là ADN dạng kép, mạch vòng trần , không liên kết với protein . Khác với NST ở tế bào nhân thực
5 sai, NST có hình dạng, kích thước tùy từng loài
8 sai, trên NST giới tính còn có các gen qui định tính trạng bình thường
Xác định tính di truyền của tính trạng gây bệnh ở người qua phả hệ sau
. Di truyền tính trạng trội trên NST thường
II. Di truyền tính trạng lặn trên NST thường
III. Di truyền gen trội trên NST X
IV. Di truyền gen lặn trên NST X
A. Chỉ II
B. I hoặc chỉ III
C. II hoặc IV chỉ
D. Tất cả bốn phương thức (I, II, III và IV)
Cho các nhận định về quy luật di truyền liên kết như sau:
(1) Các gen nằm trên 1 NST thường di truyền cùng nhau. Các gen thường di truyền cùng nhau được gọi là liên kết với nhau.
(2) Số nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng NST trong bộ NST đơn bội.
(3) Các gen trên cùng một NST không phải lúc nào cũng di truyền cùng nhau.
(4) Trong công tác giống, có thể dùng đột biến chuyển đoạn để chuyển những gen có lợi vào cùng NST.
(5) Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có tái tổ hợp gen.
(6) Ở một số loài, trao đổi chéo chỉ xảy ra ở một giới.
(7) Khoảng cách tương đối giữa 2 gen trên bản đồ di truyền tỉ lệ nghịch với tần số hoán vị gen.
Số nhận định sai là
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Bảng dưới đây cho biết một số thông tin về sự di truyền của các gen trong tế bào nhân thực của động vật
Cột A |
Cột B |
1. Hai alen của một gen trên cặp NST thường |
a. phân ly độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình hình thành giao tử. |
2. Các gen nằm trong tế bào chất |
b. thường được sắp xếp theo một trật tự nhất định và di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết. |
3. Các alen lặn ở vùng không tương đồng của NST giới tính X |
c. thường không được phân chia đồng đều cho các tế bào con trong quá trình phân bào. |
4. Các alen thuộc locus khác nhau trên một NST |
d. phân li đồng đều về các giao tử trong quá trình giảm phân. |
5. Các cặp alen thuộc locus khác nhau trên các cặp NST khác nhau |
e. thường biểu hiện kiểu hình ở giới dị giao tử nhiều hơn giới đồng giao tử. |
Trong các tổ hợp được gép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng?
A. 1 - d, 2 - c, 3 - e, 4 - b, 5 - a.
B. 1 - c, 2 - d, 3 - b, 4 - a, 5 - e.
C. 1 - d, 2 - b, 3 - a, 4 - c, 5 - e
D. 1 - e, 2 - d, 3 - c, 4 - b, 5 - a.
Đáp án A
Tổ hợp ghép đúng là: 1 - d, 2 - c, 3 - e, 4 - b, 5 - a.