Những câu hỏi liên quan
trịnh minh anh
Xem chi tiết
Amee
26 tháng 3 2021 lúc 13:01

tham khảo

1.So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Trẻ em như búp trên cành

Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.

VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.

Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài).

Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…

VD:    Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước.

VD:             Mênh mông muôn mẫu màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ

Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

VD: Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng khen chồng bảo râu rồng trời cho.

8 Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Ví dụ:         Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

Bình luận (0)
Amee
26 tháng 3 2021 lúc 12:55

tham khảo

Các biện pháp tu từ đã học

Bình luận (2)
Amee
26 tháng 3 2021 lúc 12:59

tham khảo

1/ BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH
a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

 

2/ BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA
a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

 

3/ BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ
a/ Khái niệm: Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

 .

4/ BIỆN PHÁP TU TỪ HOÁN DỤ
a/ Khái niệm: Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

 

5) BIỆN PHÁP TU TỪ NÓI QUÁ, PHÓNG ĐẠI, KHO TRƯƠNG, NGOA DỤ, THẬM XƯNG, CƯỜNG ĐIỆU
- Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

 

6) BIỆN PHÁP TU TỪ NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH
- Khái niệm: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

 

7) BIỆN PHÁP TU TỪ ĐIỆP TỪ, ĐIỆP NGỮ
- Khái niệm: Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.

 

8) BIỆN PHÁP TU TỪ CHƠI CHỮ
- Khái niệm: Chơi chữ là biện pháp tu từ lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…. làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

 

9/ Biện pháp tu từ liệt kê

- Khái niệm: Liệt kê là biện pháp tu từ sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

 

 

10/ BIỆN PHÁP TU TỪ TƯƠNG PHẢN
- Khái niệm: Tương phản là biện pháp tu từ sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.

Bình luận (3)
gấukoala
Xem chi tiết
nabee kazuha
Xem chi tiết
❄₣rเεηɗŽσиɘ࿐❄
27 tháng 5 2018 lúc 10:04

+) So sánh : là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt,còn có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

+) Nhân hóa : là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,.....bằng những từ ngữ vốn đc dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật cây cối, đồ vật, .....trở nên gần gũi vs con người, biểu thị đc những suy nghĩ,tình cảm của con người.

+) Ẩn dụ : là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

CHÚC BẠN HỌC TỐT

Bình luận (0)
Lương Gia Phúc
27 tháng 5 2018 lúc 11:27

1/ SO SÁNH:

a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

b/ Cấu tạo của biện pháp so sánh:

- A là B:

“Người ta  hoa đất” 

                                                               [tục ngữ]

“Quê hương  chùm khế ngọt”               

                                                               [Quê hương  - Đỗ Trung Quân]

- A như B:

“Nước biếc trông như làn khói phủ

 Song thưa để mặc bóng trăng vào”

                                                                [Thu vịnh – Nguyễn Khuyến]

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

                                                        [Tiếng hát con tàu  - Chế Lan Viên]

- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

                                                    [ca dao]

 Trong đó:

 + A – sự vật, sự việc được so sánh

 + B – sự vật, sự việc dùng để so sánh

 + “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.

c/ Các kiểu so sánh:

-   Phân loại theo mức độ:

+ So sáng ngang bằng:

Người  cha,  bác,  anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”

                                                                [Sáng tháng Năm – Tố Hữu]

+ So sánh không ngang bằng:

“Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”

                                                                 [Bầm ơi – Tố Hữu]

- Phân loại theo đối tượng:

+ So sánh các đối tượng cùng loại:

Cô giáo em hiền như cô Tấm 

+ So sánh khác loại:

Anh đi bộ đội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Em sẽ là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!

                                                                    [Núi đôi – Vũ Cao]

+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:

Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào

                                                     [Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân] 

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

                                                                                         [ca dao]

2/ NHÂN HÓA:

a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn. 

b/ Các kiểu nhân hóa:

- Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…

- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:

“Heo hút cồn mây súng ngửi trời

                                                           [Tây Tiến – Quang Dũng]

"Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”

                                                        [Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]

- Trò chuyện với vật như với người:

Trâu ơi ta bảo trâu này…

                                                                      [ca dao]

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ ^^

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Dương Hoài Giang
19 tháng 12 2021 lúc 15:27

1.Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ nhằm ''vẽ'' lại tranh bức tranh mặt gương Tây Hồ phẳng như một tấm gương hùng vĩ.

     Mới lớp 5 nhưng học ẩn dụ ròi:))

HT

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lâm Mỹ Dung
27 tháng 12 2021 lúc 15:07

Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ nhằm vẽ lại bức tranh mặt gương Tây Hồ phẳng như một tắm gương hùng vĩ .

Cũng mới lớp hè , cũng như bạn Giang , học r ( ^-^ )

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Minh Hân
Xem chi tiết
hoàng thị thanh hoa
17 tháng 12 2021 lúc 15:08

1/ - sử dụng biện pháp tu từ là so sánh

    - vì nó có từ như

    - tác dụng là : so sánh mỏ cốc dài như cái dùi sắt sắc nhọn

2/ - sử dụng biện pháp tu từ là nhân hóa

    - vì dế mèn lúc này cũng đã có tính cách như con người ( khiêu căng , sốc nổi )

    - tác dụng là : làm cho câu văn thêm gợi hình gợi cảm , có sức cuốn hút nhờ nhân hóa dế mèn một loài động vật có những suy nghĩ , hành động tính cách như con người .

Bình luận (0)
Cô cô nớt senpai
Xem chi tiết
minh nguyet
7 tháng 2 2022 lúc 9:06

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

- Nhân hóa: con hổ có tiếng nói, cảm xúc, trạng thái như con người.

- Ẩn dụ: dùng hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để nói về tâm trạng người Việt Nam bị giặc đô hộ.

Tác dụng:

- Làm cho đoạn thơ trở nên sinh động, hấp dẫn.

- Góp phần thể hiện dụng ý của bài thơ: mượn lời con hổ nói lên khát vọng được tự do của nhân dân ta lúc bấy giờ.

- Con hổ - tượng trưng cho sức mạnh dũng mãnh, đứng trên muôn loài. Do vậy, nhân hóa con hổ đang bị giam cầm trong cũi sắt cũng là muốn nói đến những người dân Việt Nam, đất nước Việt Nam đang phát triển thì lại bị lũ thực dân đàn áp, bóc lột, giam giữ về cả vật chất lẫn tinh thần. Qua đó, góp phần làm khắc họa rõ nét tâm trạng của tác giả nói chung và tất cả những người dân mất nước nói chung.

Bình luận (0)
Tiên Lạc
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
3 tháng 7 2023 lúc 15:57

- Biện pháp nghệ thuật so sánh 

"Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi."

So sánh: "Công cha" - "núi ngất trời", "nghĩa mẹ" - "nước ở ngoài biển Đông"

Tác dụng: Cho thấy công lao nuôi nấng, sinh thành vĩ đại của cha mẹ. Công cha và nghĩa mẹ đều có sự tương đồng với núi ngất trời và nước ở ngoài biển Đông mênh mông rộng lớn cho thấy rằng ý nghĩa của cha mẹ là vô cùng lớn lao. 

- Biện pháp nhân hóa: 

"Trâu ơi ta bảo trâu này.

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cấy cày giữ nghiệp nông gia.

Ta đây trâu đấy, ai mà quản công."

Nhân hóa: con trâu trở thành một người bạn thân thiết của người nông dân. 

Tác dụng: Cho thấy mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa trâu và người nông dân. 

- Biện pháp ẩn dụ: 

"Ngày ngày một mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" 

Ẩn dụ "mặt trời" - chỉ Bác Hồ 

Tác dụng: Cho thấy sự vĩ đại của Bác Hồ có thể sánh ngang với mặt trời của dân tộc ban phát ánh sáng tự do, phá vỡ mọi xiềng xích nô lệ. Đồng thời cho thấy tình cảm mến yêu, kính trọng của tác giả dành cho Bác 

- Biện pháp hoán dụ:

"Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên"

Hoán dụ: Áo nâu - nông dân, áo xanh công nhân

Tác dụng: Cho thấy sự đoàn kết giữa hai tầng lớp xã hội: nông dân và công nhân.

 

 

 

Bình luận (0)
Đoàn Trần Quỳnh Hương
3 tháng 7 2023 lúc 16:16

- Biện pháp điệp ngữ: 

"Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập."

Điệp ngữ: "một dân tộc" và "dân tộc đó phải"

Tác dụng: Nhấn mạnh hình ảnh dân tộc thể hiện sự gai góc dũng cảm của dân tộc ta trong các cuộc kháng chiến đồng thời thể hiện là lời ca ngợi dân tộc ta - một dân tộc anh hùng, bất khuất. 

- Biện pháp nói giảm nói tránh:

- Bà ấy đã ra đi rồi. 

Nói giảm nói tránh : ra đi - chết 

Tác dụng: Giảm đi cảm giác ghê rợn, đau buồn cho người nghe. 

- Biện pháp nói quá: 

“Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.”

Nói quá: "thánh thót như mưa ruộng cày"

Tác dụng: Cho thấy nỗi vất vả trăm bề của những người nông dân phải cày cấy giữa cái nắng như thiêu như đốt. 

- Biện pháp liệt kê: 

Ở trên các tỉnh thành của Việt Nam chúng ta có rất nhiều đặc sản như: Bánh đậu xanh(Hải Dương), chả mực(Quảng Ninh), nem chua(Thanh Hoá), bún chả(Hà Nội), bánh đa cua(Hải Phòng),…thu hút rất nhiều các du khách từ trong và ngoài nước ghé thăm. 

Liệt kê các tỉnh thành cùng món ăn nổi bật của vùng miền đó

Tác dụng: Cách gọi tên những đặc sản nổi tiếng trên làm cho câu văn hấp dẫn người đọc, người nghe đồng thời làm nổi bật sự phong phú ẩm thực của nước ta. 

- Biện pháp chơi chữ: 

"Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

 Thầy bói xem quẻ nói rằng.

Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn." 

Chơi chữ bằng từ đồng âm "lợi": 

- Từ lợi mà bà già dùng nghĩa là thuận lợi còn từ lợi trong câu nói của thầy bói nghĩa là phần thịt bao quanh chân răng.

Tác dụng: Thầy bói nhắc khéo bà già đã có tuổi rồi còn lấy chồng làm gì nữa. Từ đó tạo sự bất ngờ, thú vị, dí dỏm cho câu chuyện

 

Bình luận (0)
✎✰ ๖ۣۜLαɗσηηα ༣✰✍
Xem chi tiết
Nguyễn Cẩm Ly
Xem chi tiết
thảo nguyễn
24 tháng 10 2021 lúc 20:22

chị bt làm nhưng ko có sgk 

chị hoc sgk kết nối tri thức

Bình luận (0)
Vi Bùi Hà
24 tháng 10 2021 lúc 20:46

biện pháp tu từ so sánh nhé bạn

CHÚC BẠN HỌC TỐT

Bình luận (0)